Lịch Sử Việt Nam

Thảo luận trong 'Kỷ niệm Hội Vườn Đào' bắt đầu bởi trungyhth, 24/11/04.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. yuna_fan

    yuna_fan Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    3/2/04
    Bài viết:
    800
    Bài viết mang tính chất giới thiệu ngằn gọn về các triều đại VN

    Việt Nam Qua Các Thời Đại

    I- TỪ HỌ HỔNG BÀNG ĐẾN CUỐI NHÀ TRIỆU


    * - Họ Hồng Bàng

    Việt Nam tổ chức thành xã hội từ khoảng gần 3000 năm trước Công Nguyên (Thiên Chúa giáng sinh) và họ Hồng Bàng làm vua 18 đời kéo dài 2621 năm (2879-258 trước công nguyên). Đây chỉ là một truyền thuyết và chúng ta có thể tạm chấp nhận được, để giải thích về nguồn gốc dân tộc khi mà chưa có một giải thích khoa học chính xác hơn.
    Việt Nam bấy giờ có tên là Văn Lang, kinh đô đặt ở Phong Châu nay thuộc tỉnh Vĩnh Yên (Bắc Phần). Lãnh thổ gồm Bắc Việt và ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh bây giờ. Ngoài triều đình có các hàng quan lại, ở địa phương còn có quan võ gọi là Lạc tướng, quan văn là Lạc hầu, đều có thái ấp riêng. Sinh hoạt về vật chất còn thô sơ, có những tục vẽ mình, nhuộm răng, ăn trầu, theo chế độ mẫu hệ... tôn thờ các sức mạnh thiên nhiên như Thần núi, Thần sông, Thần gió...
    Đến đời Hùng Vương thứ 18, Thục Phán ở phía Bắc Văn Lang sang đánh, Hùng Vương thua nhảy xuống sông tự tử năm 258 trước công nguyên

    * - An Dương Vương- Triện Đà

    Thục Phán tự xưng làm vua năm 257 trước Tây lịch hiệu là An Dương Vương, đóng đô ở Phong Khê (Phúc Yên) và cho xây dựng thành Cổ Loa rất kiên cố. Lúc bấy giờ, bên Tàu Tần Thủy Hoàng thống nhất thiên hạ, sai Đồ Thư mang quân sang đánh Âu Lạc. Nhưng sau 10 năm đánh nhau, Đồ Thư bị giết, quân Tần phải rút lui . Đây là lần đầu tiên Âu Lạc chống lại quân xâm lược từ phương Bắc của Trung Hoa .
    Ít lâu sau, Triệu Đà từ quận Nam Hải (Quảng Đông bây giờ) sang đánh Âu Lạc, An Dương Vương mắc mưu thua chạy, rồi tự tử. Từ đó Triệu Đà sát nhập Âu Lạc vào quận Nam Hải và Quế Lâm (Quảng Tây) tạo thành nước Nam Việt lên ngôi vua lấy hiệu là Triệu Vũ Vương đóng đô ở Phiên Ngung (Quảng Đông)

    * - Nhà Tiềng Hán Xâm Lăng Việt Nam

    Bấy giờ ở Trung Hoa là triều đại Tiền Hán, năm 916 Triệu Vũ Vương giao thiệp với nhà Hán. Sau Triệu Vũ Vương là các vua Văn vương, Minh vương & Ai vương đều bất tài nhu nhược. Đời vua Ai Vương, nhà vua còn nhỏ, Cù Thị là mẹ của Ai Vương vốn gốc người Hán, xúi giục Ai Vương đem đất nước dâng nhà Hán. Tể tướng Lữ Gia can ngăn không được, phải bắt giết cả hai mẹ con Cù Thị, rồi lập anh của Ai Vương lên làm vua lo chuẩn bị chống lại nhà Hán. Sau đó nhà Hán sai tướng Lỗ Bác Đức sang đánh, Lữ Gia yếu thế bị bắt giết, mở đầu cho một thời đại Bắc thuộc đen tối của dân tộc.

    II- THỜI ĐẠI BẮC THUỘC

    * - Bắc Thuộc Lần Thứ Nhất (111 trước công nguyên - 39 sau công nguyên)

    Sau khi chiếm Nam Việt, nhà Hán đặt nền đô hộ đầu tiên của phương Bắc lên nước ta . Nam Việt bị đổi thành một bộ của Trung Hoa gọi là Giao Chỉ bộ chia ra làm nhiều quận nhỏ, mỗi quận có quan lại người Tàu cai trị. Trong suốt thời gian Bắc thuộc lần thứ nhất kéo dài 150 năm, kể từ năm 111 TCN cho đến năm 39 SCN, dân tộc ta chịu trăm điều khổ sở vì các thái thú người Tàu đại đa số tham lam, tàn ác, luôn luôn vơ vét của dân cho đầy túi tham, ngoài phần đóng thuế cho triều đình Trung Hoa

    * - Cuộc Khởi Nghĩa Của Hai Bà Trưng

    Năm 34 sau cong nguyen, Tô Định làm Thái thú quận Giao Chỉ là một người tham lam tàn bạo dân chúng vô cùng oán hận. Tô Định giết Thi Sách là con Lạc Tướng Châu Diên (Vĩnh Yên) khi Thi Sách mưu việc chống Tàu . Vợ Thi Sách là Trưng Trắc cùng với em Trưng Nhị nổi lên đánh đuổi Tô Định báo thù cho chồng rửa hận cho nước, Tô Định thua chạy về Tàu năm 40 SCN chấm dứt sự đô hộ của nhà Hán đối với Nam Việt lần thứ nhất. Hai Bà lên ngôi vua đóng đô ở Mê Linh (năm 40SCN) . Năm 41 danh tướng nhà Hán là Mã Viện mang quân sang đánh, cầm cự cho đến năm 43 thì Hai Bà thất trận chạy đến sông Hát Giang rồi trầm mình. Từ đó nước ta lệ thuộc Trung Hoa lần thứ hai .

    * - Bắc Thuộc Lần Thứ Hai

    Sau khi thắng được Hai Bà Trưng, Mã Viện cho tổ chức việc cai trị chặt chẽ hơn trước, các Lạc hầu Lạc tướng bị tước hết quyền hành, nước ta coi như một phần đất của Trung Hoa . Các Thái Thú thẳng tay đàn áp, thi hành chính sách đồng hóa dân ta: cách ăn mặc, nhà ở, phong tục, học hành, lễ giáo ... đều bắt buộc phải theo Tàu, về sau đổi tên nước ta lại là Giao Châu . Các quan Tàu đều tham lam, tàn ác, dân ta vô cùng khổ sở phải lên rừng săn voi lấy ngà, xuống biển mò ngọc trai dâng nạp cho quan Tàu . Trong suốt 501 năm (43-544) trải qua các triều đại khác nhau của Trung Hoa dân ta phải luôn luôn gánh chịu những áp bức của người Tàu đô hộ. Tuy nhiên trong khoảng thời gian dài đăng đẳng đó, cũng có cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu năm 248, tuy không thành công trong việc đánh đuổi người Tàu nhưng đã nói lên tinh thần ái quốc của dân tộc, ảnh hưởng lớn lao đến các cuộc khởi nghĩa sau này.

    * - Cuộc Khởi Nghĩa Của Lý Bôn Chấm Dứt Bắc Thuộc Lần II - Nhà Tiền Lý (544-602)

    Trong thời Nam Bắc triều bên Tàu, đất Giao Châu thuộc nhà Lương. Thứ Sử Tiêu Tư làm nhiều điều tàn ác, lòng người oán giận đồng thời quân Lâm Ấp là nước ở cạnh Giao Châu thường sang cướp phá luôn, dân chúng vô cùng khổ sở. Năm 541, Lý Bôn người huyện Thái Bình (Sơn Tây) nổi lên đánh đuổi Tiêu Tư và dẹp tan quân Lâm Ấp sang quấy nhiễu .
    Thắng trận, năm 544 Lý Bôn tự xưng làm vua hiệu Lý Nam Đế, đặt tên nước là Vạn Xuân, chấm dứt Bắc thuộc lần thứ hai, đồng thời tạo được một thời gian độc lập lâu dài của dân tộc sau gần 700 năm bị giặc Tàu đô hộ.
    Năm 545 quân Tàu kéo sang đánh nước ta, Lý Nam Đế già yếu trao quyền lại cho Triệu Quang Phục chống cự với quân Tàu, cho đến năm 549 thì giặc Tàu thua chạy về nước, Lý Nam Đế đã mất, Triệu Quang Phục lên ngôi xưng là Triệu Việt Vương.
    Đến năm 571 Lý Phật Tử là cháu Lý Nam Đế cướp ngôi Triệu Việt Vương, tự xưng là Hậu Lý Nam Đế. Để rồi hơn 30 năm sau, năm 602, quân Tàu sang đánh Lý Phật Tử đầu hàng. Một lần nữa nước ta lại bị lệ thuộc vào sự đô hộ khắc nghiệt của nhà Tùy bên Tàu . Thời tự chủ kéo dài trong 58 năm đặt nền móng cho tinh thần chống người Tàu từ phương Bắc của dân tộc ta về sau này .

    * - Bắc Thuộc Lần Thứ Ba(602 - 938)

    Năm 602 nhà Tùy cai trị nước ta, nhưng đến năm 618 thì nhà Tùy bị nhà Đường diệt, Giao Châu lại lệ thuộc vào nhà Đường và đổi tên thành An Nam Đô Hộ Phủ. Chính sách cai trị của nhà Đường khắc nghiệt nhất so với các triều đại khác của Trung Hoa, đã vậy quân Lâm Ấp & quân Nam Chiếu thường sang cướp phá luôn, dân gian khổ sở trăm bề.
    Mãi cho đến năm 722, Mai Thúc Loan người tỉnh Hà Đông nổi lên chống với quân Đường, chiếm giữ một phần đất ở Hoan Châu (Nghệ An). Nhưng sau đó Mai Thúc Loan yếu thế thua chạy rồi bị bệnh mất.
    Sau cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan, nhà Đường lại càng siết chặt việc cai trị hơn trước nữa . Năm 791, Phùng Hưng người tỉnh Sơn Tây đánh đuổi quân Đường về Tàu, lo việc cai trị sửa sang lại nước được mấy tháng rồi mất. Con là Phùng An lên thay nhưng thế lực đã suy yếu phải hàng nhà Đường khi xâm chiếm nước ta lần nữa, dân ta lại lệ thuộc Trung Hoa .

    * - Thời Kỳ Chuyển Tiếp Độc Lập với Dương Diên Nghệ - Ngô Quyền ( 931-938 )

    Nhà Nam Hán đặt Lý Tiến làm Thứ sử Giao Châu từ năm 923 đến năm 931 thì Dương Diên Nghệ nổi lên đánh đuổi quân Nam Hán, Lý Tiến thua chạy về Tàu\. Dương Diên Nghệ tự xưng làm Tiết Độ Sứ cai trị Giao Châu . Năm 937, Dương Diên Nghệ bị nha tướng là Kiều Công Tiện giết để chiếm đoạt quyền hành. Bấy giờ Ngô Quyền là rể Dương Diên Nghệ từ Thanh Hoá ra bắt Kiều Công Tiện giết đi và phá tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938 khi quân Nam Hán âm mưu chiếm lại nước ta do sự cầu cứu của Kiều Công Tiện - trước khi chết. Thắng trận Bạch Đằng Ngô Quyền chấm dứt hẳn thời đại Bắc thuộc kéo dài 1050 năm, mở đường tự chủ cho dân tộc lâu dài từ năm 938 trở về sau .



    III- THỜI ĐẠI ĐỘC LẬP

    * - Nhà Ngô (938 - 965)

    Sau khi phá quân Nam Hán, Ngô Quyền xưng vương (939) đóng đô ở Cổ Loa huyện Đông Anh (Phúc Yên), sửa sang việc cai trị mong xây dựng một nền tự chủ vững bền cho quốc gia dân tộc. Ngô Quyền mất năm 944, dần dần về sau thế lực nhà Ngô ngày một suy yếu vì triều đình không có được những bậc công thần gánh vác việc nước. Đến năm 965 đời vua Ngô Xương Xí, thì mỗi vùng một thổ hào tạo lấy cho mình một thế lực riêng không tôn phục nhà Ngô nữa, rồi mang quân đánh lẫn nhau, gọi là loạn Thập nhị sứ quân mà trong đó Ngô Xương Xí cũng là một sứ quân. Năm 968 Đinh Bộ Lĩnh dẹp tan loạn sứ quân lập nên nhà Đinh.

