[LĐ] China, the Bringer of Peace

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi rebaron, 20/3/23.

  1. voquockhanh

    voquockhanh Crash Bandicoot GameOver Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    11/3/06
    Bài viết:
    12,753
  2. rebaron

    rebaron Sora, Wielder of Keyblades GameOver

    Tham gia ngày:
    22/8/21
    Bài viết:
    12,043
    Trung Quốc nỗ lực đóng vai trò kiến tạo hoà bình và câu chuyện hoà bình cho Ukraine
    Thứ Ba, 28/03/2023 13:36 |
    Phân tích-Nhận định
    Từng đóng vai trò trung gian hiệu quả cho việc nối lại quan hệ ngoại giao giữa Saudi Arabia và Iran, song các nhà phân tích cho rằng thành công tương tự có thể khó lặp lại với Trung Quốc trong nỗ lực tạo điều kiện thuận lợi cho một thoả thuận hoà bình giữa Nga và Ukraine.
    [​IMG]
    Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian (phải) và Ngoại trưởng Saudi Arabia, Hoàng tử Faisal bin Farhan (trái), ngày 23/3. Ảnh: IRNA/TTXVN
    Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, bà Yun Sun, Giám đốc chương trình Trung Quốc tại Trung tâm Stimson có trụ sở tại Washington, cho rằng Bắc Kinh đã trở nên tích cực hơn trong việc hòa giải xung đột trong những năm gần đây, nhưng thỏa thuận Saudi Arabia - Iran là thỏa thuận duy nhất mang lại kết quả.

    “Saudi Arabia và Iran từ lâu đã muốn cải thiện quan hệ và thảo luận về vấn đề này một thời gian. Trung Quốc khi đó đã ở đúng vị trí, đúng thời điểm với các mối quan hệ phù hợp”, bà nói.

    Ngoài ra, Trung Quốc từng tổ chức một cuộc đối thoại đa phương về Afghanistan vào năm ngoái với sự tham gia của cả Mỹ và Nga – một dịp hiếm hoi để ba cường quốc thế giới cùng nhau hợp tác. Nền kinh tế thứ hai thế giới cũng đề nghị làm vai trò trung gian hoà bình ở Sừng châu Phi, khi nước này tổ chức một hội nghị hoà bình vào năm ngoái.

    Những nỗ lực trước đó của Trung Quốc, bao gồm chủ trì các cuộc đàm phán 6 bên vào năm 2003, nhằm ngăn chặn chương trình hạt nhân của Triều Tiên. Song nỗ lực này đã phải kết thúc sau khi Bình Nhưỡng rút khỏi các cuộc đàm phán sau vụ thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa vào năm 2009.

    Ngoài ra, Trung Quốc còn đề xuất kế hoạch hòa bình bốn điểm cho Palestine và Israel vào năm 2013. Sau đó, Trung Quốc đã dàn xếp một vài vòng đàm phán hòa bình nhưng không mang lại kết quả đáng kể.

    Giới quan sát nhận định những nỗ lực đó cho thấy Bắc Kinh đang tìm cách nâng cao hình ảnh của đất nước với tư cách là một nhà kiến tạo hoà bình toàn cầu, tương phản với Mỹ.

    Trong bài phát biểu vào tháng này, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh quyền bá chủ và đối đầu về ý thức hệ đã cản trở sự phát triển của con người. Ông đề xuất rằng các sáng kiến an ninh và phát triển toàn cầu của Trung Quốc sẽ là con đường tốt hơn - đưa ra một giải pháp thay thế cho trật tự toàn cầu do Mỹ lãnh đạo.

    “Có thể Trung Quốc không nghĩ rằng họ đang tích cực cạnh tranh với Mỹ trong câu chuyện toàn cầu, hay soán ngôi lãnh đạo toàn cầu. Tuy nhiên, những nỗ lực của Bắc Kinh sẽ có tác động đó, bất kể ý định của họ là gì”, bà Sun nói.

