Lịch sử bóng đá !!!

Thảo luận trong 'Thể thao' bắt đầu bởi neverback, 2/9/04.

  1. Xú Quận Mã

    Xú Quận Mã Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    9/11/04
    Bài viết:
    834
    Nơi ở:
    Red and Black Brigades
    Con số 10 trong bóng đá

    Trong lịch sử bóng đá, người ta hay nhắc đến con số 10 tên lưng cầu thủ với sự ngưỡng mộ và tôn vinh bằng lòng kính trọng. Chúng ta hãy thử cùng tìm hiêu về con số huyền thoại trong bóng đá này nhé

    Các fan bóng đá của những thập kỷ trước đã hiểu lầm rằng ngày nay không còn ai giỏi giang trong làng cầu túc nữa và cái ý nghĩ này ảnh hưởng sang nhiều người khác khi mà trong ho luôn hoài niệm về 1 cầu thủ xuất sắc cho riêng mình. Bóng đá hiện đại được vận dụng quá nặng về chiến thuật như 1 quy luật phát triển và tồn tại phù hợp với sự sinh tồn và phá triển của nó. Chính điều đó đang làm biến mất những cầu thủ có lối chơi ảnh hưởng quyết định tới lối chơi của toàn đội bóng, cũng như đang làm mất dần những pha bóng đẹp mắt, những giây phút ngẫu hứng của các thiên tài sân cỏ.
    Người ta tiếc nuối cho con số 10 - con số 10 đúng nghĩa của nó.
    Nguyên thủy, cầu thủ số 10 là tiền vệ trái cũng như số 8 làm nhiệm vụ tiền vệ phải. Do tính chất đặc thù của vị trí tiền vệ cánh trái thường thể hiện đuợc khả năng nhậy bén và chính xác của mình trong các pha xử lý bóng, do đó dù cùng chung nhiệm vụ nhưng vị trí số 10 thường được các fan yêu thích hơn vị trí số 8. Ferenc Puskas và Roger Piatoni là những cầu thủ nổi tiếng đầu tiên ở vị trí con số 10 nguyên thủy. Con số 10 lúc đầu tiên ra đời chỉ mang ý nghĩa như vậy, còn vào thời điểm đó, con số mơ ước của các cầu thủ tẻ tuổi, những cậu bé, những fan hâm mộ là con số 9 ( con số này đã Post ở trên rồi ) tức là trung phong - con số của người ghi bàn. Vào thời điểm ấy, con số 10 và 8 chỉ đuợc coi là " trợ lý " cho con số 9 mà thôi.
    Nhưng tới năm 1958, lần đầu tiên người ta chụp phần lưng áo nhiều hơn là chụp bộ mặt cầu thủ, và người đã bắt các phóng viên phải làm việc ấy là Pele, chính anh là người làm cho những cậu bé biết mơ ước về chiếc áo số 10. Pele trở thành vua bóng đá và con số trên áo đại diện cho anh cũng như của nhiều siêu sao khác. Nhắc đến con số 10, cái tên người ta nhắc đến chính là Pele. Từ đó trở đi, con số 10 trở thành 1 huyền thoại. Song, con số 10 lúc này để chỉ 1 con người chứ không để chỉ 1 vị trí trên sân như hậu vệ, tiền vệ hay tiền đạo. Bởi đơn giản, con số 10 có mặt khắp trên sân và mang linh hồn của đội bóng. Ở Mundial 58, Pele chơi ở vị trí trung phong còn Didi là tiền vệ dẫn dắt lối chơi của Brazil theo sơ đồ chiến thuật 4-2-4; nhưng ở WC sau, Pele lại là người chơi ở vị trí trung tâm hàng tiền vệ làm nhiệm vụ đưa Brazil tới chức vô địch WC, và trên lưng anh, vẫn là con số 10 tuyệt diệu.
    Con số 10 nổi tiếng ngay sau Pele đó là cầu thủ lắm tài nhiều tật Maradona. Trong đội hình thi đấu của CLB Naponi và đội tuyển quốc gia Arghentina, tất cả hàng tiền vệ chỉ có trách nhiệm thu hồi bóng và chuyền cho Maradona để anh này tạo ra những đường chuyền quyết định hoặc ghi bàn thắng. Nếu so về độ ảnh hưởng của Maradona tới lối chơi của đội bóng thì Pele không thể sánh được Maradona, nhưng vì sao mà người ta gọi Pele là vua bóng đá chứ không phải là Pele là do những vấn đề về đạo đức và lối sống của cầu thủ này. Con số 10 là 1 con số để chỉ sự hoàn hảo, do đó Maradona chỉ được biết đến như 1 cầu thủ nổi tiếng của nền bóng đá Thế giới.
    Một con số 10 nổi tiếng nữa là Platini - người được biết đến như là 1 con số 10 hoàn mỹ. Anh chơi ở tuyến giữa sân nhưng người ta cũng thấy anh đảm nhiệm cả vị trí tiền vệ công và kiêm thêm nhiệm vụ của 1 hậu vệ. Và khi cần . là 1 tiền đạo. Cho tới giờ, só bàn thắng đưa Platini tới danh hiệu vua phá lưới tại Euro vẫn chưa có ai phá được thành tích của anh.

    Con số 10 được biết đến với 1 ý nghĩa thật sự đó là linh hồn của đội bóng. Cầu thủ mang áo số 10 luôn dành được sự tôn vinh đặc biệt của đồng đội cũng như các fan hâm mộ, họ lãnh trọng trách đưa đội bóng tới chiến thắng. Họ là trung tâm mà những cầu thủ khác xoay xung quanh họ như những vệ tinh, lối chơi được xây dựng xung quanh cầu thủ này. Chiến thắng hay thất bại, đá hay hay đá dở là do cầu thủ này. Chính vì tầm quan trọng của vị trí số 10 này mà hiện nay, tất cả các đội bóng đều không dám để 1 cầu thủ số 10 tồn tại theo đúng nghĩa của nó, rủi do quá lớn. 1 chấn thương, 1 cuộc " đào tẩu " sang CLB khác sẽ là 1 thảm họa, bởi khi đó, đội bóng sẽ như rắn mất đầu, đội bóng sẽ không là chính họ nữa. Hãy nhìn Zidane - cầu thủ xuất sắc nhất hiện nay thì rõ, từ khi còn thi đấu cho Juventus cho tới khi thi đấu cho Real Madrid, hay ngay trong mầu áo đội tuyển quốc gia Pháp, Zizou phải chơi dung hòa với kỷ luật toàn đội nếu không muốn ngồi dự bị. Vị trí số 10 thật sự đang biến mất, có lẽ, con số 10 cuối cùng của nền bóng đá đương đại là R.baggio - nhưng cũng đã giã từ sự nghiệp thi đấu quốc tế
     
  2. archenemy

    archenemy C O N T R A Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    17/5/05
    Bài viết:
    1,963
    Nơi ở:
    cạnh nhà hàng xóm
    Danh sách các đội bóng đã từng vô địch trong lịch sử Calcio Serie A :
    1898 Genoa -------1936 Bologna -------------1972 Juventus
    1899 Genoa -------1937 Bologna -------------1973 Juventus
    1900 Genoa -------1938 Ambrosiana Inter---- -1974 Lazio
    1901 Milan --------1939 Bologna --------------1975 Juventus
    1902 Genoa -------1940 Ambrosiana Inter -----1976 Torino
    1903 Genoa -------1941 Bologna -------------1977 Juventus
    1904 Genoa -------1942 Roma ---------------1978 Juventus
    1905 Juventus -----1943 Torino --------------1979 Milan
    1906 Milan --------1944-5 Suspended --------1980 Inter
    1907 Milan --------1946 Torino ---------------1981 Juventus
    1908 Pro Vercelli --1947 Torino --------------1982 Juventus
    1909 Pro Vercelli --1948 Torino --------------1983 Roma
    1910 Inter --------1949 Torino ---------------1985 Verona
    1911 Pro Vercelli ---1950 Juventus ------------1984 Juventus
    1912 Pro Vercelli --1951 Milan ----------------1986 Juventus
    1913 Pro Vercelli --1952 Juventus ------------1987 Napoli
    1914 Casale -------1953 Inter ----------------1988 Milan
    1915 Genoa -------1954 Inter -----------------1989 Inter
    1916-1919 Suspended - 1955 Milan -------------1990 Napoli
    1920 Inter --------1956 Fiorentina -------------1991 Sampdoria
    1921 Pro Vercelli ---1957 Milan ----------------1992 Milan
    1922 Pro Vercelli / Novese -1958 Juventus ------1993 Milan
    1923 Genoa -------1959 Milan -----------------1994 Milan
    1924 Genoa -------1960 Juventus -------------1995 Juventus
    1925 Bologna ------1961 Juventus -------------1996 Milan
    1926 Juventus -----1962 Milan -----------------1997 Juventus
    1927 Torino (Revoked)- 1963 Inter -------------1998 Juventus
    1928 Torino --------1964 Bologna --------------1999 Milan
    1929 Bologna ------1965 Inter -----------------2000 Lazio
    1930 Ambrosiana Inter -1966 Inter ---------------2001 Roma
    1931 Juventus -----1967 Juventus ------------- 2002 Juventus
    1932 Juventus ------ 1968 Milan----------------- 2003 Juventus
    1933 Juventus -----1969 Fiorentina -------------2004 Milan
    1934 Juventus ------1970 Cagliari --------------2005 Juventus
    1935 Juventus ------1971 Inter
    Tổng kết :
    Juventus :27
    Milan :17
    Inter : 13
    Genoa :9
    Torino :7
    Bologna : 7
    Pro Vercelli :7
    Roma :3
    Fiorentina :2
    Napoli :2
    Lazio :2
    Cagliari :1
    Sampdoria :1
    Verona :1
    Casale :1
    Novese :1
     