    * - Nhà Đinh (968 - 980)

    Đinh Bộ Lĩnh người động Hoa Lư tỉnh Ninh Bình, lên ngôi năm 968 lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng, đặt tên nước Đại Cồ Việt đóng đô ở Hoa Lư, đã có công chăm sóc, sửa sang lại đất nước sau thời kỳ nội chiến tương tàn. Nhà Đinh cố lo tổ chức việc binh , có được 10 đạo quân hùng mạnh so với thời bấy giờ. Về sau Đinh Tiên Hoàng ham mê tửu sắc làm cho triều đình suy yếu đi, đến đời vua cuối cùng là Đinh Tuệ mới sáu tuổi thì quân Tống sang đánh, Dương Thái Hậu cùng với các tướng sĩ tôn Thập đạo tướng quân Lê Hoàng lên ngôi để đôn đốc quân sĩ đánh giặc. Nhà Đinh mất ngôi năm 980 sau 12 năm trị vì.

    * - Nhà Tiền Lê (980 - 1009)

    Lê Hoàng lên ngôi lấy hiệu là Đại Hành Hoàng Đế, đánh tan quân Tống và chinh phạt Chiêm Thành khi Chiêm Thành bắt sứ giả của ta . Vua Lê Đại Hành chăm lo việc cai trị, tổ chức quân đội, mở mang nông nghiệp, đúc tiền, đào cảng, mở đường giao thông...
    Năm 1004 vua Lê Đại Hành mất, các vị vua về sau nhu nhược ham mê tửu sắc, tàn ác, nhà Tiền Lê suy yếu đi và mất ngôi vào năm 1009 về tay nhà Lý.

    * - Nhà Lý (1010 -1225)

    Vua Lê Ngọa Triều làm nhiều điều tàn ác lòng dân cũng như triều đình oán giận, nên khi mất đi thì các quan tôn Lý Công Uẩn đang giữ chức Điện Tiền Chỉ Huy Sứ lên ngôi .
    Lý Công Uẩn lấy hiệu là Lý Thái Tổ, dời đô ra thành Đại La tức Hà Nội bây giờ. Việc nội trị từ Lý Thái Tổ về sau vô cùng hoàn bị, các phương tiện hành chánh, chính trị, kinh tế, quân sự, tôn giáo ... được tổ chức chu đáo . Nhất là vào triều đại của vua Lý Nhân Tôn (1072-1117) Khoa thi đầu tiên của nước ta được tổ chức, văn học được chú trọng, quân sự cũng hùng mạnh, Lý Thường Kiệt, Tôn Đản mang quân sang đánh Tống tận bên Tàu và phá tan giặc Tống sang báo thù (1075 - 1076), chinh phạt Chiêm Thành (1103) làm cho nhà Tống nể sợ, Chiêm Thành phải triều cống.
    Khi Tống sang đánh nước ta, để thúc lòng quân sĩ chống giặc, Lý Thường Kiệt đã làm bài thơ nổi tiếng sau đây:
    Nam Quốc sơn hà Nam Đế cư
    Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
    Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
    Nhữ đẳng hành khan thử bại hư
    Về sau, vua Lý Huệ Tôn nhu nhược giao cả binh quyền cho Trần Thủ Độ, nghe lời Trần Thủ Độ truyền ngôi cho Công Chúa Lý Chiêu Hoàng mới 7 tuổi để đi tu . Trần Thủ Độ ép Lý Chiêu Hoàng lấy cháu mình là Trần Cảnh rồi truyền ngôi cho chồng năm 1225, nhà Lý mất nghiệp kể từ đó.

    * - Nhà Trần (1225 -1400)

    Trần Cảnh lên làm vua lúc 8 tuổi, hiệu là Trần Thái Tôn, mọi việc trong nước đều do Trần Thủ Độ quyết định. Trần Thủ Độ định lại việc việc cai trị, tổ chức một triều đình có nếp, ấn định thuế má, mở mang nông nghiệp, việc binh bị cũng được đặc biệt chú trọng để tránh hiểm họa phương Bắc. Văn học đã mở mang rộng rãi, Nho học, Phật giáo, Lão giáo đều được triều đình chú trọng. Nhiều nhà Nho, nhà văn nổi tiếng như Mạc Đĩnh Chi, Hàn Thuyên, Lê Văn Hưu ... được nhắc nhở trong thời đại này .
    Năm 1257, sau khi vó ngựa đã dẫm nát Trung Hoa, biến Trung hoa thành nô lệ cho nhà Nguyên và làm rung chuyển cả Âu Châu, quân Mông Cổ quay sang bắt đầu đánh nước ta . Tuy nhiên, chỉ ít lâu sau đạo quân Mông Cổ bị đánh bại tan tành không còn manh giáp phải chạy về Tàu, đánh dấu cho lần thất bại đầu tiên của nhà Nguyên ở Việt Nam.
    Năm 1284, để phục hận cho lần trước bị đánh bại, quân Mông Cổ đem 50 vạn quân do Thoát Hoan, Toa Đô, cùng Ô Mã Nhi tràn sang xâm chiếm nước ta . Trước thế giặc quá mạnh, vua Trần Nhân Tôn hội họp các Vương Hầu ở Bình Than chia nhau ra chống giặc. Đồng thời triệu tập các bô lão ở diện Diên Hồng để hỏi nên hòa hay nên chiến - các bô lão đều đồng thanh xin đánh giặc cả.
    Giai đoạn đầu thế giặc mạnh như nước vỡ bờ, quân ta phải rút lui về giữ những nơi hiểm yếu . Về sau với những danh tướng tài giỏi như Trần Hưng Đạo, Trần Nhật Duật, Trần Quốc Toản, Trần Quang Khải, Phạm Ngũ Lão ... và tinh thần dốc lòng đánh giặc của toàn dân, nên Toa Đô đã bỏ xác với vô số quân Mông Cổ, còn Thoát Hoan và Ô Mã Nhi cùng tàn quân chạy trối chết về Tàu . 50 vạn quân Mông Cổ tan rã nhục nhã trong vòng không đầy một năm (1284-1285). Lần thứ hai nhà Nguyên thảm hại chua cay trước dân tộc Việt khi đã mở rộng đế quốc của họ ra đến tận Âu Châu .
    Để phục thù, nhà Nguyên đình lại việc đánh Nhật Bản, quay sang đánh nước ta . Thuyền chiến, lương thực, khí giới, quân lính được chuẩn bị chu đáo, nhà Trần biết được điều đó cũng lo phòng bị đối phó với giặc. Năm 1287 Thoát Hoan, Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp dẫn 30 vạn quân cùng với 500 chiến thuyền ào ạt tràn sang nước ta lần thứ ba .
    Giai đoạn đầu, giặc quá mạnh, vua tôi nhà Trần phải lánh vào Thanh Hóa để tránh mũi dùi của giặc và kêu gọi khắp nơi cầm cự với quân Nguyên. Về sau quân ta bắt được thuyền lương của giặc từ bên Tàu chuyển qua ở Vân Đồn làm cho quân Mông Cổ run sợ - để rồi một lần nữa sóng nước Bạch Đằng đã nhận chìm vô số quân Mông Cổ và Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp với 400 chiến thuyền bị quân ta bắt được. Trên đường chạy trốn về nước, Thóat Hoan còn bị Phạm Ngũ Lão phục binh đánh cho một trận tơi bời, chạy trối chết về Tàu .
    Đạo quân Mông Cổ mà vó ngựa đã từng dẫm nát lục địa Trung Hoa, xâm chiếm Nga-la-tư rộng lớn, đánh tan các đội kî binh Âu Châu, làm run chuyển một phần lớn vùng này, với ba lần thất bại, đã phải cúi đầu trước sức kháng cự của dân tộc Việt mà từ bỏ mộng xâm lăng nước ta, cho đến khi nhà Nguyên bị diệt bên Tàu .
    Về cuối đời nhà Trần, các vua nhu nhược, triều chính không người coi sóc, binh bị sao lãng để ba lần quân Chiêm Thành đánh phá đến tận Thăng Long. Vào năm 1390, vua Chiêm là Chế Bồng Nga lại kéo quân sang đánh, bị Trần Khắc Chân bắn chết từ đó giặc Chiêm mới yên. Tuy nhiên nhà Trần đã suy sụp lắm rồi nên Lê Quý Ly lộng quyền âm mưu diệt trừ các thế lực của nhà Trần dần dần, cho đến năm 1400 thì soán đoạt ngôi của Thiếu Đế. Nhà Trần mất nghiệp sau 175 năm trị vì.

    * - Nhà Hồ (1400-1407)

    Lên ngôi rồi, Lê Quý Ly đổi trở lại là Hồ Quý Ly, đặt tên nước Đại Ngu, đóng đô ở Tây Đô (Thanh Hóa) Nhìn chung, nhà Hồ tuy ở ngôi có 7 năm nhưng đã làm được rất nhiều như: giảm thuế đinh, thuế điền, đặt ra thuế thuyền buôn, những quả phụ cô nhi và những người không có ruộng đất được miễn thuế. Hồ Quý Ly còn có sáng kiến in giấy bạc để thay cho tiền đồng, nhằm tiện việc buôn bán, làm giàu cho ngân khố. Việc học hành thi cử cũng thay đổi rất nhiều: đặt ra thêm môn thi toán pháp, dùng chữ Nôm để giảng dạy khắp trong nước và soạn thảo công văn, sớ biểu . Phật Giáo cuối đời nhà Trần suy yếu đi nhiều vì thiếu những bậc chân tu sâu sắc . Ngoài ra nhà Hồ lại đặt ty y-tế để lo việc thuốc thang cho dân, đồng thời nhà Hồ cũng chú ý rất nhiều đến việc tổ chức binh bị để tránh hiểm họa phương Bắc. Năm 1042 nhà Hồ mang quân đánh Chiêm Thành, di dân vào khai phá Quảng Nam và Quảng Ngãi ngày nay, mở rộng bờ cõi về phương Nam.
    Tuy nhiên, về sau khi quân Minh sang đánh với chiêu bài khôi phục cho nhà Trần, nhiều cựu thần còn tưởng nhớ tới thời vàng son của nhà Trần nên theo giặc rất đông, đồng thời quan niệm về chiến thuật của nhà Hồ sai lầm nên năm 1407, Hồ Quý Ly và con cháu thua trận bị bắt giải về Tàu, giữa đường tự tử chết, nhà Hồ mất nghiệp sau 7 năm.

    * - Nhà Hậu Trần (1409 - 1413)

    Quân Minh sau khi đánh bại Hồ Quý Ly, âm mưu chiếm luôn nước ta . Trước dã tâm đó của quân Minh, con cháu của nhà Trần và nhiều cựu thần, anh hùng hào kiệt không muốn làm nô lệ, bất hợp tác với chúng. Do đó, quân Minh luôn luôn gặp sự chống đối của con cháu nhà Trần được sự ủng hộ của toàn dân và nhiều người tài giỏi .
    Năm 1407, Trần Quỹ con thứ của vua Trần Nghệ Tôn xưng là Giản Định Đế chiêu mộ quân chống giặc Minh. Đầu năm 1409 thì Giản Định Đế vào Thanh Hóa để phụ với Trần Quý Khoách là cháu Trần Nghệ Tôn cùng lo việc khôi phục. Được nhiều người tài giỏi giúp sức nhà Hậu Trần đánh nhau với quân Minh mãi cho đến năm 1413 thì tan vỡ, từ đó nước ta mới lệ thuộc hẳn nhà Minh bên Tàu.

    * - Nước Ta Thuộc Nhà Minh (1414 - 1427)

    Đến năm 1414, nhà Minh chính thức cai trị nước ta, một chính sách rất chặt chẽ và khắc nghiệt về mọi phương diện. Về hành chánh phân chia nước ta ra làm nhiều cấp để cai trị, nhiều thứ thuế mới được đặt ra, bắt dân lên rừng săn ngà voi, xuống biển mò ngọc trai nộp cho chúng. Đồng hóa dân ta với Tàu bằng mọi cách, chỉ cho phép lưu hành Tứ Thư Ngũ Kinh của Trung Hoa mà thôi, trong khi sách vở quý giá của ta từ đời Trần trở về trước thì chúng tóm thâu cho hết về Tàu . Chúng bắt dân ta phải thờ cúng Thần thánh của Trung hoa theo các phong tục Trung Hoa .

