Chào các bạn. Mình lại same lone tiếp về Joker đây. https://www.facebook.com/1671612512948782/photos/a.1712644335512266/2281315721978455/ Spoiler “JOKER” – Một ngày tồi tệ hay chốt nổ của suy thoái kép?! Bất kỳ ai hâm mộ Joker hẳn đều nhớ câu thoại kinh điển của gã hề này trong tập truyện “The Killing Joke” (1988) được viết bởi tác gia Alan Moore. “All it takes is one bad day to reduce the sanest man alive to lunacy. That's how far the world is from where I am. Just one bad day.” "Chỉ cần một ngày tồi tệ là đủ để làm cho một kẻ minh mẫn nhất cũng phải phát điên. Thế giới cách ta chỉ có bấy nhiêu đấy thôi. Chỉ một ngày tồi tệ.” Đây là câu nói tóm gọn tư tưởng của Joker, không chỉ cái cách hắn tàn phá tâm trí nạn nhân của mình mà còn là cách hắn nhìn nhận sự ra đời của chính bản thân. Tư tưởng này cũng được mang vào trong bộ phim “Joker” (2019), làm nền tảng cho sự chuyển hóa của Arthur Fleck từ một người bất hạnh vô năng vi lực sang gã hoàng tử mặt hề trong giới tội phạm của Gotham. “I had a bad day” Rõ ràng, không phải lúc Arthur nổ súng giết ba thanh niên “Wall Street” mà lúc gã buông thõng một câu “Tôi có một ngày tồi tệ” mới là lúc hắn dứt khoát bước xuống những bậc cầu thang của nhân cách để giải thoát chính mình. Đó mới là lúc Joker ra đời, một nhân cách biểu tượng mới thay vì chỉ là tên hề điên như trước. Nhưng vấn đề là… Tiền thân của Joker, gã nghệ sĩ hài vô danh, có thật là một kẻ “minh mẫn nhất” không? Thực tế là không. Cả trong “The Killing Joke” và “Joker”, ta đều thấy nhân vật này phải trải qua một thời kỳ khủng hoảng kéo dài trước khi phát điên và sa ngã. “Một ngày tồi tệ” không phải là thứ bất chợt nổ ra khiến người ta mất đi tâm trí, mà nó là ngòi chốt cho những đau đớn tích tụ dần trong trí óc chỉ chờ ngày bùng phát. “Một ngày tồi tệ” là lực đẩy cuối cùng phá vỡ tảng đá đang chặn miệng núi lửa khi dung nham đang dâng trào sục sôi. Vậy nên, trải qua một chuỗi ngày tồi tệ như vậy, khó có thể coi Joker trước đó là “người minh mẫn nhất” được. Thậm chí ngược lại, gã đã dần dần mất đi tâm trí của mình trước những bế tắc cuộc sống không thể nào vượt qua được. Nói cách khác, “chuỗi ngày tồi tệ” giống như ma quỷ trong những bộ phim kinh dị, nó lần lượt bẻ gãy đức tin và sự tỉnh táo của con người trước khi gá thân “ám” người ta. Bởi vậy, có thể nói, Joker không phải là Arthur Fleck mà là một chúa quỷ do chính sự thối nát của Gotham đẻ ra và ám vào kẻ đang suy sụp nhất thành phố này. Nhưng, một ngày tồi tệ thì có khác gì chuỗi ngày tồi tệ khác? Hay bao kẻ khác trải qua những điều tồi tệ hơn, nhưng chẳng hề phát điên? Sự khác biệt nằm ở chỗ, giữa “một ngày tồi tệ” và “chuỗi ngày tồi tệ” có một thứ gọi là “tia hy vọng”. Một ảo mộng của những kẻ chẳng còn tỉnh táo để nhận thức sự đời. Trong thời khắc suy sụp nhất, gã nghệ sĩ hài vô danh bấu víu lấy cái ảo tưởng sẽ cứu thoát đời gã khỏi những khốn cực vô cùng. Đó là tình yêu, đó là gia đình mà gã mơ ước, hay chỉ một đòi hỏi nhỏ nhoi là một hơi ấm hay một sự lắng nghe từ ai đó. Nhưng giống như kẻ qua sông trên lớp băng mỏng, nó chỉ khiến người ta trượt dài và chôn vùi họ trong dòng sông lạnh lẽo. Ảo mộng đó như một nhịp cắt giữa “chuỗi ngày tồi tệ”, khiến sự suy sụp của Arthur Fleck biến thành một cuộc khủng hoảng kép. Và bối cảnh bộ phim, cũng được đặt trong cuộc “suy thoái kép” nổ ra vào năm 1980-1982 tại Mỹ, cụ thể đúng vào tháng 7/1981 khu cuộc suy thoái lần hai nổ ra. Giữa hai cuộc suy thoái đó, hẳn người ta đã mơ mộng về một sự phục hồi về kinh tế khi trong một thời gian ngắn đã có những dấu hiệu tăng trưởng thực sự. Để rồi tất cả tan như bong bóng xà phòng khi hậu quả của chính sách tài chính và cơn khủng hoảng dầu phá vỡ bức tường phòng thủ tưởng như bất khả xâm phạm của cường quốc kinh tế hàng đầu này. Thế kỷ 20 cũng là thế kỷ chứng kiến cuộc khủng hoảng kép kinh khủng nhất của loài người, hai cuộc Đại Thế Chiến. Khi đồng hồ điểm thời khắc chuyển giao hai thế kỷ, nhiều người đã lạc quan rằng thế kỷ mới sẽ là thời kỳ tốt đẹp hơn và nhân ái hơn – loài người sẽ chạm ngưỡng của một thế giới Utopia thật sự. Đáng tiếc, thực tế lại lạnh lùng đáp trả bằng súng đạn, bom mìn, chiến hào và thép gai. Khi những cuộc chiến dừng lại một chút, thế giới tưởng rằng những gì kinh khủng nhất đã qua. Thì bất chợt, một cuộc Đại Thế Chiến khác lại nổ ra, khủng khiếp hơn, tàn bạo hơn. Và khi nó kết thúc thì hòa bình cũng chưa hề đến thật sự, thế giới lại bị xoay vần giữa cuộc tranh giành quyền lực của những ông lớn. Tiếng súng từ đó chưa môt lần ngưng trên thế giới. Thật buồn cười, khi hệ thống tài chính sinh ra để hỗ trợ các công ty quản lý dòng vốn, thì nó cũng góp phần tạo ra giá trị khống khiến nền kinh tế nhiều lúc như đứng trên bùn chỉ cần “một ngày tồi tệ” để sụp đổ lên đầu của người dân. Hay khi các ông lớn cắn xé tranh giành quyền lực phân cực, họ lại tạo ra những tổ chức quái thai tiền thân cho tội phạm và khủng bố đang hoành hành ngày nay. Cũng như Gotham trong vòng xoáy tội ác, đã sinh ra một Joker là nỗi ám ảnh cho bất kỳ ai sống trong thành phố tội lỗi này.