  3. archenemy

    archenemy C O N T R A Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    17/5/05
    Bài viết:
    1,963
    Nơi ở:
    cạnh nhà hàng xóm
    Các trận chung kết Champion League :
    Năm ---------Tỉ số ---------------- Địa điểm --------- Trọng tài điều khiển
    1956 : Real Madrid 4-3 Reims -----------Paris ------------- Ellis (Anh)
    1957 : Real Madrid 2-0 Fiorentina-------Madrid ------------Horn (Hà Lan)
    1958 : Real Madrid 3-2 Milan -----------Brussels ----------- Alsteen (Bỉ)
    1959 : Real Madrid 2-0 Reims ----------Stuttgart ---------- Dutsch (Đức)
    1960 : Real Madrid 7-3 Ein. Frankfurt ---Glasgow ----------- Mowat (Scot)
    1961 : Benfica 3-2 Barcelona ----------Berne -------------- Dienst (Thuỵ Sĩ)
    1962 : Benfica 5-3 Real Madrid ---------Amsterdam -------- Horn (Hol)
    1963 : MILAN 2-1 Benfica -------------Wembley ----------- Holland (Eng)
    1964 : INTER 3-1 Real Madrid ----------Vienna ------------ Stoll (Áo)
    1965 : INTER 1-0 Benfica --------------Milan -------------- Dienst (Thuỵ Sĩ)
    1966 : Real Madrid 2-1 Partizan -------Brussels ------------- Kreitlin (Đức)
    1967 : Celtic 2-1 Inter ----------------Lisbon -------------- Tschenscher (Đức)
    1968 : Man. United 4-1 Benfica -------Wembley ------------ Lo Bello (it)
    1969 : MILAN 4-1 Ajax ----------------Madrid ------------- Ortiz (Tây Ban Nha)
    1970 : Feyenoord 2-1 Celtic -----------Milan --------------- Lo Bello (it)
    1971 : Ajax 2-0 Panathinaikos ---------Wembley ----------- Taylor (Anh)
    1972 : Ajax 2-0 Inter -----------------Rotterdam ---------- Helies (Pháp)
    1973 : Ajax 1-0 Juventus --------------Belgrade ----------- Guglovic (Nam Tư)
    1974 : Bayern Munich 1-1 Atlético Madrid -Brussels --------- Delcourt (Bỉ)
    1975 : Bayern Munich 2-0 Leeds -------Paris --------------- Kitabdjian (Pháp)
    1976 : Bayern Munich 1-0 St Etienne ---Glasgow ------------ Palotat (Hungary)
    1977 : Liverpool 3-1 Bor. M'gladbach--- Rome --------------- Wurtz (Pháp)
    1978 : Liverpool 1-0 Club Brugge -------Wembley ----------- Corver (Hà Lan)
    1979 : Nott'm Forest 1-0 Malmö --------Munich ------------- Linemayr (Áo)
    1980 : Nott'm Forest 1-0 Hamburg------Madrid ------------- Garrido (Bồ Đào Nha)
    1981 : Liverpool 1-0 Real Madrid --------Paris --------------- Palotai (Hungary)
    1982 : Aston Villa 1-0 Bayern Munich ---Rotterdam ---------- Konrath (Pháp)
    1983 : Hamburg 1-0 Juventus ----------Athens ------------- Rainea (Rumany)
    1984 : Liverpool 1-1 Roma -------------Rome --------------- Fredriksson (Thuỵ Điển)
    Liverpool thắng 5-4 sau khi đá luân lưu
    1985 : JUVENTUS 1-0 Liverpool --------Brussels ------------- Daina (Thuỵ Sỹ)
    1986 : Steaua Bucharest 0-0 Barcelona-- Seville ------------- Vautrot (Pháp)
    Steaua thắng 2-0 sau khi đá luân lưu
    1987 : Porto 2-1 Bayern Munich ---------Vienna ------------- Ponnet (Bỉ)
    1988 : PSV Eindhoven 0-0 Benfica -------Stuttgart ---------- Agnolin (It)
    PSV thắng 6-5 sau khi đá luân lưu
    1989 : MILAN 4-0 Steaua Bucharest -----Barcelona -------- Tritschler (Đức)
    1990 : MILAN 1-0 Benfica ---------------Vienna ----------- Kohl (Áo)
    1991 : Red Star Belgrade 5-3 Marseille ---Bari -------------- Lanese (It)
    Red Star thắng 5-3 sau khi đá luân lưu
    1992 : Barcelona 1-0 Sampdoria --------Wembley ---------- Schmidhuber (Đức)
    1993 : Olymp. Marseille 1-0 Milan ------- Munich ----------- Rothlisberger (Thuỵ Sỹ)
    1994 : MILAN 4-0 Barcelona ------------Athens ----------- Don (Anh)
    1995 : Ajax 1-0 Milan ------------------Vienna ------------ Craciunescu (Rom)
    1996 : JUVENTUS 1-1 Ajax -------------Rome ------------- Vega (Tây Ban Nha)
    Juventus thắng 4-2 sau khi đá luân lưu
    1997 : Bor. Dortmund 3-1 Juventus----- Munich ------------ Puhl (Hungary)
    1998 : Real Madrid 1-0 Juventus -------Amsterdam --------- Krug (Đức)
    1999 : Man. United 2-1 Bayern Munich --Barcelona --------- Collina (Ý)
    2000 : Real Madrid 3-0 Valencia --------Paris -------------- Braschi (Ý)
    2001 : Bayern Munich 1-1 Valencia -----Milan -------------- Jol (Hà Lan)
    Bayern thắng 5-4 sau khi đá luân lưu
    2002 : Real Madrid 2-1 Bayer Leverkusen--Glasgow
    2003 : MILAN 0-0 Juventus ----------Manchester --------- Merk (Đức)
    Milan thắng 3-2 sau khi đá luân lưu
    2004 : Porto 3-0 Monaco -----------Gelsenkirchen ------------ Nielsen (Đan Mạch)
    2005 : MILAN 3-3 Liverpool ----------Istambul ----------------Merk ( Đức )
    Liverpool thắng 3-2 sau khi đá luân lưu
     
  4. archenemy

    archenemy C O N T R A Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    17/5/05
    Bài viết:
    1,963
    Nơi ở:
    cạnh nhà hàng xóm
    Lịch Sử AC MILAN

    Địa chỉ : via Filippo Turati 3, 20121 MILANO
    Số điện thoại : 02/62.281
    Fax: 02/65.98.876
    Ngày thành lập : 18-12-1899
    Sân vận động : San Siro
    Chủ tịch hiện tại : Silvio Berlusconi

    Thông tin cơ bản :

    AC Milan là một trong những câu lạc bộ danh tiếng nhất Italia và Châu Âu với 17 lần vô địch Serie A và 7 lần vô địch Champion League .
    Màu áo truyền thống là xanh-đen ( tiếng Ý là rossoneri )
    Những cầu thủ huyền thoại của câu lạc bộ :
    Renzo De Vecchi, Cesare Maldini, Karl Heinz Schnellinger, Kurt Hamrin, Sandro Salvadore, Juan Alberto Schiaffino, Jose Altafini, Gunnar Gren, Ruud Gullit, Marco van Basten, Frank Rijkaard, Gunnar Nordahl, Nils Liedholm, Gianni Rivera, Luther Blissett, Franco Baresi, Giovanni Trapattoni, Angelo Sormani, Roberto Donadoni, George Weah, Demetrio Albertini, Paolo Di Canio, Roberto Baggio, Zvonimir Boban, Gianluigi Lentini, Carlo Ancelotti, Paolo Maldini, Alessandro Costacurta, Cafu, Andriy Shevchenko, Hernán Crespo, Filippo Inzaghi, Jean-Pierre Papin, Dejan Savicevic, Ray Wilkins, Jimmy Greaves, Jaap Stam, Alessandro Nesta, Kaká.

    Lịch sử thành lập của câu lạc bộ :

    Ngày 16/12/1899, một nhóm CĐV túc cầu giáo của thành Milano (phần lớn là các thuỷ thủ) tụ họp nhau lại khách sạn Hotel du Nord và cái tên chính thức Milan Football & Cricket Club đã ra đời từ đấy, tất nhiên là đội bóng có trụ sở tại một cửa hàng rượu ở phố Via Berchet của thành Milan, họ không thể nổi tiếng ngay được với một lãnh đạo nghiệp dư như thế mà phải đến khi Alfred Edwards xuất hiện sau đó nửa năm. Có lẽ trên thế giới ít có người nào lại vừa làm Chủ tịch, HLV và kiêm luôn là cầu thủ như Edwards tại Milan. Và những đóng góp vô bờ bến của ông đã giúp Milan giành được Scudetto đầu tiên vào năm 1901 và một đế chế mới đã ra đời!

    Lò sản sinh các huyền thoại :

    Nhiều thế hệ Milanista (các CĐV AC) luôn tự hào được chứng kiến sự “ra đời” của những nhà chiến thuật bậc thầy và những siêu sao bóng đá trên sân San Siro. Gipo Viani, Nereo Rocco và Nils Liedholm đều là cha đẻ của lối đá tấn công 4 tiền đạo ở thập kỷ 50 và 60 giúp Milan không chỉ thành công tại Italia (6 Scudetto) mà còn lừng danh khắp thế giới với 2 Cúp C1 (63,68), 1 C2 (68) và 1 Cúp Liên lục địa (69). Cuối những năm 80 và đầu thập kỷ 90, cả Arrigo Sacchi và Fabio Capello đã tạo dựng nên một Milan luôn ép đối phương đến nghẹt thở bằng lối chơi pressing toàn sân và khi đó Rossoneri đã rơi vào “tình trạng” không có đối thủ. Milan còn nổi tiếng hơn với những cầu thủ huyền thoại. Bắt đầu là những người Thuỵ Điển Gunnar Gren, Gunnar Nordhal và Nils Liedholm (bộ ba “Gre-No-Li”), rồi tuyển thủ Uruguay Juan Alberto Schiaffino, chân sút lừng danh Brazil Jose Altafini, Gianni Rivera, cầu thủ xuất sắc nhất AC Milan mọi thời đại, hậu vệ đội trưởng Franco Baresi trong những năm 80 đầu thập kỷ 90, số 6 bất tử của Rossoneri. Khi Marco Van Basten, Ruud Gullit và Frank Rijkaard khoác áo sọc đỏ đen, sân San Siro bừng sáng còn đối thủ của Milan khiếp sợ. Để có được sức mạnh ấy, tất nhiên là công sức của tất cả các thành viên trong gia đình Rossoneri nhưng trên hết vẫn là một người: Silvio Berlusconi. Mua lại Milan từ năm 1986, ông trùm truyền thông, chủ tập đoàn Fininvest hùng mạnh đã rót biết bao tiền của để giúp một đội bóng truyền thống nhưng bị khủng hoảng khi đó (phải chơi tại Serie B) lấy lại “thương hiệu” vốn có của mình. Không chỉ đơn giản là việc mang về các cầu thủ nổi tiếng, từ khi ông nắm giữ Milan, đội bóng được xây dựng trên một nền tảng tài chính vững chắc và dài hạn. Một cách thức điều hành cứng rắn nhưng hợp lý và chi tiết đến mức khó tin. Ở Milan, tất cả gần như hoàn hảo, từ chuyện nhỏ như việc mua sắm quần áo, xăng xe cho các cầu thủ đến chuyện lớn như cách thức tập luyện, chất lượng lối chơi…

    Trung tâm huấn luyện Milanello :

    Toạ lạc trên một ngọn đồi yên tĩnh cao hơn 300m so với mực nước biển Địa Trung Hải, nơi đây được coi là một trong những trung tâm huấn luyện thể thao xinh đẹp và có chất lượng nhất không chỉ của Italia mà cả trên thế giới. Milanello được hình thành vào năm 1963 với tổng diện tích 160.000m2. Với những rừng thông xanh tươi và hồ nước mát mẻ, đặc trưng tự nhiên của vùng đất Carnago, Cassano Magnago và Cairate bao quanh, Andrea Rizzoli là người quyết định cho xây dựng nhưng chỉ đến khi Silvio Berlusconi đến, Milanello mới có được vị thế như ngày hôm nay. Một hệ thống 6 sân tập, trong đó có 1 sân cỏ nhân tạo (diện tích 35m x 30m), và 1 sân phủ nhựa tổng hợp (diện tích 42m x 24m). Nhưng hiện đại nhất vẫn là “lồng tập trung tâm”, nơi các cầu thủ được liên tục vờn bóng trong trạng thái động để tăng cường phản xạ. Tại khu rừng thông là hệ thống đường chạy dài 1200m dành riêng cho những buổi tập nhẹ của các cầu thủ bị chấn thương. Khu nhà 2 tầng nằm ở khu trung tâm là nơi họp bàn của các quan chức, chỗ ở của các cầu thủ với đầy đủ tiện nghi của một khách sạn 5 sao.

    Thành tích :

    Italian League (Serie A): 17 lần
    1901, 1906, 1907, 1950-51, 1954-55, 1956-57, 1958-59, 1961-62, 1967-68, 1978-79, 1987-88, 1991-92, 1992-93, 1993-94, 1995-96, 1998-99, 2003-04
    European Cups: 6 lần
    1962-63, 1968-69, 1988-89, 1989-90, 1993-94, 2002-03
    Italian Cups: 5 lần
    1966-67, 1971-72, 1972-73, 1976-77, 2002-03
    Siêu cúp Italian : 5 lần
    1988, 1992, 1993, 1994, 2004
    Intercontinental Cups: 3 lần
    1969, 1989, 1990
    Siêu Cúp Châu Âu : 3 lần
    1989, 1990, 1994
    Cup Winners' Cups: 2 lần
    1967-68, 1972-73
    Latin Cup : 2 lần
    1951, 1956
    Mitropa Cup
    1981/82
    ( Tổng hợp từ nhiều website )​
     
  5. Xú Quận Mã

    Xú Quận Mã Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    9/11/04
    Bài viết:
    834
    Nơi ở:
    Red and Black Brigades
    Lịch sử danh hiệu Pichichi và Zamora

    Pichichi là tên gọi khác của tiền đạo săn bàn Rafael Moreno Aranzadi, ông chơi cho cậu lạc bộ Athletic Bilbao vào khoảng 90 năm về trước. Vào thời điểm đó tại TBN chưa có giải vô địch mà chỉ có cúp quốc gia, ông đã cùng với CLB của mình dành cúp 3 năm liên tiếp từ năm 1914 tới năm 1916.


    Rafael sinh năm 1892, ông mất năm 30 tuổi vì mắc bệnh thương hàn. Hiện nay ở CLB Athletic vẫn còn tượng của ông.
    Một cách vô tình, cầu thủ được tôn vinh là Pichichi của mọi thời đại cũng là một tiền đạo của Athletic Bilbao. Ông tên là Zarra. Zarra dành được danh hiệu Pichichi cả thẩy 6 lần và ghi được 251 bàn trong toàn bộ cuộc đời thi đấu tại giải vô địch TBN. Hiện tại số bàn thắng đó vẫn là kỷ lục ở giải vô địch TBN. Đứng sau Zarra là Hugo Sanchez (5 lần đoạt danh hiệu Pichichi, 234 bàn thắng), đứng thứ 3 là Di Stefano (5 danh hiệu Pichichi, 227 bàn thắng). Ngoài ra còn có một cầu thủ khác cũng dành được 5 danh hiệu Pichichi là cựu tiền đạo Quini, người từng chơi cho các câu lạc bộ Sporting Gijon (2 Pichichi) và Barcelona (3 Pichichi).