    * - 10 Kháng Chiến Chống Quân Minh (1418 - 1427): Lê Lợi

    Lê Lợi là một phú nông ở làng Lam Sơn (Thanh Hóa), trước sự tàn ác dã man của quân Minh, năm 1418 Lê Lợi được nhiều người tài giúp sức đã phất cờ khởi nghĩa đánh đuổi giặc Minh.
    Trong giai đoạn đầu Lê Lợi phải vất vả rất nhiều, có lần phải xin tạm hòa với giặc, phải để cho gia đình bị giặc bắt, cũng như để cho tùy tướng thân cận là Lê Lai liều mình cứu khỏi vòng vây .
    Về sau, nhờ Nguyễn Trãi bày mưu ta thắng giặc nhiều trận, vây tướng Minh là Vương Thông ở Đông Đô (Hà Nội), chém Liễu Thăng ở Chi Lăng khi Liễu Thăng mang quân giải cứu Vương Thông.
    Cuối cùng năm 1427, Vương Thông phải đầu hàng để kết thúc 10 năm gian khổ giành độc lập của Lê Lợi cùng toàn dân.

    * - Hậu Nhà Lê (1428-1527)

    Lê Lợi lên ngôi năm 1428 lấy niên hiệu là Lê Thái Tổ, đặt tên nước là Đại Việt đóng đô ở Thăng Long. Chia đất nước ra làm 5 đạo, đặt quan cai trị. Tại triều có quan Tả Hửu tướng quốc đứng đầu các quan, có Thượng Thư đứng đầu các bộ Lại, Lễ, Hộ, Binh, Hình, Công. Nông nghiệp được khuyến khích, đắp đê để tránh lụt, mở thêm đồn điền, khai khẩn đất hoang, qui định thuế má rõ ràng, và định lại phép cân đo . Bộ Luật Hồng Đức ban bố vào triều vua Lê Thánh Tôn rất hoàn bị được xem như khuôn mẫu cho các luật lệ về sau này . Văn học cũng được chú trọng đặc biệt, Nho học cực thịnh. Triều đình đặt ra lệ xướng danh, khắc tên vào bia đá và cho về vinh qui bái tổ những người thi đỗ tiến sĩ để khuyến khích việc học. Rất nhiều văn tài đã xuất hiện cũng như những tác phẩm văn chương giá trị được viết trong triều đại này . Tuy nhiên, Phật giáo và Lão giáo lúc bấy giờ đang trên đà suy tàn, nhường bước cho Nho giáo đang phát triển vượt bậc.
    Việc binh bị cũng được chú ý rất kỹ, các vua nhà hậu Lê nhiều lần mang quân sang chinh phạt Chiêm Thành. Trong các năm 1446, 1470 quân ta chinh phạt Chiêm Thành đánh phá đến tận kinh đô Chiêm là thành Đồ Bàn, bắt được vua Chiêm và Cung phi đem về Thăng Long. Năm 1471 vua Lê Thánh Tôn chinh phạt Chiêm rồi cho quân ở lại giữ, sau đó đưa quân vào khai khẩn mở đồn điền lập ra đất Quảng bây giờ. Từ đó, Chiêm Thành bắt đầu suy vong mở đường tiến cho các Chúa Nguyễn vào miền Nam sau này .
    Ngoài ra, năm 1479 nhà Hậu Lê còn đánh dẹp quân Ai-lao và quân Bồn Man là xứ nằm ở phía tây Nghệ An khi hai xứ này liên kết nổi lên chống lại Đại Việt.
    Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 1504 thì nhà Hậu Lê suy dần với Lê Uy Mục, Lê Tương Dực, Lê Chiêu Tôn, Lê Cung Hoàng... đều là những vị vua bất tài, nhu nhược, xa xỉ, tàn bạo ... Giặc giã nổi lên khắp nơi đánh phá, triều đình không dẹp được. Triều chính suy yếu, các quân chia phe cánh đánh lẫn nhau cho đến năm 1527 thì bị Mạc Đặng Dung cướp ngôi, nhà Hậu Lê mất sau 100 năm trị vì.

    * - Nhà Mạc (1527-1592)

    Mạc Đặng Dung cướp ngôi nhà Hậu Lê, lên làm vua hiệu là Minh Đức, vẫn giữ nguyên nề nếp cũ của nhà Lê chứ không sửa đổi gì cả. Tuy nhiên họ Mạc vẫn không thu phục được lòng dân còn tưởng nhớ đến nhà Lê, nên rất nhiều người nổi lên chống phá.
    Trong đó có Nguyễn Kim là con Nguyễn Hoằng Dụ, một cựu thần nhà Lê năm 1532, lập con vua Lê Chiêu Tôn lên làm vua tức Lê Trang Tôn rồi bắt đầu công cuộc trùng hưng nhà Hậu Lê . Ngoài ra họ Mạc còn gánh chịu hiểm họa xâm lăng của phương Bắc. Năm 1540 Mạc Đăng Dung phải đầu hàng, dâng đất cho nhà Minh để được bãi binh & phong chức Đô Thống Sứ.
    Sau cùng, Trịnh Tùng giúp nhà Lê trùng hưng bắt giết được Mạc Mậu Hợp năm 1592, nhà Mạc coi như mất ngôi. Con cháu chạy lên Cao bằng nương nhờ thế lực nhà Minh một thời gian nữa rồi mất hẳn vào năm 1667.

    * - Nhà Lê Trung Hưng (1532-1778)

    Có thể tính nhà Lê Trung Hưng bắt đầu vào năm 1532, khi Lê Trang Tôn lên ngôi. Tuy nhiên bấy giờ nhà Lê đã suy yếu lắm rồi, chỉ còn hư vị nhìn Trịnh Tùng xưng Chúa đất Bắc năm 1570, Nguyễn Hoàng làm Chúa miền Nam năm 1572 và nhà Mạc ở đất Cao Bằng mang quân đánh lẫn nhau gần nửa thế kỉ để rồi mất hẳn nghiệp vào năm 1778 ở đời vua Lê Chiêu Thống, khi 20 vạn quân Thanh bị đánh tan do sự cầu cứu của Lê Chiêu Thống.



    IV - THỜI NAM BẮC PHÂN TRANH (1572-1802)


    * - Trịnh Nguyễn Phân Tranh

    Ngay sau khi Nguyễn Kim chết, con Nguyễn Kim là Nguyễn Uông và Nguyễn Hoàng còn nhỏ, binh quyền về tay rể Nguyễn Kim là Trịnh Kiểm thì mầm móng chia rẻ Trịnh-Nguyễn đã phát sinh. Về sau vì sợ Nguyễn Uông tranh quyền, Trịnh Kiểm dùng mưu giết Nguyễn Uông đi, Nguyễn Hoàng lo sợ nói với chị là Ngọc Bảo xin Trịnh Kiểm cho vào đất Thuận Hóa phía Nam năm 1558. Tuy nhiên sau đó Nguyễn Hòang vẫn bị Trịnh Kiểm và Trịnh Hùng gọi ra Bắc để kiềm chế lấy cớ là dẹp loạn, mãi cho đến năm 1572 Nguyễn Hoàng nhân một chuyến đi dẹp loạn trốn được vào Nam, từ đó có cuộc phân tranh Trịnh-Nguyễn chính thức.
    Ở Bắc, các Chúa Trịnh kể từ Trịnh Tùng lo sửa sang quan chế, giảm nhẹ hình phạt, cho khai mỏ, mở cảng Phố Hiến, mở mang thương mại . Mở trường võ bị, đặt lệ thi võ, sai người viết sử lại, khắc bảng gỗ in sách vở để không mua của Trung Hoa nữa, đánh dẹp các cuộc nổi loạn... thực quyền nằm ở Phủ Chúa, các vua Lê nối tiếp nhau chỉ có hư vị.
    Ở Nam, các Chúa Nguyễn kể từ Nguyễn Hoàng tổ chức việc hành chánh, đặt thuế xuất nhập cảng, mở cảng Hội An, đặt lệ thi để chọn nhân tài, mở trường đúc súng đại bác, tập bắn... Nhưng công nghiệp quan trọng nhất của các chúa Nguyễn là mở mang bờ cõi về phương Nam. Lúc vào trấn Thuận Hoá, lãnh thổ nước ta chỉ có đến Bình Định ngày nay, sau các Chúa Nguyễn lần lượt chiếm nốt đất của Chiêm Thành và thu nhận đất Thủy Chân Lạp từ tay người Chân Lạp để lập ra miền Tây Nam phần ngày nay .
    Bắt đầu từ năm 1627, hai bên mang quân đánh lẫn nhau, chiến trường thường là vùng Quảng Bình, kéo dài 45 năm với 7 trận đánh không phân thắng bại cuối cùng năm 1672 mới giảng hòa chia đôi đất nước, lấy sông Gianh làm ranh giới giữa đôi bên. Hòa bình kéo dài được 100 năm, cho đến lúc anh em Tây Sơn dấy nghiệp ở đất Qui Nhơn thì chấm dứt.
    Cũng trong thời gian phân tranh này, người Âu Châu bắt đầu tiếp xúc với Việt Nam ở cả đàng trong lẫn đàng ngoài trong việc buôn bán và truyền đạo Thiên Chúa.
    Cuối cùng hai bên suy yếu đi vì các Chúa chơi bời xa xỉ không lo việc nước, triều thần lộng quyền, lòng dân không còn phục nữa giặc cướp nổi lên đánh phá khắp nơi, để đến năm 1777 anh em Tây Sơn dứt nghiệp Chúa ở miền Nam chỉ còn cháu Chúa Nguyễn là Nguyễn Ánh chạy thoát và dứt Chúa Trịnh năm 1786 ở miền Bắc.
    Đồng thời vua Lê Chiêu Thống nhu nhược không tổ chức được triều chính khi anh em Tây Sơn ra Bắc diệt họ Trịnh xong rồi rút quân về miền Nam. Năm 1788 Nguyễn Huệ ra Bắc lần thứ hai, Lê Chiêu Thống chạy sang Tàu cầu cứu nhà Thanh, họ Lê mất hẳn ngôi vào lúc đó.
    Tuy nhiên, tình hình vẫn chưa ổn định được, anh em Tây Sơn bất hòa đánh lẫn nhau, quân Thanh xâm lăng nước ta, Nguyễn Phúc Ánh đánh phá miền Nam... mãi cho đến năm 1802 Gia Long mới thống nhất được đất nước.

