[LĐ] China, the Bringer of Peace

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi rebaron, 20/3/23.

  1. Demi_fiend

    Demi_fiend Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    9/12/22
    Bài viết:
    107
    Ta lạc vào topic này mà quỳ muốn sụn gối luôn à.
    worry-16
     
  2. squall9588

    squall9588 Sam Fisher, Third Echelon Agent Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    6/6/05
    Bài viết:
    15,473
  3. Gin Melkior

    Gin Melkior Manchester is red

    Tham gia ngày:
    18/8/20
    Bài viết:
    8,383
    từ quy-gifthành dapchan
     
  4. rebaron

    rebaron Sora, Wielder of Keyblades GameOver

    Tham gia ngày:
    22/8/21
    Bài viết:
    12,043
    Trung Quốc sẵn sàng cùng Nga giải quyết khủng hoảng Ukraine
    Câu chuyện của tác giả Ngọc Ánh • Hôm qua 16:18

    upload_2023-5-6_16-45-15.png
    Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương cho biết nước này sẵn sàng hợp tác, phối hợp với Nga trong quá trình giải quyết xung đột Ukraine.

    "Trung Quốc sẽ kiên trì hỗ trợ và thúc đẩy các cuộc đàm phán hòa bình. Thông qua liên lạc và phối hợp với Nga, chúng tôi sẵn sàng đóng góp thiết thực vào giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng Ukraine", Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 5/5 dẫn lời Ngoại trưởng Tần Cương nói trong cuộc gặp với người đồng cấp Nga Sergey Lavrov tại Ấn Độ hôm 4/5.

    Ngoại trưởng Trung Quốc cho biết thêm mối quan hệ Bắc Kinh - Moskva đã được tăng cường sau chuyến thăm Nga gần đây của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

    "Trung Quốc - Nga đã và đang duy trì liên lạc tích cực ở mọi cấp độ, thúc đẩy hợp tác theo mọi hướng. Trung Quốc sẵn sàng tăng cường liên hệ chiến lược với Nga, củng cố và làm sâu sắc hơn nữa hợp tác trong mọi lĩnh vực", ông Tần nói.


    [​IMG]
    Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương (trái) và người đồng cấp Nga Sergey Lavrov tại Ấn Độ hôm 4/5. Ảnh: Reuters© Được VnExpress cung cấp
    Trung Quốc là nước có quan hệ chặt chẽ với Nga, nhiều lần kêu gọi các bên tìm kiếm giải pháp hòa bình cho xung đột Ukraine và từ chối trừng phạt Moskva, bất chấp sức ép của phương Tây.

    Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tháng trước điện đàm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, cho biết Bắc Kinh sẽ nỗ lực hướng tới việc ngừng bắn ở Ukraine càng sớm càng tốt, nhấn mạnh đàm phán là "giải pháp duy nhất" cho cuộc xung đột.

    Nga sau đó cho biết họ "ghi nhận việc Trung Quốc sẵn sàng nỗ lực thiết lập một tiến trình đàm phán", song nói thêm Ukraine và phương Tây "đã cho thấy họ có khả năng làm rối tung bất kỳ sáng kiến hòa bình nào".

    Mỹ và nhiều nước châu Âu cũng cho rằng cuộc điện đàm giữa Chủ tịch Trung Quốc và Tổng thống Ukraine là "tin tốt lành", mở ra triển vọng giải quyết cuộc xung đột đã kéo dài hơn một năm.