    [​IMG]
    Tổng thống Nga Vladimir Putin tham dự cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 4/2/2022. Ảnh: Sputnik
    Mặc dù Trung Quốc đã nhiều lần khẳng định nước này không có ý định lấp đầy khoảng trống quyền lực do Mỹ để lại ở Trung Đông, nhưng Bắc Kinh đang tăng cường hợp tác toàn diện với các quốc gia trong khu vực - bao gồm một số đồng minh truyền thống của Washington, những nước hiện coi Bắc Kinh là không chỉ là một đối tác thương mại.

    Ông Pang Zhongying, Giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Tứ Xuyên, cho biết vai trò trung gian trong việc nối lại quan hệ hữu nghị Saudi Arabia và Iran đã giúp nâng cao hình ảnh quốc tế của Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng quan hệ với phương Tây. Song ông cho rằng Trung Quốc nên cân nhắc cẩn thận vai trò trung gian cho các cuộc xung đột khu vực.

    “Việc làm trung gian cho thỏa thuận Iran - Saudi có thể khuyến khích Trung Quốc tiếp tục theo đuổi chính sách này, nhưng họ cần thận trọng. Iran và Saudi Arabia cần làm nhiều việc hơn trong các bước đi tiếp theo. Nếu Trung Quốc đóng một vai trò nào đó, thì họ vẫn còn nhiều việc phải làm, điều đó có nghĩa là họ phải mang thêm nhiều gánh nặng”, ông Zhongying cho hay.

    Ông nói rằng Bắc Kinh cũng cần thực hiện các bước đi thận trọng tương tự trong cách tiếp cận cuộc xung đột ở Ukraine.

    Chủ tịch Tập Cận Bình được cho là đã đề nghị làm trung gian hòa giải giữa Riyadh và Tehran khi tham dự hội nghị thượng đỉnh đầu tiên giữa Trung Quốc và các nước vùng Vịnh, được tổ chức tại Saudi Arabia vào tháng 12/2022. Các quan chức Saudi Arabia cho biết một số cuộc thảo luận sau đó đã được sắp xếp, bao gồm một cuộc thảo luận trong chuyến thăm của Tổng thống Iran Ebrahim Raisi tới Bắc Kinh vào tháng 2, sau đó dẫn đến 4 ngày đàm phán bí mật ở Bắc Kinh trước khi thỏa thuận được công bố.

    Ông Guy Burton, chuyên gia về Trung Đông tại Trường Quản trị Brussels, cho biết Trung Quốc đã phải đảm nhiệm rất nhiều công việc khó khăn trước khi thỏa thuận được công bố.

    Tehran và Riyadh cũng đã thể hiện ý định khôi phục quan hệ trong những năm gần đây. Biểu hiện là Saudi Arabia chuyển sang chính sách đối ngoại ít đối đầu hơn, còn Iran hướng tới mục tiêu xây dựng lại quan hệ với khu vực sau nhiều năm bị cô lập do chương trình hạt nhân và bị cáo buộc ủng hộ các nhóm chiến binh.

    Chuyến thăm của ông Tập tới Nga vào tuần trước được coi là nỗ lực khác nhằm định vị Trung Quốc như một nhà trung gian hòa giải khả thi cho xung đột Ukraine. Tuy nhiên, tuyên bố chung mà ông đưa ra với Tổng thống Nga Vladimir Putin về Ukraine đã không tiết lộ bất kỳ chi tiết nào ngoài đề xuất hoà bình 12 điểm - kêu gọi đàm phán hòa bình, chấm dứt các biện pháp trừng phạt đơn phương và đối đầu khối – nhắm vào Mỹ và NATO.

    Ông Philippe Le Corre, thành viên cao cấp tại Trung tâm Phân tích Trung Quốc của Viện Chính sách Xã hội châu Á, cho biết mối quan hệ của Trung Quốc với Nga và thành tích hạn chế của nước này với tư cách là nhà trung gian hòa bình quốc tế sẽ khiến nước này “rất khó” đạt niềm tin với tư cách là nhà kiến tạo hòa bình.