    * - Nhà Tây Sơn (1778-1802)

    Anh em Tây Sơn : Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ người làng Tây Sơn tỉnh Quy Nhơn, năm 1771 dựng cờ khởi nghĩa, quy tụ được rất nhiều người bất mãn với chế độ nổi lên chống lại phía Nguyễn khi quyền thần Trương phúc Loan làm nhiều điều tàn ác, tham lam dân chúng khổ sở.
    Đầu tiên anh em Tây Sơn dùng mưu lấy Quy Nhơn, rồi chẳng bao lâu đánh chiếm luôn Phú Xuân (Huế) đuổi Chúa Nguyễn cùng cháu là Nguyễn phúc Ánh chạy vào Gia Định. Nhưng sau đó họ Trịnh từ Bắc đánh vào, Chúa Nguyễn từ Nam đánh ra, Tây Sơn ở giữa phải giả hàng Chúa Trịnh để quay vào đánh Chúa Nguyễn. Từ đó Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ dùng mưu đánh lấy đất Gia Định, Chúa Nguyễn bị bắt giết, cháu là Nguyễn phúc Ánh chạy thoát năm 1777, chấm dứt nghiệp Chúa ở miền Nam.
    Năm sau, năm 1778 Nguyễn Nhạc tự xưng đế, đặt niên hiệu là Thái Đức, lấy thành Đồ Bàn làm kinh đô, phong tặng cho Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ.
    Nhân khi miền Bắc có loạn năm 1782, vua Tây Sơn sai Nguyễn Huệ đánh chiếm đất Thuận Hóa, sau đó Nguyễn Huệ ra Bắc truyền hịch phù Lê diệt Trịnh, bắt giết được Trịnh Khải năm 1786, họ Trịnh mất hẳn từ đó.
    Anh em Tây Sơn rút quân về Nam, Nguyễn Huệ được vua Lê Hiển Tôn phong làm Nguyên Soái và gả con gái là Công chúa Lê Ngọc Hân. Sau đó vua Lê Hiển Tôn mất, Lê Chiêu Thống kế vị bất tài nhu nhược các tướng chuyên quyền, nên năm 1788 Nguyễn Huệ ra Bắc lần thứ 2 bắt giết các tướng có ý phản, vua Lê Chiêu Thống chạy trốn tìm người trung nghĩa lo khôi phục, nhưng thế lực đã suy tàn cơ nghiệp nhà Hậu Lê từ năm này coi như chấm dứt. Về sau Lê Chiêu Thống cầu cứu nhà Thanh nhưng cũng không thành công.
    Cũng trong thời gian đó thì anh em Tây Sơn bất hòa đánh lẫn nhau, nên năm 1788 Lê Chiêu Thống cầu cứu nhà Thanh, Tôn Sĩ Nghị mang 20 vạn quân xâm chiếm Bắc Hà thì Nguyễn Huệ ở Phú Xuân lên ngôi hoàng đế, niên hiệu là Quang Trung rồi đem quân ra Bắc. Với những trận đánh ở Hà Hồi, Ngọc Hồi, Đống Đa .... Hứa Thế Thành, Tôn Sĩ , Sầm Nghi Đống... bỏ xác tại trận và 20 vạn quân Thanh bị đánh tan trong vòng 5 ngày . Tôn Sĩ Nghị chạy trốn về Tàu bỏ cả ấn tín Lê Chiêu Thống vội vã chạy theo, sống lưu vong với đám tùy tùng rồi chết ở bên đó.
    Phá tan quân Thanh rồi, vua Quang Trung cải cách được nhiều việc, chuẩn bị binh lính để đánh Trung hoa, nhưng chỉ được mấy năm rồi mất sớm, truyền ngôi lại cho con là Quang Toản. Từ đó thế lực Tây Sơn suy tàn, trong khi ở miền Nam , Nguyễn Phúc Ánh được nhiều ngươ ;øi tài giỏi giúp sức mỗi ngày mỗi mạnh lên, để đến năm 1802 thì dứt nhà Tây Sơn thống nhất đất nước sau gần 200 năm phân chia nội chiến.



    V-NHÀ NGUYỄN (1802-1945)



    Lên ngôi năm 1802, Nguyễn Phúc Ánh lấy hiệu là Gia Long, đóng đô ở Huế, đặt tên nước Việt Nam, tổ chức triều chính, mở trường học ở khắp nơi, tổ chức các khoa thi để chọn người làm quan, Nho học được chú trọng. Nhà Nguyễn cũng chăm lo tổ chức quân đội, đánh dẹp các cuộc nội loạn nhất là dưới thời Minh Mạng, Tự Đức. Về luật pháp cũng được sửa đổi ít nhiều qua bộ luật Gia Long, triều đình còn khuyến khích mở mang nông nghiệp, đào kinh dẫn nước vào ruộng và tiện việc giao thông ở miềnTây Nam phần.
    Nguyễn Trường Tộ là người tinh thông Nho học và được du học ở các quốc gia Tây phương. Khi về nước đã dâng lên vua Tự Đức những bản điều trần xin cải cách canh tân xứ sở. Nhưng triều đình Huế bấy giờ chỉ là những nhà Nho thấm nhuần tư tưởng Đông phương, bảo thủ, nghi ngờ không dám bỏ cũ theo mới . Nên trước kia trong các năm 1821,1822,1835 nhiều phái đoàn Anh, Mỹ, Pháp đến xin thông thương, buôn bán đều bị từ chối; cho nên những bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ cũng chịu chung số phận, các quan lại già nua tham quyền cố vị lo sợ những người mới tranh hết quyền hành, đồng thời tình hình cũng rối ren do đó dần dần những đề nghị của Nguyễn Trường Tộ bị bỏ dở không thực hiện gì cả.



    VI - CUỘC XÂM LĂNG CỦA NGƯỜI PHÁP VÀO VIỆT NAM (1858-1884)



    Cuối thế kỷ 18, người Pháp bắt đầu dòm ngó đến Việt Nam trong việc mở rộng thuộc địa . Năm 1858 Pháp bắt đầu xâm lăng Việt Nam, thì 4 năm sau, năm 1862 hòa ước Nhâm Tuất ký giữa triều đình Huế (do Phan Thanh Giản đại diện) và Pháp nhường dứt cho Pháp ba tỉnh miền Đông Nam phần Gia-định, Định-tường, Biên-hòa mở đầu cho những hòa ước sau này dẫn đến việc Việt Nam rơi vào tay Pháp.
    Năm 1863, Phan Thanh Giản cầm đầu phái bộ sang Pháp điều đình chuộc đất, nhưng bất thành. Sau khi về nước, Phan Thanh Giản được cử làm Kinh-lược-sứ ba tỉnh miền Tây Nam phần Vĩnh long, An giang, và Hà tiên để lo chống việc Pháp.
    Pháp đem quân đánh, Phan Thanh Giản uống thuốc độc chết, ba tỉnh thất thủ, sáu tỉnh Nam phần rơi vào tay Pháp. Chiếm xong sáu tỉnh miền Nam Pháp lăm le đất Bắc, Nguyễn Tri Phương được cử giữ thành Hà Nội, Pháp đem quân đánh Hà nội lần thứ nhất, Nguyễn Tri Phương cùng con là lao động đường phố mã Nguyễn Lâm chết theo thành khi thành mất.
    Trước thất bại này, triều đình phải ký với Pháp hòa ước năm Giáp Tuất (1874), nhường cho Pháp sáu tỉnh Nam Phần, đổi lại Pháp trả Hà Nội cho Việt Nam.
    Tuy nhiên Pháp vẫn dòm ngó đất Bắc, Hoàng Diệu được cử là Tổng Đốc Hà nội để lo đối phó với giặc Pháp. Năm 1882 Pháp mang quân đánh Hà-nội lần thứ hai, vì có người phản bội đốt kho thuốc súng nên thành Hà-nội thất thủ, Hoàng Diệu thắt cổ chết, đất Bắc lọt vào tay Pháp lần nữa .
    Giữa lúc tình thế rối ren, năm 1883 vua Tự Đức băng hà, triều đình Huế bị xáo trộn vì Nguyễn văn Tường và Tôn Thất Thuyết trong vòng mấy tháng phế lập liên tiếp các vua Hiệp Hòa, Kiến Phúc, Hàm Nghi
    Sau khi lên ngôi, vua Hàm Nghi cùng với Tôn Thất Thuyết và các văn thân tổ chức đánh úp Pháp ở đồn Mang Cá - gần kinh thành, nhưng không thắng được. Kinh đô Huế thất thủ, Nguyễn văn Tường và Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy ra Quảng Bình truyền hịch Cần Vương kêu gọi các sĩ phu cùng tòan dân đứng ra cứu nước.
    Triều đình Huế còn lại phải ký với chính phủ Pháp hoà ước Patenotre (1884) chấp nhập sự đô hộ của Pháp ở Bắc Kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ là đất thuộc địa. Nhà Nguyễn mất thực quyền bắt đầu vào năm này và Việt Nam rơi vào vòng đô hộ của thực dân Pháp kể từ đó.

    Còn thời sau tôi đã post ở bài trước rồi nên không post vào đây.
     
  2. trungyhth

    trungyhth Mario & Luigi Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    6/5/04
    Bài viết:
    861
    Nơi ở:
    Trái tim KL



    Thời dựng nước (2879 (?) - 207 tr.CN)

    I. Nước Văn Lang - Họ Hồng Bàng (2879 (?) - 258 tr.CN)

    Đây là giai đoạn mang tính chất nửa lịch sử nửa thần thoại khi con người Việt cổ còn chưa có chữ viết. Lịch sử chỉ được ghi nhớ lại qua truyền khẩu mà thôi.

    Dựa vào truyền thuyết, sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên viết rằng Lộc Tục lên làm vua vùng đất phía Nam núi Ngũ Linh (Quảng Đông) vào năm 2879 trước Công Nguyên. Lộc Tục lấy hiệu là Kinh Dương Vương, đặt quốc hiệu là Xích Quỷ. Cương vực Xích Quỷ khá rộng lớn, phía Bắc là núi Ngũ Linh, phía Nam giáp nước Hồ Tôn (sau này là vương quốc Champa), phía Tây giáp Ba Thục (Tứ Xuyên) và phía Đông là biển Nam Hải.

    Kinh Dương Vương lấy nàng Thần Long, con gái của chúa hồ Động Đình sinh được một người con là Sùng Lãm. Sùng Lãm lên làm vua thay Kinh Dương Vương lấy hiệu là Lạc Long Quân. Tương truyền rằng Lạc Long Quân có gốc rồng từ dòng họ của mẹ nên thường ở dưới động nước. Khi người dân có việc cần giải quyết, thường đến trước động nước kêu to lên: "Bố ơi, ở đâu? Hãy đến với ta". Thế là Lạc Long Quân liền lên cạn giải quyết mọi việc khó khăn cho dân chúng.

    Lạc Long Quân gặp được Âu Cơ và lấy nàng làm vợ. Họ sinh ra một trăm người con trai (hoặc 100 trứng).

    Một hôm, khi các người con trai đã trưởng thành Lạc Long Quân nói với nàng Âu Cơ: "Ta là giống rồng, sống dưới nước, nàng là tiên, sống trên cạn. Thủy hỏa khắc nhau, không sống lâu bền với nhau được".

    Thế là hai người chia tay. Năm mươi người con ở lại với cha dưới động nước. Năm mươi người con kia theo mẹ lên cạn. Họ đến sống ở đất Phong Châu (Vĩnh Phú), tôn người con cả lên làm vua và cùng nhau xây dựng cơ đồ. Cũng từ truyền thuyết này mà người Việt vẫn cho rằng tổ tiên của mình là tiên rồng.

    Người con cả lên làm thủ lĩnh vùng đất mới. Đó là Hùng Vương thứ nhất. Bắt đầu một thời đại mà sử sách gọi là thời đại Hùng Vương. Hùng Vương đặt tên nước là Văn Lang, đóng đô ở Bạch Hạc (Việt Trì, Vĩnh Phú). Vua chia nước ra làm 15 bộ. Đa số các em của vua cai trị các bộ này. Họ được gọi là Lạc tướng và có quyền cha truyền con nối.

    Dưới các bộ là các công xã nông thôn có các Bố chính tức là các già làng đứng đầu. Vua có một hàng ngũ quan chức để giúp mình trị nước. Các quan ấy được gọi là Lạc hầu. Các con trai của vua gọi là Quan lang còn con gái thì gọi là Mị Nương (mệ). Đó là tổ chức nhà nước sơ khai đầu tiên của dân tộc Lạc Việt.

    II. Nước Âu Lạc và Thục An Dương Vương (258-207)

    Có nhiều giả thuyết về trường hợp An Dương Vương lên làm vua nước Âu Lạc. Theo một số sách sử như Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (Ngô Sĩ Liên), Việt Sử Tiêu án (Ngô Thời Sỹ), An Dương Vương tên là Thục Phán, nguyên là thủ lĩnh xứ Thục (hiện nay chưa xác định được xứ Thục ở đâu). Vào năm 257 trước Công Nguyên, Thục Phán đem quân đánh Hùng Vương thứ Mười Tám. Hùng Vương cậy mình có binh hùng tướng mạnh, không lo phòng bị, chỉ ngày đêm uống rượu, đàn hát. Quân Thục Phán tấn công bất ngờ, Hùng Vương không chống cự được, phải nhảy xuống giếng tự tử.

    Nhưng, lại có giả thuyết cho rằng Thục Phán là thủ lĩnh người Tây Âu, cư trú trên địa bàn phía Bắc nước Văn Lang. Vào năm 214 tr. CN. Tần Thủy Hoàng (Hoàng Đế Trung Hoa) sai tướng là Đồ Thư sang đánh đất Bách Việt. Người Tây Âu và người Lạc Việt cùng nhau đứng lên chống quân Tần. Sau khi thành công đuổi được quân xâm lăng, Hùng Vương thứ Mười Tám nhường ngôi cho Thục Phán.

