câu nói của bạn Nighter mâu thuẫn kinh @@ Đã lấy 1 tấn so sánh với 1 tấn , thì bất kể vật chất gì thì nó cũng bằng nhau hết :(
haizzz cái này đọc lâu rồi nên ko nhớ lắm, trong cuốn vật lý vui chứ đâu khối lượng thật và khối lượng trên cân ko giống nhau, tùy vào nhiều yếu tố vd như cùng là 1 vật nhưng cân ở các tư thế khác nhau cũng ra kết qả khác nhau (vật đủ to) còn khí bên trong và bên trên nó nứa mà
Nếu bỏ qua sự chênh lệch của lực cản không khí lên mỗi vật. => gia tốc rơi tự do là như nhau, với vận tốc đầu bằng nhau (thả nên lúc đầu v = 0) thì 2 vật rơi cùng lúc, dù khối lượng riêng khác nhau (Nói chung, kể cả khi có tính lực cản kk mà khối lượng riêng của 2 vật đủ lớn để cho lực cản là rất nhỏ so với trong lượng 2 vật, thì khi đó khối lượng riêng có gấp đôi nhau thì cũng rơi như nhau.) Đã cho là 1 tấn, ko thêm đk nào thì chắc hẳn sẽ bằng nhau Đơn giản thôi, nghĩ phức tạp là tự đánh lừa bản thân đấy Đã là 1 tấn thì phải bằng nhau rồi. Còn đặt lên cân trong môi trường không khí thì cái khác biệt là chỉ số của 2 cái cân thôi. Và nếu trong môi trường kk thì 1 tấn sắt trên cân nó sẽ cho chỉ số cân lớn hơn 1 tấn bông. Vì lực đẩy Acsimet tác dụng lên bông lớn hơn (lực Acimet tỉ lệ thuận với thể tích, khối lượng = nhau thì thể tích vật có khối lượng riêng nhỏ hơn sẽ lớn hơn). Để dễ hình dung, cho 1kg sắt và 1 cục xốp nặng 1 KG xuống nước, xốp nổi còn sắt chìm. Áp lực bạn nói tới là lực Acimet, và nó ko phụ thuộc bề mặt mà chỉ phụ thuộc thể tích. Trong môi trường lưu chất (nước, kk,...) thì luôn có áp lực tác dụng lên vật trong nó theo mọi phía. Giả sử khối bông hình lập phương, thì 2 cặp mặt đứng đối xứng luôn có lực Acimet tác dụng và triệt tiêu cho nhau. Riêng mặt trên và dưới lại khác: mặt trên bị kk tác dụng 1 áp lực thì mặt dưới lại bị kk tác dụng 1 lực lớn hơn, vì tính ở dưới thì lớp kk nó dày hơn 1 chút so với mặt trên mà, nên tổng lực sẽ tạo nên hiệu ứng đẩy lên. Lượng áp lực này chính bằng khối lượng riêng kk nhân với bề dày của lớp bông
học lâu qá rồi nên mình cũng nhớ nhớ qên qên =,=' nhưng mà vật 1g sắt mí 1g bông mà rơi ngang nhau thì vô lý, 1g bông có khi ko rơi mà còn bay phấp phới ---------- vấn đề khác đê, chó hít heroin có phê ko nhỉ ?
Khối lượng riêng của bông với sắt chênh nhau nhiều, quan trọng hơn là thể tích lỗ rỗng trong bông rất nhiều => thể tích bông lớn hơn sắt rất rất nhiều => lực cản kk và lực đẩy Acimet lớn => bông rơi chậm hơn. Lơ lửng là do có gió hoặc luồng khí, bông rỗng nhiều nữa nên ko nặng hơn kk là bao => lơ lửng. Chứ thực chất thì vẫn nặng bằng nhau vì đều là 1g Còn chó hít Heroin chắc vẫn phê Nó tác động mạnh tới thần kinh mà. Có thể sẽ phê kiểu khác người Như hồi nhỏ cho mấy con Kỳ Nhông hút thuốc lá ấy, nó phê xong chạy vòng vòng ngộ lắm Nếu chỉ là kk, thì bông nó vẫn sẽ rơi xuống thôi, chỉ là rơi chậm do khối lượng riêng nhỏ quá, thể tích lại to do rỗng nhiều. Để ý mấy thứ nhỏ nhỏ bay trong kk ấy, nếu ko có gió thì 1 lúc nào đó nó cũng rơi xuống Gia tốc trọng trường thực chất là để tính lực hấp dẫn của trái đất đối với vật. Nôm na thì lực hấp dẫn phụ thuộc trọng lượng 2 vật và khoảng cách giữa chúng. Với trái đất thì khoảng cách dùng tính lực hấp dẫn là khoảng cách từ trọng tâm vật tới trọng tâm (tâm khối) của trái đất, khoảng cách này gần bằng [đường kính trái đất] + [khoảng cách từ vật tới mặt đất]. Vì đường