    Ông Le Corre cho biết sẽ là “khởi đầu tốt” nếu Trung Quốc có thể nói chuyện đồng thời với cả Tổng thống Putin và người đồng cấp Zelensky, nhưng ông không nghĩ rằng Trung Quốc có thể tiến xa hơn trong quá trình hòa giải.

    Ông Jean-Pierre Cabestan, Giáo sư danh dự về khoa học chính trị tại Đại học Baptist, cũng đặt câu hỏi liệu Trung Quốc có thể đóng vai trò trung gian trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine hay không.

    “Điều đó sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc liệu ông Zelensky có chấp thuận lời đề nghị của ông Tập hay không và khả năng phương Tây tìm thấy tiếng nói chung với Trung Quốc về tương lai của Ukraine, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước này”, ông nói.

    Ông Wang Yiwei, chuyên gia về các vấn đề châu Âu tại Đại học Renmin ở Bắc Kinh, cho biết Ukraine và phần còn lại của châu Âu kỳ vọng nhiều vào ảnh hưởng của Trung Quốc với Nga. Tuy nhiên, ông cho biết Trung Quốc không phải là bên tham gia trực tiếp và mục tiêu của đề xuất hòa bình của họ là tìm kiếm sự đồng thuận giữa các bên liên quan.

    “Nhưng Trung Quốc sẽ là người bảo lãnh, cho dù đó là hiệp định đình chiến hay hiệp định hòa bình”, ông nói đồng thời cho biết thêm rằng Trung Quốc và các thành viên thường trực khác của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc sẽ có vai trò trong quá trình đó.

    Ông Pang cũng đồng ý rằng vai trò của Trung Quốc với tư cách là nhà kiến tạo hòa bình ở Ukraine bị hạn chế.

    “Trung Quốc không phải là đồng minh của Nga và họ cũng không muốn làm mất lòng Ukraine hay châu Âu cùng lúc.... có nghĩa là vai trò của họ còn hạn chế. Hơn nữa, những nỗ lực có thể được thực hiện ngoài kế hoạch hòa bình 12 điểm vẫn chưa được nhìn thấy”, ông nói.
     
  3. creativealtair

    creativealtair snake, snake, snaaaake

    Tham gia ngày:
    6/5/08
    Bài viết:
    8,213
    Nơi ở:
    Siwa

    các chư hầu lại chầu thiên triều quá trời pepe-27
    Diễn đàn cao cấp phát triển Trung Quốc 2023
    Thái Bình (Phóng viên THVN tại Trung Quốc)-Thứ bảy, ngày 25/03/2023 18:34 GMT+7


    Diễn đàn tập trung thảo luận về những cơ hội đầu tư vào Trung Quốc, ổn định chuỗi công nghiệp toàn cầu & chuyển đổi xanh... Những định hướng phát triển của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cũng là vấn đề được nghị sự tại diễn đàn.

    Tại diễn đàn, đại diện từ Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc nhấn mạnh, mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 5% năm 2023 là có cơ sở bởi lạm phát thấp nên có nhiều dư địa để điều hành chính sách tiền tệ nới lỏng. Ngoài ra, sự ổn định về tài chính của Trung Quốc sẽ góp phần lan tỏa tích cực cho tài chính thế giới đầy biến động.

    [​IMG]
    Theo Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Mỹ - Trung Quốc, bất chấp những mâu thuẫn giữa hai nước, xuất khẩu năm ngoái của Mỹ vào Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục, với các mặt hàng thế mạnh nông nghiệp, thực phẩm, hóa chất. 2/3 số lượng hàng hóa từ các công ty Mỹ sản xuất tại Trung Quốc là bán tại thị trường Trung Quốc.

    Các nhà đầu tư từ phương Tây nêu ý kiến thẳng thắn: Chính phủ Trung Quốc cần phải mở cửa rộng hơn nữa cho nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực điện toán đám mây, Internet, công nghệ sinh học nông nghiệp, dịch vụ truyền thông giải trí, đối xử công bằng hơn giữa các thành phần kinh tế. Dù tình hình thế giới phức tạp nhưng nhiều chuyên gia đánh giá, Trung Quốc vẫn là động lực tăng trưởng chính kinh tế toàn cầu bởi nhiều dư địa từ mở cửa trở lại sau ba năm đóng cửa vì COVID-19.