    Dù tình huống lên ngôi của Thục Phán chưa được xác định rõ ràng, nhưng tất cả đều công nhận sự việc Thục Phán hợp nhất vùng đất của mình vào Văn Lang mà lập nên nước Âu Lạc.

    Thời An Dương Vương được chép lại vẫn nhiều tính chất hoang đường, truyền thuyết. Như truyền thuyết thần Kim Quy giúp vua xây thành Cổ Loa và tặng chiếc nỏ thần để giữ cơ đồ.

    Triệu Đà là quan úy quận Nam Hải, cho quân tiến đánh Âu Lạc nhiều lần nhưng không thành vì Âu Lạc có thành Cổ Loa hiểm yếu cùng chiếc nỏ thần diệu trấn giữ. Triệu Đà bèn hòa hoãn, cầu hôn con gái của An Dương Vương cho con trai của mình là Trọng Thủy. An Dương Vương đồng ý. Trọng Thủy ở rể tại Âu Lạc ba năm để do thám và tráo được lấy nỏ. Vì thế khi quân Triệu Đà kéo đến thì nỏ thần mất hiệu nghiệm. Quân Âu Lạc tan vỡ. An Dương Vương đem Mỵ Châu lên ngựa chạy loạn. Đến núi Mộ Dạ (Nghệ An), thần Kim Quy hiện lên, lên án Mỵ châu là giặc. An Dương Vương liền chém chết con gái và nhảy xuống bể tự tử. Dân Việt mất nền tự chủ từ đấy cho đến ngàn năm sau.

    III. Trạng thái kinh tế thời Hùng Vương - An Dương Vương

    Vào thời kỳ này, tuy sinh hoạt săn bắn và hái lượm vẫn còn giữ một vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế của cư dân, nhưng nghề chài lưới và nghề nông đã có những bước phát triển đáng kể.

    Thời ấy, ngư dân vẫn thường hay bị những loài cá dữ sát hại. Vua Hùng bèn dạy cho dân cách xâm trên mình hình ảnh những con cá sấu để thủy quái tưởng lầm là đồng loại mà không sát hại nữa. Từ đó dân Lạc Việt có tục xâm mình. Tục này kéo dài đến đời vua Trần Anh Tông (1293-1314) mới dứt.

    Nghề đánh cá đã phát triển với các dụng cụ đánh bắt như lưới có chì lưới bằng đất nung, lưỡi câu bằng đồng thau, mũi lao có ngạnh bằng xương.

    Vua Hùng lại chỉ cho dân cách trồng lúa và chính bản thân vua vẫn hàng năm lên núi cầu trời đất cho được trúng mùa. Chỗ núi vua lên khấn vái lúa về sau được gọi là núi Hùng (thuộc xã Hy Cương, huyện Phong Châu, Vĩnh Phú). Thuở ấy Văn Lang có ruộng lạc, tức là ruộng ở chỗ trũng nằm ven sông Hồng, sông Mã. Dân theo thủy triều lên xuống mà làm ruộng, được gọi là Lạc dân. Lạc dân dùng phương pháp thủy nậu để cấy lúa bằng cách lấy chân đạp cho cỏ sụt bùn rồi mới lấy cấy lúa lên. Thoạt tiên đó là những giống lúa hoang. Về sau được Lạc dân thuần dưỡng để trở thành hạt gạo nếp thơm dẻo. Nhưng dân Lạc không chỉ độc canh cây lúa mà còn trồng các loại rau củ, cây trái nữa. Qua các sự tích ta thấy đã có trầu cau, dưa hấu. Ngoài ra còn có khoai đậu, trồng dâu, nuôi tằm.

    Kỹ thuật luyện kim phát triển mạnh, cư dân Lạc Việt đã biết làm ra những công cụ sản xuất bằng kim loại như rìu đồng và quan trọng nhất là cày đồng và lưỡi hái bằng đồng ảnh hưởng mạnh đến sinh hoạt nông nghiệp. Lưỡi cày thời ấy có hình cánh bướm hoặc hình tam giác. Và xuất sắc đặc biệt là dân Lạc Việt đã đúc nên những chiếc đồng phức tạp đòi hỏi một trình độ kỹ thuật văn hóa cao.

    Những dụng cụ sinh hoạt như mâm đồng, đục, kim dao, lưỡi câu, chuông và đồ trang sức cũng được sản xuất với số lượng đáng kể. Ngoài ra, đã có nghề luyện sắt (di tích Gò Chiền Vậy) và nghề gốm.

    IV. Đời sống văn hóa

    1. Văn hóa vật chất

    1.1. Cư trú

    Nhà được dựng theo kiểu nhà sàn. Nguyên liệu là gỗ, tre, nứa, lá. Nhà có mái cong hình thuyền hoặc mái tròn và sàn thấp. Nhà chưa có vách, đuôi mái gối sát sàn nhà. Cầu thang lên đặt trước nhà.

    Các ngôi nhà được bố trí quây tụ ở ven đồi, đỉnh gò, chân núi, nếu gần sông suối thì nằm trên các giải đất cao để tránh lụt lội.

    1.2 Trang phục

    * Đầu tóc: có 3 kiểu chính

    Cắt ngắn ngang vai dùng cho cả nam lẫn nữ
    Búi tóc búi lên đỉnh đầu, có trường hợp chít khăn lên búi tóc. Loại kiểu tóc này cũng được cả nam lẫn nữ sử dụng. Về nữ, có trường hợp chít khăn lên búi tóc.
    Loại kiểu tóc kết đuôi sam và có vành khăn nằm ngang trán thì chỉ dùng cho phụ nữ.
    * Mặc: Cách phục sức đã có sự phân biệt nam nữ. Nữ mặc váy, thân để trần, đi chân đất. Váy có hai kiểu là kín và mở, ngắn đến đầu gối, có khi có đệm váy. Phụ nữ giàu có ăn mặc có phần chải chuốt hơn, khăn chóp nhọn trùm lên búi tóc, đủ cả váy, áo và yếm, áo cánh xẻ ngực, thắt lưng có trang trí. Váy kín có trang trí, buông chùng đến gót chân, đệm váy có hình chữ nhật cũng có trang trí, thả trước bụng hay sau mông.

    Nam đi chân không, ở trần, mặc khố. Khố có hai kiểu, kiểu quấn một vòng và kiểu quấn hai vòng. Có đuôi thả đàng sau.

    Trang phục lễ hội không phân biệt nam nữ. Thường là váy kết bằng lá hay bằng lông vũ. Mũ kết bằng lông chim có cắm thêm bông lau ở phía trên hoặc phía trước.

    Đồ trang sức: người thời Hùng Vương cả nam lẫn nữ đều rất ưa thích dùng dùng đồ trang sức. Nam cũng như nữ đều đeo vòng tai. Ngoài ra, các trang sức hạt chuỗi, nhẫn và vòng tay rất phổ biến.

    Hình dáng của vòng tay rất đa dạng: hình vành khăn, hình tròn, hình tròn có mấu. Hạt chuỗi có hình trụ, hình trái xoan, hình tròn. Vòng nhẫn hình tròn hoặc hình bện thừng. Vòng tay có tiết diện chữ nhật, hình ống, hoặc có cánh.

    Chất liệu của các đồ trang sức là những kim loại cao cấp như vàng bạc. Thường là bằng đá, đồng thau, rất ít khi bằng ngọc nhưng được tạo thành với khiếu thẩm mỹ cao.

    1.3 Ăn uống

    Thức ăn chính là gạo nếp tẻ, đã có dụng cụ bếp núc như nồi, chõ. Sách Lĩnh Nam Chích Quái ghi lại là dân Lạc đã biết làm mắm: "Lấy cầm thú, cá, ba ba làm mắm". Họ cũng biết làm rượu, làm bánh.

    Thức ăn thường là cá, gà, vịt, chim, heo, chó, trâu, hươu, nai, cáo, khỉ, ba ba, rùa, cua ốc... với các hương liệu: gừng muối, trầu cau, đất hun.

    2. Văn hóa xã hội

    2.1 Hôn nhân

    Có một số tục lệ như lấy gói đất, gói muối tượng trưng cho tình nghĩa vợ chồng. Vì thế có câu: "Tục hôn nhân lấy gói đất (hoặc lấy gói muối) làm đầu". Một số nghi thức khác trong hội lễ ghi nhận được là ném bùn, ném đất và hoa quả vào người chàng rể. Nghi thức chủ yếu nhất là hai vợ chồng mới ăn chung bát cơm nếp. Sau khi ăn bát cơm nếp, họ được cộng đồng công nhận là vợ chồng.

    2.2 Tang ma

    Khi trong nhà có người chết, người ta giã vào cối, đó là tín hiệu thông tin cho hàng xóm, láng giềng biết để đến giúp đỡ.

    Người chết có quyền đem theo một số tài sản để sử dụng trong cuộc sống khác. Các đồ tùy táng là những đồ dùng hàng ngày và đồ trang sức.

    Thời ấy người chết được hỏa táng hay được chôn cất. Các nhà khảo cổ học đã đào được các quan tài độc mộc. Đó là một thân cây khoét rỗng có hình dáng giống như chiếc thuyền độc mộc.

    2.3 Phong tục khác

    Khi trẻ sơ sinh ra đời, dân Lạc có tục lệ lót ổ cho trẻ bằng lá chuối tươi. Khi trẻ lớn lên được làm lễ thành đinh, Lễ thành đinh mang tính thử thách năng lực của các thanh niên, thường được tổ chức những buổi thi tài trong các ngày hội. Sau lễ thành đinh, thanh niên trở thành thành viên lao động mới của xã hội.

    3. Văn hóa tinh thần

    3.1 Vẽ: Nghệ thuật vẽ đã rất phổ biến với các hoa văn đa dạng trên các đồ gốm, trên các trống đồng. Không những thế cư dân Văn Lang đã biết dùng màu để vẽ. Tục xăm mình là một minh chứng về nghệ thuật vẽ màu của người Văn Lang.

    Đề tài chính của nghệ thuật này là con người đang hoạt động, đang sống hồn nhiên. Đó là quang cảnh nhảy múa, thổi khèn, giã cối... hoặc là quan hệ giữa con người và thiên nhiên. Mặt trống đồng như một vũ trụ mà trung tâm là mặt trời. Hoạt động của con người quây tròn chung quanh mặt trời đang tỏa sáng.

    3.2. Nghệ thuật tạo tượng phát triển rất cao. Chất liệu là đất nung, đồng thau, đá... những bức tượng mang dáng vẻ rất hồn nhiên, sinh động, ví dụ như bức tượng người ngồi thổi khèn, tượng người cõng nhau nhảy múa thổi khèn cho thấy sự thoải mái, thanh nhàn trong cuộc sống đơn giản. Bên cạnh đề tài là con người còn có các động vật gần trong sinh hoạt của con người: gà, chó, chim...

    3.3 Âm nhạc

    Qua các hiện vật khảo cổ tìm được qua hình ảnh trên các trống đồng, ta thấy cư dân Văn Lang rất ưa ca hát, nhảy múa. Họ hát đối đáp, đánh trống, đánh cồng hoặc hòa tấu cùng nhau với đủ các dụng cụ âm nhạc mà họ đã sáng tạo được như sau:

    Trống đồng có âm thanh dũng mãnh-trống da-Cồng chiêng (mỗi giàn chiêng có từ 6 đến 8 chiếc)-Chuông nhạc-Phách-Khèn...

    3.4 Hội lễ

    Hội lễ là một phần trong cuộc sống của dân Lạc. Trong các buổi lễ hội có những sinh hoạt như sau:

    Tục lệ đánh trống đồng: hoặc do một người đánh hoặc hòa tấu từng cặp trống đực cái, người đánh trống bận lễ phục hình chim ở tư thế ngồi hay đứng.

    Múa nhảy ca hát: Người trình diễn cũng bận lễ phục hình chim, có múa hóa trang, múa vũ trang, múa hát giao duyên nam nữ. Múa hóa trang thường đội mũ có gắn lông chim, có từ ba đến bảy người, có người cầm vũ khí, cầm khèn.