    Ricardo Zamora Martínez sinh tại Barcelona vào đúng ngày đầu tiên của thế kỷ 20. Ông đã từng chơi cho các câu lạc bộ Espanyol và Barcelona trước khi trở thành vụ chuyển nhượng gây tranh cãi lớn đầu tiên khi chuyển tới chơi cho Real Madrid vào năm 1930. Điều khoản phá hợp đồng là kỷ lục thời bấy giờ và vào khoảng 130 nghìn Pesetas (tất nhiên là còn rẻ hơn rất nhiều cái giá 60 triệu Euro, Real đã bỏ ra để mua Figo từ Barca, 70 năm sau đó). Zamorra đã dành hai chức vô địch và 5 cúp quốc gia và ông là người đầu tiên dành danh hiệu thủ môn xuất sắc nhất vào mùa bóng 1928-1929.
    Sau đó ông còn dành được danh hiệu này hai lần nữa và chỉ đứng sau 2 thủ môn thần kỳ, Ramallets của Barcelona với 5 lần đoạt danh hiệu và Acuna, thủ môn của Deportivo với 4 lần dành danh hiệu.

    Cả Pichichi và Zamorra đều là những thành viên chính thức đầu tiên của đội tuyển Tây Ban Nha khi họ thi đấu với tuyển Đan Mạch tại kỳ Olimpic năm 1920 tại Bỉ. Pichichi chỉ được chơi cho đội tuyển có 5 lần và ghi được đúng 1 bàn thắng. Trong khi đó Zamorra đã trở thành huyền thoại với 45 lần làm đội trưởng đội tuyển TBN và chỉ để thủng lưới đúng 42 bàn trong suốt quãng thời gian ông chơi cho đội tuyển.
    Sau đó Zamorra, còn được gọi là “El Divino” đã trở thành huấn luyện viên của nhiều CLB và cả đội tuyển quốc gia TBN.
    FCBVN
     
  6. archenemy

    archenemy C O N T R A Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    17/5/05
    Bài viết:
    1,963
    Nơi ở:
    cạnh nhà hàng xóm
    Toà án thể thao quốc tế (Court for Arbitration in Sport)

    CAS hoạt động như thế nào?

    Tòa án thể thao quốc tế, hay nói chính xác là ''Tòa án trọng tài thể thao'', viết tắt là CAS (Court for Arbitration in Sport), là một cơ quan độc lập, ra đời năm 1983 tại Lausanne (Thụy Sĩ) với nhiệm vụ duy nhất là phân xử mọi tranh cãi liên quan đến thể thao trên thế giới. CAS vốn do IOC thành lập và tài trợ.
    Nhưng chỉ một thời gian ngắn sau khi xuất hiện và chưa kịp xử ai, CAS đã… bị xử. Một tòa án khác tại Thụy Sĩ cho rằng việc CAS nhận tài trợ của IOC là không khách quan vì chắc chắn tòa này sẽ phải xét xử các vụ có liên quan tới chính IOC. Do vậy, suốt một thời gian, CAS phải tìm nhiều nguồn tài trợ khác nhau, trước khi chính thức được ICAS điều hành và tài trợ từ năm 1994. ICAS (International Council of Arbitration for Sport – Hội đồng trọng tài thể thao quốc tế) gồm 20 thành viên, đều là luật sư có uy tín, am hiểu luật thể thao và có nhiều kinh nghiệm ở lĩnh vực kiện tục trong thể thao. Các thành viên này phải ký văn bản cam kết sẽ hoạt động độc lập và khách quan.
    Có 2 dạng kiện tụng thường được đưa ra CIS: những tranh chấp thông thường (khá ít) và việc khiếu nại phán quyết của một tổ chức thể thao khác (phổ biến hơn). Trường hợp của HLV Letard cũng thuộc dạng sau (khiếu nại phán quyết của FIFA). Theo thủ tục, ''nguyên đơn'' có tối đa 10 ngày (kể từ ngày đâm đơn) để gửi đến CAS toàn bộ văn bản, hồ sơ, chứng cớ liên quan đến vụ kiện của mình. Đấy cũng là thời gian để CAS thông báo đến ''bị đơn'' để chuẩn bị hồ sơ.
    Đơn khiếu kiện sẽ được xem xét bởi một ban hội thẩm gồm 3 ''trọng tài'' trong số 150 luật sư thuộc 37 quốc gia khác nhau làm việc cho CAS. Một trong 3 ''trọng tài'' nêu trên do nguyên đơn đề nghị, một do bị đơn đề nghị, một do chính CAS đề cử. Ban hội thẩm này sẽ chọn một ngày nhất định để mời hai bên cùng mọi nhân chứng (nếu có) và các chuyên gia liên quan đến phân xử. Bị đơn chỉ cần gửi hồ sơ đến CAS trước ngày phân xử (chứ không phải tối đa 10 ngày như nguyên đơn).
    Sau khi nghe hai bên trình bày mọi chuyện, CAS phân xử theo nguyên tắc đơn giản là bỏ phiếu, đa số thắng thiểu số. Nếu không có bên nào thắng theo nguyên tắc ấy thì ban họi thẩm gồm 3 ''trọng tài'' nêu trên sẽ bỏ phiếu và đưa ra kết luận cuối cùng.

    Vì sao thể thao thế giới cần đến CAS?

    Trước tiên, vì đa số giới thể thao khắp nơi thừa nhận tính khách quan rất cao của CAS (theo khảo sát của BBC). Mặt khác, CAS hoạt động rất nhanh gọn, không có chút rườm rà nào về mặt thủ tục. Chi phí cũng rẻ. Bên thua kiện chỉ phải nộp án phí khoảng 300 euro, bên thắng thì không phải nộp đồng nào (nhưng trên thực tế, bên thua kiện thường ''lõm đậm'' vì chi phí chuẩn bị cho vụ kiện và tiền trả luật sư).
    Nói chung, kéo nhau ra tòa CAS là cách giải quyết tranh chấp tương đối rẻ. Nhiều trường hợp sau khi thua kiện còn tuyên bố: họ gặt hái được kinh nghiệm và kiến thức về luật thể thao, quý hơn cả thiệt hại vì thua kiện!
    Điều quan trọng nhất kiến thế giới thể thao cần có CAS là ở chỗ: Không có tòa án này thì lấy ai phân xử những tổ chức có quyền hành tối thượng như FIFA hoặc IOC? Thể thao nói chung cũng như bóng đá nói riêng càng phát triển mạnh thì chính IOC và FIFA càng dễ bộc lộ khiếm khuyết trong hệ thống luật của các tổ chức này. Mặt khác, các nhà kinh doanh bóng đá sừng sỏ với kiến thức sâu rộng và đội ngũ luật sư hùng mạnh của họ không phải bao giờ cũng phục phán quyết của FIFA. Các vụ doping ''đẳng cấp cao'' trong điền kinh chuyên nghiệp lại càng phức tạp, đôi khi vượt hẳn ra ngoài khả năng phân xử của IOC.
    Sau 22 năm tồn tại, CAS đã xử gần 500 vụ với mật độ năm sau luôn cao hơn năm trước. Có một chi tiết cần lưu ý: đa số các tổ chức thể thao đỉnh cao đều ghi hẳn một điều vào quy chế hoạt động. Đó là: ''Trong mọi trường hợp tranh chấp, phán quyết của CAS sẽ có giá trị cuối cùng''. Tuy nhiên, đối với các tổ chức không quy định điều này thì CAS trở nên vô nghĩa. Đã có trường hợp nguyên đơn thắng rành rành khi xét về chuyên môn, nhưng cuối cùng lại thua vì họ hoạt động trong một liên đoàn… đâu có xem CAS là trọng tài cuối cùng!

    Vài vụ phân xử đáng nhớ của CAS

    Tháng 6/2003, CLB Hà Lan PSV Eindhoven thắng kiện UEFA sau khi bị tổ chức này phạt khoảng 25.000 bảng vì các cổ động viên PSV có lời lẽ phân biệt chủng tộc trong một trận đấu với Arsenal ở Champions League. CAS xử thắng cho PSV trên cơ sở: CLB đã cung cấp đầy đủ số liệu chứng minh họ bảo đảm an ninh cho trận đấu trên sân nhà và kiểm soát đến mức tối đa thái độ, hành vi của những ai có thể kiểm soát.

    ( Từ website Thể Thao Việt Nam Net )
     
  7. archenemy

    archenemy C O N T R A Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    17/5/05
    Bài viết:
    1,963
    Nơi ở:
    cạnh nhà hàng xóm
    Những trận đấu xuyên thế kỷ giữa Brazil và Argentina

    Cách đây đúng 101 năm, đội tuyển của hai đất nước láng giềng, Argentina và Brazil, gặp nhau lần đầu tiên, để mở ra một trong những chương ấn tượng của bóng đá thế giới. Ngày nay, cuộc chạm trán giữa họ được coi là sự kiện vô cùng đặc biệt mỗi khi xuất hiện.

    Tổng cộng, hai gã khổng lồ Nam Mỹ đã gặp nhau 88 lần trong lịch sử. Các vũ công tango hiện vượt lên với 34 trận thắng và 147 bàn. Còn nghệ sĩ samba ít hơn một chút với 32 trận thắng và 136 bàn (có nguồn ghi 33 trận thắng). Dưới đây là những lần chạm trán kinh điển của hai đội.

    Các lần đọ sức trên đất châu Âu

    Hai đội đã có 3 lần gặp nhau tại châu Âu, và đều ở các vòng chung kết World Cup. Đó cũng đều là những kỷ niệm khó quên.

    30/6/1974, vòng đấu bảng thứ hai World Cup, tại Hannover, Đức: Brazil thắng Argentina 2-1. Đội áo vàng xanh lúc đó là ĐKVĐ thế giới nhưng đã suy yếu nhiều do sự chia tay của Pele. Còn Argentina tỏ ra còn chưa đủ độ chín để chơi ở đỉnh cao, họ chỉ vào vòng đấu bảng thứ hai nhờ chủ yếu vào trận thắng Haiti 4-1 trước đó. Không ngạc nhiên khi Brazil chiếm ưu thế hơn. Cựu danh thủ Rivelino mở tỷ số cho nhà ĐKVĐ bằng một cú sút sấm sét từ ngoài vòng cấm địa. Còn các vũ công tango cũng chẳng ngại chơi đôi công và gỡ hòa ở phút 35 với cú đá phạt trực tiếp của Brindisi. Nhưng kinh nghiệm là thứ mà họ còn thiếu. Về cuối trận, cầu thủ ghi bàn nhiều thứ hai tại World Cup 1970, Jairzinho, với pha dứt điểm chính xác ngoài vạch 16 m50, đã ấn định chiến thắng 2-1. Tuy vậy, trong trận quyết định số phận bảng đấu sau đó, Brazil đã thua Hà Lan 0-2 và nhường ngôi đầu cũng như vé vào chung kết cho đối thủ.

    2/7/1982, vòng bảng thứ hai của Espana 82: Brazil hạ Argentina 3-1. Lúc này, Argentina là đội đang giữ Cup thế giới nhưng thi đấu rất trầy trật. Maradona mới 21 tuổi, còn quá trẻ để có thể gánh vác trọng trách lớn lao. Ngược lại, Brazil tập hợp được cả một "đội hình vàng" với nhiều hảo thủ như Zico, Socrates, Falcao..... và họ chính là ứng cử viên số một của giải. Lẽ tất nhiên, Argentina chẳng thể nào mà cự lại được. Brazil dẫn liền 3-0 nhờ công Zico, Serginho và Junior. Đối thủ truyền kiếp của họ chỉ gỡ lại bàn danh dự do Ramon Diaz thực hiện. Sau đó, Maradona tỏ ra thiếu kiềm chế, đã đá vào bụng của Batista, để rồi nhận thẻ đỏ trực tiếp rời sân. Nhưng cũng như 8 năm trước đó, các nghệ sĩ samba về sau đã thua trận quyết định của bảng trước Italy với tỷ số 2-3, mở đường cho Paolo Rossi, Dino Zoff cùng các đồng đội màu áo thiên thanh lên ngôi.

    Ngày 24/6/1990, vòng hai loại trực tiếp của Italy 90: Argentina hạ Brazil 1-0. Đội áo xanh trắng đã vô địch 4 năm trước đó ở Mexico, nhưng lần này họ khởi đầu giải kém ấn tượng khi thua Cameroon 0-1. Vào vòng hai, Argentina gặp phải một Brazil được đánh giá cao hơn và không ai nghĩ họ sẽ thắng. Nhưng các nghệ sĩ samba đã bỏ lỡ hết cơ hội này đến tình huống ngon ăn khác. Đến phút 79, "cậu bé vàng" Maradona đột phá dũng mãnh qua 3 cầu thủ vàng xanh rồi tỉa bóng như đặt giúp Caniggia đối mặt, sút tung lưới Taffarel, ghi bàn duy nhất. Trận đấu này gần đây được nhắc lại khi có tin nói hậu vệ Branco của Brazil bị đầu độc bằng một chai nước ngoài sân cỏ trong một âm mưu của Argentina.

