[K14] Bóng đen bê bối bao trùm Cbiz 2023: Quá nhiều đỉnh lưu sụp đổ vì scandal tình dục, nhưng kết c

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi Rael, 31/12/23.

  1. kuteboy99

    kuteboy99 Fire in the hole!

    Tham gia ngày:
    5/4/19
    Bài viết:
    2,572
    Vì sao 1+1=2 là 1 vấn đề toán học có thể chứng minh.
    Mình thấy câu hỏi tại sao dư luận đặt nặng vấn đề đạo tức lên nghệ sĩ là có cơ sở. Các câu trả lời mình nhận được trong này đều là kiểu hiển nhiên là nghệ sĩ phải có đạo đức rồi, nếu không có đạo đức thì sẽ bị dư luận xã hội lên án, tức là "hiển nhiên nó phải thế"... nhưng chưa giải thích được tại sao.
     
  2. zantan

    zantan Keep calm and Tracer on CHAMPION ♞ Blade Knight ♞ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    22/10/06
    Bài viết:
    20,853
    Thì hiển nhiên nó là như thế. Thế bây giờ bạn chứng minh giùm mình vì sao 1+1=2 đi?

    Xã hội nó thế, thì ai cũng phải tuân theo như thế. Và vì nghệ sĩ thì bị chú ý cao hơn, họ còn có thể làm ảnh hưởng đến 1 bộ phận fan của mình nên yếu tố đạo đức dành cho nghệ sĩ cũng cao hơn
     
  3. tuanmagician

    tuanmagician Claude, S.A gang boss Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    18/10/07
    Bài viết:
    10,373
    có bác đã nói con người sống phải có đạo đức luôn rồi mà còn hỏi sao nghệ sĩ phải có đạo đức mới vl thanhdarth-png
     
  4. kuteboy99

    kuteboy99 Fire in the hole!

    Tham gia ngày:
    5/4/19
    Bài viết:
    2,572
    Đầu tiên phải nói rằng, 1 + 1 = 2 không phải tiên đề như nhiều người vẫn nghĩ. Trên thực tế 1 + 1 = 2 là một mệnh đề có thể chứng minh được nếu như có các điều kiện đi trước (tiên đề) quy định những khái niệm trong mệnh đề này. Vì vậy trước khi đi vào việc đấy thì ta cần tìm hiểu một vài khái niệm trước.
    1- Số tự nhiên
    "Chúa tạo ra số nguyên, tất cả những thứ còn lại là sản phẩm của con người" - Leopold Kronecker
    Để nguồn gốc của số tự nhiên là một chủ đề dài dòng, nhưng chúng ta có thể hiểu rằng số tự nhiên là một hình thức đếm các sự vật tự nhiên của con người. Việc đếm này có thể xuất phát từ những quy luật trong sự quan sát các sự vật tự nhiên. Nếu như sử dụng ngôn ngữ tự nhiên, chúng ta có thể hiểu về quy luật đếm này thông qua ví dụ như sau:
    - Một là số lượng mũi mà một con mèo bình thường, khỏe mạnh trong tự nhiên có.
    - Hai là số lượng mắt mà một con mèo bình thường, khỏe mạnh trong tự nhiên có.
    (Ở đây không đi sâu vào việc từ nguyên của các khái niệm mũi, mắt, mèo... mà chỉ dùng ví dụ này để giải thích cho việc quan sát tự nhiên. Các khái niệm trên đều có thể quy định theo cách khác, nhưng đấy là việc của ngôn ngữ học và xin không bàn trong bài viết này.)
    Việc đếm này hoàn toàn mang tính chất định lượng, không có tính định tính. Có nghĩa là trong khi đếm, chúng ta đã mặc định rằng những vật được đếm có cùng "tính chất" như nhau. Việc quy định tính chất này, khi đặt ngoài phạm trù Toán học, thì có thể rất linh hoạt, nhưng khi đưa vào trong Toán học thì buộc phải có sự đồng nhất. Giả sử chúng ta đếm một rổ quả, thì rổ đó có thể có 5 quả cam, nhưng cũng có thể có 3 quả cam và 2 quả chanh. Nếu như chúng ta quy định rằng việc đếm dành cho riêng tính chất "cam" của quả và "chanh" của quả thì chúng ta sẽ có 3 quả cam và 2 quả chanh nhưng nếu như chúng ta quy tất cả những vật trong rổ đều cùng một tính chất "quả" thì chúng ta vẫn sẽ có 5 "quả". Trong toán học thuần túy, việc đếm được mặc định là không có các tính chất trên, hay là mặc định đồng nhất về tính chất (cho công bằng trong những trường hợp trao đổi chẳng hạn). Và để biểu thị cho việc định tính này, lịch sử loài người chứng kiến các phương thức khác nhau của các nền văn minh/dân tộc khác nhau:
    - Người Ai Cập áp dụng hệ thống chữ tượng hình của họ cho việc đếm:
    [​IMG]
    - Người La Mã sử dụng hệ thống số La Mã:
    [​IMG]
    - Và hệ thống số Ả-rập được sử dụng rộng rãi trong Toán học hiện đại:

    [​IMG]
    Các chữ số hiện tại chúng ta dùng như: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 chẳng qua chỉ là một loại ký hiệu nhằm biểu thị việc đếm mà thôi. Tuy nhiên, khi nhìn ở khía cạnh Toán học thì chúng không chỉ đơn thuần là đếm nữa mà chúng trở thành đối tượng Toán học (mathemetical object). Và khi đã là đối tượng Toán học, thì ngoài chức năng đếm, chúng còn phải đảm bảo thêm hai điều:
    - Chúng có thể được sử dụng để thực hiện các suy diễn logic
    - Chúng có thể được sử dụng để thực hiện các chứng minh trong toán học
    Có một câu hỏi là: liệu chúng ta có thể sử dụng các ký hiệu khác thay cho 0, 1, 2, 3... hay không thì câu trả lời là CÓ. Tuy nhiên việc sử dụng các ký hiệu khác không có tính ứng dụng, do các quy chuẩn như quy chuẩn về ký hiệu số tự nhiên đã được chấp nhận và sử dụng quá lâu, ngoài ra còn một điểm quan trọng nữa là chúng phục vụ tốt mục đích của chúng.
    2- Các phép toán số học sơ cấp (Elementary Arithmetic) và tiên đề Peano (Peano Anxioms)
    Một trong những nhánh đầu tiên của Toán học cổ đại là Số học sơ cấp, với sự ra đời của các phép toán sơ cấp. Phép toán là những phép tính lấy đầu vào là hai hay nhiều toán hạng (hoặc phần tử) để đưa ra một ra trị đầu ra. Các phép toán của số học sơ cấp bao gồm:
    - Phép cộng: Biểu hiện việc thêm vào, được ký hiệu bằng "+"
    - Phép trừ: Biểu hiện việc giảm đi, và là đảo ngược của phép cộng, được ký hiệu bằng "-"
    - Phép nhân: Biểu hiện việc nhân bản (scaling operation), cho phép hiển thị phép cộng nhiều toán hạng giống nhau thông qua số lượng toán hạng và ký hiệu "x"
    - Phép chia: Là phép đảo ngược của phép nhân, và được ký hiệu là ":"
    Vào thế kỷ thứ 19, nhà toán học Giuseppe Peano (27 tháng 8 năm 1858 – 20 tháng 4 năm 1932) đã sử dụng các khái niệm về số tự nhiên và phép toán số học sơ cấp để đưa ra các định đề nhằm xác định các tính chất của số tự nhiên, gọi chung là hệ tiên đề Peano. Hệ tiên đề này bao gồm 9 định đề :
    Định đề đầu tiên nói rằng hằng số 0 là một số tự nhiên:
    1. 0 là một số tự nhiên
    Bốn định đề tiếp theo mô tả quan hệ bằng nhau
    2. Với mỗi số tự nhiên x, x = x. Quan hệ bằng nhau có tính phản thân (reflexive)
    3. Với tất cả các số tự nhiên x và y, nếu như x = y thì y = x. Quan hệ bằng nhau có tính đối xứng
    4. Với tất cả các số tự nhiên x, y, và z, nếu như x = y thì y = z và x = z. Quan hệ bằng nhau có tính bắc cầu
    5. Với mỗi a và b, nếu b là một số tự nhiên và a = b thì a cũng là số tự nhiên. Với phép bằng nhau, tập hợp số tự nhiên là một hệ đóng.
    (Một tập hợp đóng trong điều kiện phép toán a là khi thực hiện phép toán a lên các phần tử của tập hợp ta chỉ được kết quả là một phần tử của tập hợp đấy)
    Các định đề còn lại định hình tính chất phép toán trong tập hợp số tự nhiên. Nếu coi tập hợp số tự nhiên là đóng trong điều kiện hàm tiết triển đơn trị S:
    (Hàm tiết triển (successor function) là hàm cho phép đưa ra kết quả tiếp theo trong dãy , còn Hàm đơn trị (single-valued) là hàm mà qua hàm, với mỗi phần tử thuộc tập nguồn chỉ tương ứng với một phần tử duy nhất trong tập đích.)