    Hội giã cối: từng đôi nam nữ cầm chày dài giã cối tròn tạo nên hình ảnh tượng trưng cho sự sinh phồn.

    Các cuộc đua thuyền hào hứng với những chiếc thuyền độc mộc mình thon, mũi cong, đuôi én.

    Mọi sinh hoạt trên đều gắn với điều cầu mong thiết thực của cuộc sống như mong mưa thuận, gió hòa, mong được mùa, mong sinh sản được nhiều.

    3.5 Tín ngưỡng: dân Lạc thờ các lực lượng thiên nhiên (thần núi, thần sông, thần đất); thờ các vật thiêng (thần rồng, chim, hổ); thờ anh hùng (Phù Đổng).

    3.6. Truyện kể: thời đại Hùng Vương - An Dương Vương để lại trong nền văn hóa dân tộc một kho tàng truyện kể phong phú, giúp ta hình dung được phần nào cách sống của người thời ấy. Truyện Trầu Cau nói về nguồn gốc của thói quen ăn trầu. Truyện Bánh Chưng Bánh Dày giải thích quan niệm trời tròn đất vuông cùng tục nấu bánh chưng của người Việt vào các dịp Tết. Truyện An Tiêm cho biết thời ấy con người đã biết trồng trọt. Truyện Sơn Tinh-Thủy Tinh là cách giải thích mộc mạc nhưng rất trữ tình về nạn lụt lội hàng năm ở miền quanh núi Ba Vì. Mối tình thơ mộng giữa Tiên Dung và Chử Đồng Tử được cụ thể hóa bằng hình ảnh đầm Dạ Trạch và bãi Tự Nhiên. Tinh thần yêu nước được sớm tuyên dương qua hình ảnh của Phù Đổng Thiên Vương. Các truyền thuyết thần thoại ấy đã được kể từ thế hệ này đến thế hệ khác, truyền mãi đến nay, qua biết bao thời gian mà vẫn giữ được tính tưởng tượng dồi dào của người Lạc xưa.

    V. Di tích tiêu biểu

    Thời gian đã tàn phá hầu hết di tích của thời Hùng Vương, ta chỉ có một số dấu tích được xây dựng vào các thế kỷ sau với mục đích tưởng nhớ thời dựng nước. Đó là trường hợp Đền Hùng. Còn trong trường hợp thành Cổ Loa, đã phải nhờ đến khảo cổ học để vạch lại một số đường nét của dấu vết xưa.

    Đền Hùng

    Ngọn núi Hùng tọa lạc ở thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, huyện Phong Châu, tỉnh Vĩnh Phú. Nơi đây vào ngày 19.9.1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến thăm và phát biểu cùng các chiến sĩ.

    "Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước"

    Núi Hùng cao 175m và có khoảng 150 loài thực vật. Rải từ chân núi lên đến đỉnh là cụm di tích lịch sử, văn hóa Đền Hùng, gồm có ba cụm kiến thức, tính từ dưới lên là đền Hạ, đền Trung và đền Thượng, nằm cách nhau theo cao độ.

    Vòm cổng vào đền nằm ở chân núi phía Tây. Hai bên cột có hai câu đối với ý nghĩa như sau:

    "Mở lối đắp nền, bốn mặt non sông qui một mối, Lên cao nhìn rộng, nghìn trùng đồi núi tựa đàn con" (dịch từ chữ Hán)

    Từ cổng leo lên 225 bậc thềm ta đến được đền Hạ. Đền này được xây vào khoảng thế kỷ XVIII theo kiểu chữ nhị, là nơi mà theo truyền thuyết, Âu Cơ đã đặt cái bọc trăm trứng cầu khẩn cho nở thành trăm người con trai. Ngoài đền Hạ còn có gác chuông và chùa Thiêng Quang, được xây vào thời Lê (thế kỷ thứ XV). Trước cửa chùa có cây thiên tuế.

    Đền Trung nằm cao cách đền Hạ 168 bậc thềm. Đây là ngôi đền được xây dựng trước nhất của cụm kiến trúc đền Hùng, vào khoảng thế kỷ XIV. Sau đó đền bị hư hại đến thế kỷ XVII thì được trùng tu lại và tồn tại cho đến nay. Đền được xây theo kiểu chữ nhất. Tương truyền nơi đây ngày xưa các vua Hùng bàn việc nước với các Lạc hầu, Lạc tướng và cũng là nơi Lang Liêu dâng bánh chưng, bánh dầy lên vua Hùng thứ sáu.

    Đền Thượng được xây dựng từ thế kỷ XV, đến đầu thế kỷ XX, đền được trùng tu lại. Đền ở gần đỉnh núi, cách đền Trung 102 bậc thềm, là nơi ngày xưa các vua Hùng cùng các bô lão làm lễ tế trời, khấn thần lúa, và là nơi vua Hùng thứ Sáu lập đền thờ Thánh Gióng sau khi thắng giặc Ân. Mộ Tổ (lăng HùngVương) nằm gần đền Thượng. Trước đây, mộ Tổ chỉ là một mô đất. Vào năm 1874 mộ được xây dựng lại như kiểu dáng ngày nay. Tương truyền đấy là mộ của vua Hùng thứ Sáu.

    Sau núi, về phía Đông Nam còn có đền Giếng với giếng Ngọc, được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ XVIII, là nơi các con gái vua Hùng xưa thường soi bóng chải tóc.

    Hiện nay tại khu di tích này còn được xây dựng thêm nhiều công trình phụ, trong đó đáng kể là bảo tàng Hùng Vương, giúp cho ta hình dung được một phần nào cuộc sống, sinh hoạt của cư dân Lạc Việt.

    Mỗi năm, vào mùa xuân, dân chúng từ mọi miền kéo về đây làm giỗ Tổ theo câu ca dao cổ nhắc nhở:

    "Dù ai đi ngược về xuôi
    Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba"

    Lễ Hội đền Hùng được kéo dài trong bốn ngày, từ mồng 8 đến 11 tháng ba âm lịch, và ngày chính hội, như câu ca nhắc nhở, là ngày mồng mười. Đông đảo dân chúng từ ngày mồng 8 đã kéo đến thăm và dâng hương tại cả ba đền. Vào ngày chính hội, buổi quốc lễ được cử hành để nhắc nhở mọi người đến cội nguồn của mình. Lễ vật để cúng không thể thiếu là bánh chưng, bánh dày, để nhớ đến công ơn vua Hùng đã dạy dân trồng lúa cùng sự tích Lang Liêu. Ngoài ra còn có cỗ tam sinh gồm lợn, bò, dê nguyên con, cạo lông. Lợn để sống, mỡ chài phủ kín toàn thân, còn bò và dê thì được thui vàng, cộng với xôi màu trắng, tím, đỏ, thật đủ màu sắc.

    Sau buổi quốc lễ là các tiết mục truyền thống như đám lễ rước, múa hát xoan, ca trù, ném còn, đu tiên, chàm thau, đâm đuống, bắn nỏ, đấu vật. Đám rước có voi nan, ngựa gỗ, kiệu, lọng, cờ xí. Người rước đi từng bước một trong nhịp chiêng trống. Đến đền Hạ, những người vác cờ chạy quanh đền, còn các chiếc kiệu lại rập rình làm động tác kiệu bay.

    Múa hát xoan (xoan là xuân) là dân ca Vĩnh Phú, có một kép đánh trống và bốn cô đào hát thơ và dâng hương.

    Trò "ném còn" còn được gọi là trò "tung còn tìm bạn tình", là một trò chơi hào hứng trong các dịp lễ hội dân gian. "Còn" là một trái bằng vải, có hình vuông tám múi, bên trong lèn chặt các hạt bông. Các góc của trái "còn" được đính thêm cái giải vải màu sặc sỡ. Một sợi dây chắc, dài, được gắn vào một góc "còn". Dây này cũng được kết vải ngũ sắc, dùng để cầm và quay trái còn lên cao tít. Khi chơi, hai bên nam nữ đứng cách nhau, tung "còn" qua một vòng tròn bằng tre treo trên một cây tre trồng ở giữa. Ai tung được một đường "còn" uốn lượn rồi chui qua vòng thì sẽ được nhiều điều may mắn. Chàng trai thương một cô gái nào thì tung thẳng "còn" vào cô ấy. Nếu cô gái bắt lấy và tung trở lại cho chàng trai, ấy là cô gái đồng ý. Tung qua, ném lại, tạo nên những đường còn lả lướt là dấu hiệu của hạnh phúc sẽ tới.

    Trò đu tiên thường được diễn ra ở sân đền Hạ. Từng đôi cô gái, áo váy sặc sỡ, trang điểm xinh tươi, đạp chân cho bàn đu quay. áo váy bay phất phới trong tiếng hát:

    Này lên, này lên, này lên
    Lên non Cổ Tích, lên đền Hùng Vương
    Đền này có thờ Tổ Nam phương

    Ba lần "Này lên" tương ứng với ba độ cao khác nhau của ba ngôi đền Hạ, Trung, Thượng

    Hội đền Hùng càng rộng ràng trong tiếng "chàm thau" (đánh trống đồng) dũng mãnh của các chàng trai, tiếng "đâm đuống" (giã gạo) nhịp nhàng của các cô gái, đưa người thưởng lãm trở về một không gian xã hội xa xưa, bình dị nhưng sống động của người Việt.

    Thành Cổ Loa

    Khi lên làm vua, An Dương Vương hợp nhất hai nhóm dân tộc Tây Âu và Lạc Việt, lập ra nước Âu Lạc. Sau đó, nhà vua cho dời đô từ Phong Châu về Phong Khê và hạ lệnh xây thành Cổ Loa để bảo vệ kinh đô. Thành Cổ Loa xưa tọa lạc tại địa điểm xã Loa ngày nay, thuộc huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội.

    Bối cảnh địa lý, xã hội

    Vào thời Âu Lạc, Cổ Loa nằm vào vị trí trung tâm của đất nước và là nơi giao lưu quan trọng của đường thủy. Đó là một khu đất đồi cao ráo nằm ở tả ngạn sông Hồng. Con sông này qua nhiều thế kỷ bị phù sa bồi đắp và nay đã trở thành một con lạch nhỏ, nhưng xưa kia sông Hoàng là một con sông nhánh lớn quan trọng của sông Hồng, nối liền sông Hồng với sông Cầu, con sông lớn nhất trong hệ thống sông Thái Bình. Như vậy, về phương diện giao thông đường thủy, Cổ Loa có một vị trí vô cùng thuận lợi hơn bất kỳ ở đâu tại đồng bằng Bắc bộ vào thời ấy. Đó là vị trí nối liền mạng lưới đường thủy của sông Hồng cùng với mạng lưới đường thủy của sông Thái Bình. Hai mạng lưới đường thủy này chi phối toàn bộ hệ thống đường thủy tại Bắc bộ. Qua con sông Hoàng, thuyền bè có thể tỏa đi khắp nơi, nếu ngược lên sông Hồng là có thể thâm nhập vào vùng Bắc hay Tây Bắc của Bắc Bộ, nếu xuôi sông Hồng, thuyền có thể ra đến biển cả, còn nếu muốn đến vùng phía Đông Bắc bộ thì dùng sông Cầu để thâm nhập vào hệ thống sông Thái Bình đến tận sông Thương và sông Lục Nam.

    Phong Khê hồi ấy là một vùng đồng bằng trù phú có xóm làng, dân chúng đông đúc, sống bằng nghề làm ruộng, đánh cá và săn bắn. Việc dời đô từ Phong Châu về đây có ý nghĩa lịch sử quan trọng, đánh dấu một giai đoạn phát triển của dân Việt, đánh dấu giai đoạn người Việt thiên cư từ vùng Trung du, rừng núi về định cư tại vùng đồng bằng. Việc định cư tại đồng bằng chứng tỏ một bước tiến lớn trong các lãnh vực xã hội, kinh tế trong giao tiếp, trao đổi con người dễ dàng đi lại bằng đường bộ hay bằng đường thủy; trong nông nghiệp các cánh đồng bằng phẳng đã được khai thác có quy mô; trong công nghiệp sự sản xuất các công cụ như cuốc, cày, hái bằng sắt đã tăng tiến.

