Mình thấy giọng Crowe lạ lạ, còn Hugh Jackman nhiều đoạn hát chán chán. Mà Javert gần như suy nghĩ thuần lí trí còn gì.
Theo quan điểm của mình thì Javert cũng là một "người khốn khổ", khốn khổ vì niềm tin mù quáng vào công lý vào luật pháp nhưng cái hệ thống đó lại có nhiều vấn đề. Chứ xét ra Javert cũng là một người tận tụy, hết lòng với công việc, và luôn tin là mình làm việc đúng đắn, thế nên sau này mới có đấu tranh tâm lý rồi tự tử. Vì thế mình thấy Russell Crowe rất là hợp vai trừ việc hát đôi lúc hơi phô chứ để ông nào mặt gian gian vào thì hỏng hết cả nhân vật. Thật ra nhân vật như Javert khá phổ biến, hoặc thành một tính cách hẳn hoi như mấy bác cắm đầu vào làm việc, tự đè nén mình bằng lý trí và nguyên tắc. Nhẹ nhàng thì một khía cạnh cảm xúc như nhiều người đọc báo về tên tội phạm nào đó thì lao vào ném đá nhiệt tình, đòi tử hình, tra tấn, chung thân cho nó chừa đi mà quên mất là bài báo nó cũng chỉ đưa ra được một mặt rất nhỏ của vấn đề thôi (đôi lúc mình cũng bị thế ).
hom nay vừa xem xong cứ tưởng javert tự tử vì thấy tội lỗi đã làm với anh Giăng, nhưng còn có sự ko nhượng bộ ở trong đó, mâu thuẫn cực độ ko chấp nhận cái xấu (thực ra là thân phận của gã) cô anne làm mình suýt rớt mấy giọt, ko biết luyện hát từ khi nào mà hay thế anh sói thì bt, lên cao hơi quá sức, nhưng mà còn đỡ hơn anh Crowe chả biết ngân giọng luôn, thật là biếng quá đi mà kỹ thuật nội lực đầy mình chắc phải nói đến anh Marius, chị Éponine cùng dàn tham gia cách mạng pháp ///tối buồn ngủ viết linh tinh, để hôm sau xem có gì sửa chữa
Anne ngày trước (trước The Dark Knight Rises và Les Miserables) thường chỉ bị chê ở khoản diễn xuất, chứ khoản hát hò ít bị chê lắm, dù hát trên phim và hát cho vui cũng nhiều, với Les Miserables k0 biết còn ai dám chê nữa k0 . Nhiều người so sánh với anniversary concert của nhạc kịch rồi bảo Anne diễn nặng quá nên nghe k0 thích tai, đặc biệt với Come to me, nhưng cũng do yêu cầu diễn xuất của điện ảnh nặng hơn nhạc kịch nhiều; chứ thích hát đẹp, thì như đoạn cuối đón Valjean về trời vẫn hay như thường.
^ 1 bản mấy câu đầu thay bằng bài thơ trong những người khốn khổ : “Do you hear the people sing Lost in the valley of the night? It is the music of a people Who are climbing to the light. For the wretched of the earth There is a flame that never dies. Even the darkest night will end And the sun will rise.”" Một bản là với song of the angry man
Có 2 bài nhưng cùng 1 giai điệu. Bài được hát lúc cách mạng là "Do you hear the people sing?", bài hát lúc cuối tcó tựa là Epilogue ( kết thúc). Nhiều giai điệu khác cũng được sử dụng cho nhiều bài, vd như điệu "Look down, look down" mấy người tù hát đầu phim á.
Bài Drink with me cũng bị cắt mất đoạn đầu, trong đó có đoạn mà tay hay uống rượu say xỉn hát cho Enjolras (tay này có gay crush với Enjolras), mà đoạn này là đoạn hay nhất. Tập trung nhiều quá vào cái tình yêu sét đánh của Marius và Cosette đúng kiểu Hollywood đâm ra thiếu sót .
nội dung chưa truyền tải hết dc đâu, thêm cái vụ hát suốt mình thấy khán giả cứ ngồi cười phì (chắc tại chưa quen) hóng wizard of oz, the boy from oz, wicked,.... lên film, hóng grease,west side story, saturday night fever,... remake
Hóng Notre Dame de Paris lên phim, mặc dù khả năng hơi thấp vì bản tiếng Anh diễn tại London của nhạc kịch này, được chính tác giả chuyển ngữ, giữ đc nhiều diễn viên đỉnh của bản gốc tiếng Pháp như Daniel Lavoire - Frollo, Luc Mervin - Clopin, đặc biệt là Garou - Quasi và Bruno Pelletier - Gringoire vẫn fail lòi, Broadway- thường làm nhạc kịch Pháp dựa trên bản London cũng k0 làm. Cá nhân vẫn thấy phần nhạc của Notre Dame de Paris vẫn hay hơn Les Miserables, cốt truyện phần nào đó cũng nhẹ nhàng và hợp với Hollywood hơn, nếu chuyển ngữ tốt, chọn diễn viên phù hợp là đủ để thành công rồi.