    6. Với mỗi số tự nhiên n, S(n) là một số tự nhiên. Tập hợp số tự nhiên là tập hợp đóng đối với điều kiện hàm S.
    7. Với mỗi số tự nhiên m và n, m = n khi và chỉ khi S(m) = S(n). S là một hàm đơn ánh
    8. Với mỗi số tự nhiên n, S(n) = 0 là sai. Không có số tự nhiên nào trước 0.
    9. Nếu K là một tập hợp mà:
    • 0 thuộc K
    • Với mỗi số tự nhiên n, n thuộc K mà S(n) cũng thuộc K thì K chứa tất cả các số tự nhiên
    Nếu như chiếu theo hệ định đề Peano, chúng ta có thể hiểu rằng, 0 là số tự nhiên đầu tiên, và tất cả các số tự nhiên khác chỉ là sản phẩm của hàm S. Có thể hiểu như sau:
    Ta có dãy N bắt đầu bằng 0.
    Phần tử tiếp theo của dãy N là sản phẩm của hàm tiết triển S đối với 0, ký hiệu là S(0). Theo quy tắc như thế, chúng ta sẽ có sản phẩm tiếp theo là S(S(0)), S(S(S(0)))... Và dãy N sẽ như thế này:
    N = 0, S(0), S(S(0)), S(S(S(0))), ...
    Các phép toán trong hệ số tự nhiên bao gồm phép Cộng và Nhân, được xây dựng như sau:
    Phép cộng:
    a + 0 = a
    a + S(b) = S(a+b)
    Phép nhân:
    a . 0 = 0
    a . S(b) = (a . b) + a
    CHỨNG MINH 1 + 1 = 2
    Trước khi sử dụng hệ tiên đề Peano để chứng minh: 1 + 1 = 2, xin nói rằng đây không phải là cách duy nhất. Trên thực tế, còn có những cách khác để giải quyết vấn đề này:
    1. Định danh/Định nghĩa: Không phải chứng minh mà sử dụng việc gán định nghĩa. Tức là 2 := 1 + 1. Ở đây ta sử dụng ký hiệu "2" để gán cho kết quả của phép biến đổi "1 + 1". Cách này sẽ trả lời cho một câu hỏi phát sinh: Tại sao " 1 + 1 " lại " = 2" chứ không phải " = 3"? Với việc gán định nghĩa này, thì bằng 3, 4, 5, hay 6 đều được, nhưng chúng không có ý nghĩa về mặt toán học.
    Lý do: Nếu như sử dụng việc định nghĩa, thì "1 + 1 = 2" gần với ngôn ngữ tự nhiên hơn là ngôn ngữ Toán học. Khi đó thì hoàn toàn có thể hiểu rằng "phép thêm vào giữa một với một cho ra một kết quả, kết quả đó được đặt tên là hai".
    Và vì như vậy, với một biến đổi khác, chúng ta lại phải lặp lại quy trình định danh/định nghĩa trên. Trong khi đó, nếu như "1", "2" , "+", "=" là các đối tượng Toán học, thì chúng còn phải có thể sử dụng để thực hiện các phép suy luận logic và thực hiện chứng minh toán học nữa. Mà để thực hiện được các phép suy luận logic và thực hiện chứng minh toán học thì chúng ta cần phải đặt ra các "điều luật cơ bản" về các yếu tố trong một hệ thống logic (Toán học là một dạng hệ thống logic). Các điều luật cơ bản này được gọi là hệ tiên đề/tiên đề.
    Chúng ta công nhận hệ tiên đề không phải vì chúng tuyệt đối đúng, mà vì chúng là những điều luật cơ bản để từ đó chúng ta phát triển được các phép biến đổi khác trong hệ thống sử dụng những điều luật này. Có thể so sánh việc này với chơi cờ vua vậy. Kỳ thủ sẽ không hỏi "Tại sao lại có luật này?" mà sẽ chỉ sử dụng các điều luật đó để đạt được những kết quả mà hệ thống luật đấy cho phép.
    2. Cách chứng minh của Alfred North Whitehead và Bertrand Russell trong cuốn "Principia Mathematica"
    Nhiều người nói rằng đây là cách chứng minh 300 trang, nhưng thực ra thì không phải. Chỉ có một phần trong cuốn sách này được dùng để chứng minh 1 + 1 = 2 thôi. Và đấy là trang này:

    [​IMG]
    Trong đó, mệnh đề " 1 + 1 = 2" được viết lại bằng ngôn ngữ logic như sau:

    [​IMG]
    Và nếu viết bằng ngôn ngữ logic hiện đại hơn chút thì sẽ thế này:
    ∗54.43. ⊢((α,β∈1) ⊃ ((α∩β=Λ) ≡ (α∪β∈2)))
    Tôi sẽ không giải thích cách chứng minh này ở đây mà sẽ để dành cho một bài viết khác, khi tôi thực sự có thể hiểu hết những gì viết ở mấy dòng trên.
    *
    Bây giờ quay trở lại với chứng minh "1 + 1 = 2" thông qua hệ tiên đề Peano. Để tóm gọn lại, với một hàm tiết triển đơn trị S, quan hệ bằng nhau và phép cộng, ta có:
    (1) Với mỗi m và n, S(m) = S(n) khi và chỉ khi m = n
    (2) Với tập hợp số tự nhiên N là tập hợp đóng dưới hàm S, với mỗi a nằm trong tập hợp N thì hoặc là a = 0, hoặc là a = S(b) với b cũng nằm trong N
    (3) Không có tồn tại số n nào trong tập N mà S(n) = 0
    (4) Phép cộng trong tập N được biểu diễn như sau:
    a + 0 = a
    a + S(b) = S(a + b)
    Nếu như coi S(0) = 1 và S(1) = 2. Chúng ta sẽ cần phải chứng minh: S(0) + S(0) = S(1)
    Ta có:
    Từ (4):
    S(0) + S(0) = S(S(0) + 0) (5)
    S(0) + 0 = S(0) (6)
    Từ (1) và (5):
    S(S(0) + 0) = S(S(0)) (7)
    Từ (5) và (7):
    S(0) + S(0) = S(S(0)) hay 1 + 1 = 2 (điều phải chứng minh)

    ===============
    Giới thiệu:

    Cả một thời gian dài trong đời HS phổ thông lớp 1 – lớp 9, chúng ta công nhận

    1 + 1 = 2 như một sự thật hiển nhiên; Cũng như công nhận các định nghĩa phép cộng, phép nhân, chia…trong số tự nhiên N theo sách giao khoa. Nhưng khi đã có các kiến thức sơ đẳng về logic toán, l‎í thuyết tập hợp, ánh xạ và với những ai yêu toán học lại có chút “đầu óc” tư duy toán học thì không thể “bằng lòng” với “điều hiển nhiên” ấy ! Nhất là khi tiếp cận với “nghịch lí 1 + 1 = 1” với các dẫn dụ:

    1 giọt nước thêm vào 1 ao nước vẫn là 1 ao nước;

    1 hạt cát + 1 đống cát = 1 đống cát

    1 tập hợp hữu hạn + 1 tập hợp vô hạn = 1 tập hợp vô hạn.

    Tìm hiểu thêm, chúng ta biết rằng : 1 + 1 = 2 chỉ có thể chứng minh được chặt chẽ thành định lí [1] sau khi nhà toán học Giuseppe Peano (1891) đưa ra hệ tiên đề mang tên ông: “hệ tiên đề Peano” [2]

    Tài liệu này sưu tầm một số thông tin liên quan định lí và tiên đề nói trên


    1/ Chứng minh 1+1=2 như thế nào ?