    Kỹ thuật xây thành

    Theo sử cũ, thành được xây quanh co chín lớp, chu vi chín dặm, sâu nghìn trượng, xoáy tròn như hình ốc, cho nên được gọi là Loa Thành ("loa" có nghĩa là con ốc). Thành còn có tên nôm là Chạ Chủ và nhiều tên khác như Khả Lũ ("lũ" có nghĩa là quanh co nhiều lớp), Côn Lôn thành (ý nói thành cao như núi Côn Lôn bên Trung Quốc) hoặc Việt Vương thành (thành của vua xứ Việt), dân địa phương gọi bằng tên nôm là thành Chủ.

    Để có đất xây thành, An Dương Vương phải cho dời dân tại chỗ đi nơi khác. Theo truyền thuyết thì làng Quậy hiện nay nguyên vốn ở tại Cổ Loa đã phải dời xuống vùng đất trũng cuối dòng sông Hoàng để An Dương Vương xây thành.

    Thành Cổ Loa được các nhà khảo cổ học đánh giá là "tòa thành cổ nhất, quy mô lớn vào bậc nhất, cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất trong lịch sử xây dựng thành lũy của nước ta"

    Vào thời Âu Lạc, con người chỉ mới làm quen với một ít kỹ thuật sơ khai, công cụ lao động còn rất thô thiển, ít hiệu quả, tất cả công việc đều do bàn tay người mà ra. Muốn xây được công trình với "quy mô lớn vào bậc nhất" này, phải có một số lượng khổng lồ đất đào đắp, đá kè và gốm rải, như vậy, nhà nước Âu Lạc hẳn đã phải điều động một số nhân công rất lớn để lao động trong một thời gian rất dài mới có thể hoàn thành được. Các nhà khảo cổ học cho rằng đã phải có đến hàng vạn người làm việc hàng năm cho công trình này.

    Khi xây thành, người xưa đã biết lợi dụng tối đa và khéo léo các địa hình tự nhiên. Họ tận dụng chiều cao của các đồi, gò, đắp thêm đất cho cao hơn để xây nên hai bức tường thành phía ngoài, vì thế hai bức tường thành này có đường nét uốn lượn theo địa hình chứ không băng theo đường thẳng như bức tường thành trung tâm. Người xưa lại xây thành bên cạnh con sông Hoàng để dùng sông này vừa làm hào bảo vệ thành vừa là nguồn cung cấp nước cho toàn bộ hệ thống hào vừa là đường thủy quan trọng. Chiếc Đầm Cả rộng lớn nằm ở phía Đông cũng được tận dụng biến thành bến cảng làm nơi tụ họp cho đến cả hàng trăm thuyền bè.

    Chất liệu chủ yếu dùng để xây thành là đất, sau đó là đá và gốm vỡ. Đá được dùng để kè cho chân thành được vững chắc. Các đoạn thành ven sông, ven đầm được kè nhiều đá hơn các đoạn khác. Đá kè là loại đá tảng lớn và đá cuội được chở tới từ các miền núi. Xen giữa đám đất đá là những lớp gốm được rải dày mỏng khác nhau, nhiều nhất là ở chân thành và rìa thành để chống sụt lở. Các cuộc khai quật khảo cổ học đã tìm thấy một số lượng gốm khổng lồ gồm ngói ống, ngói bản, đầu ngói, đinh ngói. Ngói có nhiều loại với độ nung khác nhau. Có cái được nung ở nhiệt độ thấp, có cái được nung rất cao gần như sành. Ngói được trang trí nhiều loại hoa văn ở một mặt hay hai mặt.

    Tường thành phía ngoài được xây dựng đứng để gây khó khăn cho đối phương, còn mặt trong thì được xây thoai thoải để dễ dàng lên xuống.

    Ba vòng thành Cổ Loa

    Hiện nay thành Cổ Loa có ba vòng thành, mỗi vòng thành được gọi bằng tên tương đương với vị trí của thành: thành ở trung tâm được gọi là thành Nội (hoặc thành Trong), bao ngoài thành Nội là thành Trung (hoặc thành Giữa). Vòng ngoài cũng được gọi là thành Ngoại (thành Ngoài).

    Thành Nội có hình chữ nhật vuông vức và cân đối, nằm theo chính hướng Đông-Tây, Nam-Bắc, chu vi 1650m. Thành cao trung bình khoảng 5m, mặt thành rộng từ 6m đến 12m, chân thành rộng từ 20m đến 30m.

    Trên mặt thành có đắp các ụ đất nhô ra ngoài rìa thành. Các ụ đất này được gọi là hỏa hồi. Có tất cả 12 hỏa hồi đối xứng với nhau. Mỗi cạnh ngắn của thành có hai hỏa hồi giống nhau, mỗi cạnh dài có bốn hỏa hồi dài ngắn khác nhau. Các hỏa hồi dài được bố trí nằm ở gần góc, ở giữa là hai hỏa hồi ngắn hơn.

    Thành Nội chỉ có một cửa trổ ngay chính giữa tường thành phía Nam, ắt hẳn là để kiểm soát cho chặt chẽ việc xuất thành nhập thành.

    Thành Nội dùng để bảo vệ khu cung cấm của An Dương Vương. Khu này ngày nay là đất Xóm Chùa, thôn Cổ Loa. Nơi đây có đền thờ An Dương Vương và đình Cổ Loa.

    Thành Trung bao bọc Thành Nội, không có hình dáng rõ rệt vì người xưa đã tận dụng địa hình thiên nhiên bằng cách đắp nối các gò đất cao hoặc đắp men theo bờ của các đầm hồ. Chu vi khoảng 6.500m. Chiều cao của thành trung bình từ 6m đến 12m. Đoạn cao nhất là Gò Ông Voi ở vào góc Đông-Bắc. Mặt thành rộng không đều, trung bình là 10m. Chân thành rộng gấp hai mặt thành.

    Thành Trung có năm cửa: cửa Bắc, cửa Tây, cửa Tây-Nam, cửa Đông, cửa Đông và cửa Nam.

    Cửa Đông còn gọi là cửa Cống Song, đó là một con đường thủy nối Đầm Cả với năm con rạch phía trong thành Trung để cung cấp nước cho vòng hào của thành Nội.

    Đặc biệt cửa Nam là cửa chung của cả hai thành Trung và thành Ngoại. Hai bức thành này, khi chạy về phía Nam thì được đắp gần nhau và điểm gặp nhau của hai thành được bố trí thành cửa chung. Đây là một điều hiếm có trong lịch sử xây thành của Việt Nam. Cửa Nam còn được gọi là Trấn Nam Môn, là cửa chính và là mặt tiền của thành Cổ Loa nên có hai miếu thờ thần trấn cửa ở ngay trên mặt thành hai bên cửa.

    Khu đất nằm giữa thành Trung và thành Ngoại được dùng làm chỗ ở cho quan lại. Như vậy nhà vua được bảo vệ rất kỹ càng.

    Thành Ngoại cũng không có hình dáng rõ rệt như thành Trung. Đây là vòng thành dài nhất, vào khoảng 8.000m. Cao từ 3m đến 4m. Đoạn cao nhất đến 8m, gọi là Gò Cột Cờ. Chân thành rộng từ 12m đến 20m

    Ngoài cửa Nam là cửa chung với thành Trung, thành Ngoài còn có cửa Bắc (còn gọi là cửa Khâu), cửa Tây Nam và cửa Đông. Các cửa này được bố trí chéo với các cửa thành Trung để gây thêm phần trắc trở cho việc nhập thành.

    Cửa Đông là con đường nước nối sông Hoành với cửa Cống Song để chảy vào thành Nội.

    Khu đất giới hạn giữa thành Trung và thành Ngoại là nơi doanh trại của quân đội.

    Hệ thống hào nước

    Mỗi vòng thành đều có hào nước bao quanh bên ngoài, hào rộng trung bình từ 10m đến 30m, có chỗ còn rộng hơn. Các vòng hào đều thông với nhau và thông với sông Hoàng.

    Sông Hoàng được dùng làm hào thiên nhiên cho thành Ngoại ở về phía Tây Nam và Nam. Phần hào còn lại được đào sát chân tường thành từ gò Cột Cờ đến Đầm Cả. Con hào này nối với hào của thành Trung ở Đầm Cả và Xóm Mít, chảy qua cửa Cống Song nối với năm con lạch có hình dáng như bàn tay xòe, và với một nhánh của con lạch này, nước chảy thông vào vòng hào của thành Nội.

    Thuyền bè đi lại dễ dàng trên ba vòng hào để đến trú đậu ở Đầm Cả hoặc ra sông Hoàng và từ đó có thể tỏa đi khắp nơi. Theo truyền thuyết, An Dương Vương thường dùng thuyền đi khắp các hào rồi ra sông Hoàng.

    ụ, lũy

    Trong cấu trúc chung của thành Cổ Loa còn có một yếu tố khác làm phong phú thêm tổng thể kiến trúc này. Đó là những gò đất dài họặc tròn được đắp rải rác giữa các vòng thành hoặc nằm ngoài thành Ngoại. Ta không biết được có bao nhiêu ụ, lũy như thế, nhưng một số được dân chúng gọi là Đống Dân, Đống Chuông, Đống Bắn... Các ụ, lũy này được dùng làm công sự, có nhiệm vụ của những pháo đài tiền vệ, phối hợp với thành, hào trong việc bảo vệ và chiến đấu. Đây cũng là một điểm đặc biệt của thành Cổ Loa.

    Về mặt quân sự, thành Cổ Loa thể hiện sự sáng tạo độc đáo của người Việt cổ trong công cuộc giữ nước và chống ngoại xâm. Với các bức thành kiên cố, với hào sâu rộng cùng các ụ, lũy, Cổ Loa là một căn cứ phòng thủ vững chắc để bảo vệ vua, triều đình và kinh đô. Đồng thời là một căn cứu kết hợp hài hòa thủy binh cùng bộ binh. Nhờ ba vòng hào thông nhau dễ dàng, thủy binh có thể phối hợp cùng bộ binh để vận động trên bộ cũng như trên nước khi tác chiến.

    Về mặt xã hội, với sự phân bố từng khu cư trú cho vua, quan, binh lính, thành Cổ Loa là một chứng cứ về sự phân hóa của xã hội thời ấy. Không như buổi đầu của thời đại Hùng Vương khi nhà vua và dân còn cùng nhau đi cày, cùng nhau vui chơi; thời kỳ này vua quan không những đã tách khỏi dân chúng mà còn phải được bảo vệ chặt chẽ, sống gần như cô lập hẳn với cuộc sống bình thường. Xã hội đã có giai cấp rõ ràng và ắt hẳn cũng đã phải có sự phân biệt giàu nghèo, sang hèn.

    Về mặt văn hóa, là một tòa thành cổ nhất còn để lại dấu tích, Cổ Loa trở thành một di sản văn hóa vô cùng quy báu, một bằng chứng về óc sáng tạo, về trình độ kỹ thuật cũng như văn hóa của người Việt Cổ. Đá kè chân thành, gốm rải rìa thành, hào nước quanh co, ụ lũy phức tạp, hỏa hồi chắc chắn và nhất là địa hình hiểm trở ngoằn ngoèo, tất cả những điều này làm cho thành ốc xứng đáng là biểu tượng linh động cho tinh hoa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Hàng năm, vào ngày 6 tháng giêng âm lịch, cư dân thành ốc tổ chức một lễ trang trọng để tưởng nhớ đến những người đã có công xây thành, và nhất là để ghi ơn An Dương Vương.
     
  3. trungyhth

    trungyhth Mario & Luigi Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    6/5/04
    Bài viết:
    861
    Nơi ở:
    Trái tim KL
    To Ciga :Cái Lịch Sử Trung hoa huynh cho lên chú ý được thì cái này cũng xứng đáng để cho lên,nay huynh làm vậy đệ nghĩ rằng sẽ không tôn trọng lịch sử nước nhà đâu nha.
     
  4. trungyhth

    trungyhth Mario & Luigi Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    6/5/04
    Bài viết:
    861
    Nơi ở:
    Trái tim KL
    [​IMG]
    Niên biểu Lịch Sử Việt Nam
    trích ĐạiViệt Sử Ký Toàn Thư, NXB Khoa Học Xã Hội, 1993.
     