    Các lần đối đầu của thế kỷ 21

    Trong 5 lần gặp nhau từ đầu thế kỷ mới, lợi thế sân nhà luôn là bạn đồng hành với chiến thắng của cả hai đội. Chỉ có một lần duy nhất trong đó diễn ra trên sân trung lập, và kết quả là.....hòa, trước khi Brazil thắng bằng luân lưu (Copa America 2004).

    26/7/2000, lượt đi vòng loại World Cup 2002 tại Sao Paulo (Brazil): Brazil 3-1 Argentina.

    Tiền vệ bị thất sủng tại Inter, Vampeta, đã tỏa sáng và ghi liền 2 bàn trong chiến thắng trên sân Morumbi. Đội chủ nhà sớm vươn lên dẫn trước nhờ Alex, sau đó Vampeta lập cú đúp xuất sắc. Xen giữa là bàn danh dự cho Argentina do Matias Almeyda ghi dấu ấn. Chiến thắng này phần nào giải tỏa sức ép cho HLV Vanderlei Luxemburgo sau các thất bại nặng nề trước Paraguay (1-2) và Chile (0-3).

    5/9/2001, lượt về tại Buenos Aires: Argentina 2-1 Brazil

    Mặc dù đã sớm đoạt vé dự World Cup 2002, Argentina vẫn nhấn chìm đối thủ kình địch như để trả thủ thất bại 1-3 ở lượt đi. Brazil có được bàn mở tỷ số khi Roberto Ayala tự đưa bóng về lưới nhà trong hiệp một. Nhưng chỉ trong 15 phút cuối, mọi thứ đã đảo lộn. Tiền vệ Marcello Gallardo san bằng cách biệt ở phút 77 và khi trận đấu chỉ còn 5 phút, hậu vệ Cris đã đánh đầu tung lưới nhà, khiến Brazil mất đứt 1 điểm và rơi vào thế khó khăn. HLV Scolari sau đó đã chỉ trích các học trò không biết câu giờ.

    2/6/2004, lượt đi vòng loại World Cup 2006, ở Belo Horizonte: Brazil 3-1 Argentina

    Argentina đến làm khách với tinh thần rất cao nhưng Ronaldo khiến họ thất vọng bằng một hat-trick penalty. Tiền đạo của Real kiếm quả phạt đền đầu tiên sau lỗi cản người của Heinze ở hiệp một. Nhưng anh phải cần đền hai lần thực hiện mới thành công. Đến phút 67, "gã béo" lại kiếm thêm quả phạt đền thứ hai sau khi bị Mascherano kéo ngã và tiếp tục nhân đôi cách biệt. Juan Pablo Sorin gỡ lại một bàn cho Argentina bằng cú đánh đầu cận thành, một chiến tích tuyệt vời so với tầm thước quá nhỏ bé của anh. Nhưng Ronaldo lại moi thêm quả penalty thứ ba sau khi bị thủ môn Carvallero phạm lỗi ở phút cuối cùng, và mọi chuyện chấm hết với Argentina.

    25/7/2004, chung kết Copa America ở Lima, Peru: Brazil 2-2 Argentina

    Chỉ chưa đầy 2 tháng, hai đội lại tái ngộ với nhau ở chung kết giải vô địch Nam Mỹ. Argentina chơi thuyết phục nhưng Brazil có ngôi sao Adriano với phong độ cực tốt. Kily Gonzalez đưa đội quân tango lên dẫn trước ở phút 20, nhưng hậu vệ Luisao kịp chuộc lỗi với pha đánh đầu gỡ hòa 1-1 ở phút cuối hiệp một. Argentina tưởng như với đến Cup khi Cesar Delgado sút nâng tỷ số lên 2-1 ở phút 87. Nhưng vào những phút bù giờ, Adriano vôlê nhanh đẹp mắt trong vòng cấm, san bằng tỷ số 2-2. Sau đó, Brazil thắng 4-2 trong loạt luân lưu may rủi.

    8/6/2005, lượt về vòng loại World Cup 2006, tại Buenos Aires: Argentina 3-1 Brazil

    Argentina mới thua Ecuador 0-2 bốn ngày trước đó còn Brazil lại vừa thắng đậm Paraguay 4-1. Nhưng diễn biến trận đấu hoàn toàn khác so với tương quan và các phát biểu hùng hồn trước trận. Hai bàn của Crespo cùng một quả sút trái phá từ chân Riquelme giúp đội chủ nhà "quay" Brazil bằng cách biệt 3 đơn vị. Sang hiệp hai, Carlos sút phạt thần sầu nhưng cũng chỉ đem lại bàn danh dự cho Brazil.
    ( Sưu tầm )
     
  8. JakeSatan

    JakeSatan -=Devils' King=- Moderator

    Tham gia ngày:
    4/9/04
    Bài viết:
    8,047
    Nơi ở:
    Địa Ngục^.^
    Ken Aston và sự ra đời của những chiếc thẻ

    Thật khó có thể hình dung nổi một trận đấu sẽ diễn ra như thế nào, nếu như không có sự tồn tại của những chiếc thẻ Vàng và thẻ Đỏ. Và người ta cũng khó mà tin nổi, rằng tuổi đời của những chiếc thẻ này mới chỉ là 38, bằng tuổi đời của một lão tướng sân cỏ. Nhưng đó là sự thật, bởi mãi đến năm 1967, chúng mới được một trọng tài người Anh có tên là Kenneth George Aston phát minh ra.

    Trọng tài Ken Aston
    Aston vốn xuất thân từ nghề dạy học. Năm 1935, ông bắt đầu công việc gõ đầu trẻ tại trường tiểu học Newbury Park County ở vùng Essex. Tại Anh, thể thao luôn là một phần quan trọng trong các chương trình giáo dục ở nhà trường, giáo viên thường kiêm vai trò trọng tài. Và ông thầy 20 tuổi ngay lập tức được giao nhiệm vụ quản lý các trận đấu bóng.

    Chỉ một năm sau, Aston đã được công nhận là một trọng tài bóng đá chính hiệu. Đầu thập kỷ 60 ông trở thành một trong những trọng tài chuyên nghiệp hàng đầu ở Anh. Aston hầu như không hề lâm phải một tình huống gây tranh cãi nào trong suốt sự nghiệp cầm còi.

    Bước ngoặt quan trọng nhất xảy với Aston khi ông được giao điều khiển trận khai mạc VCK World Cup 1962 giữa chủ nhà Chile và ĐT Thuỵ Sĩ (3-1). Ông bắt trận đó hoàn hảo đến mức FIFA quyết định để ông làm trọng tài chính của trận Chile - Italia (2-0). Đây là một trận đấu rất nhạy cảm. Thời đó, báo chí Chile cho rằng các nhà báo Italia đã có những bài viết hồ đồ về nhan sắc và phẩm hạnh của phụ nữ Chile. Chịu quá nhiều áp lực của dư luận, Chile - Italia trở thành trận đấu của danh dự, và bóng đá chỉ còn là vấn đề thứ yếu. Người ta gọi đó là cuộc chiến Santigo.

    “Tôi không giống một trọng tài của một trận đấu bóng mà như người hoà giải trong một cuộc hoà đàm quân sự” - nhiều năm sau Aston nhớ lại. Xung đột không phải là điều quá xa lạ với Aston (từng đeo hàm trung tá phục vụ cho quân đội Anh tại châu Á trong thế chiến thứ 2”, nhưng “trận chiến Santigo” vẫn khiến ông “sợ xanh mắt”). Những viên cảnh sát, được vũ trang đến tận chân răng, được phép vào sân 3 lần trong suốt 90 phút của trận đấu để giúp trọng tài giữ trật tự sân cỏ. Aston buộc phải đưa 2 cầu thủ Italia ra khỏi sân, buộc phải ngừng trận đấu vài lần vì những cuộc hỗn chiến bên ngoài đường pitch.

    Thời điểm ra đời
    Aston đã có ý định từ giã các trận đấu đỉnh cao sau khi bắt chính trong trận chung kết cúp FA năm 1963. Nhưng 3 năm sau đó, FIFA đã mời ông tham gia Uỷ ban Trọng tài FIFA, nơi ông giữ chức Chủ tịch từ năm 1970 đến 1972. Với vai trò mới, Aston một lần nữa lại buộc phải có mặt trong một trận đấu đầy tranh cãi trong lịch sử WC. Năm 1966, đội chủ nhà Anh gặp Argentina tại vòng tứ kết trên sân Wembley. Aston, trọng tài bắt chính trận đấu đó, đã phải dùng tài “dỗ trẻ” của mình để “hạ hoả” đội trưởng ĐT Argentina Rattín, sau khi anh này bị buộc phải ra khỏi sân.

    Trận đấu vẫn tiếp tục là điểm nóng của dư luận sau đó, khi báo chí cho rằng lẽ ra trọng tài phải đuổi cả 2 anh em nhà Charlton (Bobby và Jack), giống như Rattín. Điều đó khiến Aston suy nghĩ rất nhiều, ông muốn tìm một cách nào đó để những rắc rối như thế không tái diễn. Điều đó ám ảnh ông ở mọi lúc mọi nơi, và “Khi tôi lái xe trên đường cao tốc Kensington, đèn đỏ, thế là phải dừng lại. Tôi chợt nảy ra: Vàng, anh bị cảnh cáo. Đỏ: Anh phải nghỉ thi đấu.”

    Thế là, những chiếc thẻ Vàng và Đỏ ra đời. Nó bắt đầu được áp dụng tại World Cup 1970 (Mexico) và trở thành một phần của cuộc chơi.

    Với bóng đá, không chỉ là trọng tài
    Với tư cách một trọng tài, một người của FIFA, Aston đã kinh qua nhiều trận đấu bóng đá. Ông cũng là một nhà lãnh đạo đáng kính của Toà án Thể thao, từng xuất hiện trong nhiều phiên toà.

    Bóng đá đã ăn sâu vào máu thịt ông và đi theo ông trong suốt cuộc đời. Từ 1980 đến 2001, ông tham gia giảng dạy cho nhiều khoá đào tạo trọng tài tại Mỹ, và rõ ràng sự phát triển như ngày hôm nay của bóng đá Mỹ có đóng góp không nhỏ của Aston. Như một sự tưởng thưởng trực tiếp cho những nỗ lực của ông tại Mỹ, năm 1997, ông được trao tặng danh hiệu cao quý MBE của đế chế Anh.

    Ngày 23/10/2001, Aston đã vĩnh biệt cuộc sống ở tuổi 86. Nhưng với đứa con tinh thần của mình, ông sẽ sống mãi cùng những trận đấu của môn thể thao Vua.
     
  9. kingofgamefox

    kingofgamefox Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    18/6/03
    Bài viết:
    1,427
    Nơi ở:
    Moscow
    11 cầu thủ vĩ đại nhất trong lịch sử Liverpool (Sơ đồ 4-4-2)
    Mỗi người hâm mộ có thể so sánh với các đội bóng vĩ đại trong thời gian gần đây là Manchester United và Arsenal. Thậm chí 11 cầu thủ hiện tại của Chelsea dưới thời Jose Mourinho cũng đang đe doạ viết lại các cuốn sách ghi chép kỉ lục. Nhưng dấu ấn quan trọng trong lịch sử bóng đá không thể thiếu tên đội hình Liverpool đặc biệt là sự thành công của họ cuối thập niên 70 và đầu thập niên 80.


    Với 7 chức vô địch, 4 cúp liên đoàn và trên tất cả là 4 cúp C1. Vì vậy, lựa chọn ra 11 cầu thủ vĩ đại nhất của Liverpool là vô cùng khó khăn - đặc biệt đối với nhưng cầu thủ không có tên trong danh sách này.

    Thủ môn

    RAY CLEMENCE: anh là một trong những thủ môn xuất sắc nhất của Anh. Cái tên đầu tiên được nhắc tới tại khung thành, Clemence chỉ không thể góp mặt trong 6 trận đấu trong toàn bộ sự nghiệp đầy ấn tượng của mình tại Anfield. Dù anh luôn luôn có một hàng hậu vệ đầy vững chắc phía trước, nhưng sự bình tĩnh và ổn định của anh trong mọi tình huống chính là nguồn cảm hứng lớn cho bất kì hàng hậu vệ nào va anh đẫ được tất cả những người yêu mến gọi là thủ môn có “bàn tay nhựa”.

