ai không thích thì back ra ngoài,thế thôi,riêng tôi tôi thấy thư giãn.Đạo đức giả hay không thì tùy quan điểm từng người:)
Cái chuyện này đọc mấy lần rồi nhưng lần nào cũng thấy độ xl của 1 thằng ngu trong đấy rất cao. Mình thì cái gì muốn thì chắc chắn phải làm nhưng cái gì cần cũng phải làm. thằng này muốn mà éo dám làm ---> ngu. Mà chuyện của những thằng ngu thì không có gì để học hỏi Thôi chết xl nhiều quá rồi
đọc mà rút kinh nghiệm,truyện tuy có chút xl thật nhưng cũng có ý nghĩa :hug:,đâu phải ai muón nói gì trong lòng cũng nói ra được :
thấy Khả Ố nói đúng quá, ko thích thì back ra, ngồi phán lung tung đọc cũng thấy cảm động phết mới ghê :'>
Tình hình là những chuyện kha khá đã bị mấy e 9x chuyển thành code hết ! tìm một chuyện quả là khó ! ai có chuyện nào hay share cho mọi ng nha !
Mấy truyện dạng này tớ đọc cũng nhiều, biết rằng nó dối mà cảm xúc lúc nào cũng có. Cũng có nhiều lúc viết blog tớ hay nhảm nhảm kiểu này, but, tớ ko xl
tìm thêm vài bài có thể loại như vậy đi , bên võ lâm trước cũng có truyện TranYeu ko biết có thật ko nhưng đọc xong rất cảm động::(
Mấy cái này trong Nghệ Thuật Sống ấy mà. Con Laica Có năm tôi ở với bác tôi trên thị xã. Bác mua cho tôi một con chó. Một người bạn của bác vừa ở Nga về, đến chơi, đặt luôn cho nó cái tên Laica. Con Laica lớn nhanh và rất lanh lợi. Tôi có một thằng bạn thân nhà ở cạnh tên là Tùng. Tôi và Tùng thích chơi một trò chơi rất oái ăm, ấy là đục lỗ một cái vỏ hộp sữa bò, lấy dây thun buộc vào đuôi con Laica, sau đó xua cho nó chạy, cái vỏ hộp sữa bị kéo đi sẽ đập xuống mặt đường tạo thành những âm thanh rất vui tai. Con Laica có vẻ cũng hào hứng với trò chơi này chứ không hề tỏ ra khó chịu. Nhà bác tôi ở ngay mặt đường quốc lộ, xe cộ qua lại cả ngày. Thế mà hôm ấy bọn quái quỷ chúng tôi lại nghĩ ra một kế hiểm là kiếm hai miếng thịt buộc vào hai sợi dây như thể cái cần câu, rồi thằng Tùng bên này đường, tôi bên kia đường. Cứ con Laica ở bên này đường thì đứa bên kia giơ miếng thịt lên nhử nhử, trêu tức nó. Con Laica cứ chạy đi chạy lại qua đường, cái vỏ hộp khua lóc cóc xuống mặt đường nhựa. Chúng tôi bò ra cười Trẻ con ở phố cũng hò nhau ra cổ vũ xem chúng tôi "biểu diễn". Bất ngờ, một chiếc Ô tô bóng nhoáng lao vụt tới. Con Laica khi ấy vẫn đang háo hức chú ý đến miếng thịt. Chúng tôi gào lên: "Laica!...". Xong đã muộn, khi chiếc xe đi qua chỉ còn lại cái vỏ hộp là nguyên vẹn. Tôi nhớ rất rõ cảm giác đau đớn của mình khi ấy. Dường như vừa có một bức tường đổ sập xuống lòng tôi. Tôi và thằng Tùng vứt hai miếng thịt rồi ôm nhau khóc, trong khi bác tôi đi nhặt lại cái vỏ hộp sữa bò và tìm cách đưa thi thể con Laica vào nhà. Dĩ nhiên là hôm đó tôi được một trận no đòn. Nhưng trận đòn ấy giờ đây tôi mới thấy ngấm đau hơn ngày ấy. Trong ấu thơ dại dột tôi đã làm tắt đi sự sống của sinh vật hiền lành vô tội. Hai người trên hoang đảo Một chuyến tàu ngoài khơi gặp bão và bị đắm. Có hai người dạt đến một hoang đảo. Cả hai đã nhiều lần làm thuyền nhưng không lần nào thành công. Cuối cùng, họ đồng ý với nhau là cùng ngồi cầu nguyện. Mỗi người sẽ ở một nửa hòn đảo xem lời cầu nguyện của ai sẽ linh nghiệm. Đầu tiên, người thứ nhất cầu nguyện có được thức ăn. Sáng hôm sau, người thứ nhất tìm thấy một cây có nhiều quả rất ngon nên anh ta không còn phải lo lắng đi tìm thức ăn nữa. Ở phần bên kia hòn đảo, đất vẫn khô cằn và người thứ hai không tìm được gì cả. Hết một tuần, người thứ nhất cầu nguyện cho có bầu bạn. Chỉ sau một ngày, ở bên đảo của người thứ nhất có một chiếc tàu khác bị đắm và một người phụ nữ dạt vào. Hai người chuyện trò cho bớt cô đơn, còn ở phần bên kia hòn đảo, người thứ hai vẫn không có gì khác. Liên tục ngững ngày sau đó, người thứ nhất cầu nguyện được căn nhà, quần áo ấm và nhiều thức ăn hơn. Phép màu lại xảy