    Ngọc Ánh (Theo TASS)
     
    redie thích bài này.
  5. Odisey

    Odisey The Miscast Sorcerer GVN LEGENDARY ‍ ⚚ Mystic Mage ⚚ GVN Dalit

    Tham gia ngày:
    24/6/03
    Bài viết:
    40,920
    Nơi ở:
    Hồ Chí Minh
    Chà , giờ tuyển ngoại trưởng cao to đẹp trai phết .
     
    lifesyle thích bài này.
  6. squall9588

    squall9588 Sam Fisher, Third Echelon Agent Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    6/6/05
    Bài viết:
    15,473
  7. blueskyvan

    blueskyvan One-winged Angel Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/2/07
    Bài viết:
    7,587
  8. Hunter_Zero2006

    Hunter_Zero2006 C O N T R A Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    26/4/07
    Bài viết:
    1,920
    Nơi ở:
    Outer Heaven
    Glory to China uu-gif
     
  9. oblivion

    oblivion Sith Lord Revan Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    28/8/04
    Bài viết:
    10,635
    Nơi ở:
    làng chài gamevn
  10. scuuby

    scuuby Sam Fisher, Third Echelon Agent ⛨ Empire Gladiator ⛨ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    2/8/06
    Bài viết:
    15,369
    Xô-Trung union quy-gif
     
  11. rebaron

    rebaron Sora, Wielder of Keyblades GameOver

    Tham gia ngày:
    22/8/21
    Bài viết:
    12,043
    Trung Quốc sẵn sàng "hạ nhiệt" tình hình dọc biên giới với Ấn Độ
    Câu chuyện của tác giả (Vietnam+) • Hôm qua 22:01

    upload_2023-5-6_17-20-49.png
    Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương cho biết hai nước láng giềng phải bắt đầu một con đường mới cùng tồn tại hài hòa, phát triển hòa bình và phục hồi chung.

    [​IMG]
    Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương và người đồng cấp Ấn Độ S Jaishankar. (Nguồn: PTI)© PTI
    Trong một dấu hiệu đầu tiên cho thấy khả năng cân nhắc lại về việc giảm bớt căng thẳng ở Đông Ladakh, Trung Quốc đã bày tỏ sự sẵn sàng "hạ nhiệt" tình hình dọc biên giới chung với Ấn Độ.

    Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương được dẫn lời trong cuộc hội đàm với người đồng cấp Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) chiều 4/5, cho rằng "hai bên cần tiếp tục thực hiện nhất trí quan trọng mà lãnh đạo hai nước đã đạt được, củng cố những thành tựu đã đạt được, nghiêm túc tuân thủ các thỏa thuận liên quan, cùng hành động nhằm tiếp tục xoa dịu và hạ nhiệt tình hình biên giới, duy trì hòa bình và ổn định bền vững ở các khu vực biên giới."

    Về phần mình, Ngoại trưởng Jaishankar cho biết cuộc thảo luận giữa ông với ông Tần Cương tập trung vào các hội nghị thượng đỉnh SCO (vào ngày 4/7) và G20 (trong tháng 9) mà Ấn Độ sẽ đăng cai, trong đó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được mời.

    Theo hãng thông tấn Tân Hoa xã, Ngoại trưởng Tần Cương cho biết Trung Quốc hỗ trợ Ấn Độ tổ chức thành công hội nghị thượng đỉnh SCO.

    Ông nói thêm rằng với tư cách là chủ tịch hiện tại, Ấn Độ sẽ thể hiện tinh thần đoàn kết và hợp tác, đồng thời đóng vai trò tích cực trong việc tổ chức hội nghị thượng đỉnh thành công.

    Cùng với tuyên bố của mình về biên giới, ông Tần Cương đã đặt ra cơ chế khôi phục quan hệ và chia sẻ tầm nhìn mở rộng về những gì Ấn Độ và Trung Quốc có thể làm trong khu vực và hơn thế nữa.

    Ông cho biết Trung Quốc mong muốn cùng với Ấn Độ tiến hành tham vấn và trao đổi song phương, tăng cường đối thoại và hợp tác trong khuôn khổ đa phương, đồng thời làm sâu sắc thêm sự phối hợp và hợp tác trong các vấn đề quốc tế và khu vực.

    Bên cạnh đó, ông Tần Cương còn cho biết thêm rằng hai nước láng giềng phải bắt đầu một con đường mới cùng tồn tại hài hòa, phát triển hòa bình và phục hồi chung, đóng góp vào sự trẻ hóa quốc gia của mỗi bên và mang lại sự ổn định và năng lượng tích cực cho nền hòa bình và sự phát triển của thế giới.