    Để CM dịnh lí này ta phải đi về tận cội nguồn sâu xa của toán học.
    Tại sao có 1+1=2 ? Đó chẳng qua là do sự nhận thức trực quan của con người khi thấy có 1 con bò đẻ thêm 1 con bò người ta được 2 con bò.
    Nhưng chúng ta lập luận theo “kiểu toán học”: Cộng một ( +1) vào một số trong tập số tự nhiên ( N) chính là phép biểu hiện số liền sau. Như vậy, 1+1 nghĩa là số liền sau số 1, n+1 nghĩa là số liền sau số n. Cách hiểu vấn đề như vậy cũng còn rất trực quan; tiếp theo ta phải lập luận:


    Hệ tiên đề Peano
    Nhà toán học Giuseppe Peano (1858 - 1932) [3] đã đưa ra hệ tiên đề Peano gồm 4 tiên đề như sau:
    Có một tập hợp N gồm các tính chất sau:
    1/ Với mỗi phần tử x trong N có một phần tử, ký hiệu là S(x), trong N được gọi là phần tử kế tiếp của x
    2/ Cho x và y trong N sao cho, nếu S(x)=S(y) thì x = y
    3/ Có một phần tử trong N ký hiệu là 1 sao cho 1 không là phần tử kế tiếp của một tử nào trong N (nghĩa là không tồn tại x sao cho S(x)=1 )
    4/ Cho U là tập con của N sao cho 1 thuộc U và S(x) thuộc U  x thuộc U. Lúc đó U = N

    Ta thấy rằng, các phép cộng, phép nhân trên N cũng chỉ là một ánh xạ :

    NxN -> N
    Với các định nghĩa trên của Peano, ta có thể xác định:

    2 là S(1), 3 là S(2), 4 là S(3) .........
    Ta cũng có thể xác định phép cộng trên N như sau: n+1 = S(n), n+2=S(n+1)
    Ta cũng có thể xác định phép nhân trên N như sau: 1.n = n, 2.n = n+n, ....

    Và do đó việc 1+1=2 là do từ các tiên đề Peano mà có.

    Lưu ý:

    *Từ các tiên đề Peano, định nghĩa phép công, phép nhân, ta có thể CM các tính chất giao hoán, phân phối. Và đặc biệt, quan trọng nhất là: Tập N được định nghĩa như trên là duy nhất theo nghĩa song ánh (Nếp tồn tại tập M thỏa mãn các tiên đề Peano, thì tồn tại song ánh từ N vào M) .

    * Các kí tự số 1, 2, 3, …n biểu diễn trên đây đều là trong hệ số đếm thập phân; nếu bểu diễn trong hệ nhị phân thì là 1 + 1 = 10.

    * Trong phép cộng số học phổ thông, các số không có đơn vị đính kèm, chúng đã được khái quát hóa => Các sách GK phổ thông về toán khi giải về cộng Thí dụ số bò thì ghi ra ngoài: 1, 2 , 3 (con bò) => không thể cộng: 1 con bò + 1 đuôi bò….


    2/ Hiểu thêm về “nghịch lí 1 + 1 = 1”


    Với các dẫn dụ:

    1 giọt nước thêm vào 1 ao nước vẫn là 1 ao nước;

    1 hạt cát + 1 đống cát = 1 đống cát

    Rõ ràng 1 gọt với 1 ao (nước); 1 hạt với 1 đống (cát) không thuộc tập số tự nhiên, không bị ràng buộc bởi tiên đề Peano. Nếu hiểu trong lĩnh vực số và các định nghĩa phép cộng của hệ tiên đề Peano thì đây là các “ngụy lí”.

    Riêng nghịch lí: 1 tập hợp hữu hạn + 1 tập hợp vô hạn = 1 tập hợp vô hạn lại là nghịch lí hay, nhưng không nằm trong lí thuyêt số học sơ cấp .


