coi mà ngộp thở vãi ~ lại nhớ tới hồi coi gurren lagenn http://www.buzzfeed.com/daves4/the-universe-is-scary
Phim hay thật, Nolan vẫn lợi hại như mọi khi nhưng cảm giác nặng nề quá nên khi bước ra khỏi rạp cảm thấy sao sao :v, nói chung đi coi với gấu thì hơi bị ức chế chút.
chiều dài từ tđ đến moon tưởng dài chứ ko bằng chiều dài gấp 42 lần tờ giấy http://www.codersrevolution.com/blog/will-a-piece-of-paper-folded-42-times-reach-the-moon [video=youtube;AAwabyyqWK0]https://www.youtube.com/watch?v=AAwabyyqWK0[/video]
đoạn intro trong contact cũng có Matthew McConaughey đóng,nhớ mở sub [video=youtube;BsTBbAMikPQ]https://www.youtube.com/watch?v=BsTBbAMikPQ[/video]
Film của nolan là làm ngược trình tự, đảo đầu phim lên đít phim => công thức làm film khó hiểu . Xem xong lần 1 thì lần 2 xem lại ez vãi P/s: trước giờ nolan ko phải gu của mình, nhưng phải nói thật cha này epic vãi. Lần 1 xem chỉ đơn giản để hiểu cốt truyện, lần 2 xem mới đúng một phim thông thường, đầu đít ko tráo cho nhau , lúc này mới để ý cái hay trong lời thoại hay diễn xuất đc. Riêng f này thì xem 1 lần thôi, lần 2 có đi xem 4dx thì đi =)
Có truyện tranh về Dr.Mann ( Interstellar ) cho mấy bạn nào thích tìm hiểu : http://www.wired.com/2014/11/absolute-zero/
Các thầy ơi có thằng Anh hùng bàn phím nó đang xổ khoa học ra. Mấy thấy vào ném đá nó hộ e cái. Nick e là Sunday guy. nó là Trần Trung https://www.facebook.com/photo.php?...05986046&type=1&theater¬if_t=photo_comment
^ kệ hắn đi. Trên mạng ngay khi Interstellar vừa chiếu mấy buổi giới thiệu có một bạn nước ngoài còn lấy đủ các công thức trên wiki, tính tính toán toán để chứng minh không thể có hành tinh nào bên rìa hố đen có những điều kiện như trong phim cơ. Cơ mà lại quên mất yếu tố viễn tưởng mà chăm chăm vào yếu tố khoa học (khoa học trên wiki), thôi cho các "nhà khoa học trẻ" có nơi thể hiện ít võ vẽ đi
Đoạn không gian chiều thứ năm mô tả chính xác những j bạn nhìn thấy, cảm thấy, nghe thấy khi sử dụng ketamine
Các rạp ở saigon còn rạp nào chiếu ko nhi? tính đi coi mà giờ mới rảnh (nhưng thấy cắt hết rồi thì phải)
Haha mình coi đến đoạn đó sợ vãi đái ra ấy, tại hồi trước cũng bị như vậy, hít xong bị kẹt vào một không gian đen thui, xong nó loop liên tục những gì mới xảy ra vài phút trước, nó loop hoài ko thể nghĩ đc gì khác, mọi thứ đều im ru, tuy đang có nhạc nhưng ko nghe đc gì cả, tưởng đó là cảm giác bị chết, đến khi được thằng bạn lay dậy mới hoàn hồn
Vì cái phim của nợ này mà 2 hôm nay trên FB feed của mình tràn ngập các bài chửi nhau của các nhà " vật lí học ", phân tích khoa học đâu không thấy, thấy toàn dùng từ ngữ chuyên môn ( chắc mót trên wiki ) về để khè nhau....đùa chứ cấu tạo wormhole và tại sao lại dùng lí thuyết gấp giấy của Doraemon chắc số người hiểu cả gốc lẫn ngọn đang chửi nhau trên FB không có một ai, đa số chỉ hiểu phần ngọn sau khi xem xong phim...còn nếu nói đọc mấy cái article trên google giải thích về phim với lý thuyết wormhole mà ai cũng hiểu được nguyên tắc vật lí của nó thì đám khoa học ra đê ở hết từ lâu rồi. Phim dạng sci-fi lên màn ảnh là phải đặt tiêu chí giải trí lên hàng đầu, trừ phi là thể loại documentary mới đòi hỏi chính xác....có cái lý thuyết trong phim mà đứa nào cũng nghĩ mình là John Wheeler tới nơi
Chắc là Afraid of Time. Hans Zimmer viết nhạc cho phim của Nolan toàn lấy tên theo cái chủ đề của từng đoạn cảnh quay, thậm chí là xếp thứ tự theo thời gian chạy phim luôn. Tui chỉ còn thắc mắc thứ duy nhất là làm thế nào mà Cooper khi thoát khỏi Tessarct lại về đúng chỗ rìa Sao Thổ. Đoạn bắt tay vượt không gian với Brand có ẩn ý gì liên quan đến vụ này. Quất lại mấy chục page thấy anh em giải thích hết chỉ thiếu đoạn này. @Check lại lịch chiếu của CGV thì vincom ngừng hoàn toàn, Mipec còn đúng 1 suất chiếu duy nhất 1h:15, qua thứ 4 tuần này là tạch hẳn. Imax thì ko kéo về. Cái phần 4DX như kiểu để chữa cháy, rõ chán.