    Thị trường 1 tỷ 400 triệu dân vẫn mang lại nhiều cơ hội cho các công ty toàn cầu. Trung Quốc có nhiều điểm sáng về thu hút đầu tư nước ngoài, du lịch tiêu dùng khởi sắc mạnh, lạm phát những tháng đầu năm thấp. Diễn đàn diễn ra từ nay đến ngày 27/3.
     
    Frederica_Bernkastel thích bài này.
  4. rebaron

    rebaron Sora, Wielder of Keyblades GameOver

    Tham gia ngày:
    22/8/21
    Bài viết:
    12,043
    China xanh cũng thế dichoi

    Cựu lãnh đạo Đài Loan (Trung Quốc) lên đường thăm đại lục, mong muốn hòa bình
    27/03/2023 | 17:32
    [​IMG]

    Ông Mã Anh Cửu phát biểu với báo chí tại sân bay trước khi thực hiện chuyến thăm đại lục. (Ảnh: Reuters)

    Ông Mã lãnh đạo hòn đảo Đài Loan (Trung Quốc) từ năm 2008 – 2016. Ông trở thành cựu lãnh đạo đầu tiên thăm Trung Quốc đại lục kể từ năm 1949.

    Phát biểu với báo chí tại sân bay quốc tế Đào Nguyên, cựu lãnh đạo 73 tuổi nói rằng ông “rất vui” khi thực hiện chuyến thăm để trao đổi với các sinh viên và viếng mộ tổ tiên ở đại lục.

    “Bên cạnh việc viếng mộ tổ tiên, tôi cũng sẽ đưa các sinh viên đại học tham gia trao đổi với các sinh viên đại lục, hy vọng cải thiện không khí giữa hai bờ eo biển hiện nay thông qua sự hăng hái và tương tác giữa những người trẻ, để hòa bình có thể đến nhanh hơn và sớm hơn với chúng ta”, ông Mã nói trong phát biểu ngắn.

    Ông Mã là một thành viên cấp cao của Quốc dân đảng - đảng đối lập chính ở Đài Loan (Trung Quốc) hiện nay. Đảng này có truyền thống gần gũi với đại lục.

    Quốc dân đảng cho rằng tiếp cận Trung Quốc là việc cần thiết hơn bao giờ hết, khi quan hệ giữa hai bờ đang rất căng thẳng.


    Ông Mã không có kế hoạch gặp bất kỳ quan chức cấp cao nào của Trung Quốc trong chuyến thăm, nhưng quỹ của ông cho biết ông sẽ “tùy theo ý chủ nhà” nếu họ sắp xếp.

    Ra đến sân bay, ông Mã gặp cả những người ủng hộ và những người biểu tình phản đối.

    Đảng Dân chủ tiến bộ cầm quyền chỉ trích ông Mã thực hiện chuyến thăm vào thời điểm này, cho rằng hành động đó không phù hợp khi Honduras - đồng minh lâu năm của Đài Bắc - vừa chấm dứt quan hệ với hòn đảo để thiết lập quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh.
     
  5. Cha Thần Gió

    Cha Thần Gió For the Horde! Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    6/1/11
    Bài viết:
    11,652
  6. zero121

    zero121 Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    12/8/08
    Bài viết:
    1,233
    rồi có khi nào đang trong chuyến đi thì bị thằng điên lao vào xả súng như cựu tt Nhật hem lambongacnhien
     
  7. Odisey

    Odisey The Miscast Sorcerer GVN LEGENDARY ‍ ⚚ Mystic Mage ⚚ GVN Dalit

    Tham gia ngày:
    24/6/03
    Bài viết:
    40,921
    Nơi ở:
    Hồ Chí Minh
    Bắn xong thấy phây phây mọi thứ như chưa có gì xảy ra .
    Vợ tổng thống phỏng vấn này nọ xém bị tai nạn phát sủi luôn
     