    3/ Tham khảo [1]


    Việc chứng minh bắt đầu từ Peano Postulates (hệ tiên đề Peano), với định nghĩa số tự nhiên N. N là tập nhỏ nhất thoả hệ tiên đề : (P=tiên đề peano)

    [​IMG]









    [​IMG]Khi đó ta phải chứng minh đệ quy phép cộng:
    Định nghĩa: cho a và b thuộc N. nếu b = 1 thì a+b=a’
    (dùng P1 và P2): nếu b khác 1 thì cho c’ = b, với c thuộc N
    (dùng P4) : và định nghĩa a+b = (a+c’ ) thì phải có định nghĩa 2:
    Định nghĩa 2: 2=1’
    2 thuộc N theo P1, P2, và định nghĩa 2
    Định lí: 1+1=2
    Sử dụng phần đầu tiên của định nghĩa và với a = b = 1 thì


    1 + 1 = 1’  (đpcm)


    Chú ý: với công thức thay thế lần lượt của Peano Postulates, khi thay 1 bằng 0 vào P1, P3, P4 và P5 khi đó phải thay đổi định nghĩa phép cộng thành:
    Định nghĩa: cho a và b thuộc N. nếu b =0, thì định nghĩa a +b = a
    Nếu b khác 0, với c thuộc N, và định nghĩa a + b =( a+ c)’
    Cũng phải định nghĩa 1 = 0’, và 2= 1’. Khi đó dẫn chứng cho định lí trên có một sự khác biệt nhỏ:
    Chứng minh: dùng phần thứ hai của định nghĩa của phép cộng :
    1 + 1 = (1+0)’
    Rồi dùng phần đầu của định nghĩa phép cộng về tổng
    1 +1 = (1)’ = 2 (đpcm)
     
    Thita_vipho thích bài này.
  5. zantan

    zantan Keep calm and Tracer on CHAMPION ♞ Blade Knight ♞ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    22/10/06
    Bài viết:
    20,853
    Này là google ra chứ đâu =))

    Ok, chuyện 1+1=2 nó vẫn phải tuân theo các công thức, định nghĩa để rồi từ đó mới chứng minh đc là 1+1=2.

    Thì XH cũng vậy, nó có các tiêu chuẩn của mình, từ thời còn là động vật rồi tiến lên con người có trí tuệ, XH cũng nhiều lần thay đổi. Như ngày xưa thì trai đc phép 5 thê 7 thiếp, giờ đây phải tuân thủ 1 vợ 1 chồng. Và XH hiện tại là như vậy, bạn ko thích thì có thể thay đổi cuộc sống, thay đổi QG sẽ có lối sống, tiêu chuẩn khác. Còn ở đây thì XH nó như vậy rồi. Và với nghệ sĩ thì do họ nổi tiếng, có thể tác động đến người khác, bị soi mói, do vậy yêu cầu dành họ cao hơn
     
    Little_Girl thích bài này.
  6. kuteboy99

    kuteboy99 Fire in the hole!

    Tham gia ngày:
    5/4/19
    Bài viết:
    2,572
    Đúng là google ra bài chứng minh 1+1=2.
    Nhưng google không ra tại sao xã hội đặt nặng áp lực đạo đức lên nghệ sĩ. pu_pepesmoking Thấy vấn đề chưa? Cho nên mình mới phải nói là "hiển nhiên xã hội nó thế" chứ chưa thấy câu trả lời.
    Xin nhắc lại là không ai phủ nhận chuyện xã hội này cần đạo đức, cũng không ai nói người bình thường không cần đạo đức.
    Mình chỉ đang nói tới vấn đề là xã hội "tự nhiên" nó áp đặt tiêu chuẩn đạo đức cao hơn với nghệ sĩ, và hỏi nguyên nhân tại sao thì... ừm hiển nhiên nó phải thế?
     
  7. doctor who

    doctor who Space Marine Doomguy Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    30/3/14
    Bài viết:
    5,880
    Tiêu chuẩn đạo đức nghệ sĩ đâu có cao hơn tiêu chuẩn đạo đức của người bình thường đâu nhỉ? Nên đặt câu hỏi như này vốn dĩ đã sai sự thật rồi
     
  8. Hover

    Hover Persian Prince Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    13/12/06
    Bài viết:
    3,966
    Xem đầu ku Diệc Phàm sao peepo_cringe
     
  9. BachLi

    BachLi Chịch ma, phệt quỷ, vã lắm rồi!

    Tham gia ngày:
    29/1/21
    Bài viết:
    14,780
    Trời mẹ ơi cái đám loser tụi bây, đang bàn clip cảnh điềm sao qua mẹ nó toán học rồi.
     
  10. zero121

    zero121 Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    12/8/08
    Bài viết:
    1,233
    t gg 1' là ra bài của VOV, bác ko tìm thấy cũng lạ
    Screenshot_20231231-185512.png
    https://vov.vn/van-hoa/su-lech-chua...-tieu-cuc-hon-nhieu-doi-tuong-khac-867373.vov
     
    Little_Girl thích bài này.
  11. kuteboy99

    kuteboy99 Fire in the hole!

