1 khu là 1 nhóm các kệ (như cậu nói), nhưng 1 khu không thể định danh là nó "sát tường" được, vì chỉ có 1 kệ thuộc khu đó "sát tường" được thôi. Sao cứ thích loanh quanh trong cái vấn đề "khu" đó vậy nhỉ Đã chỉ rõ trên kia, quote xuống cho có lệ chứ có thèm đọc đâu.
Thế này, giờ đã rõ hơn chưa Cái kệ ko được khoanh thì sẽ ko được gọi là "kề vào tường", nên cuối cùng "kề vào tường" là từ định vị cố định cho ý đồ của người viết cái câu chuyện đó. Đừng có cãi là "sao ko phải dãy A mà là dãy C" nhé, hại não lắm.
[spoil]Ở đâu ra cái quy định khu không thể sát tường vậy? Còn vì sao lại phải loanh quanh ở vấn đề "khu", đơn giản vì nếu không có cái "khu" đó thì đã chả có vấn đề gì để nói nữa. Tự dưng vấn đề nó rành rành ra đó lại gạt phăng đi còn cãi gì nữa? Một khi gọi là 1 khu thì phải tính toàn bộ khu đó chứ ai lại tách 1 cá thể trong 1 khu ra, thế thì gọi khu làm gì? 1 khu giống như một nhóm, chẳng lẽ gọi "1 nhóm người ngoại quốc" chỉ vì trong nhóm đó chỉ có 1 người nước ngoài, còn những người khác là người bản địa.[/spoil]
Trời ơi, nhây dễ sợ Hỏi: Tìm phòng thằng A T lời: Ký túc xá Nam, tầng 1, cuối hàng lang. Vậy theo DAC, cuối hành lang là gì?
Nhà cậu có TV thì cậu ra đứng chéo TV xem có nhìn thấy gì k, k thấy gì nhá. Phải đứng thẳng đối diện với TV mới đc -> thằng con là thằng phải chết chứ k phải thằng bố Thằng bố đứng chéo hoặc ngang thấy thằng con chỉ vào TV rồi mới đi ra nhăt điều khiển bật TV lên thì sao?
tivi màn hình bé như thời cách đây 20 năm thì đúng nhưng bây giờ toàn tivi màn hình phẳng bề ngang dài nên góc nhìn cũng tỉ lệ thuận theo do đó đứa con có thể nhìn thấy hình phản chiếu của ông bố mà ko có hình của mình trong gương (và tui đã thử với tivi nhà mình rồi nhìn thấy hình phản chiếu của 2 đứa em đối diện tivi và tui ko đứng đối diện cái tivi)
[spoil]Cuối hành lang là cuối của hành lang chứ là gì, câu đó có thể hiểu là 3 phòng, 1 là phòng bên trái cuối hàng lang, 2 là phòng bên phải cuối hành lang, 3 là phòng ở giữa cuối hàng lang. Và nói về khu, nếu đã phân khu thì chỉ có thể phân 3 khu, khu đầu hành lang, khu giữa hàng lang, khu cuối hành lang, không thể hơn 3 khu được (hoặc phân khu trái, khu phải thì chỉ có 2 khu, không hơn), giả sử tưởng tượng hàng lang này dài hơn trong hình minh họa, 1 dãy có đến 9 phòng, vậy khu đầu là 6 phòng, khu giửa là 6 phòng, khu cuối là 7 phòng, vậy 4 phòng nằm cạnh phòng 1 và 2 cũng được xếp vào khu cuối mặc dù chúng không hề nằm ở cuối.[/spoil]
Cái này rõ ràng là bẻ lái nói chệch này. "Người ngoại quốc", so sánh thì nó là yếu tố cá biệt như "kề vào tường" Theo logic của DAC, cứ khăng khăng rằng có thể gọi là "khu sát tường" vì tồn tại 1 yếu tố cá biệt chẳng liên quan đến các thành phần còn lại là "có 1 kệ kề vào tường". Lại đi đặt câu hỏi là "chẳng lẽ..."