  8. zantan

    zantan Glory to Mankind CHAMPION ♞ Blade Knight ♞ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    22/10/06
    Bài viết:
    21,298
    Sứ giả qua thăm thiên triều à :4cool_baffle:
     
  9. Gilles

    Gilles C O N T R A Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    2/5/10
    Bài viết:
    1,695
    [​IMG]
     
    Thita_vipho thích bài này.
  10. rebaron

    rebaron Sora, Wielder of Keyblades GameOver

    Tham gia ngày:
    22/8/21
    Bài viết:
    12,043
    Tin mõm thôi
     
  11. rebaron

    rebaron Sora, Wielder of Keyblades GameOver

    Tham gia ngày:
    22/8/21
    Bài viết:
    12,043
    Ông Tập điện đàm với thái tử Saudi Arabia, tiếp tục gia tăng ảnh hưởng ở Trung Đông

    Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình điện đàm với Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman Al Saud. Ông Tập trước đó đã làm trung gian hòa giải thành công mối quan hệ giữa Saudi Arabia và Iran.

    [​IMG]
    Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - Ảnh: REUTERS

    Ngày 28-3, Đài CCTV đưa tin Chủ tịch Trung Quốc đã điện đàm với Thái tử Mohammed bin Salman Al Saud, nhà lãnh đạo trên thực tế của Saudi Arabia.

    Cả hai được cho là cùng thảo luận về nhiều chủ đề, bao gồm cả việc hỗ trợ các cuộc đàm phán tiếp theo giữa Saudi Arabia và Iran.

    Vào đầu tháng 3 này, ông Tập đã giúp môi giới thành công một thỏa thuận bất ngờ giữa Iran và Saudi Arabia, hai quốc gia vốn là đối thủ ở Trung Đông.

    Theo thỏa thuận mới, Iran và Saudi Arabia đã đồng ý khôi phục quan hệ ngoại giao.

    Ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc tại Trung Đông
    Giới quan sát đánh giá câu chuyện trên cho thấy ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc tại Trung Đông, khu vực vốn được Mỹ theo dõi một cách thận trọng.

    Theo Hãng thông tấn SPA, Thái tử Mohammed đánh giá cao sáng kiến của Trung Quốc trong việc hỗ trợ "những nỗ lực phát triển tình láng giềng tốt đẹp" giữa Saudi Arabia theo đạo Hồi Sunni và Iran theo dòng Shi'ite.

    Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ chiến lược giữa Saudi Arabia - nước xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới và Trung Quốc - đối tác thương mại chính của các quốc gia vùng Vịnh.

    Đáp lại, ông Tập cho biết hai nước kiên quyết ủng hộ lẫn nhau trong các vấn đề liên quan đến lợi ích cốt lõi của mỗi bên, đồng thời đóng góp nhiều hơn nữa để thúc đẩy hòa bình, ổn định và phát triển ở Trung Đông.

    Đa dạng hóa đối tác
    Cũng trong tuần này, tập đoàn dầu mỏ Saudi Aramco đã huy động khoản đầu tư trị giá hàng tỉ USD vào Trung Quốc với hai thỏa thuận lớn.

    Saudi Arabia và các quốc gia vùng Vịnh khác đã bày tỏ lo ngại về việc Mỹ rút khỏi khu vực.

    Giới quan sát đánh giá các nước trên đã chuyển sang đa dạng hóa đối tác nhằm bảo vệ lợi ích kinh tế và an ninh quốc gia.

    Ngoại trưởng Saudi Arabia và Iran dự kiến sẽ gặp nhau trong tháng lễ Ramadan của người Hồi giáo đang diễn ra.

    Trước đó, Riyadh và Tehran đã đồng ý khôi phục quan hệ sau nhiều năm thù địch. Căng thẳng giữa hai quốc gia này vốn đe dọa sự ổn định ở khu vực và châm ngòi cho các cuộc xung đột ở Trung Đông.
     