    Tham gia ngày:
    5/4/19
    Bài viết:
    2,572
    Sai sự thật? Mời bác đọc lại post #26.
     
  12. kuteboy99

    kuteboy99 Fire in the hole!

    Tham gia ngày:
    5/4/19
    Bài viết:
    2,572
    Mình hoàn toàn không thấy thoả mãn với bài này đâu. Nói cho gắn gọn lại thì nó vẫn là nổi tiếng = nhiều fan + sức ảnh hưởng lớn + bị soi => cần đeo vòng kim cô. Nếu chiếu theo bài viết đó thì "yêu cầu đạo đức cao hơn" áp dụng cho tất cả những cái gì nổi tiếng, nhiều fan, sức ảnh hưởng lớn, điều này trong xã hội hiện đại bao gồm luôn cả những nghề mới như youtuber, tóp tóp, kol, vân vân... mà như thế thì trước đo cho áp lực đạo đức nó sẽ tỉ lệ thuận với độ nổi tiếng, chứ không thực sự lên quan đến chuyện nghệ sĩ hay không nữa.
     
    sai2000 and clone2412 like this.
  13. zantan

    zantan Keep calm and Tracer on CHAMPION ♞ Blade Knight ♞ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    22/10/06
    Bài viết:
    20,853
    Thì đã nói rồi đấy, nghệ sĩ là người nổi tiếng, ảnh hưởng đến nhiều người, bị soi mói hơn nên tiêu chuản nó cũng cao hơn
     
  14. zantan

    zantan Keep calm and Tracer on CHAMPION ♞ Blade Knight ♞ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    22/10/06
    Bài viết:
    20,853
    Đúng rồi đấy, ai bảo đám kia ko bị "kim cô" kèm kẹp? Càng nổi tiếng, khả năng lên báo lên MXH càng cao, thì sẽ càng bị kẹp chặt hơn.

    Những j có tác động đến XH thì đều cần có "kim cô". Cấp độ thấp với người bình thường là luật pháp, là các tiêu chuẩn chung áp dụng đại trà. Còn với người nổi tiếng, có ảnh hưởng, mức độ tác động cao hơn thì càng bị soi nhiều hơn, phải kẹp chặt hơn tránh gây ảnh hưởng xấu
     
    Little_Girl thích bài này.
  15. Evil Spirits

    Evil Spirits Nam Vương Thư Giãn Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    15/10/05
    Bài viết:
    19,018
    Nơi ở:
    Hải Phòng
    Khiếp quá nhìn một đám gày tong teo. Gu thẩm mĩ của Trung Quốc bao năm vẫn chưa từng thay đổi à ?
     
  16. Osadar Mizutani

    Osadar Mizutani mãi yêu cụ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    30/4/08
    Bài viết:
    8,650
    Nơi ở:
    vô định
    Nói dài thế giải thích mấy cái ký hiệu trong công thức dc ko ?
     
  17. kuteboy99

    kuteboy99 Fire in the hole!

    Tham gia ngày:
    5/4/19
    Bài viết:
    2,572
    KHÔNG.
     
  18. Osadar Mizutani

    Osadar Mizutani mãi yêu cụ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    30/4/08
    Bài viết:
    8,650
    Nơi ở:
    vô định
    Không thì lôi ra làm gì ? Ng hay con vẹt ? Dẫn ra dc thì phải hiểu dc, h bảo công thức sai bài viết xàm loz thì làm sao phản bác ?
     
    quainhan thích bài này.
  19. kuteboy99

    kuteboy99 Fire in the hole!

    Tham gia ngày:
    5/4/19
    Bài viết:
    2,572
    Ừ nhưng mà như thế thì vấn đề lại xoay quanh "người nổi tiếng" rồi. Cái mình hỏi lúc đầu là về "nghệ sĩ" cơ.
     
  20. Bimbimads

    Bimbimads The Pride of Hiigara

    Tham gia ngày:
    12/3/20
    Bài viết:
    9,211
    Xàm lol ít thôi đcm mày.
     
    Đới Xuân Dần thích bài này.

Chia sẻ trang này