    Hậu vệ

    PHIL NEAL: thép nhưng không cứng nhắc là hai từ không thể thiếu đối với Neal. Anh là một hậu vệ phải có phong độ ổn định nhất của Liverpool. Không một người nào có thể vượt qua anh trong ở vị trí này và trong kỉ nguyên của mình anh đã cùng với Liverpool dành 4 cúp Châu Âu.

    ALAN HANSEN: Hansen không thể thiếu trong danh sách này, hậu vệ vĩ đại nhất của Liverpool. Hậu vệ người Scotland đã tạo cho trận đấu trở nên dễ dàng hơn và luôn luôn biết hoá giải các tình huống nguy hiểm trước khi nó đến. Một cầu thủ có khả năng kiểm soát bóng tuyệt vời, tầm quan sát tốt để hỗ trợ cho hàng công.

    RON YEAT: Yeat là một hòn đá tảng cho động lực của Liverpool đầu thập niên 60. Với ba mùa đeo băng đội trưởng, Yeats đã đưa đội bóng từ vị trí thứ hai (Second Division ) danh vị trí số 1 (First Division). Trong thời của mình anh đã được mọi người gắn cho biệt danh “người khổng lồ”. Anh cũng là người cầm trịch khi quỷ đỏ đoạt cúp FA năm 1965.

    ALAN KENNEDY: Viết tên của mình vào phòng truyền thống của sân Anfield bằng cách ghi bàn trong các trận chung kết cúp Châu Âu năm 1981 và 1984. Kennedy vô cùng xuất sắc tại vị trí hậu vệ cánh trái của mình không những thế anh còn có khả năng cung cấp đạn cho hàng tiền đạo.

    Tiền vệ

    BILLY LIDDELL: Chỉ một chức vô địch có tên anh, nhưng không cso gì phải nghi ngờ một huyền thoại của Liverpool. Liddell đã ghi hơn 200 bàn thắng cho quỷ đỏ trong suốt khoảng giữa thế kỉ 20. Tuy chiến tranh thế giới thứ hai đã cướp đi nhiều thời gian anh muốn dành cho câu lạc bộ và anh vãn trung thành tới tận thập niên 60.

    GRAEME SOUNESS: Hãy quên những người giả vờ, Souness là một cầu thủ thép tại hàng tiền vệ trong kỉ nguyên của mình. Cầu thủ giữ nhịp trong đội hình đoạt cúp Châu Âu năm 1984 luôn là một trận đấu cho bất kì đối thủ nào bằng hành động chứ không phải lời nói. Với khả năng không ngại va chạm và đầy tinh tế của mình, cầu thủ người Scot cũng sở hữu một pha bắn phá khủng khiếp và làm cho trận đấu mang đầy dấu ấn sức mạnh của mình.

    STEVEN GERRARD: Chưa danh được chức vô địch nào tại đấu trường quốc nội, nhưng tiền vệ đội tuyển Anh là ngươic chỉ huy duy nhất đưa Liverpool dành cúp Châu Âu (5-2005) sau 21 năm chờ đợi. Một cầu thủ đầy sinh lực với khả năng quan sát và tìm kiếm bàn thắng, Gerrard đã từ chối sự mời gọi của gã khổng lồ Chelsea để ghi dấu ấn của mình thành một trong những tượng đài của Liverpool vĩ đại, hiện tại anh chỉ mới 25 tuổi.

    JOHN BARNES: Cầu thủ khó hiểu vĩ đại của Anh, nhưng là người đàn ông cởi mở vĩ đại nhất của Liverpool. Barnes bùng nổ tại sân chơi thế giới bằng một bàn thắng kì quan trước Brazil năm 1984. Thi đấu không mệt mỏi và giúp CLB đoạt danh hiệu vô địch năm 1984, đồng thời anh cũng nhận được giải thưởng cầu thủ của năm vào năm đó.

    Tiền đạo

    IAN RUSH: Chuyên gia sút penalty, cầu thủ ghi bàn kỉ lục cho Liverpool mọi thời đại. Welshman Rush có hai kỉ niệm không thể nào quên tại Anfield: dành giải thưởng đôi giày vàng Châu Âu năm 1984, giúp Liverpool trở thành CLB Anh đầu tiên hoàn thành cú ăn ba trong lịch sử.

    KENNY DALGLISH: Tiền đạo đầy phong cách, khả năng ghi bàn tuyệt vời. King Kenny đã trở thành HLV của CLB và vào năm 1986 anh đã giúp Quỷ Đỏ dành ngôi vô địch và một cú ăn hai.

    (24h.com.vn)
     
  10. petern

    petern °˖✧Bmì patê✧˖° Administrator

    Tham gia ngày:
    24/9/03
    Bài viết:
    3,235

    Quá trình hình thành và phát triển của World Cup



    Trong một cuộc chơi bóng bầu dục (được dùng cả tay và chân) tại trường trung học Rugby (nước Anh), một cầu thủ đã ôm bóng bằng tay chạy thẳng vào gôn đối phương. Cuộc tranh cãi bắt đầu.

    Những người đàn ông ham thích thể thao đã tập trung tại quán rượu trên phố Gret Kuyn, tranh luận với nhau về lối chơi của cầu thủ trên, cuối cùng họ đi đến thống nhất ý kiến nên tách thành hai loại hình chơi bóng; một loại hình chơi bóng bằng tay và một loại hình chơi bóng chỉ dùng chân nhưng được phép dùng đầu, thân đỡ bóng (chân - foot; bóng - ball; football - môn thể thao chơi bóng bằng chân - bóng đá); vậy là môn bóng đá ra đời. Ngày 26.10.1863 trở thành ngày lịch sử của bóng đá thế giới.

    Theo sự phát triển mạnh mẽ của môn bóng đá, ngày 25.5.1904, Liên đoàn Bóng đá Quốc tế (FIFA) được thành lập.

    Tại một cuộc hội nghị họp ở Amsterdam (Hà Lan) năm 1928, FIFAẫm thông qua Nghị quyết về tổ chức Giải Vô địch Bóng đá Thế giới 4 năm một lần. Các nền bóng đá hội viên đều có quyền tham gia thi đấu vòng loại, không phân biệt đội bóng nghiệp dư hay chuyên nghiệp.

    Lúc đầu tên gọi chính thức giải vô địch bóng đá thế giới là Cúp Thế giới, sau đó đổi thành "Cúp Jules Rimet" (gọi theo tên của cố Chủ tịch FIFA đầu tiên, người Pháp, có công đề xướng tổ chức giải vô địch bóng đá thế giới), rồi đến Giải Vô địch Bóng đá Thế giới (gọi chung là World Cup).

    Theo các văn kiện chính thức của FIFA, thì từ năm 1970 trở về trước, đội vô địch bóng đá thế giới được trao "Cúp Vàng", đó là tượng Nữ thần chiến thắng Nike, còn gọi là "Nữ thần Vàng" hoặc "Cúp Jules Rimet". Chiếc cúp này đúc bằng vàng thật, nặng 1,8 kg, đế bằng đá hoa cương nặng khoảng 4 kg, trị giá 10.000 USD đương thời.

    Cũng theo qui định của FIFA, từ năm 1970 trở về trước, FIFA giữ "Cúp Vàng" để trao cho Liên đoàn bóng đá quốc gia có đội tuyển đoạt chức vô địch bóng đá thế giới, sau đó Liên đoàn đó sẽ trao lại cho FIFA trước khi tiến hành vòng chung kết Giải vô địch bóng đá thế giới lần sau. Nhưng cũng theo quy định của FIFA, nước nào có đội tuyển quốc gia lần thứ 3 đoạt "Cúp Vàng" thì nước đó sẽ được quyền sở hữu vĩnh viễn Cúp "Nữ thần Vàng".

    Năm 1970, Cúp "Nữ thần Vàng" đã vĩnh viễn thuộc về Liên đoàn Bóng đá Brazil, khi đội tuyển Brazil lần thứ ba giành được chức vô địch thế giới (hai lần trước là vào các năm 1958 và 1962).

    Sau đó, FIFA đặt làm một chiếc cúp mới có tên "Cúp Thế giới FIFA" (FIFA World Cup). Theo quy định mới của FIFA, đây là chiếc cúp luân lưu, không đội nào được phép sở hữu vĩnh viễn chiếc cúp này. Đội nào đoạt chức vô địch sẽ nhận được một phiên bản nhỏ hơn so với phiên bản chính, mạ bạc, đồng thời được lưu giữ chiếc cúp thật trong thời gian giữa hai kỳ World Cup.

    Cúp mới, với hình tượng hai chàng trai giơ hai tay lên chung đỡ Trái Đất, được đúc bằng vàng thật, trị giá 20.000 USD đương thời, cao 36cm, nặng 5kg.

    Trong vòng chung kết, các cầu thủ của đội bóng đoạt chức vô địch thế giới được thưởng Huy chương vàng. Các cầu thủ đoạt chức á quân, được thưởng Huy chương mạ vàng. Các cầu thủ của đội đứng thứ 3, được thưởng Huy chương bạc. Các cầu thủ của đội đứng thứ 4 được thưởng Huy chương đồng.

    * Thể thức thi đấu Giải vô địch bóng đá thế giới:

    - Giai đoạn một: Vòng đấu loại.
    - Giai đoạn hai: Vòng chung kết.

    Các trận đấu vòng đấu loại được tiến hành trong các bảng do Ban Tổ chức World Cup của FIFA sắp xếp, bằng cách bắt thăm chia bảng (có tính đến thành tích - trình độ của các nền bóng đá và yếu tố địa lý của các nước). Vòng đấu loại được tiến hành theo thể thức thi đấu vòng tròn hai lượt ở các bảng.

    Tất cả các trận đấu loại phải hoàn thành trước khi bắt đầu vòng chung kết ít nhất là 5 tháng.

    Việc thi đấu vòng chung kết từ năm 1930 đến nay có nhiều thay đổi để khắc phục những điều bất hợp lý nảy sinh.

    Từ Giải vô địch lần thứ 10, năm 1974, FIFA đã có sửa đổi thể thức thi đấu ở vòng chung kết như sau: 8 đội thắng ở các bảng sẽ được xếp vào hai bảng mới (mỗi bảng 4 đội). Các đội thắng của mỗi bảng sẽ gặp nhau trong trận chung kết tranh chức vô địch. Các đội đứng thứ hai của mỗi bảng sẽ đọ sức với nhau để tranh ngôi thứ ba.

    Từ Giải vô địch lần thứ 12, năm 1982, do số nước tham gia tăng lên nhiều, nên thi đấu ở vòng chung kết không phải là 16 đội mà là 24 đội, chia thành 6 bảng. Hai đội đứng đầu mỗi bảng được lọt vào vòng trong, thi đấu ở 4 bảng, mỗi bảng 3 đội. Các đội đứng đầu mỗi bảng được lọt vào vòng bán kết. Hai đội thắng ở các trận bán kết được thi đấu ở trận chung kết tranh ngôi vô địch. Hai đội thua thì tranh giải ba.

    Đến World Cup thứ 14 ở Italia năm 1990, thể thức thi đấu lại được cải tiến: 24 đội dự vòng chung kết được chia làm 6 bảng; hai đội nhất nhì mỗi bảng, cả thảy là 12 đội, cùng với 4 đội đứng thứ ba có thành tích cao hơn được lọt vào vòng trong, chia thành 4 bảng để chọn lấy hai đội đứng đầu mỗi bảng vào vòng tứ kết; tiếp đó là vòng bán kết, và trận chung kết.

    World Cup thứ 16 ở Pháp năm 1998 đánh dấu bước phát triển mới với việc 32 đội được tham dự vòng chung kết. Thể thức thi đấu từ đây được đổi mới: Vòng đầu chia làm 8 bảng thi đấu. Các đội nhất nhì mỗi bảng, cả thảy 16 đội, được vào vòng trong, để chia cặp đấu loại trực tiếp với nhau, 8 đội thắng lọt vào vòng tứ kết; Tiếp đó vẫn là các vòng bán kết rồi chung kết.

    * Những đội từng đoạt World Cup:

    - Brazil đứng đầu danh sách về số lần đoạt World Cup (1958, 1962, 1970, 1994, 2002): 5 lần.

    - Hai đội 3 lần đoạt cúp: Italia (1934, 1938, 1982), và CHLB Đức (1954, 1974, 1990).

    - Hai đội 2 lần đoạt cúp: Uruguay (1930, 1950), và Argentina (1978, 1986).