  12. Cha Thần Gió

    Cha Thần Gió For the Horde! Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    6/1/11
    Bài viết:
    11,652
  13. urusei

    urusei A.D.M.I.N Ẩn GameVN Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/12/04
    Bài viết:
    22,555
  14. tieunhilang.

    tieunhilang. SPARTAN John-117 Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    4/10/11
    Bài viết:
    11,055
  15. rebaron

    rebaron Sora, Wielder of Keyblades GameOver

    Tham gia ngày:
    22/8/21
    Bài viết:
    12,043
    Iran, Saudi Arabia sang Trung Quốc bắt tay làm hòa và hợp tác
    [​IMG]
    Ngày 6-4, bộ trưởng ngoại giao Iran và Saudi Arabia đã họp tại Trung Quốc và thống nhất sẽ hợp tác để mang lại an ninh và ổn định cho Trung Đông. Sự kiện cho thấy "sự hòa giải tích cực" của Bắc Kinh.

    [​IMG]

    Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian (bìa trái), Ngoại trưởng Saudi Arabia - Hoàng tử Faisal bin Farhan Al Saud (bìa phải) và Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương bắt tay tại Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 6-4 - Ảnh: REUTERS

    Theo Hãng tin AFP, cuộc họp giữa Bộ trưởng Ngoại giao Iran Hossein Amir-Abdollahian và người đồng cấp bên Saudi Arabia là Hoàng tử Faisal bin Farhan do Trung Quốc làm trung gian kết nối.

    Hai quốc gia Trung Đông từng quay mặt với nhau đạt được tuyên bố chung về việc cam kết tiếp tục phối hợp thúc đẩy quan hệ.

    "Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp tục thực hiện và kích hoạt Thỏa thuận Bắc Kinh theo cách mở rộng lòng tin lẫn nhau và các lĩnh vực hợp tác, đồng thời giúp tạo ra an ninh, ổn định và thịnh vượng trong khu vực Trung Đông", tuyên bố nhấn mạnh.

    Hồi tháng 3 năm nay, Tehran và Riyadh cùng công bố một thỏa thuận do Bắc Kinh làm trung gian nhằm khôi phục quan hệ đã bị cắt đứt cách đây 7 năm giữa hai bên, khi người biểu tình ở Iran tấn công các cơ quan ngoại giao của Saudi Arabia năm 2016.

    Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Iran cho biết hai bên đã đàm phán và trao đổi ý kiến, với trọng tâm là chính thức nối lại quan hệ song phương và các thủ tục để mở lại các đại sứ quán và lãnh sự quán của hai nước.

    Theo Hãng tin AFP, việc mở lại các cơ quan đại diện ngoại giao sẽ diễn ra trong vòng hai tháng. Đồng thời, hai bên sẽ thực hiện các thỏa thuận hợp tác kinh tế và an ninh đã ký hơn 20 năm trước.

    Hai nước Trung Đông cũng sẽ tiếp tục phối hợp để xem xét các cách mở rộng hợp tác, bao gồm nối lại các chuyến bay, các chuyến thăm song phương và tạo thuận lợi về thị thực cho công dân.

    Sau cuộc họp giữa hai bộ trưởng ngoại giao, Tổng thống Iran Ebrahim Raisi dự kiến sẽ thăm Riyadh theo lời mời từ Quốc vương Salman của Saudi Arabia.

    Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV cho biết đây là "cuộc gặp chính thức đầu tiên giữa các bộ trưởng ngoại giao Iran và Saudi Arabia trong hơn bảy năm". Sự kiện cho thấy "sự hòa giải tích cực" của Bắc Kinh.

    Thành công của Trung Quốc trong việc đưa Iran và Saudi Arabia xích lại gần nhau đã thách thức vai trò lâu nay của Mỹ với tư cách là "nhà môi giới" quyền lực chính ở ngoài khu vực Trung Đông.

    Việc nối lại quan hệ giữa Saudi Arabia (nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới, chủ yếu là người Sunni) và Iran (nơi có đa số người Shiite có quan điểm bất đồng mạnh mẽ với các chính phủ phương Tây) có khả năng định hình lại các mối quan hệ ở Trung Đông.
     