http://www.youtube.com/watch?v=A7sxUXv_BoA&list=PLFTo_QyB4QdOxYyZyEdbD5XgbNSQCVO3D Toàn bộ các bài hát trong phim.
tải album trước khi xem film rồi bài abc/ red and black, stars nghe catchy gớm, nghe hoài thấy khó dứt
Tính làm 1 cái cảm nhận về tạo hình/định hướng nhân vật từ khi đọc đc cái post về Javert mà bận quá, hôm nay tranh thủ. Phần nhạc trong phim đc lấy từ nhạc kịch, mà nhạc kịch Pháp thường mang tính đại chúng, pop-based pha chút opera nên vừa dễ nghe, vừa dễ đi vào lòng khán giả, k0 nặng tính hàn lâm, điều này đã cộng hưởng với cốt truyện vốn đã rất nặng cảm xúc khiến toàn bộ phim cực kỳ giàu cảm xúc, vì thế có vẻ phim lấy đc rất nhiều nước mắt của khán giả, ngay cả mình với cái tuyến lệ hoạt động cho vui là chính cũng nhỏ 2 giọt nước mắt ở 2 đoạn: đoạn của Enjolras trong "Drink with me", khi Enjolras hát với giọng mệt mỏi, tuyệt vọng (may mà phim cắt đoạn chú ma men hát cho Enjolras, nếu k0 chắc mình k0 chịu nổi độ cảm động) và đoạn Jean Valjean ngồi 1 mình, hát trong bóng tối, ngay lúc Fantine cất tiếng và Valjean bảo "Oh Fantine, I'm ready" mình khóc lần 2. Bên cạnh 2 yếu tố đó, tạo hình nhân vật theo chiều hướng tất cả mọi người đều khốn khổ, theo cách riêng (hẳn Victor Hugo sẽ hài lòng) và chất điện ảnh cũng đóng góp vai trò quan trong không kém. -Russell Crowe với ánh mắt buồn buồn, khổ ải và giọng hát tương đối yếu ớt đã tạo được 1 Javert khác biệt so với hầu hết các Javert quyết tâm, tàn nhẫn mà kinh điển là Javert của Philip Quast, người tàn ác ngay từ cách phát âm cái tên mình. Javert của Russell Crowe là 1 cảnh sát quá nghiêm túc, hết mình vì công việc và vì luật pháp nhưng k0 vô cảm; đoán là ban ngày Javert là 1 cảnh sát mặt sắt, ban đêm về vắt tay lên trán tự hỏi . Cái "Oh god why" lớn nhất đã dẫn Javert đến tự sát. -Hugh Jackman, như nhiều người nhận xét và mình cũng đồng ý, có vẻ quyết tâm và phần nào đó dữ dằn, nguy hiểm, chính điều này khiến cặp Valjean - Javert của Hugh và Russell Crowe hợp nhau theo 1 cách thức rất thú vị. Như đã nói ở trên, với 1 Javert k0 phải loại tàn ác, nhẫn tâm thì chính vẻ nguy hiểm, xuất quỷ nhập thần của Valjean đã khiến Javert quyết tâm đến vậy. Valjean của Hugh vừa đáng sợ, vừa uy nghi, đáng kính. Một điểm thú vị, nv Giám mục, người đã cứu rỗi Valjean do chính Colm Wilkinson, Valjean của nhạc kịch đóng. Điểm trừ của cả Hugh và Russell là khoản hát, khi Russell thực sự thiếu kỹ thuật, k0 thể lên cao được còn Hugh cứ lên cao là bị phô. -Cá nhân mình thấy tất cả những gì Anne Hathaway thể hiện trong phim đều k0 sai ở bất cứ điểm nào, từ ca hát đến diễn xuất. Fantine (lúc sống) của phim còn đau khổ hơn Fantine của cả truyện và nhạc kịch, bên cạnh số phận hẩm hiu, bệnh tật (lao phổi và có thể cả STD) được khắc họa rất rõ. Anne thể hiện rất tốt tất cả các trạng thái cảm xúc, từ tuyệt vọng cho đến nhục nhã, bẽ bàng, cho đến tức giận bằng cả diễn xuất và giọng hát. Riêng với Come with me (Fantine's Death), một Fantine bệnh tật sắp chết, giọng thều thào ngắt quãng, thở dốc, gầy trơ xương, mắt như lồi ra đc thể hiện cực kỳ ấn tượng (và ám ảnh) với phần diễn hơi quá đà của Anne, nhưng trách sự quá đà thì nên trách đạo diễn đã định hình Fantine như thế, còn Anne nên đc trao giải Oscar. Khúc cuối khi Fantine đón Valjean về trời như 1 sự đền đáp khiến tất cả những người cảm thấy tội nghiệp cho Fantine đều thấy hài lòng, phần này Anne hát rất nhẹ nhàng, bình yên trái với tất cả những đau khổ của đoạn đầu. -Eponine trong nhạc kịch luôn xinh đẹp, có chiều sâu và thú vị, mỗi tội nghèo và nhân thân k0 tốt; thay vì 1 