Theo mình hiểu thì thế này: - Cooper được trả về đúng rìa sao Thổ khi thoát ra khỏi hố đen: Ở đây chấp nhận giả thiết có 1 lớp sinh vật cao cấp đã đặt cái wormhole ở gần sao thổ để nhằm mục đích hướng dẫn con người đi qua đấy để tìm hiểu về cách thoát khỏi trái đất đang diệt vong, đó có thể là hướn dẫn con người đến 1 hệ mặt trời mới có hành tinh có thể sống đc VÀ đi vào lỗ đen để tìm hiểu cách thoát khỏi lực hấp dẫn ở trái đất, HOẶC 1 trong 2 mục đích trên tùy người hiểu, nhưng nói tóm lại mục đích của việc đặt worm hole ở gần sao thổ không thoát khỏi 2 thứ ở trên, do đó khi đã đạt đc mục tiêu thì lớp sinh vật cao cấp đó ném cooper ra khỏi lỗ đen và đưa trở lại nơi anh này đi vào là wormhole ở gần sao thổ , giống như việc anh đi ra khỏi nhà bằng cửa chính và quay lại bằng cửa đó chứ không phải leo vào bằng cửa sổ. - Việc bắt tay với Brand để phục vụ 1 số tranh cãi xoay quanh giả thiết : sau khi tìm hiểu đc bí mật trong lỗ đen và đưa cooper quay về , các sinh vật cấp cao đã đóng không gian trong lỗ đen VÀ cả worm hole gần sao thổ lại, nói chung là đóng lại tất cả những gì mở ra cho con người từ đầu phim, điều này dẫn đến ý hiểu là hành tinh Edmund sẽ nằm ngoài tầm với của con người thời điểm đấy, cooper cuối phim đi vào không gian là khởi đầu của 1 hành trình mới đến Edmunds tìm Brand chứ không đi lại qua wormhole nữa. Tuy Nhiên tình huống bắt tay làm phát sinh 1 số vấn đề và câu hỏi cuối phim Wormhole đóng lại hay vẫn tồn tại? + điều này khẳng định wormhole là 1 con đường 2 chiều. + khái niệm về thời gian bị bóp méo ở đây, đoàn của brand lúc bắt tay là mới đang đi đến vùng không gian mới, đoàn du hành này vẫn có ý đồ sẽ quay trở lại Trái Đất sau khi làm nhiệm vụ. Trong khi Cooper bắt tay với Brand lại là đoạn cuối, khi anh đang được đưa về trái đất sau khi không gian tâm lỗ đen đóng, đây là điểm tương tác chung của hai dòng thời gian dòng thời gian lúc phi hành đoàn mới vào và dòng thời gian lúc Cooper đi ra). Hình minh họa : http://imgur.com/QMfpCpd Theo như hình tôi vẽ thì sẽ thấy đc dòng phát triển của 2 timeline diễn ra tiếp sau sự tương tác bắt tay là đồng thời, trong phim sau khi đến không gian mới, Cooper luôn có kế hoạch quay về Trái đất = wormhole. Do đó có 2 cách hiểu: + Thứ 1, sau khi bắt tay, phi hành đoàn đoàn đến không gian mới và nghiên cứu các hành tinh, thì Wormhole vẫn còn tồn tại.(Do mọi người còn kế hoạch trở lại trái đất qua lỗ giun đó), cho nên đến cuối phim nó vẫn còn-> Cooper tìm lại Brand = cách đi qua nó. + Thứ 2, sau khi bắt tay thì Wormhole đóng lại , kết thúc hành trình -> Cooper đi tìm Brand là bắt đầu 1 hành trình mới.
Cứ bảo bọn nó số liệu có hết rồi đấy, tính thử đi xem có vô lý không là giải tán hội nghị hết =). Đọc wiki thì lý thuyết nó vậy thôi chứ có mấy đứa hiểu được gốc của nó đâu, miễn có điểm tựa là anh tạo được gió thôi. Hồi mới xem xong cũng thắc mắc nên có tính thử vài cái thì thấy về lý thuyết thì phim nó cũng làm đúng rồi, ko có gì là vô lý nếu xét trong thuyết tương đối. Mà cái gập giấy là trong A wrinkle in time ra, Doremon cũng chỉ bắt chước.
^ Cái gập giấy là người ta dùng để giải thích việc dịch chuyển tức thời trong thế giới 2D, còn 3D chẳng qua ko minh họa được nên mới giả dụ gập giấy nhứ thực ra gập 3D đâu đơn giản vậy
Chủ yếu cái gập giấy biết qua Doremon, chứ có bảo ông 3F là tác giả của lý thuyết này đâu Còn cái tín hiệu từ Miller thì ông giáo sư bảo là tín hiệu ko nhiều, nó truyền được qua lỗ đen nhờ vào lực hấp dẫn, tín hiệu nhận về chẳng có gì nhiều, vỏn vẹn mấy tiếng ping. Trong cái clip khoa học, ông Kip THrone lấy ví dụ dễ hiểu hơn nhiều, ông ấy giả sử Vũ Trụ là 1 trái táo, có 2 điểm , 1 ở bề mặt trước quả táo, 1 ở mặt sau, thì mình ở điểm thứ nhất trên bề mặt quả táo phải di chuyển trên bề mặt của nó mới đến đựoc điểm thứ 2 theo kiểu gọt vỏ, nhưng có 1 cách nhanh hơn là đục trái táo đi qua lõi . Cái đường đi qua lõi ông ấy gọi là worm hole. @Dragon: tsk, nhưng khó hiểu vãi. Nếu là do người tương lai giúp Cooper thì tui thấy chẳng cần đoạn bắt tay làm gì. Đấy là chưa kể họ ko tác động trực tiếp vào quá khứ được.