    - Hai đội 1 lần đoạt cúp: Anh (1966), và Pháp (1998)
     
  11. R|M|E

    R|M|E Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    6/8/06
    Bài viết:
    213
    1 TRONG NHỮNG HUẤN LUYỆN VIÊN TÀI BA NHẤT NGOẠI HẠNG ANH
    Ferguson , vĩ nhân của bóng đá thế giới! :x

    Alex Ferguson sinh ra trong một gia đình lao động tại Govan.Nơi ông đã trở thành một thợ cơ khí cho xưởng đóng tàu Govan. Có lẽ ông sẽ không bao giờ quên được những kinh nghiệm và cuộc sống xã hội mà. Ông bắt đầu chơi bóng cho CLB Queen's Park, một CLB nghiệp dư. Sau đó ông chuyển đến chơi cho các CLB St Johnstone, Dunfermline, Rangers, Falkirk và Ayr United. Trong suốt sự nghiệp cầu thủ của mình Ferguson chơi tại vị trí tiền đạo và ông cũng chưa bao giờ được chơi cho đội tuyển quốc gia Scotland
    Tên đầy đủ : Alexander Chapman
    Ferguson
    Ngày sinh : 31/12/1941
    Nơi sinh : Govan , Glasgow , Scotland
    Trở thành HLV của quỷ đỏ : ngày 7/11/1986


    Ông làm HLV cho CLB East Stirling trong bốn tháng trước khi chuyển đến các CLB Paisley club, St Mirren. Ông đã chèo lái St Mirren đến top đầu năm 1977. Nhưng ông đã ra đi sau một cuộc tranh cãi với ban lãnh đạo CLB về tiền thưởng cho các cầu thủ. Ông chuyển đến Anberdeen , CLB đã chưa dành được một chức vô địch Scotland nào suốt 20 năm. Dưới sự chỉ huy của Ferguson họ đã có 3 chức vô địch Scotland , 4 cúp quốc gia , 1 League Cup và cúp Châu Âu sau khi đánh bại Real Marid năm 1983.

    Ông chuyển đến Manchester United năm 1986 và khởi đầu không được suôn sẻ lắm khi đội quân của ông thua Oxford United. Đội bóng đã phải vật lộn vài năm ( có lúc thua 5-1 trước đội bóng cùng thành phố Manchester city ). Nhưng đội quân của ông đã dành chức vô địch FA năm 1990 và có chính sách phát triển cầu thủ trẻ tuyệt vời , CLB đã hùng bá trong suốt thập niên 90.

    Những kỉ lục của Fergie :
    Kỉ lục tại Premier League
    Số trận : 731 trân
    Thắng : 411 trận
    Thua : 132 trận
    Hòa : 188 trận
    Tổng số bàn thắng: 1304
    Tổng số bàn thua : 682
    Tổng số điểm : 1421

    Kỉ lục tại cúp Châu Âu
    Số trận : 136 trận
    Thắng : 71
    Thua : 26
    Hòa : 39
    Tổng số bàn thắng : 243
    Tổng số bàn thua : 126

    Kỉ lục tại FA cúp
    Số trận : 69
    Thắng : 42
    Thua : 19
    Hòa : 8
    Tổng số bàn thắng : 114
    Tổng số bàn thua : 71

    Đánh giá chung các kỉ lục của Fergie
    Số trận : 1014 trận
    Thắng : 577 ( 57%)
    Thua : 192 ( 19%)
    Hòa : 245 (24% )
    Tổng số bàn thắng : 1813
    Tổng số bàn thua : 945


    Bảng thành tích
    Vô địch các năm
    1980 Scottish Premier League
    1982 Scottish League Cup
    1982 Scottish F.A. Cup
    1983 Scottish F.A. Cup
    1983 European Cup Winners Cup
    1984 Scottish F.A. Cup
    1984 Scottish Premier League
    1985 Scottish Premier League
    1986 Scottish FA Cup
    1990 F.A. Cup
    1991 European Cup Winners Cup
    1991 European Super Cup
    1992 League Cup
    1993 F.A. Premier League
    1994 F.A. Premier League
    1994 F.A. Cup
    1996 F.A. Premier League
    1996 F.A. Cup
    1997 F.A. Premier League
    1999 F.A. Premier League
    1999 F.A. Cup
    1999 European Champions League
    1999 Intercontinental Cup
    2000 F.A. Premier League
    2001 F.A. Premier League
    2003 F.A. Premier League
    2004 F.A. Cup

    Câu nói nổi tiếng nhất : "Phong độ là nhất thời , đẳng cấp mới là vĩnh cửu"
    Câu nói đáng nhớ : "I am delighted and honoured. I see this as an honour not just for me but for the people who have supported me through my life and made me what I am"
     
  12. axl

    axl Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    5/9/04
    Bài viết:
    739
    Nơi ở:
    nhà tui
    Quá trình phát triển kỹ, chiến thuật bóng đá hiện đại


    1. Quá trình phát triển kỹ thuật đá bóng

    Kỹ thuật là tổng hợp những động tác hợp lý mà vận động viên sử dụng trong khi thi đấu.

    Trải qua quá trình luyện tập lâu dài, gian khổ và qua thực tế thi đấu, kỹ thuật sẽ được từng bước hình thành, phát triển và hoàn thiện dần. Trên thực tế điểm cốt lõi của kỹ thuật bóng đá chính là những kỹ thuật đá bóng.

    Trong thời kỳ đầu tiên kỹ thuật đá bóng vẫn còn hết sức đơn giản, thô sơ và các cầu thủ chỉ biết đá mạnh về phía trước. Tuy nhiên đến đầu thế kỷ này kỹ thuật đá bóng đã có những bước tiến bộ vượt bậc, ngoài việc dùng mu và mũi bàn chân để đá bóng, các cầu thủ còn sử dụng cả mu trong để đá bóng và bắt đầu chú ý tới lực và hướng tiếp xúc bóng.

    Vào đầu những năm 30 đã xuất hiện kỹ thuật đánh gót: dùng gót chân đưa bóng về phía sau. Đến thập kỷ 40, môn bóng đá đã nhanh chóng được phổ cập và kỹ thuật đá bóng cũng được phát triển toàn diện. Các cầu thủ đã sử dụng các kỹ thuật đa dạng như đá bóng bằng lòng bàn chân, má trong, má ngoài sút mu chính diện… cho đến những kỹ thuật có độ khó cao như quay người đá bóng, ngả người đá móc, đá vô lê…

    Bước vào thập kỷ 50, kỹ thuật đá bóng tuy không thay đổi nhiều về thực chất, nhưng tư thế và những động tác của cơ thể khi đá bóng lại có sự cải tiến và biến hóa khá lớn. Trong thời kỳ này đã xuất hiện các kỹ thuật như xoạc bóng, đá nửa nảy, cắt bóng, đá bóng theo hình vòng cung… đồng thời, tính chuẩn xác và độ bí mật của những đường chuyền bóng cũng được nâng cao và không ngừng hoàn thiện. Trình độ dứt điểm (sút cầu môn) cũng được nâng cao rất nhiều và các cầu thủ có thể nhanh chóng tung chân sút bóng mà không cần lấy đà trong tất cả mọi tình huống và vì vậy nó đã làm tăng thêm tính bất ngờ trong thi đấu.

    Từ thập kỷ 70 cho đến nay, sự phát triển của kỹ thuật bóng đá được thể hiện cụ thể qua các mặt sau: Tốc độ bóng nhanh hơn, độ khó cao hơn, các kỹ thuật đa dạng hơn làm tăng thêm tính bí mật, tính bất ngờ và tính thực dụng của các đường bóng. Có thể nói trong giai đoạn này, kỹ thuật đá bóng đã đạt tới một mức độ phát triển toàn diện.

    Cùng với sự phát triển của kỹ thuật đá bóng, kỹ thuật dừng bóng cũng được hình thành và phát triển. Trong thời kỳ đầu tiên kỹ thuật dừng bóng chỉ đơn giản là dùng lòng hoặc một bộ phận của chân để dừng hoặc giẫm lên bóng. Cùng với thời gian, kỹ thuật dừng bóng cũng không ngừng được nâng cao và các cầu thủ có thể dừng bóng bằng một chân, hai chân bằng bắp chân, má trong lòng bàn chân, bằng đùi hoặc bằng ngực.

    Đến thập kỷ 50, 60, kỹ thuật dừng bóng đã được đa dạng hóa và các cầu thủ có thể sử dụng các bộ phận như má trong, mu má ngoài, mũi bàn chân, đùi, ngực, đầu dùng để dừng bóng. Căn cứ vào từng tình huống cụ thể các cầu thủ sẽ lựa chọn những phương pháp khác nhau để dừng bóng khi: bóng đang lăn trên mặt đất, bóng ở tầm thấp, bóng bật đất, bóng ở tầm cao…

    Tuy nhiên dù sử dụng phương pháp nào thì các cầu thủ cũng phải tuân theo trình tự tiến hành như sau: làm chậm tốc độ bóng - dừng bóng - bắt đầu chuyển động. So với kỹ thuật dừng bóng “chết” trước kia kỹ thuật dừng bóng trong giai đoạn này đã một bước tiến bộ vượt bậc. Từ thập kỷ 70 cho đến nay, sự phát triển của kỹ thuật dừng bóng có thể qui nạp lại thành mấy điểm sau:

    * Kỹ thuật dừng bóng “chết” đã bị thay thế hoàn toàn bằng kỹ thuật đỡ bóng.

    * Những kỹ thuật dừng bóng không hợp lý dần dần đã bị loại bỏ.

    * Khi đỡ bóng phải đồng thời phối hợp với các động tác tiếp theo để tạo thành một thể thống nhất và hình thành một tổ hợp kỹ thuật.

    Kỹ thuật dẫn bóng cũng đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài từ thấp đến cao. Thủa ban đầu kỹ thuật dẫn bóng chủ yếu là do vận động viên dùng mũi bàn chân đẩy bóng về phía trước và sau đó chạy đuổi theo. Do kỹ thuật phòng thủ đã được nâng cao buộc các tiền đạo phải có sự khống chế hiệu quả đối với trái bóng và điều này đã thúc đẩy sự phát triển của kỹ thuật dẫn bóng. Đầu thế kỷ 20 đã xuất hiện kỹ thuật dẫn bóng theo đường gấp khúc (thay đổi phương hướng và tốc độ). Trong giai đoạn này động tác giả được tiến hành theo trình tự “động – tĩnh - động” với tốc độ chậm. Khi kỹ thuật dẫn bóng đã được phát triển và hoàn thiện thì động tác giả của cầu thủ cũng được thực hiện thoải mái, nhẹ nhàng và đa dạng hơn.

    Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là dùng thân trên và hai chân để thực hiện các động tác giả với bóng và không bóng. Về mặt này các cầu thủ Nam Mỹ luôn luôn đứng ở vị trí dẫn đầu. Cùng với sự phát triển toàn diện của bóng đá, nhất là trong kỹ thuật phòng thủ (kèm người chặt), trình độ dẫn bóng của các cầu thủ cũng ngày một nâng cao. Có thể sơ lược tóm tắt lại thành mấy điểm cụ thể sau:

    * Kỹ thuật dẫn bóng đơn ngày càng bị thu hẹp và các kỹ thuật tổ hợp ngày một tăng.

    * Sử dụng hợp lý các bộ phận của cơ thể để dẫn bóng qua người.

    * Động tác ngày càng được phát triển theo xu hướng hợp lý và thực dụng.

    * Thực hiện động tác một cách nhanh chóng và thành thục.

    Tóm lại kỹ thuật bóng đá được phát triển từ không đến có, từ ít đến nhiều, từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao… trong suốt lịch sử phát triển của môn thể thao này. Nhân tố chủ yếu thúc đẩy sự phát triển không ngừng của các kỹ thuật bóng đá là:

    * Sự tác động qua lại giữa các kỹ thuật tấn công và phòng thủ đã thúc đẩy sự ra đời, phát triển và không ngừng hoàn thiện của các loại kỹ thuật. Đây chính là động lực chủ yếu để thúc đẩy sự phát triển và nâng cao, hoàn thiện của các kỹ thuật bóng đá.

    * Sự thay đổi của các điều luật là nhân tố chỉ đạo cho việc phát triển của kỹ thuật bóng đá.

    * Việc nâng cao tình trạng thể lực của các cầu thủ cũng là một nhân tố quan trọng trong việc phát triển kỹ thuật bóng đá.

    * Kỹ thuật là cơ sở đẻ thực hiện các chiến thuật và ngược lại, sự phát triển của chiến thuật lại thúc đẩy việc nâng cao trình độ kỹ thuật của các cầu thủ. Trên thực tế, trình độ của môn thể thao bóng đá cũng từng bước được nâng cao cùng với sự phát triển của kỹ, chiến thuật.