    Ấn Độ và Trung Quốc đã rơi vào thế đối đầu quân sự ở Đông Ladakh kể từ tháng 5/2020 sau khi Trung Quốc xâm nhập qua Đường kiểm soát thực tế (LAC).

    Ấn Độ kiên quyết cho rằng Trung Quốc phải khôi phục nguyên trạng như trước tháng 5/2020 thì mới bình thường hóa quan hệ.

    Cho đến nay, phía Trung Quốc vẫn khăng khăng tình hình biên giới phải được tách rời khỏi quá trình bình thường hóa tổng thể - một quan điểm mà Ấn Độ đã nhiều lần bác bỏ./.
     
  12. Kronpas1997

    Kronpas1997 Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/9/02
    Bài viết:
    30,806
    Kêu gọi hạ nhiệt mà ko trả đất lấn của ấn thì có ccc thằng kia nghe.
     
    thitavipho and Nhật Bình like this.
  13. dangkhoa12

    dangkhoa12 Mayor of SimCity Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    28/12/04
    Bài viết:
    4,253
    cắn được thì ngu gì trả
     
  14. Odisey

    Odisey The Miscast Sorcerer GVN LEGENDARY ‍ ⚚ Mystic Mage ⚚ GVN Dalit

    Tham gia ngày:
    24/6/03
    Bài viết:
    40,920
    Nơi ở:
    Hồ Chí Minh
    Nói quan trọng cũng quan trọng , mà ko quan trọng cũng không quan trọng
     
  15. daltons

    daltons Sam Fisher, Third Echelon Agent GameOver Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    28/1/09
    Bài viết:
    15,436
    Trung Quốc cử đặc phái viên cao cấp tới Nga, Ukraina tìm kiếm hòa bình
    Câu chuyện của tác giả Ngọc Vân • 1 giờ trước

    upload_2023-5-12_18-4-50.png
    [​IMG]
    Cựu Đại sứ Trung Quốc tại Nga Lý Huy. Ảnh: ĐSQ Trung Quốc tại Nga© Lao Động
    Đặc phái viên Trung Quốc về các vấn đề Á - Âu, Lý Huy, sẽ thăm Nga, Ukraina, Ba Lan, Pháp và Đức để thảo luận về giải pháp cho cuộc khủng hoảng Ukraina.

    Theo SCMP, ông Lý Huy - nhà ngoại giao cấp thứ trưởng - sẽ là quan chức cấp cao nhất của Trung Quốc đặt chân lên đất Ukraina kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự vào tháng 2 năm 2022.

    “Chuyến thăm của đặc phái viên Trung Quốc tới các nước liên quan là một minh chứng khác cho cam kết của Trung Quốc trong việc thúc đẩy hòa bình và đàm phán. Chuyến thăm chứng minh đầy đủ rằng Trung Quốc kiên quyết đứng về phía hòa bình” - phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cho biết ngày 12.5.

    “Cuộc khủng hoảng hiện nay ở Ukraina đang kéo dài và leo thang, tác động lan tỏa vẫn tiếp tục. Trung Quốc sẵn sàng tiếp tục đóng vai trò xây dựng trong việc tập hợp sự đồng thuận quốc tế hơn nữa về lệnh ngừng bắn, bắt đầu đàm phán hòa bình và ngăn chặn tình hình leo thang... để thúc đẩy một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng Ukraina” - phát ngôn viên Uông Văn Bân nói.

    Chuyến thăm của đặc phái viên lần đầu tiên được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thông báo trong cuộc điện đàm với Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky vào tháng trước - cuộc điện đàm đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo kể từ khi chiến sự bắt đầu.

    Bắc Kinh chịu áp lực rất lớn từ Washington và các nước phải làm nhiều hơn để hòa giải trong cuộc chiến.

    Trong khi liên tục kêu gọi hòa bình, Trung Quốc không lên án Nga về chiến dịch quân sự. Hồi tháng 2, Bắc Kinh công bố lập trường về giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng Ukraina gồm 12 điểm, nhưng không đưa ra các đề xuất cụ thể để chấm dứt xung đột.