? Tất nhiên, theo ý mình là không thể gọi "1 nhóm người ngoại quốc" vì chỉ có 1 đứa ngoại quốc lọt vào trong 1 đống bản địa rồi. DAC đặt hỏi, ờ - thực ra là tự trả lời theo đúng ý của mình rồi đấy. 1 cái cá biệt thì đâu thể quyết định được cả 1 nhóm. Chẳng lẽ vì có 1 cái "kề vào tường" nên mấy cái kia cũng phải mang danh "kề vào tường"? Trong khi rõ ràng là nó đứng bên ngoài thông thoáng vậy mà? Vô lý? DAC có ở trong KTX ko vậy? KTX là 1 đường thẳng phân thành 1 dãy. Nó như 1 dãy trường học, chứ ko phải là chung cư hay phòng trọ đâu mà vẽ sơ đồ vậy. Khu ở đây, là 2 khu - Khu Nam và khu Nữ. 1 tầng 1 là vị trí tương đối, cuối hành lang là vị trí tuyệt đối. À mà đi ngủ, có chi thì để qua mai, giờ hành chính
Người phụ nữ lạ: Vấn đề đầu tiên cần đặt ra là tại sao thằng này thấy một người lạ xuất hiện trong phòng khách nhà mình mà lại bình thản như vậy, lại nghĩ tới đây là người thân bạn mình, qua chi tiết này có thể đánh giá nhiều khả năng thằng này là thằng giết người, vừa giết thằng bạn trong phòng tắm ra thấy người lạ mới nghĩ đến đây là người thân thằng đó, người tới thăm nên vào thẳng trong nhà và chắc là phát hiện điều gì rồi, nhưng thằng này vẫn tỉnh táo chém "Bà tìm ai?" Do câu chuyện dịch từ jap => eng xong từ eng => vn nên có thể phán đoán như sau: Vốn dĩ đoạn hội thoại tiếng Anh là: Thằng kể: Who are you looking for? Bà già run rẩy đáp: you (đây có thể là một câu không đầy đủ kiểu như một người đang sợ hãi điều gì "Mày.....mày.......làm gì ở đây" hay "Mày...đã làm gì con tao" hay "Mày....đã làm gì người trong nhà này" chẳng hạn nhưng sợ quá nói được mỗi từ mày) Dịch sang tiếng việt các bố tự cho thêm từ "tìm" => hệ quả là nghe như một đoạn hội thoại bình thường Đoán vậy thôi, nhưng nếu kết hợp đoạn cuối "Bà ta quả thật tới tìm tôi" thì không hợp lý tí nào, có thể là lại dịch sai chăng, nói chung phải có bản gốc mới biết, chứ chuyện này ko hợp lý Tuổi Người đàn ông lên tàu có khả năng nhìn thấy tuổi chết của mọi người, lúc lên tàu ông ta sực nhận ra là trên tàu có quá nhiều người chết trẻ 28, 45 tuổi tụ tập với nhau, thằng này nhìn là biết ngay đoàn tàu này có khả năng là sẽ gặp tai nạn và bọn kia đều chết trẻ hết, nó liền hỏi mọi người xem có phải là anh này 28, anh kia 45, 62 không, bọn kia đều xác nhận là năm nay 28, 45, 62 => bọn này đều chết trong năm nay hết => gặp nhau 1 chỗ thế này thì 99% là chết cùng nhau trên chuyến tàu này rồi Vốn dĩ hắn không biết là tai nạn sẽ xảy ra ở bến tiếp theo hay chết luôn bây giờ, biết tàu sẽ gặp nạn ông này chắc cũng muốn xuống ngay, hỏi người phụ nữ năm nay có phải 50 tuổi không, bởi vị thằng này thấy bà ấy không sống được đến tuổi 51, nhưng bà ấy bảo 5 phút nữa là bà ấy 51 tức là tai nạn sẽ diễn ra trong chưa đầy 5 phút nữa, mà 15 phút nữa mới tới bến kế tiếp => chắc chắn dẹo
[spoil]Đây chính là vì chỉ biêt suy nghĩ theo cách của bản thân nên mới thành ra hiểu ngược. Nếu 1 nhóm mà chỉ có 1 người ngoại quốc thì người ta đã không gọi đó là nhóm người ngoại quốc, tức là khi đã gọi là một khu vực sát tường thì người ta sẽ không tách lẻ 1 kệ sát tường, mà hiểu rằng cả khu đó kề sát tường mặc dù không phải tất cả các kệ đều kề sát tường. Cái ví dụ KTX cũng chính là để giải thích khu cuối hành lang là tập hợp những phòng nằm ở cuối hành lang, mặc dù thực sự chỉ có phòng 1-2-3 là cuối hành lang, những phòng khác hoàn toàn không nằm cuối nhưng nó vẫn nằm trong khu cuối hành lang.