    * Do công tác nghiên cứu khoa học về thể dục thể thao ngày càng được áp dụng mạnh mẽ, cho nên những hiểu biết về cơ cấu giải phẫu và qui tắc hoạt động của cơ thể cũng không ngừng được nâng lên và điều này đã giúp cho các cầu thủ có được những cơ sở khoa học cần thiết để phát triển kỹ thuật bóng đá.

    Trong bất cứ hoàn cảnh và thời điểm nào dù là trong quá khứ, trong hiện tại hoặc trong tương lai thì kỹ thuật bóng đá cũng đều là nhân tố chủ đạo quyết định sự phát triển của môn thể thao này.

    2. Sự phát triển chiến thuật bóng đá

    Cùng với sự phát triển không ngừng của môn bóng đá hiện đại, chiến thuật bóng đá cũng được từng bước hoàn chỉnh.

    Trong giai đoạn ban đầu thi đấu bóng đá chỉ nhằm mục đích duy nhất là giành chiến thắng. Vì vậy, người ta thường không quan tâm đến việc áp dụng các chiến thuật thi đấu và các đội chỉ sắp xếp theo một đội hình đơn giản nhất. Khi mọi người bắt đầu chú ý đến việc phối hợp để đạt được hiệu quả cao hơn thì các cầu thủ trên sân mới bắt đầu có sự phân công hợp lý: có chuyền bóng, có đỡ bóng, có tấn công, có phòng thủ để rồi từng bước hình thành và không ngừng hoàn thiện những chiến thuật công, thủ rõ ràng.

    Điều này không chỉ giúp các đấu thủ phát triển kỹ thuật bóng mà còn gíup họ tăng cường tính hiểu quả và sự phong phú của các chiến thuật sử dụng.

    Quá trình phát triển của chiến thuật bóng đá có thể được chia ra làm các giai đoạn sau:

    Giai đoạn 1: (từ năm 1863 đến năm 1924) là giai đoạn hình thành và thử nghiệm của các chiến thuật bóng đá.

    Các đội hình chủ yếu bao gồm: 9 tiền đạo 1 hậu vệ; 8 tiền đạo 2 hậu vệ; 7 tiền đạo 3 hậu vê; 6 tiền đạo 4 hậu vệ; bố trí theo đội hình “hình tháp ngược” (trên to dưới bé).

    Đặc điểm chiến thuật: các cầu thủ được bố trí trên những vị trí cố định với các nhiệm vụ được phân công một cách máy móc và đơn thuần. Do trong đội hình này số người tấn công và phòng thủ chênh lệch nhau rất nhiều, cho nên các cầu thủ sẽ gặp rất nhiều khó khăn do tác động của luật việt vị. Đội hình này có lối đá và chiến thuật cứng nhắc, thi đấu chủ yếu là dẫn bóng xông thẳng lên và như không có sự phối hợp chiến thuật giữa các cầu thủ.

    Cùng với sự phát triển của môn bóng đá và để đáp ứng yêu cầu thực tế thì cuối cùng các cầu thủ cũng đã có những khái niệm về công, thủ và sự phân công máy móc đơn thuần trước kia cũng dần dần mất đi để thay vào đó là sự phân công bố trí hợp lý và biến hóa hơn so với thời kỳ cổ đại. Trong giai đoạn này bóng đá đã có được một sự biến đổi rõ rệt.


    Đội hình WM

    Giai đoạn 2: (từ năm 1925 đến năm 1953) là giai đoạn phát triển và ổn định của chiến thuật bóng đá.

    Đội hình chủ yếu trong giai đoạn này là đội hình WM.

    Đặc điểm chiến thuật: Sắp xếp vị trí rõ ràng, phân công trách nhiệm hợp lý, lực lượng công, thủ cân bằng, cường độ vận động của các cầu thủ ở mức độ như nhau. Trong đội hình này sức mạnh chủ yếu tập trung ở khu trung tuyến (phần giữa sân).

    Khi tiến công, hậu vệ không tiến sang nửa phần sân của đối phương còn khi phòng thủ tiền đạo cũng không lùi về nửa phần sân của mình. Tuy nhiên, do số người tập trung ở gần 2 khu phạt đền ít cho nên khó tạo được sức ép và khó thay đổi vị trí. Tấn công chủ yếu là sự dụng các đường chuyền dài để xông lên, khe hở giữa các hàng phòng thủ lớn và dứt điểm chủ yếu là sút bóng mạnh vào cầu môn. Có thể nói đây là một chiến thuật hết sức đơn điệu.

    Giai đoạn 3: (từ năm 1954 đến nay) là giai đoạn sáng tạo, phát triển và hoàn thiện của chiến thuật bóng đá.

    Đội hình chủ yếu bao gồm: 4 – 2 - 4; 4 – 4 – 4; 4 – 4 – 2; 3 – 5 – 2; 5 – 3 – 2; và một số các biến thể các đội hình cơ bản trên.

    Đặc điểm chiến thuật:

    - Tăng cường được sức mạnh và sự phối hợp trong khu phạt đền.

    - Số lượng tiền đạo ít đi, số người ở tuyến giữa và tuyến sau tăng lên, đồng thời sự uy hiếp trong tiến công bằng cách phục ngầm ở tuyến 2 và tuyến 3 cũng tăng lên.

    - Đội hình biến hóa linh hoạt đa dạng.

    - Rất có lợi cho việc triển khai một lối đá toàn diện.

    Những nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy sự phát triển và hoàn thiện chiến thuật là:

    - Phương pháp thi đấu và các điều luật đã được sửa đổi và hoàn thiện. Ví dụ: thay đổi từ đội hình 9 tiền đạo 1 hậu vệ sang đội hình WM mà một thời đã từng thống trị trong làng bóng đá thế giới, chủ yếu là do sự tác động của các phương pháp và các điều luật thi đấu.

    - Việc nâng cao trình độ kỹ thuật, cải tiến hoàn thiện chiến thuật và tăng cường các tố chất thể thực, đòi hỏi phải có một đội hình mới để thực hiện. Đội hình mới lại thúc đẩy và làm nảy sinh những kỹ, chiến thuật mới. Những kỹ, chiến thuật mới này từng bước được hoàn thiện, tác động lẫn nhau và điều này đã thúc đẩy sự phát triển và hoàn thiện của chiến thuật bóng đá.

    - Để giành được thắng lợi trong thi đấu, các đội đều cố gắng sáng tạo ra một loại hình chiến thuật mới và điều này luôn là điểm đột phá chủ yếu để mở ra con đường dẫn đến chiến thắng. Ví dụ năm 1872 đội Scotlan đã áp dụng đội hình tiền đạo 4 hậu vệ để đánh bại đội hình 7 tiền đạo 3 hậu vệ của đội Anh với tỉ số 3 : 2 và kể từ đó các đội đã bắt đầu chú trọng tới việc cải tiến đội hình. Năm 1954 người Hungary dựa trên cơ sở của chiến thuật phòng thủ WM đã đưa ra một chiến thuật với “4 tiền đạo” và đã 2 lần đánh bại đội Anh. Năm 1958 đội Braxin lại dùng chiến thuật 4 – 2 – 4 để đối phó với chiến thuật 4 tiền đạo trên.

    Đến năm 1974, Hà Lan, Tây Đức lại áp dụng chiến thuật 1 – 3 – 3 – 3 (1 hậu vệ tự do, 3 hậu vệ, 3 tiền vệ, 3 tiền đạo) để mở ra một thời kỳ phát triển mới với lối đá tổng lực (toàn đội tấn công, toàn đội phòng thủ). Nói chung họ đều sử dụng những lối đá biến hóa với những đội hình chiến thuật mới để giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong tấn công và phòng thủ nhằm phát huy tối đa sở trường và hạn chế tới mức tối thiểu những nhược điểm để thu được kết quả cao nhất.

    - Để phát huy được đầy đủ sức mạnh của toàn đội và sở trường của mỗi cá nhân, các đội đều tranh thủ giành quyền chủ động để kiềm chế đối phương bằng cách đưa vào áp dụng những đội hình chiến thuật mới, hoặc đa dạng hóa việc triển khai thực hiện trong các đội hình chiến thuật cũ để thu được hiệu quả cao hơn. Đây cũng chính là một trong các nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy sự phát triển và hoàn thiện của chiến thuật bóng đá.

    - Nói chung việc sắp xếp, bố trí đội hình là một trong các yếu tố cơ bản để tạo thành chiến thuật thi đấu. Trải qua quá trình phân tích, nghiên cứu trên thực tế, các chuyên gia sẽ từng bước nắm vững được quy luật hoạt động của nó để tổng kết, qui nạp và tạo ra những đội hình chiến thuật mới toàn diện hơn, khoa học hơn. Những đội hình chiến thuật mới này lại được vận dụng một cách sáng tạo vào trong thi đấu làm tăng tính hiệu quả trong hoạt động công, phòng, đẩy mạnh sự phát triển của kỹ, chiến thuật để không ngừng nâng cao trình độ và tính hấp dẫn trong thi đấu.

    Quá trình hình thành và phát triển của các điều luật thi đấu

    Năm 1863 Liên đoàn Bóng đá Anh được thành lập, đồng thời Luật thi đấu bóng đá lần đầu tiên, cũng được ban hành. Luật thi đấu này mặc dù chỉ có 14 điều, nhưng nó đã trở thành cơ sở để thiết lập Luật thi đấu bóng đá hiện nay. Tinh thần chủ yếu của bộ luật này là nghiêm cấm những động tác “thô bạo” và những hành vi “phi thể thao”.

    Nội dung chủ yếu bao gồm: cho phép các cầu thủ thực hiện bất cứ một động tác kỹ thuật nào trong tấn công và phòng thủ, nhưng nghiêm cấm không được ngăn cản, dùng tay đẩy, quật ngã, dùng chân đá vào người đối phương hoặc dùng tay chạm bóng. Mỗi đội tham gia thi đấu với 11 cầu thủ chính thức. Sau khi kết thúc thời gian thi đấu ở hiệp một, hiệp hai hai đội đổi sân… Cùng với sự phát triển của môn bóng đá, Liên đoàn Bóng đá Anh cũng đã liên tục tiến hành bổ sung, sửa đổi các điều luật. Ví dụ:

    Năm 1866, qui định sân thi đấu dài 120 yards (110m), rộng 80 yards (75m). Trong thi đấu sử dụng bóng màu trắng có tính đàn hồi. Thời gian thi đấu là 90 phút.

    Năm 1870 chính thức ban hành luật “việt vị”, tức là giữa người tấn công và khu vực cầu môn của đối phương phải có 3 người phòng thủ, nếu không thì sẽ phạm luật việt vị.

    Năm 1872, giải thi đấu tranh cúp vô địch của Liên đoàn Bóng đá Anh qui định đường sinh quả bóng là từ 0,68 đến 0,71m và qui định này đã chính thức được đưa vào trong các điều luật vào năm 1883.

    Năm 1877, qui định độ cao của cầu môn là 8 thước Anh (2,44m), 2 cột dọc của cầu môn được nối liền bằng xà ngang hoặc dây thừng.

    Năm 1880 chính thức qui định trọng tài chính là người ra quyết định cuối cùng sau khi đã tham khảo ý kiến của 2 kiểm tra viên (sau này là trọng tài biên) và trọng tài chính có nhiệm vụ ghi lại thành tích và thời gian thi đấu.

    Năm 1882 qui định:

    * Chia thời gian thi đấu thành hai hiệp, mỗi hiệp 45 phút, giữa 2 hiệp có thời gian tạm nghỉ và ở hiệp sau hai đội sẽ đổi sân để đảm bảo sự công bằng cho cả hai bên.

    * Bóng ra ngoài biên được đổi từ đá biên bằng chân thành ném biên bằng hai tay.

    * Thành lập Ủy ban phụ trách việc nghiên cứu và sửa đổi các điều luật.

    Năm 1883, qui định trên 2 cột dọc dùng xà ngang thay thế cho dây thừng (nhưng chiều rộng và độ dày của xà ngang còn chưa qui định rõ).

    Năm 1891 qui định:

    * Treo sau cầu môn để tránh việc tranh luận là bóng đã vào gôn hay chưa.

    * Qui định nếu cầu thủ mắc lỗi nặng trong thi đấu thì sẽ phạt đền.

    * Trọng tài điều khiển trận đấu gồm ba người: một trọng tài chính và hai trọng tài biên.

    * Qui định kích thước của khu cầu môn, khu phạt đền và cầu môn.

    Năm 1898, qui định không công nhận bàn thắng từ quả ném biên trực tiếp.

    Năm 1902, qui định thủ môn có thể dùng tay bắt bóng trong khu phạt đền.

