lôi mấy cái như tam quốc ra đọc là hiểu thôi, các vị tướng tài toàn dc miêu tả về ngoại hình cao to như núi, 1 mình địch trăm người dễ như ko bộ này và bộ ryuuroden giống nhau, chỉ mỗi cái hỏa phụng liêu nguyên là làm khác.
Ra phòng gym vác thử cái xà tạ đi. Một cây đao cũng phải tà tà 20 cân (nhìn mấy ông nằm cử 120kg trở lên sẽ biết). Ngựa như ngựa Mông chạy khỏe phải cỡ 200 cân. Một lão đủ cơ bắp cầm cây đao 20 cân cưỡi con ngựa 200 cân, chạy phi nước đại cỡ 40 - 50km/h quật xem có 1 địch trăm không . Người không to hơi phí . P.S. mà nói gì tàu, đến Tây hay như ta mấy tập viết về thời nhà Trần nhà Lý, tướng quân cũng toàn những người mình đồng da sắt, vậy cả thôi ^^.
Chap mới đem voi ra chiến, tướng cũng là nữ, chắc lấy cảm hứng từ hai bà Trưng của VN Bọn điều khiển voi nói tiếng giun dế, chắc là dân Lào rồi
Sadist lại cao to thì hơi có chút không khí khủng bố tí thôi nhưng body ngon chán :v. Bộ này vẽ mấy trận đánh đông cả trăm nghìn quân, rồi phối hợp đội hình xem mà phê quá :v.
Cũng tùy người mà ^^. Tướng có sức vũ dũng thì người ta cơ bắp, người khác vóc lại nhỏ hơn. Nhưng cũng giống như dân điền kinh hay mấy ông thầy thiếu lâm, nhìn gầy chứ đừng nghĩ là "mảnh mai" nhé o.O. Kyou trong truyện cũng mấy lần nhắc rồi đấy, nhỏ người thế thôi chứ gân guốc không chân yếu tay mềm đâu .
Truyện này ăn điểm ở chỗ xây dựng phát triển nhân vật mộc mạc, không màu mè hoá cải lương tuồng chèo như mấy truyện khác, chết là chết, giết là giết kết hợp không khí hào hùng đọc rất sướng. Nhưng thế thì miêu tả cu Chính về sau hoá bạo chúa với thằng lợn con Nhị Thế ra sao nhỉ? Chắc tác giả kết thúc truyện ngay khi Chính thống nhất Tàu Khựa, không dám vẽ mấy đoạn tương lai xa. Tác giả mà cameo vài đoạn vui vui của các đại ca xã hội kiểu Trần Thắng Ngô Quảng ngồi uống rượu với nhau, Lưu Bang rủ Tào Tham với Tiêu Hà đi chơi gái, Hạng Lương ngồi ẵm "cháu", Trần Bình hoặc Trương Lương ngắm mây ngắm núi thì cũng hay phết nhờ. Toàn các anh đẹp giai sau này thay nhau hãm hiếp thành quả của cu Chính, cho các anh xuất hiện trong 1 2 khung hình rồi ẩn ý vài câu, hết truyện Kingdom thì tác giả còn cái mà vẽ tiếp.
Không lôi chính sử vào được, chỉ đối chiếu được vài chi tiết thôi . Mà chính sử cũng chỉ là một bản ghi, cách nhìn nhận con người - sự kiện có nhiều sai khác. Chẳng hạn bên mình, nhà Trần cướp ngôi nhà Lý, thanh trừng tôn thất, hoang dâm vô độ... đủ cả. Nhưng theo sách giáo khoa mà làm truyện cho trẻ con thì phải thật long lanh, sạch bong không tì vết . Thêm những chi tiết như Tín sau này cầm đến 20 vạn quân, về lý cũng vào hàng danh tướng mà sử ghi được có vài dòng. Chuyện ghi chép lưu lạc hoặc bị đốt là bt, nên... tùy ý đồ tác giả thôi . Như Lưu Bang đấu với Hạng Vũ sau này, phim Tàu làm cũng nhiều mà mỗi phim khắc họa nhân vật một khác, eh?
Vẫn lôi được, truyện này dã sử nhưng tác giả cho đến chap 372 vẫn theo sát, tôn trọng các sự kiện lớn. Tuyến nhân vật được xây dựng, phát triển tính cách tự do theo ý của tác giả nhưng vẫn bị điều chỉnh để cuốn vào mạch chính của lịch sử. Nghi vấn quá khứ là thái độ tốt, nhưng nên nghi vấn nếu có nhiều nguồn sử hoặc các văn vật khảo cổ đa dạng đối chiếu nhau để có tránh chủ quan. Không phải tự dưng nhà Tần sập trong có 15 năm hoặc Chính mang tiếng ác, cái gì cũng có lý do của nó cả. Mà không phải ông chép sử nào cũng là thằng điêu dân, nếu không có các thanh niên như Tư Mã Huy (nguồn gần như chính nhất về thời này) thì các đời sau cũng chẳng có nền tảng để biết quá khứ của Khựa như thế nào. Còn chuyện Tín tự cho mình giỏi chỉ cần cầm 20 vạn quân đánh Sở thua tung đít, phải để Vương Tiễn bới lên cứu, bị thất sủng còn muốn dài thế nào nữa; chuyện nhà Lý nhà Trần cho trẻ con nói ở đây thì cũng không liên quan lắm, vì sự thật khách quan vẫn được người lớn thừa nhận, trẻ con như nào kệ chúng nó, sau này chúng nó tự biết. Nếu đây là truyện tiên hiệp của mấy chú Hồng Kông kiểu như Phong Thần Ký thì việc đổi trắng thành đen sẽ không phải bàn. Thời Tam Quốc thì không ưng lắm vì nhiều manga khai thác đề tài này rồi. Tần Mạt với Hán Sở Tranh Hùng chưa thấy nhiều.