kính trái đất lớn nên nếu độ cao của vật ko lớn thì coi như khoảng cách sẽ bằng đường kính trái đất, thành ra lực hấp dẫn (trọng lực) sẽ phụ thuộc khối lượng vật và khối lượng trái đất. Khối lượng trái đất ko đổi nên ta tính đc g ~ 9.8 là số cố định. Muốn tính lực hấp dẫn (trọng lực) thì chỉ việc nhân với khối lượng vật thôi Thực tế, càng lên cao (xa tâm trái đất) thì g càng giảm. Ở chân núi và đỉnh núi thì có thể tính đc sự thay đổi của g rồi, nếu có 1 cái cân chính xác thì sẽ thấy 1 vật khá nặng khi mang lên đỉnh núi thì nó sẽ nhẹ hơn 1 xíu xiu
Giải đáp câu hỏi bữa trước đây: "Tại sao trên trái đất, gia tốc rơi tự do g = 9,8, dù vật đó là nặng hay nhẹ nhỉ ?" Giải: Theo Newton thì : F = m.a Với vật nào đó trên bề mặt trái đất, thì lực F chính là Lực Vạt Vận Hấp Dẫn (nguyên nhân là do khối lượng của các vật). Vậy gọi khối lượng trái đất là m1, khối lượng vật bất kì là m2, ta có: F = G.m1.m2/r.r = m2.a đơn giản 2 vế cho m2, ta có: G.m1/r.r = a (gia tốc). Rõ ràng là ta thấy biểu thức gia tốc a do trái đất tác dụng lên vật nặng bất kì m2 nào đó, không phụ thuộc vào khối lượng m2 vì : G là hằng số, m1 là hằng số (khối lượng bản thân trái đất), nếu vật coi như là trên mặt đất thì r ~ 6400 km (hằng số) Và để cho "đẹp", người ta gọi cái a này là "g" ~ 9,8. Bạn ducanh6988 đã trúng giải thưởng của BGK kì này. he he Xin đem CMT lên tòa soạn báo GVN nhận thưởng !
hôm nay ổng thầy có cho 1 bài giảng về Vật lí hiện đại, có mấy câu ổng hỏi cũng thú vị, đem lên đây hỏi anh em. giả sử 1 người còn sống được 40 năm nữa trên Trái Đất, bây giờ ông ta lên 1 con tàu vũ trụ di chuyển với tốc độ ánh sáng. tàu có thể chạy mãi mãi được thì ông này sẽ đi được bao xa trước khi chết? 1 cái đèn pin di chuyển về phía trước với vận tốc của ánh sáng, bật đèn lên thì liệu photon ánh sáng có thoát ra cái đèn được không??
ông thầy hỏi cũng ngu, tất cả vấn đề chỉ có thể dc xét đến khi di chuyển với vận tốc gần bằng vận tốc ánh sáng thôi
Mình chỉ khoái vật lý cổ điển, vật lý hiện đại thấy dính tới công thức và toán học nhiều nên ko khoái. Xưa học cũng kỹ lắm mà quên hết Cái đó chắc dùng biểu thức tính vận tốc có xét tới vận tốc so với vận tốc ánh sáng nhỉ Oác, tham gia chém gió ở đây có phần thưởng hả cậu
Topic nhộn nhịp nhỉ Bữa nào mình cũng tìm vài câu đố vật lý vui vui rồi dùng quyền mod phát thưởng vài cái thẻ vàng, bạc cái nhỉ?
Mới gặp câu này trong cái test ở trường mà chả biết làm thế nào, hình như là toán mẹo, ai biết cách làm ko =.='... Nguyên văn tiếng Anh: Dịch sơ tiếng Việt:
Thắc mắc biết hỏi ai kì này : Một mét khối không khí với một quả cam vừa chín tới, cái nào nặng hơn ? (cam Việt thường nhé, "cam sành" không tính nha)
nói được vậy là bạn gần trả lời được câu hỏi rồi đấy, suy nghĩ tiếp đi . tất nhiên chúng ta chỉ dựa trên lí thuyết để trả lời cho các câu hỏi đó. à, câu này gặp rồi. nhớ như in kết quả, nguyên dương đầu tiên là 3 sau đó cứ sau 6 số nguyên tiếp theo là lại thỏa mãn X (9, 15, 21... tích của 3 và 1 số lẻ) hồi đó thằng bạn giải cho , giờ cũng chẳng nhớ. đem lên google search toàn mấy thằng dùng pascal với excel để giải, thâm thật ---------- Post added at 15:52 ---------- Previous post was at 15:37 ---------- 1 m khối không khí nặng 1.2 kg phải. 1 quả cam chắc chưa đến 1 kg đâu. nhưng mà so sánh cân nặng kiểu gì? nếu mà đặt lên cân thì sao đặt không khí lên đây.