    Năm 1905, năm thứ 2 sau khi FIFA được thành lập, Ủy ban điều luật của FIFA đã ban hành một quy định mới khi tiến hành thực hiện quả đá phạt đền. Trước khi bóng được đá đi, thủ môn phải đứng trên đường cầu môn, nhưng có thể tùy ý di chuyển trên đường này.

    Bóng sử dụng trong thi đấu phải được làm bằng da và không được làm tổn thương tới các cầu thủ.

    Cho phép va chạm hợp lý, nhưng không được sử dụng các động tác thô bạo, va chạm quá mạnh hoặc gây nguy hiểm cho đối phương.

    Năm 1925, ban hành sự sửa đổi đối với điều luật việt vị: từ trước mặt người tấn công phải có 3 cầu thủ phòng ngự của đối phương thành phải có 2 cầu thủ phòng ngự của đối phương.

    Năm 1929, quy định khi tiến hành đá phạt đền, trước khi bóng được đá đi, thủ môn phải đứng yên ở trên đường cầu môn không được di chuyển hai chân.

    Năm 1937, qui định trọng lượng của bóng dùng trong thi đấu Quốc tế là từ 14 – 16 Ounce (396 – 453g). Bắt đầu kẻ “Vòng cung phạt bóng” và qui định tác dụng của nó.

    Tháng 6 năm 1954, tại Hội nghị thường niên, FIFA đã ra quyết định nghiêm cấm những hành vi thô bạo để tránh việc xảy ra chấn thương. Ngay cả khi đang tranh bóng mà cố ý đá vào phần ngực, vai và vùng gần đầu của đối phương thì đều bị coi là đã vi phạm luật.

    Năm 1964, FIFA đã đưa ra những qui định về việc xử phạt và thi hành kỷ luật. Những qui định này đã được giải thích trước khi diễn ra giải vô địch thế giới như sau:

    Khi cầu thủ hai bên đồng thời cùng phạm luật: nếu một bên phạm lỗi trực tiếp và một bên phạm lỗi gián tiếp thì chỉ xử phạt bên phạm lỗi nặng. Nếu như cả hai bên cùng phạm luật với tính chất và mức độ như nhau thì cần phải tiến hành tung bóng để tiếp tục thi đấu.

    Nếu một cầu thủ đánh cầu thủ đối phương trong lúc trọng tài chính đang quay lưng lại với anh ta mà trọng tài biên kịp thời phát hiện ra và báo cho trọng tài chính thì sau khi đã xác định đúng và sự thật, trọng tài chính phải đuổi cầu thủ phạm lỗi đó ra khỏi sân và sau đó tiến hành tung bóng để tiếp tục thi đấu.

    Nếu như chỉ phát hiện ra sự việc trên trong phòng thay quần áo trong thời gian nghỉ giữa hai hiệp thi đấu thì trọng tài cần phải cảnh cáo cầu thủ đó và viết báo cáo tường trình lại sự việc trên. Nếu cầu thủ bị đánh bị thương nặng thì có thể cấm thi đấu vĩnh viễn đối với cầu thủ phạm lỗi.

    Năm 1970 qui định:

    * Trong khi thi đấu các cầu thủ do bị thương hoặc do những nguyên nhân khác mà không thể tiếp tục tham gia thi đấu được thì đội đó được quyền thay tới 2 cầu thủ (trước đây không cho phép thay người).

    * Trong những trận đấu cần phải quyết định thắng, thua rõ ràng, nếu hết thời gian thi đấu hiệp phụ vẫn hòa thì phải thực hiện đá luân lưu 11 mét để phân thắng, bại (thay cho phương pháp trước đây sử dụng rút thăm để quyết định thắng, thua).

    * Bắt đầu đưa vào áp dụng thẻ đỏ và thẻ vàng. Thẻ đỏ được sử dụng khi cầu thủ bị đuổi ra khỏi sân và thẻ vàng được sử dụng khi cầu thủ bị cảnh cáo.

    * Thủ môn sau khi bắt bóng cần phải nhanh chóng phát bóng lên, không được phép cố ý kéo dài thời gian bóng chết.

    * Trận đấu không thể tiếp tục tiến hành nếu như một trong hai bên có số người còn lại ít hơn 7 người. Từ năm 1972 đến năm 1977, FIFA lại ban hành một số những sửa đổi, bổ sung đối với các điều luật và phương pháp xử lý của trọng tài như: bất cứ cầu thủ nào trên sân cũng có thể được phép thay đổi vị trí với thủ môn. Tuy nhiên việc này cần phải báo trước cho trọng tài chính và phải được tiến hành trong thời gian bóng chết.

    Khi thay người, sau khi được sự đồng ý của trọng tài chính, các cầu thủ ra và vào sân ở gần đường giữa sân.

    Màu áo của thủ môn phải có sự khác biệt rõ ràng so với màu áo của cầu thủ hai đội và của trọng tài.

    Trọng tài chính kể từ lúc bước vào sân là đã phải bắt đầu thực hiện quyền hạn và trách nhiệm của mình.

    Thủ môn ôm bóng bước quá 4 bước là phạm luật, dùng tay ngăn cản và chặn trái phép đối phương sẽ bị quả đá phạt trực tiếp. Nhảy lên va chạm với đối phương, hoặc dùng bất cứ một tiểu xảo nào để trì hoãn việc đá phạt của đối phương sẽ bị cảnh cáo, tái phạm sẽ bị đuổi ra khỏi sân.

    Không cho phép các huấn luyện viên đến gần sân bóng để tiến hành các hoạt động chỉ đạo…

    Năm 1980, tinh thần cơ bản của điều luật “việt vị” không thay đổi, nhưng việc “đá hoặc chạm bóng cuối cùng của đối phương” thì đã có sự giải thích mới. Đồng thời FIFA cũng quy định cầu thủ đã bị thay ra khỏi sân không được phép trở lại sân thi đấu.

    Năm 1981, hội nghị thường niên của FIFA lại ban hành một số sửa đổi bổ sung như:

    * Trong luật 6 về quyền hạn và nhiệm vụ của trọng tài biên được bổ sung như sau: khi một bên yêu cầu thay người, trọng tài biên phải giơ cờ để báo cho trọng tài chính biết (2 trọng tài biên đồng thời giơ cờ).

    Trong luật 2 về số lượng các cầu thủ, bổ sung thêm điều (c) trong cách xử phạt: “những vi phạm khác về điều luật này, cầu thủ có liên quan sẽ bị cảnh cáo. Nếu như trọng tài dừng trận đấu lại để thi hành cảnh cáo, thì trận đấu sẽ được tiếp tục lại bằng quả phạt gián tiếp của đối phương điểm phạm lỗi.

    * Trong luật 12 về lỗi và hành vi thiếu đạo đức được sửa từ “nếu cầu thủ có những hành vi dưới đây sẽ bị đuổi ra sân”, thành “nếu cầu thủ có những hành vi mà theo nhận định của trọng tài là cố tình gây nguy hiểm cho đối phương sẽ bị đuổi ra khỏi sân”.

    Ngày 15/6/1985 FIFA thông qua quyết nghị về việc thay đổi các điều luật bóng đá và quyết nghị này có hiệu lực kể từ ngày 15/7/1985. Những sửa đổi bổ sung chủ yếu bao gồm:

    * Qui định về vị trí tung bóng (khi trọng tài chính tạm dừng trận đấu và sau đó thực hiện quả tung bóng để tiếp tục thi đấu) được sửa đổi bổ sung thành: “nếu bóng trong khu vực cầu môn, thì quả tung bóng sẽ được thực hiện tại điểm trên vạch giới hạn khu cầu môn song song với đường biên ngang, gần vị trí bóng dừng nhất”.

    * Điều 5 trong luật 12 được sửa lại là : “thủ môn sau khi đã khống chế bóng bằng tay di chuyển quá 4 bước về bất cứ hướng nào mà vẫn giữ bóng đập bóng hoặc tung bóng lên không rồi bắt lại, không chịu đưa bóng vào cuộc, đã thả bóng vào cuộc nhưng trước khi bóng chạm vào đồng đội hoặc cầu thủ đối phương ra ngoài khu phạt đền, lại dùng tay chạm bóng lần nữa”, đều thuộc về hành vi phạm luật.

    Cho dù việc sửa đổi bổ sung các điều luật năm 1982 và năm 1984 vẫn chưa phát huy được hết hiệu quả của nó, nhưng hội nghị thường niên vẫn tin tưởng rằng các điều khoản mới này sẽ làm cho tinh thần của bộ luật được tôn trọng.

    Năm 1986, một số những điều khoản và các quy định của trọng tài được tiến hành sửa đổi bổ sung như sau (bắt đầu có hiệu lực từ ngày 25/7/1986):

    * Cầu thủ dự bị đã vào sân không còn được coi là cầu thủ dự bị nữa và cầu thủ đã bị thay ra sẽ không được tiếp tục tham gia thi đấu trận đó nữa.

    * Quả phạt đền phải được đá từ chấm phạt đền. Khi đá phạt, ngoại trừ cầu thủ đá phạt đã được xác định rõ ràng và thủ môn đội bị phạt tất cả các cầu thủ khác đều phải đứng ở ngoài khu phạt đền, cách chấm phạt đền tối thiểu là 9,15m.

    Năm 1987, luật 14 của bộ luật bóng đá về phạt đền được sửa lại là: “một bàn thắng có thể được ghi trực tiếp từ quả phạt đền khi quả phạt đền được thực hiện trong thời gian thi đấu bình thường, hoặc trong thời gian kéo dài lúc hết hiệp 1 hay hiệp 2 của trận đấu chính hay trận đấu phụ, trong thi đá luân lưu 11m; bàn thắng vẫn được công nhận nếu trước khi lọt qua cầu môn bóng chạm liên tục vào cột dọc, xà ngang hoặc thủ môn, miễn là không xảy ra sự vi phạm luật nào khác”.

    Luật 15 được sửa đổi bổ sung lại là: “thực hiện quả ném biên từ những điểm không phải điểm bóng vượt qua khỏi đường biên dọc bị xem lại không hợp lệ và bị chuyển quyền ném biên cho đội đối phương”. Việc thay đổi này chủ yếu là buộc các cầu thủ phải thực hiện quả ném biên ngay tại chỗ bóng ra khỏi đường biên dọc.

    Năm 1988, quy định trong tất cả những trận thi đấu chính thức của FIFA các cầu thủ đều phải mang bảo hiểm ống đồng.

    Năm 1990 quy định các cầu thủ cố ý gây thương tích cho đối phương từ phía sau, sẽ bị phạt thẻ đỏ và bị đuổi ra khỏi sân. Các cầu thủ cố ý kéo dài thời gian sẽ bị phạt thẻ vàng cảnh cáo. Nếu cố ý dùng tay chơi bóng cũng sẽ bị cảnh cáo. Từ năm 1991 đến năm 1995 những điều luật chủ yếu mà FIFA đã tiến hành sửa đổi bổ sung bao gồm:

    * Thủ môn dùng tay hoặc cánh tay chạm vào bóng, thì được cho là đã khống chế bóng. Sau khi đã đưa bóng vào cuộc (ngoại trừ quy định riêng) không cho phép dùng tay hoặc cánh tay chạm bóng lần nữa. Nếu vi phạm sẽ bị phạt quả phạt gián tiếp tại vị trí người thủ môn chạm bóng (Luật 12).

    * Trong khi đang tiến hành thi đấu, cầu thủ dùng một chân hoặc hai chân có ý chuyền bóng cho thủ môn đội mình, nếu thủ môn dùng tay chạm vào bóng, sẽ bị quả phạt gián tiếp tại vị trí chạm bóng (Luật 12).

    * Trong khi đang tiến hành thi đấu nếu cầu thủ cố ý dùng chân hất bóng lên rồi dùng đầu, ngực, đầu gối chuyền bóng về cho thủ môn của đội mình, thì cầu thủ này sẽ bị phạt cảnh cáo vì hành vi không chính đáng và đội đối phương sẽ được hưởng quả phạt gián tiếp tại vị trí xảy ra phạm lỗi (Luật 12).

    * Khi cầu thủ tấn công đứng ngang hàng với cầu thủ phòng ngự thứ 2 của đối phương sẽ không mắc lỗi việt vị.

    * Huấn luyện viên có thể thực hiện sự chỉ đạo của mình trong khu vực được cho phép.



    (Theo Bóng đá kỹ thuật và phương pháp tập luyện - NXB TDTT)
     
  13. Pink Floyd

    Pink Floyd Wasted Youth Of A Nati

    Tham gia ngày:
    14/10/04
    Bài viết:
    1,391
    Nơi ở:
    Another Brick
    by me.

    (có tham khảo wikipedia)
     
    Gin Melkior and Indra like this.

Chia sẻ trang này