  5. LordCaocao

    LordCaocao Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    29/12/03
    Bài viết:
    498
    thôi báo cáo khoa học thế đủ rôi bây giờ đi vào chi tiết đi tôi khai trương trước vậy nhé theo các bác thì nguyên nhân nào đã dẫn đến chiến thắng lịch sử của nhà Trần trước quân Nguyên Mông đi
     
  6. therebex

    therebex T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    21/12/03
    Bài viết:
    622
    Mấy cái báo cáo khoa học này ai say mê thì tự họ cũng biết cả, còn không say mê thì bác phí công vì họ chẳng ích gì đâu. Bác quả là người siêng, nhưng bác bỏ công sức đàn gảy tai trâu thiệt là uổng, lấy công sức đó chúng mình bàn luận lịch sử, chẳng thú hơn sao ?
     
  7. trungyhth

    trungyhth Mario & Luigi Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    6/5/04
    Bài viết:
    861
    Nơi ở:
    Trái tim KL
    Luận thì cũng phải có chủ đề để luận,tôi đang cố tạo ra 1 chủ đề mang tính "dân tộc" đó thôi,sau này mà hoàn chỉnh thì tha hồ mà bàn với luận :))
     
  8. Cigar

    Cigar Độc Xà Vương

    Tham gia ngày:
    14/8/03
    Bài viết:
    5,710
    Nơi ở:
    Hội Vườn Đ
    12 năm học lịch sử chẳng lẽ chúng ta không có gì vào đầu sao mà còn phải kể rõ từng chi tiết như vậy??
    E rằng không có ai có thời gian mà đọc.
    Ngay cả tác giả chỉ biết copy và pas chưa biết nắm được bao nhiêu phần trăm ý của bài mình vừa viết nữa.
    Hãy thể hiện sự hiểu biết của mình qua những bài thảo luận về sử Việt Nam..
     
  9. LordCaocao

    LordCaocao Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    29/12/03
    Bài viết:
    498
    thế thì thảo luận vấn đề tôi nêu đi cứ tán nhảm mãi...
     
  10. sol

    sol Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    14/7/04
    Bài viết:
    456
    Theo tui nghĩ thì VN thắng do có đủ thiên thời - địa lợi - nhân hoà :
    - Thiên thời : tình hình nội bộ VN lúc đó khá yên ổn, nhà Trần sau khi lật đổ nhà Lý thì lúc này đã khá vững, trong nước ít loạn lạc, không có nội chiến, trong khi Nguyên Mông lúc này không còn mạnh như trước đó mấy chục năm nữa, Hốt Tất Liệt lên ngôi cũng đã phải tranh giành với mấy người anh em mà hầu như chỉ kiểm soát được phần đất hiện là Trung Quốc, Mông Cổ, chứ còn Đông Âu, Trung Á, Ba Tư v.v... đều tách rời cả, hơn nữa người Mông Cổ tiếp xúc với văn hoá Hán thì trở nên yểu điệu hơn lúc còn ở thảo nguyên.

    - Địa lợi : khí hậu Việt Nam là Nhiệt đới - Cận nhiệt đới, mưa nhiều, ẩm ướt, rừng cũng nhiều, tương tự vùng rừng rậm ở Ấn Độ (người Mông Cổ phải rút khỏi Ấn Độ vì ko quen với rừng mưa nhiệt đới ở xứ này) vùng đồi núi phía bắc đồng bằng sông Hồng cũng thuộc loại hiểm trở, các nhánh sông của hệ thống Hồng Hà cũng chẳng phải dễ đi (vào thời điểm đó), tiêu biểu là vùng cửa sông Bạch Đằng, cây cỏ mọc lung tung, sông phân nhánh lắc léo

    Quân Mông Cổ không quen khí hậu, địa hình VN dĩ nhiên là một điều bất lợi. Người mình sinh sống ở đây quanh năm dĩ nhiên là một lợi thế lớn.

    - Nhân hoà : quân dân VN đồng tâm hiệp lực chống Mông Cổ.
    Quân Nguyên tuy đông nhưng sao đông bằng toàn dân Việt Nam cộng lại.
    Tướng tài : tiêu biểu nhất là Trần Quốc Tuấn, đám Thoát Hoan, Toa Đô sao sánh bằng.
    Vế tâm lý con người : quân Nguyên đi xâm lăng dĩ nhiên là mất đi cái sự chính nghĩa trong chiến tranh, trong khi dân ta bảo vệ đất nước thì dành được cái phần chính nghĩa. Cái chính nghĩa hay không nó giúp cổ vũ tinh thần chiến đấu của người ta. Chưa hết, VN bị dồn vào thế buộc phải đánh, không đánh thì chết, nên càng đánh càng hăng.
    Cuối cùng, dân tộc VN cũng thuộc loại thượng võ, hiếu chiến chứ chẳng vừa.
     
  11. Chiplucky

    Chiplucky The Invisible Man

    Tham gia ngày:
    14/3/03
    Bài viết:
    3,766
    Nơi ở:
    Bảng Phong Thần
    những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nước ta trải qua nhiều thời đại đều có chung 3 nguyên nhân sau. bất cứ thời đại nào cũng thế, chỉ cần hội đủ 3 nguyên nhân này là chúng ta sẽ chiến thắng:

    1> Truyền thống dân tộc chống ngoại xâm, yêu nước nồng nàn, tinh thần kiên cường bất khuất cho độc lập, tự do...

    2> Người lãnh đạo giỏi, trên dưới đồng lòng. Đường lối đúng đắn.

    3> Biết đoàn kết các lực lượng trên khắp mọi miền đất nước, đoàn kết các dân tộc lại với nhau thành một thể thống nhất.

    thế đấy, chúng ta đã đánh đổ ngàn năm bắc thuộc, 2 lần đnáh tống, 3 lần đnáh bại mông nguyên, đánh đuổi quân ngô, 5 ngày quét sạch 20 vạn quân thanh, lật đổ 80 năm xâm lược và thống trị của thực dân pháp, 30 năm kháng chiến chống pháp và mĩ. Tất cả đều nhờ 3 nguyên nhân đó. những nguyên nhân khác tuỳ thời kì lịch sử khác nhau sẽ ra đời
     
  12. wiwi

    wiwi The Pride of Hiigara

    Tham gia ngày:
    31/1/04
    Bài viết:
    9,401
    Nơi ở:
    *ADULT CONTENT*
    huynh chiplucky vào phán một câu làm cụt hứng, chán :))
     
  13. LordCaocao

    LordCaocao Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    29/12/03
    Bài viết:
    498
    chiplucky X( trời thế còn gi phải bàn nữa cổ nhân đã đúc kết ra thì làm sao sai được hihihi nhưng đây là bàn về sự kiện và tình tiết ảnh hưởng đến cơ mà
     
  14. trungyhth

    trungyhth Mario & Luigi Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    6/5/04
    Bài viết:
    861
    Nơi ở:
    Trái tim KL
    Sau khi đất nước ta chiến thắng cuộc xâm lược của thực dân Pháp,gần như kiệt quệ về mọi mặt vậy mà tại sao 1 đế quốc hùng mạnh như Mỹ vẫn không thể khuất phục được chúng ta?Các anh em thử phân tích xem?
     
  15. Chiplucky

    Chiplucky The Invisible Man

    Tham gia ngày:
    14/3/03
    Bài viết:
    3,766
    Nơi ở:
    Bảng Phong Thần
    làm anh em mất hứng, có lỗi quá :D

    sau năm 1954, nền kinh tế của chúng ta kô kiệt quệ ngược lại phát triển rất nhanh đấy. Miền bắc tiến hành xây dựng XHCN đạt được nhiều thành tựu lớn, chi viện cho miền nam và được viện trợ rất lớn từ liên xô và các nước XHCN. miền nam được củng cố bằng tiền lực của đế quốc mĩ. tính một cách tổng thể thì VN chúng ta trong thời chiến kinh tế phát triển còn nhnah hơn sau năm 75 đấy.

    nếu xét nguyên nhân thắng lợi thì tôi nghĩ có một vài điểm sau (3 yếu tố chính kô bàn tới :D)

    1> Chính trị ở miền nam luôn trogn tình trạng khủng hoảng bởi chính quyền tay sai và các thế lực khác (phật giáo hoà hảo...), trong đó có lực lượng giải phóng miền nam.

    2> chính quyền tay sai quá yếu, kô có người tài dẫn dắt. trogn tình thế chủ động kô thể giành thắng lợi để vuột mất cơ hội. từ đó tạo cơ hội cho quân ta chuyển từ thế bị động sang chủ động.

    3> dân miền nam quen sống trong sung sướng, kô như dân miền bắc cần cù tiết kiệm (nhưng bây giờ thì khác rồi, ngược lại mới đúng :D)

    4> mĩ sa lầy tại VN kô thể thắng nhnah rút gọn được. từ đó, bị dư luận thế giới lên án công khai làm cho đế quốc mĩ rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan.

    5> quân miền nam kô có ý chí chiến đấu mnạh như quân miền bắc. mặc dù về trang bị thì hơn hẳn. lính mĩ và lính đánh thuê kô quen với chiến tranh du kích của quân dân miền nam.

    6> bị tấn công ở nhiều mặt trận làm cho quân lực bị phân tán.

    7> kinh tế mĩ bị suy sụp kô thể viện trợ cho miền nam.

    8> một lòng một dạ chi viện cho miền nam. chỉ để dành một phần nhỏ cho dân miền bắc.

    9> lần lượt chiến thắng những trận đánh quan trọng làm lung lay tinh thần địch, tnăg nhuệ khí quân đội

    10> và cái quan trọng nhất là: mĩ rút khỏi miền nam. làm cho chính quyền tay sai lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. từ đó mới dẫn đến "chiến dịch Hồ Chí Minh" vĩ đại
     
  16. LordCaocao

    LordCaocao Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    29/12/03
    Bài viết:
    498
    theo tôi cái quan trọng nhất ở đây là lòng yêu nước, không cam tâm chịu cảnh đất nước bị chia cắt dưới các thế lực bên ngoài, và ý chí muốn thống nhất đất nước của người dân cả hai miền nam bắc VN. Cuối cùng đó là tất cả đồng lòng đi dưới một lá cờ chung "Cờ Đỏ Sao Vàng" (cái này quan trọng lắm). vì cứ nhìn Palestine, Iraq, Nam Bắc Triều Tiên bây giờ thì rõ
     
  17. stalig

    stalig C O N T R A

    Tham gia ngày:
    7/2/04
    Bài viết:
    1,966
    Nơi ở:
    Thủ đô
    Theo tôi, Chip không nên dùng quân miền Bắc và miền Nam mà chỉ cần dùng từ quân giải phóng và bọn ác ôn nguỵ quyền là đủ

    Quân Tây Sơn hình như là đánh đuổi 27 vạn quân Thanh mới chính xác
     
  18. wiwi

    wiwi The Pride of Hiigara

    Tham gia ngày:
    31/1/04
    Bài viết:
    9,401
    Nơi ở:
    *ADULT CONTENT*
    Chip không phải là "đoàn viên thanh niên gương mẫu, trung thành với Đảng, với dân, với chủ nghĩa Mac-Lenin và lý tưởng Hồ chí Minh" như huynh Stalig :))
    theo tài liệu gần nhất đệ được đọc thì là 29 vạn, bởi vậy nên sách giáo khao sử mới gọi là "quét sạch 30 vạn quân Thanh" (làm tròn :D)
     
  19. Odisey

    Odisey The Miscast Sorcerer GVN LEGENDARY ‍ ⚚ Mystic Mage ⚚ GVN Dalit

    Tham gia ngày:
    24/6/03
    Bài viết:
    40,790
    Nơi ở:
    Hồ Chí Minh
    Cái vụ mấy con số này từng được cãi lộn chí chéo gòi ,1 phe thì bảo vệ còn 1 phe thì ko tin vào mấy con số .......1 trận thư hùng dữ dội . Chẳng hay anh em muốn cãi về chuyện này chăng ^^
     
  20. therebex

    therebex T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    21/12/03
    Bài viết:
    622
    Cãi chứ, 29 vạn = 290000 quân
    Quân Lưỡng Quảng mà 290000 thì tổng dân Lưỡng Quảng là bao nhiêu ?
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này