Eponine xấu xí, thiếu vài cái răng, nồng nặc mùi rượu, luôn hận Cosette (vì nếu Valjean k0 cứu Cosette thì Javert k0 đuổi theo, k0 phát hiện và quay lại dẹp quán trọ nhà Thenardier); phim đơn thuần bê nguyên Eponine của nhạc kịch sang, cùng với Samantha Barks. Vì thế phải hơn 83% khán giả thích Eponine hơn Cosette. -Eponine trong nhạc kịch hầu như lúc nào cũng xinh hơn Cosette, sâu sắc hơn Cosette, tình cảm với Marius cũng đẹp hơn mối tình sét đánh vớ vỉn của Cosette. Chính vì thế mình thấy hài lòng khi Amanda Seyfried đc chọn, mặc dù k0 ngờ Amanda có thể hát (và diễn) được như thế, vì ít nhất Cosette k0 thua Eponine về tất cả mọi mặt. Trong phim vẫn k0 tập trung vào Cosette, ấn tượng về nhân vật của Cosette cũng chỉ ở đoạn độc thoại, sau đó đối thoại với Valjean ở In My Life cùng 1 số đoạn sửa lời, tuy nhiên phim vẫn phần nào thể hiện đc vì sao Cosette lại là người khiến Valjean có động lực sống tiếp và khiến cuộc đời Valjean bớt thảm (với Marius sau này cũng thế). -Gương mặt của Marius trong phim ngô ngố kiểu gì đó (có ai thấy thế k0?), phù hợp với hình ảnh chàng trai trẻ tuổi, nhiệt huyết nhưng bồng bột, chưa yêu ai bao giờ vì thế mà mất kiểm soát khi dính phải tình yêu sét đánh. Trong truyện thì lý tưởng chính trị của Marius và Enjoras cũng k0 hoàn toàn giống nhau, nhưng trong phim phần này bị bỏ qua, vừa vì k0 đủ thời lượng (chắc thế), vừa k0 cần thiết, vừa phù hợp với Marius ngố hơn. -Tất cả nhóm sinh viên trong phim đều còn rất trẻ, nhiệt tình, mơ mộng và chưa chín chắn, Enjolras cũng thế. Trong phim Enjolras cũng ngang tuổi Marius và đồng bọn, đẹp trai, thu hút, ánh mắt sắc và quyết tâm (Victor Hugo sẽ khá hài lòng, vì còn mỗi cái "đẹp như thần Apollo" là chưa làm đc). Enjolras trong phim vì lý tưởng và nhiệt huyết của tuổi trẻ mà lãnh đạo nhóm sinh viên, làm thủ lĩnh trong cuộc cách mạng, vì mơ mộng mà tin tưởng nhân dân sẽ đứng lên cùng mình, như rất nhiều phiên bản Enjoras khác. Nhưng Enjolras của phim không phải là 1 người đã trưởng thành, vượt trội so với đồng đội, quá kiên định mà vô tâm kéo đồng đội vào cõi chết; anh vẫn là 1 thanh niên, khi đời không như mơ, khi bị bao vây và ép đến đường cùng thì chính bản thân Enjolras cũng tuyện vọng. Enjolras đc xây dựng rất con người và rất hợp lý. Vợ chồng nhà Thenardier và Gavroche mình k0 có nhận xét.
toàn phim thấy hấp dẫn nhất vợ chồng Thenardiers vớ vẩn nhất là tình yêu sét đánh, xin thề là từ nhỏ đến lớn đây là mối tình sét đánh khiến mình vô cảm nhất, sét đánh mà hát cứ làm như sâu sắc lắm
Vợ chồng nhà Thenardiers trong phim được xây dựng với nhiều tình huống gây hài nên chắc là nhiều người thích chứ trong truyện đê tiện thô bỉ khốn nạn vô cùng. Trong cả bộ truyện ghét thứ hai vợ chồng nhà này, còn ghét nhất thì là em Cosette. Đoạn cuối phim làm hơi nhanh, mới có mấy ngày Valjean đã chết nên mình chưa thấy xúc động lắm, chưa thấy đau khổ bằng trong truyện, Valjean sống cô đơn suốt thời gian rất dài, đã vậy còn bị em Cosette em quên lơ luôn, coi như không tồn tại, đến lúc Marius nhận ra Valjean là người cứu mình đến lúc hết truyện là mình cứ khóc hoài, cảm giác như bao cảm xúc dồn nén ức chế được giải tỏa. Lần đầu tiên và duy nhất khóc khi đọc một cuốn truyện. Còn trong phim thì mình thích nhất mấy ca khúc lúc cách mạng, nghe hào sảng, cảm giác rất là sướng, cái này thì theo mình chắc chắn là hơn truyện rồi. Mình cũng cực thích Notre Dame de Paris, cả truyện lẫn nhạc kịch.
em eponine mới hấp dẫn chứ 2 vợ chồng nhà đó thì ông sacha bà helena đóng thấy hài là đúng rồi mà công nhân vợ chồng đó bền thiệt