    12 nội dung cơ bản được ra trong tài liệu bao bồm: Tôn trọng chủ quyền của các quốc gia; từ bỏ tư duy Chiến tranh Lạnh; ngừng bắn và đình chiến; nối lại đàm phán hòa bình; giải quyết khủng hoảng nhân đạo; bảo vệ dân thường và tù binh chiến tranh; bảo vệ an toàn cho các nhà máy điện hạt nhân; giảm thiểu rủi ro chiến lược; đảm bảo vận chuyển lương thực; chấm dứt trừng phạt đơn phương; bảo đảm ổn định chuỗi công nghiệp và chuỗi cung ứng; thúc đẩy tái thiết sau xung đột.

    Ông Lý Huy là Đại sứ Trung Quốc tại Nga từ năm 2009 đến 2019. Ngay trước khi rời Nga với tư cách đại sứ, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã trao tặng ông Huân chương Hữu nghị.
     
  16. rebaron

    rebaron Sora, Wielder of Keyblades GameOver

    Tham gia ngày:
    22/8/21
    Bài viết:
    12,043
    Ngoại trưởng Vương Nghị: Đóng góp của Trung Quốc tạo nên ‘làn sóng hòa giải’ tại Trung Đông

    Ngày 21/8, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị khẳng định, sau cuộc đối thoại với Bắc Kinh, Iran-Saudi Arabia đã kiên trì thực hiện các bước đi cải thiện quan hệ, từ đó hình thành một “làn sóng hòa giải” tại khu vực Trung Đông.

    [​IMG]
    Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị. (Nguồn: SCMP)
    Theo tuyên bố của Ngoại trưởng Vương Nghị hôm 21/8, Trung Quốc đánh giá cao quyết định đúng đắn của phía Iran và sẽ giúp đỡ các nước Trung Đông khai thác con đường phát triển phù hợp với những điều kiện riêng của mỗi quốc gia.

    [​IMG]
    Ngoại trưởng Iran lần đầu công du Saudi Arabia sau nhiều năm rạn nứt quan hệ


    Đồng thời, vị quan chức này nhấn mạnh rằng, khôi phục tính toàn vẹn và thực hiện hiệu quả Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) là cách duy nhất để giải quyết căn bản vấn đề hạt nhân của Iran.

    Trước đó, ngày 20/8, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã có cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian, trong đó khẳng định Bắc Kinh sẵn sàng tiếp tục hợp tác với Tehran để ủng hộ mạnh mẽ trong các vấn đề liên quan đến “lợi ích cốt lõi”.

    Theo ông Vương Nghị, chuyến thăm Bắc Kinh của Tổng thống Iran Ebrahim Raisi hồi tháng 2 năm nay đã giúp hai nước đạt được những đồng thuận mới quan trọng về hợp tác song phương, đưa quan hệ Trung Quốc-Iran lên một tầm cao mới.

    Bên cạnh đó, Ngoại trưởng Trung Quốc cũng khen ngợi những nỗ lực của Iran và Saudi Arabia trong việc nối lại và khôi phục quan hệ sau cuộc đối thoại với Bắc Kinh đóng vai trò trung gian hồi tháng 3 vừa qua.

    Về phần mình, Ngoại trưởng Hossein Amir-Abdollahian chúc mừng ông Vương Nghị được tái bổ nhiệm làm người đứng đầu Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

    Ngoài ra, ca ngợi những tiến triển trong hợp tác chiến lược giữa Trung Quốc-Iran, ông Abdollahian nhận định rằng, quan hệ giữa hai bên là “tích cực và hướng tới tương lai”.
     
  17. redie

    redie Sith Lord Revan ⛨ Empire Gladiator ⛨ CHAMPION Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    1/4/07
    Bài viết:
    10,527
    Nơi ở:
    Hell
    Thục = Nga
    Ngô = Trung Quốc
    Nguỵ= Mẽo
     
  18. windyboy

    windyboy One-winged Angel Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    27/9/03
    Bài viết:
    7,618
    Nơi ở:
    木ノ葉隠れの里
    Tàu Tấn mới đúng, EU là Ngô
     
  19. Long bắn bi

    Long bắn bi Fire in the hole!