  16. rebaron

    rebaron Sora, Wielder of Keyblades GameOver

    Tham gia ngày:
    22/8/21
    Bài viết:
    12,043
    Đm anh hoàng tử pepe-8

    [​IMG]
     
    Q/人◕ ‿‿ ◕人\B thích bài này.
  17. Cha Thần Gió

    Cha Thần Gió For the Horde! Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    6/1/11
    Bài viết:
    11,652
  18. rebaron

    rebaron Sora, Wielder of Keyblades GameOver

    Tham gia ngày:
    22/8/21
    Bài viết:
    12,043
    Châu Âu ‘trông cậy vào Trung Quốc’ giúp chấm dứt xung đột ở Ukraine
    07/04/2023 | 09:51
    [​IMG]

    Chủ tịch EC Ursula von der Leyen (phải) cùng Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc gặp tại Bắc Kinh. (Ảnh: AP)

    Bà Von der Leyen nói rằng Trung Quốc, với tư cách uỷ viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, có “trách nhiệm lớn trong việc dùng ảnh hưởng của mình từ mối quan hệ hữu nghị đã xây dựng trong mấy thập kỷ với Nga”.

    “Chúng tôi trông đợi Trung Quốc thực sự thực hiện trách nhiệm này và đưa ra thông điệp rất rõ ràng”, bà Von der Leyen nói.

    Trước đó, khi phát biểu với báo chí, ông Macron nói với ông Tập: “Tôi biết có thể trông cậy vào ngài để đưa Nga và mọi người ngồi vào bàn đàm phán”.

    Phát biểu với báo chí tại cơ quan đại diện Liên minh châu Âu (EU) tại Bắc Kinh, sau khi có các cuộc gặp song phương với ông Tập, ba bên với ông Tập và ông Macron, cũng như cuộc gặp với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường, bà Von der Leyen cho biết bà đã cảnh báo Trung Quốc rằng việc cung cấp vũ khí cho Nga sẽ “gây tổn hại đáng kể cho quan hệ giữa chúng ta”.

    Khi được ông Macron đề nghị không cung cấp vũ khí cho Nga, ông Tập trả lời rằng đó “không phải cuộc chiến của ông ấy”, Reuters dẫn nguồn tin ngoại giao Pháp cho biết.

    Khi hỏi rằng liệu ông Tập có cam kết trao đổi với Tổng thống Ukraine Volodymir Zelensky hay không, bà Von der Leyen nói rằng không có lời hứa chắc chắn nào được đưa ra.

    “Rất thú vị khi nghe thấy Chủ tịch Tập nhắc lại sẵn sàng trao đổi trong điều kiện và thời điểm phù hợp. Tôi nghĩ đây là yếu tố tích cực”, bà Von der Leyen nói.

    Thông cáo từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc hầu như chỉ nhắc lại những phát biểu trước đó của ông Tập về cuộc xung đột. “Trung Quốc mong muốn thúc đẩy đối thoại hoà bình và tìm kiếm một giải pháp chính trị”, thông cáo cho biết.

    Bắc Kinh cũng khẳng định “sẵn sàng làm việc với Pháp để kêu gọi cộng đồng quốc tế” giải quyết nhiều vấn đề, từ dân sự đến sử dụng vũ khí hạt nhân.

    Ông Tập nói trong cuộc gặp nhà lãnh đạo Pháp, rằng Trung Quốc tin tưởng vào việc phát triển quan hệ hợp tác với châu Âu và cho rằng quan hệ này không nên phụ thuộc vào bất kỳ ai.

    “Trung Quốc luôn coi châu Âu là một cực độc lập trong thế giới đa cực và ủng hộ châu Âu thực hiện quyền tự chủ chiến lược… Chúng tôi nhấn mạnh rằng quan hệ giữa Trung Quốc và EU không nhằm vào bên thứ ba, không phụ thuộc vào bất kỳ ai và không bị bất kỳ ai kiểm soát”, CCTV dẫn lời ông Tập.