mà cái Gotham trong phim nó nát thật chứ, thêm a Jok vốn tinh thần ko được bình thường + bị dồn vô đường cùng nên ảnh khô máu luôn vì chả còn gì để mất đối với đám thượng lưu thì Jok là tội phạm nhưng những nhân vật mà Jok giết (3 thằng âm binh trên tàu điện, thằng đồng nghiệp chơi đểu và ông MC phần nào đó cũng kiểu đạo đức giả đáng bị trừng phạt) thì chết chả oan ức chút nào
nghe mấy bạn phân tích cứ lôi cái thuyết one bad day gì ra mà buồn cưới, cả cuộc đời Arthur khổ khổ đau, những sự kiện trong phim cũng dàn trải theo thời gian chứ có tập trung lại đâu.
Chính mồm Athur bảo là I have one bad day mà +)) chính là cái hôm đi lên viện Arkham thì phải. Tuy nhiên cái one bad day cungz là cái xiaolin Joker chém ra để biện minh cho mình mà, trong killing joker cuối cùng Gordon bị Joker hành mà có sao đâu, còn bảo batman ko đc giết Joker
Thì cái vấn đề là nó từ một chuỗi ngày tồi tệ rồi, một chút hy vọng làm gián đoạn, rồi một điểm nhấn kaboom một ngày tồi tệ bùng nổ. Trải qua chuỗi ngày tồi tệ đã thì bản thân người chịu đựng cũng chẳng còn minh mẫn gì nữa rồi. Còn ngược lại như trong The Killing Joke thì Gordon ăn hành nguyên 1 lượt nhưng đâu có biến thành 1 Joker T2.
Đang nói Gordon trong The Killing Joke thì có... tác giả thôi chứ đạo diễn đâu ra Tất nhiên nó phải có lý thì mới chấp nhận đc, và đc đánh giá cao chứ
Xem xong lần 2, nâng điểm hình ảnh lên 9, bố cục của khung hình hết sức chặt chẽ, cảm giác được sức nặng thị giác thông qua lời thoại ,không gian, đường và nét trong mỗi phân cảnh đối thoại. 55 triệu ,không dựa vào CGI,chỉ những kỹ thuật căn bản trong thiết kế mà tạo ra những khung hình choáng ngộp.
Đoạn đầu Joker nằm ra chia khung hình 50/50 ,line là thân hình của diễn viên,độ sâu khung hình gần như không có ,typography Joker viết hoa và bold bật ra một cách mạnh mẽ che lấp cả nv. Giới thiệu nhân vật và tiêu đề nhập làm 1 .Blocking( đạo diễn dàn cảnh ) của opening sequence quá ấn tượng Đoạn cuối chuyển nhanh Crime Valley , với Bruce và 2 cái xác , đóng vai trò của line là đường thẳng tạo độ sâu khung hình ,như thể một bức tranh tĩnh, như thể khoảnh khắc đó bị khóa vĩnh viễn. Việc Đặt Bruce làm trung tâm khung hình (focal point) ,shape là bóng tối bao phủ khuôn mặt,tạo ấn tượng cực mạnh.Xong quay lại Joker 1 cách nhanh chóng dứt khoát ,ko cho cơ hội ngắm kỹ luôn .Những gì sau đó là Subtext. Ending sequence mà như khúc mở đầu cho một Saga .
Ứng cử viên thị trưởng 1 thành phố , ceo 1 tập đoàn , đi coi hát với gia đình ko cận vệ, đi coi trong nhà hát nằm trong khu vực sẽ có raid được dự báo từ trước . Coi xong lại ko có xe đón. Đã vậy bên ngoài đang bạo động mà còn cố đi ra .
chắc vì lúc đầu định đi cửa trước, vì thấy nguy hiểm quá nên đổi sang cửa sau, nhưng xe chưa tới thì nôn nóng quá hoặc sợ bọn phía trước tràn vô nên đi đại luôn. Không có vệ sĩ cảnh sát là vì không muốn gây chú ý. Tui nghĩ như vậy là giải thích hợp lý nhất.
Xe nè, cháy mịe nó ngay trước cái rạp chiếu phim rồi. Ok chưa khổ vãi cha nó thiệt chớ Còn lí do coi phim lúc raid thì lội lại khoảng chục page trước.