[/spoil] [spoil]Từ đầu đến cuối toàn là suy nghĩ hạn hẹp, não không có sức tưởng tượng bảo sao khó tiếp thu. Chả có cái quy định nào bắt buộc phân khu thành nam hay nữ (không phải như giống, chỉ có giống cái và giống đực), từ khu là từ chung chỉ một nhóm, thậm chí nhóm đó không cần bất kỳ điểm chung nào cũng có thể trở thành một khu, cũng giống như phân vùng thôi. Khu nam, khu nữ, khu trên, khu dưới, khu trái, khu phải, tất cả đều đúng chả có gì để mà phản bác, tự bó hẹp theo kiểu khu nam với khu nữ nên chả cách nào thông não được. Bảo KTX chỉ có 1 dãy lại càng là minh chứng cho việc nông cạn, không biết ở được bao nhiêu cái KTX, vào tham quan được bao nhiêu trường lớp mà chém như đúng rồi. Nếu KTX bắt buộc chỉ có 1 dãy thì cái này gọi là ký túc gì nhỉ? http://tuyensinh.vanlanguni.edu.vn/...abid/397/smid/783/language/vi-VN/Default.aspx[/spoil]
Cái "tức là" chẳng liên quan gì ở 2 vế cả mà đòi suy ra. Tại sao trong nhóm có 1 người ngoại quốc thì ko thể gọi nhóm đó là nhóm người ngoại quốc được MÀ trong 1 khu có 1 kệ sát tường thì khu đó PHẢI GỌI LÀ khu sát tường? câu trên đá câu dưới vậy? Cái sát tường nó đâu đại biểu cho khu đó, cũng như người ngoại quốc đâu đại biểu cho nhóm đó. Cái cuối hành lang, cũng như cái sát tường, nó mang một tính chất đặc biệt mà cái khác không có, cho nên mình mới nói nó là key cho cả câu - nó là cụm từ xác định vị trí chính xác cho cái người ta muốn chỉ ra. Mình đã ghi rõ: "Ktx nam, tầng 1, cuối hành lang". Nghĩa là trong câu của mình đã xác định "khu nam" - vị trí tương đối: tầng 1, vị trí chính xác: cuối hành lang. Ờ, cái này cũng do lỗi của mình, lười vẽ. Mà cũng do mình ra trường sớm quá, ở lại thêm khoản vài năm nữa thì được vào trong mấy khu ktx tập trung rồi KTX thời mình, nó nằm trong khuôn viên trường, phân thành 2 khu nam nữ riêng biệt, xây dựng theo kiểu nhiều dãy song song ( | | | ) nhau. Mà thôi, chắc dùng lại tấm hình này.
[spoil]Thông thế mà còn chưa tỏ nữa à? Nếu chỉ vì trong nhóm có 1 người ngoại quốc thì người ta sẽ không gọi đó là nhóm ngoại quốc, tức là gọi khu sát tường không phải chỉ vì trong khu đó có 1 kệ sát tường, mà gọi khu sát tường vì "cả khu vực đó" nằm sát tường. Thông bằng chữ không được thì đành xài hình minh họa vậy: Giả sử trong 1 căn phòng phân ra 3 nhóm (ở đây nhóm thay cho khu): Có thể thấy nhóm xanh ở sát tường, nhóm đỏ đứng giữa phòng, nhóm xanh lá đứng gần cửa. Người ta chỉ phân nhóm ra để biết cái đám đứng sát tường đó là nhóm xanh, chứ không bắt buộc tất cả các thành viên trong nhóm phải đứng sát tường (thực chất chỉ có 1 đứa đứng sát tường). Ở đây đã hiểu người ta không gọi nhóm xanh là nhóm sát tường chỉ vì có 1 thành viên đứng sát tường chưa? Trong trường hợp này, nếu bảo tôi đang nói chuyện với nhóm sát tường, thì có nghĩa là đang nói chuyện với cả nhóm xanh, chứ không phải chỉ nói chuyện với thằng duy nhất đứng sát tường.