Tau ở khu hàng bạc đóa Mà chắc tại nó không ra phường bên bác báo thôi :) Chứ đợt đấy 1 tuần phải có ít nhất 1 bà qua khóc bên phường ý :) Có nhà em Trước cũng toàn kiêng cho hạt nêm lắm nhưng h tự dưng ăn lại thấy ngon ngon :) Nhưng mà người ngoài Bắc đa phần không thích ăn bột ngọt. Bột ngọt chỉ người miên Nam dùng nhiều thôi thì phải \/ Bột ngọt thì từ đợt thấy bảo ăn nhiều ung thư nên nhà em cạch luôn chỉ dùng mỗi hạt nêm.
bột ngọt là mì chính , chứ không phải là vị ngọt của đường ... ps: tại nghe mấy bà chị họ về quê chồng ở miền Bắc kể khi nấu ăn lúc nào người bên chồng cũng nhắc phải cho thêm "mì chính - bột nêm vào " , nhà mình thì trước giờ chả bao giờ dùng mì chính với bột nêm ...
Mình hồi đó có ăn ở 1 sạp mỳ và tận mắt thấy họ cho nguyên bịch ajinomoto lớn vào nồi nước dùng; ăn xong chóng cả mặt
Về chữ y thị, chả biết sao, kê ra cho rộng đường dư luận: "Tiếng Việt mình không đến nỗi nghèo, phải không nào ? - Nguyễn Tuân giận dữ - ít nhất thì nó cũng không nghèo đối với trình độ mấy thằng cha cầm bút kém chữ thời nay. Trong tiếng Việt có chữ y có chữ thị. Y chỉ anh đàn ông, thị chỉ chị đàn bà, rành rành. Vậy mà mấy thằng phó tóm thất học lại dám nghĩ rằng tiếng Việt ta bần hàn. Mới thương tình đẻ rặn ra cho nó một cái từ kép y thị để chỉ mụ đàn bà phạm tội. Khốn nạn thay cho cái tiếng Việt của ông cha ! Bất cứ thằng bỏ mẹ nào cũng đè nó ra mà hiếp được."
có lẽ 1 số người dùng từ-bị-lai-giống "y thị" để cho đủ 2 từ và xác định ngôi thứ 3, "hắn" (hắn nào?) = "hắn ta"; "chị" (chị nao?) = "chị ta". Chấp nhận được
Mày ko về VN nên lạc hậu rồi em ơi Uống trà chanh ở Nguyễn Siêu 1 tối thấy cơ động nó lùa vịt qua mấy lượt Nói chung HN về đêm bh nguy hiểm lắm, ko lo cướp giật mà lo gặp cơ động PS : Mỳ chính, bột nêm hầu như ở ngoài bắc nhà nào cũng dùng. Nhưng mình mà nấu thì ko bao giờ cho vào
Khu mình vẫn cho mì chính bột nêm vào đều, căn bản ko phải là lấy ngọt mà là hồi xưa ăn quen rồi nên h cho vào cho có vị Đầy lúc cho bột ngọt vào xong lại đổ 1 đống muối vào cho mặn
Ché thì VN có dùng nhé, nghĩa là "âm hộ" ! Ko tin có thể kiểm chứng bằng bộ truyện trạng 5 cuốn, cuốn thứ 3. Trạng Cuội thì phải
bác này ở lào à ? Mình là quê Thanh Hóa nhưng phải công nhận là nếu cho lựa chọn nhà giàu sống đất Thanh Hóa hay nhà nghèo sống ở Đà nẵng thì mình sẽ chọn Đà nẵng, không phải vơ đủa cả nắng nhưng quả thực dân Thanh Hóa nghèo quá nên họ sống rất thủ đoạn,đi ra đường rất sợ mất cướp,đặc biệt là ở bến xe hay ga tàu xe ôm đông như kiến con gái mà đi một mình thì tốt nhất gọi người quen ra mà rước.
Vừa làm 1 chuyến ra Quảng Bình về có ghé qua Đà Nẵng. Cảm nhận là muốn dọn mẹ ra Đà Nẵng sống cho rồi... Không khí trong lành, đường xá rộng rãi, khu trung tâm giăng đèn không thua kém gì khu quận 1 ở Sài Gòn những dịp lễ tết, đặc biệt 2 cái cầu sông Hàn đẹp mê ly. :)
ở Cần Thơ, đi học ở An Giang, 2 chỗ cách nhau 60km nhưng cách nói chuyện khác nhau nhiều lắm: Vần "R" hay đọc nhanh thành vần "D" => "Dõ dàng dành dành" (Rõ ràng rành rành), "bắt cá dô bỏ vô rổ nhảy dồ dồ" (bắt cá rô bỏ vô rổ...) Người iu ở huyện Chợ Mới - AG, và 1 số người quen khác ở đó hay nói/viết/nhắn tin "Thấy rê" (thấy ghê), bế cơm (bới cơm)... Trà đá thì gọi là đá trà, chả cá thì lại gọi là cá chả và một số món nữa cũng gọi ngược lại nhưng quên mất rồi. Ở đây cũng có món bún riêu đập cả cái hột vịt lộn vào ăn chung, ở CT ko thấy có. Món cải "Xả bấu" cứ tưởng ở chỗ mình rất quen thuộc, ai ngờ lên đây rất nhiều người ko biết hoặc gọi nó bằng tên khác (cải muối, cải mặn) Học chung với mấy ông quê ở Bến Tre, 90% mấy ông này phát âm chữ TR, CH => T, vd: Cơm tứng tiên, lương tháng có hai tiệu, tời ơi là tời! Ngồi cạnh một ông quê ở Quảng Bình, mình tên Hùng mà ổng toàn gọi Hù Hù... Một ông khác quê ở Quảng Nam, lúc làm kiểm tra, ông ở trên quay xuống hỏi bài, ông Quảng Nam cứ nhăn mặt nói "Lờ Khót, Lờ Khót" tới lúc kiểm tra ra mới biết ý ổng nói "Đề khó", vậy là lấy Lờ Khót làm biệt danh cho hắn luôn Kể về chuyện Thanh Hóa, tuy mình chưa từng tiếp xúc với ai quê ở đây, nhưng năm cấp 3, pà cô dạy văn (gốc ngoài Bắc) có kể cho lớp nghe về cái câu "dân Thanh Hóa ăn rau má phá đường tàu" bằng 1 giọng khá bức xúc, đại loại là lúc trước đi tàu hỏa về quê, ngang qua Thanh Hóa hay bị ném đá