    Tham gia ngày:
    25/1/22
    Bài viết:
    2,857
    Meo: bỏ tay nhau ra mấy đứa ơi
     
  20. daltons

    daltons Sam Fisher, Third Echelon Agent GameOver Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    28/1/09
    Bài viết:
    15,436
    Trung Quốc nói ông Tập sẽ bàn hòa bình và phát triển toàn cầu với ông Biden
    [​IMG]
    Tổng thống Mỹ Joe Biden được kỳ vọng sẽ thể hiện vai trò lãnh đạo tại Hội nghị thượng đỉnh APEC, tuy nhiên khách mời lần này không chỉ là các đồng minh của Washington, mà còn có Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

    [​IMG]
    Tổng thống Mỹ Joe Biden gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Indonesia vào tháng 11-2022 - Ảnh: AFP

    "Hai nguyên thủ quốc gia sẽ có trao đổi sâu sắc về các vấn đề chiến lược, tổng thể và định hướng liên quan đến quan hệ Trung-Mỹ, cũng như các vấn đề lớn liên quan đến hòa bình và phát triển toàn cầu", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh nói.

    "Trung Quốc không sợ cạnh tranh, nhưng chúng tôi phản đối việc định nghĩa mối quan hệ Trung-Mỹ dưới góc độ cạnh tranh", người phát ngôn Trung Quốc nói thêm.

    Ông Biden và ông Tập sẽ gặp nhau lần đầu sau gần một năm tại Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) từ ngày 14-11 tại San Francisco, bang California (Mỹ).

    Cuộc gặp diễn ra trong lúc quan hệ giữa hai cường quốc kinh tế căng thẳng bởi các biện pháp trừng phạt của Washington đối với Bắc Kinh. Cuộc gặp cũng có thể đề cập đến những bất đồng khác như vấn đề Đài Loan.

    Ngày 12-11, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan nói rằng ông Biden sẽ thúc đẩy nối lại các kênh liên lạc quân sự với Bắc Kinh, đặc biệt là trong quản lý cuộc khủng hoảng Đài Loan.

    Trả lời trên Đài CBS, ông Sullivan nhấn mạnh các kênh liên lạc quân sự này là vì "lợi ích quốc gia của Mỹ" và nhằm tránh các sai sót hoặc tính toán sai lầm.


    Ông Sullivan cho biết các mối quan hệ quân sự có thể được khôi phục ở mọi cấp độ, từ lãnh đạo cấp cao đến cấp tác chiến chiến thuật, cũng như "trên biển và trên không ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương".

    Hội nghị APEC lần này cũng tập hợp các đồng minh của Mỹ như Úc, Nhật Bản và Hàn Quốc.

    Ông Matt Murray, quan chức cấp cao của Mỹ phụ trách APEC, nói với AFP rằng bất chấp sự hiện diện của Trung Quốc, Mỹ vẫn sẽ hợp tác với các đồng minh trong APEC để "đẩy lùi bất kỳ nỗ lực nào nhằm phá hoại các quy tắc và chuẩn mực quốc tế".

    Theo ông Jude Blanchette - chuyên gia về Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế, các nhà lãnh đạo khác lo ngại APEC có nguy cơ bị lu mờ bởi cuộc gặp giữa ông Biden và ông Tập. Nhưng họ cũng sẽ cảm thấy nhẹ nhõm sau cuộc gặp này.

    "Ngay cả những quốc gia trong khu vực cực kỳ lo lắng về việc Trung Quốc ngày càng hung hăng vẫn có mối liên kết kinh tế sâu sắc với Bắc Kinh và sẽ mong muốn một mối quan hệ Mỹ-Trung ổn định hơn là không", ông Blanchette nhận định.
     

Chia sẻ trang này