ra. Những gì anh ta ước thường xuất hiện ngay vào buổi sáng ngày hôm sau. Tuy nhiên, vẫn không có gì khác xảy ra ở phần đảo của người đàn ông thứ hai. Cuối cùng, người thứ nhất và người phụ nữ - nay đã là vợ anh ta- cầu nguyện có một chiếc tàu. Sáng hôm sau, một chiếc tàu lớn xuất hiện trên bãi biển. Người thứ nhất dẫn vợ mình lên tàu và quyết định bỏ người thứ hai ở lại trên đảo. Anh ta nghĩ rằng người kia không đáng được nhận bất kì thứ gì anh ta có được từ những lời cầu nguyện riêng của anh ta. Khi chiếc tàu chuẩn bị rời bến, bỗng người thứ nhất nghe thấy có tiếng nói vang lên từ không trung: " Tại sao ngươi lại bỏ bạn mình?". Người thứ nhất thản nhiên cao giọng: "Tất cả mọi thứ đều do tôi cầu nguyện mà có. Anh ta chẳng cầu nguyện được gì cả nên anh ta không xứng đáng để đi cùng tôi." "Ngươi sai rồi" - giọng nói vang lên trách móc - " Từ đầu đến cuối, anh ta chỉ ước có một điều và ta đã thực hiện cho anh ta điều ước ấy". Người thứ nhất rất ngạc nhiên: " Hãy cho tôi biết anh ta đã ước gì vậy?" "Anh ta đã ước rằng những lời cầu nguyện của ngươi được biến thành sự thật!" Nói bởi trái tim Nó chưa thể quá 6 tuổi. Mặt mũi bẩn, đi chân đất, áo rách, tóc rối bù. Nó chẳng khác gì mấy so với hàng trăm nghìn hoặc hơn thế trẻ em mồ côi lang thang trên đường phố khắp thủ đô Ri-ô-đờ-Ja-nê-rô. Tôi đang đi tới quán cà phê, suy nghĩ lung tung về những công việc ở cơ quan mình vừa làm xong và lớp học chuyên môn buổi chiều mà tôi giảng dạy, thì bông thấy có ai đó đập nhẹ vào tay. Tôi dừng : không có ai cả. Tôi đi tiếp. Lại thấy có ai đập nhẹ vào tay. Lần này tôi quay hẳn người lại, và nhìn xuống. Thằng bé đứng ở đó. Mắt nó màu nhạt, cũng có thể đó là do tôi có cảm giác từ hai gò má nhem nhuốc và mái tóc đen rối của nó. - Bánh mì, ông ơi?? Nếu sống ở Braxin, chúng ta có nhiều cơ hội để mua một thanh kẹo hay một cái bánh mì cho những đứa bé vô gia cư và mồ côi này. Tôi bảo nó đi theo tôi và chúng tôi cùng vào một tiệm giải khát: - Cà phê cho tôi và cái gì đó ăn được cho cậu bạn nhỏ này ? - Tôi gọi. Thằng bé chạy đến quầy hàng và lựa chọn. Bình thường, bọn nhỏ này sẽ cầm đồ ăn và bỏ đi luôn, quay trở lại đường phố, nơi chúng đang phải lang thang, mà không nói lời nào. Nhưng thằng bé này lại làm tôi ngạc nhiên. Quầy giải khát khá dài, người ta đặt cốc cà phê ở một đầu và một cái bánh mì ở đầu kia. Thường người ta cũng biết là bọn trẻ đường phố xin được khách hàng mua cho cái bánh rồi sẽ bỏ đi ngay, mà người ta cũng không muốn cho chúng ở lại vì trông chúng rách rưới và bẩn thỉu. Tôi bắt đầu uống cà phê của mình và khi tôi uống xong, trả tiền, tôi nhìn ra cửa mới phát hiện ra nó đứng ở ngoài (vì nó không được ở lâu trong cửa hàng), kiễng chân lên, tay cầm bánh mì, mắt gí vào cửa kính, quan sát. "Nó làm cái quái gì thế ?!" - Tôi nghĩ. Tôi đi ra, nó nhìn thấy tôi và chạy vụt theo. Thằng bé đứng trước mắt tôi, chỉ cao đến thắt lưng. Đứa bé mồ côi người Braxin ngước nhìn khách lạ người Mỹ cao lớn, là tôi, mỉm cười (một nụ cười có thể làm trái tim bạn phải ngừng vài giây), và nói: "Cảm ơn chú?! " Rồi, có vẻ lo lắng, nó gãi bàn chân và kiễng chân lên, nói to hơn: "Cảm ơn chú nhiều lắm ạ ! " Lúc đó, nếu tôi có thể thì tôi đã mua cả tiệm ăn cho nó. Trước khi tôi nói được câu gì, nó đã quay người bỏ chạy đi mất. Khi tôi viết bài này tôi vẫn đang ngồi bên ngoài quán giải khát, nơi tôi mua chiếc bánh mì cho thằng bé. Tôi đã muộn giờ lên lớp. Nhưng tôi vẫn còn cảm thấy xúc động và nghĩ về thằng bé. Và tôi tự hỏi: nếu tôi bị xúc động đến thế chỉ bởi một cậu bé đường phố nói lời cảm ơn tôi vì một mẩu bánh mì, thế thì mọi người sẽ xúc động đến đâu khi chúng ta nói những lời cảm ơn - thực sự cảm ơn - vì những gì họ làm cho chúng ta. Hãy dành thời gian để nói những lời cảm ơn, và đừng bao giờ tiết kiệm lời cảm ơn cả !