[/spoil] [spoil]Đã thấy tác hại của việc suy nghĩ hạn hẹp chưa? Trong đầu toàn nghĩ đến cái riêng biệt (cái KTX riêng của trường minh), trong khi dùng từ chung chung không chuẩn xác để người khác suy ra kiểu khác (tức là giống hệt trường hợp của tác giả viết truyện thư viện). Và ví dụ trên cũng không đúng trường hợp thư viện. Bởi vì trong truyện là "khu cuối dãy, kề vào tường" không xác định được là 1 cá thể (1 kệ) hay 1 nhóm (nhiều kệ), còn trong ví dụ KTX lại nhắm đến 1 cá thể (1 căn phòng) nằm ở khu KTX nam (vì cả khu nằm trên 1 hàng, trong khi thư viện có thể 1 hàng là nhiều khu. Trong KTX nam không tồn tại khu cuối hành lang (vì bảo khu là đã tính nguyên cả KTX nam rồi).[/spoil]
Thôi mệt quá. Vấn đề ở đây là hệ quy chiếu khác nhau Với tôi, vị trí "kề vào tường" là vị trí tuyệt đối, chỉ có duy nhất 1 thứ kề vào tường. Nên, khi nghe đến "kề vào tường" - biết ngay là nó. Với cậu, vị trí "kề vào tường" là vị trí tương đối, bao gồm 1 nhóm trong đó có 1 thứ "kề vào tường" và nhiều thứ "gần tường" xung quanh nó. Cậu thấy cái nào gượng ép hơn? 1 bảng xếp hạng bóng đá thì có nhóm dẫn đầu, nhóm giữa và nhóm cuối bảng. Trong nhóm dẫn đầu thì CHỈ CÓ MỘT ĐỘI NHẤT BẢNG, không có nhóm nhất bảng Việc gì phải đem đội thứ 2, thứ 3 vô rồi nói "đây là các đội nhất bảng" trong khi các đội đó không thỏa tính chất là "cao điểm nhất" chẳng hạn? Cậu phải xác định là người ta đang đề cập tới cái kệ sách - mặc dù ko đề cập trực tiếp, là đơn vị nhỏ nhất trong hệ quy chiếu rồi mới đem ra so sánh chứ
[spoil]Tầm xàm, thế nào gọi là gượng ép? Ở đây đang xét những dữ kiện được cho trong bài, trong bài nói là "khu" mà từ khu này bao hàm ý khái quát, không phải xác định đơn lẻ. Ở đây tui không gán cho nó cái vị trí tương đối, mà cách dùng từ trong truyện khiến cho nó có nghĩa tương đối. Và cậu bỏ mặc cái ý tương đối trong truyện rồi gán cái ý tuyệt đối của cậu vào. Thế thì ai gượng ép? Còn chuyện danh sách bóng đá chả ăn nhập gì tự dưng lại lôi vào, không có 1 tí xíu gì gọi là tương quan cả. Nhóm dẫn đầu là nhóm dẫn đầu, đội nhất bảng là đội nhất bảng, chả can hệ gì với nhau. Nếu chỉ chăm chăm tập trung vào đội nhất bảng thì té ra các đội đứng nhì, ba bị đánh đồng với đội bét bảng à?[/spoil]
Nghĩ sao mà nói "kề sát tường" là vị trí tương đối? Nó là 1 vị trí xác định, có cái nào có vị trí giống nó nữa mà nói là nó tương đối? Tương đối là phải có gì để đối chiếu với nó chứ? Tại sao cái ví dụ lại không liên quan nhỉ. Bức tường là cái giới hạn xác định, cái "kề vào tường" là cái kết quả tiệm cận nhất đến giới hạn. Nói thẳng ra thì nó là cái gần bức tường nhất. Đội nhất bảng cũng vậy, nó là cái kết quả tiệm cận nhất đến cái giới hạn điểm sau cả vòng đấu. Nếu xét theo tiêu chí "kề vào tường" thì chỉ có kệ A kề vào tường, các kệ B, C, D còn lại nó đâu đóng vai trò chi. Cũng như lấy "cao điểm nhất" thì đội "cao điểm nhì" chỉ mang tác dụng so sánh chứ cũng đâu liên quan đến kết quả. Có sao cứ thích gộp chung cái gần bức tường với cái sát bức tường vào làm 1 trong khi nó nằm ở 2 vị trí khác nhau?