    Nhà lãnh đạo Trung Quốc bày tỏ hy vọng rằng EU nên tự mình phát triển quan hệ với Trung Quốc.

    Vai tốt, vai xấu

    “Cả ông Macron và bà Von der Leyen đều nói rõ rằng Trung Quốc có trách nhiệm dùng ảnh hưởng của mình với Nga để chấm dứt cuộc xung đột, và châu Âu trông cậy ông Tập làm điều đó”, ông Noah Barkin, một nhà phân tích về quan hệ EU – Trung Quốc tại viện nghiên cứu Rhodium Group, đánh giá.

    “Nhưng không có một sự nhượng bộ rõ ràng nào từ ông Tập. Ông ấy không phản đối kế hoạch của Nga về việc đưa vũ khí hạt nhân đến Belarus. Ông ấy cũng không cam kết trao đổi với ông Zelensky”, Barkin nhận xét.

    Trên nhiều khía cạnh, bà Von der Leyen được đánh giá là đã đưa ra nhiều quan điểm cứng rắn hơn tổng thống Pháp. Cùng đi với ông Macron lần này có 53 lãnh đạo doanh nghiệp, nhân dịp này tranh thủ cơ hội để làm sâu sắc quan hệ với Trung Quốc.

    Trong chuyến thăm lần này, ông Macron chứng kiến lễ ký 20 thoả thuận hợp tác, cho thấy Pháp vẫn muốn duy trì lợi ích kinh tế với Trung Quốc. Có thể sẽ có thêm những thoả thuận khác được ký khi nhà lãnh đạo Pháp thăm Quảng Châu ngày 7/4, nơi ông Tập sẽ thết đãi ông Macron một bữa tiệc không chính thức tại địa điểm bất ngờ, các quan chức tại Paris cho biết.

    Một thoả thuận sẽ mở cửa ngành thịt lợn của Trung Quốc cho các nông dân nuôi lợn Pháp. Một thoả thuận khác sẽ cho phép Alstom cung cấp hệ thống kéo xe điện cho hệ thống tàu điện ngầm Thành Đô. Tập đoàn năng lượng EDF ký được hợp đồng điện hạt nhân và điện gió, còn hãng vận tải biển CMA CGM của Pháp đạt thoả thuận với 2 tập đoàn nhà nước Trung Quốc.

    Các quan chức châu Âu gạt bỏ ý kiến cho rằng bà Von der Leyen “đóng vai xấu” để ông Macron làm “người tốt”, nhưng thực tế là Chủ tịch EC đã nêu những khía cạnh gai góc trong quan hệ với Trung Quốc, bao gồm những bất bình về kinh tế, nhân quyền và quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan.

    Bà Von der Leyen nói với ông Tập rằng các lãnh đạo doanh nghiệp của EU quan ngại với cách làm kinh tế của Trung Quốc.

    “Tôi chuyển tải ý kiến của các doanh nghiệp EU ở Trung Quốc rằng họ lo ngại về những cách làm không công bằng trong một số ngành, khiến họ bị hạn chế cơ hội tiếp cận thị trường Trung Quốc”, bà Von der Leyen nói, đồng thời cũng xác nhận rằng EU muốn “đánh giá lại” thoả thuận đầu tư mà hai bên đàm phán từ lâu.

    Về vấn đề Đài Loan (Trung Quốc), bà Von der Leyen nói với ông Tập rằng “việc sử dụng vũ lực để thay đổi nguyên trạng là điều không thể chấp nhận. Điều quan trọng là những căng thẳng nảy sinh cần được giải quyết thông qua đối thoại”.
     
  19. Cha Thần Gió

    Cha Thần Gió For the Horde! Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    6/1/11
    Bài viết:
    11,652
    Quỳ tiếp đi bâyquy-gifquy-gifquy-gif
     
  20. Heartless

    Heartless The Warrior of Light

    Tham gia ngày:
    15/3/17
    Bài viết:
    2,426
    Ký ở Hanoi chắc luôn
     

Chia sẻ trang này