Công nghệ lớp 12 bác ạ , xưa em bên Toán Lý Hoá lên giờ nó lôi ra nhờ , định vênh mặt lên để sau này có uy hơn với nó mà giờ sách nó cũng vl quá
Vl Công Nghệ lớp 12 có cả cái này à Hồi xưa trường ta mấy môn phụ auto pass điểm cao chỉ lo luyện thi thôi, mà ta nhớ cũng đâu có học gì cao siêu
Spoiler 1.3. Một số mạch điện tử động cơ một pha Điều khiển động cơ 1 pha bằng Triac - Chức năng của các linh kiện: Ta - Triac điều khiển điện áp trên quạt. VR- Biến trở để điều chỉnh khoảng thời gian dẫn của triac. R - Điện trở hạn chế. Da - Điac - Định ngưỡng điện áp để Triac dẫn. C - Tụ điện tạo điện áp ngưỡng để mở thông điac. K – Công tắc - Nguyên lý điều khiển mạch được giải thích như sau: + Điện áp và tốc độ của quạt có thể được điều khiển bằng cách điều chỉnh biến trở VR trên hình a. + Tuy nhiên sơ đồ điều khiển này không triệt để, vì ở vùng điện áp nhỏ khi triac dẫn ít rất khó điều khiển. + Sơ đồ hình c có chất lượng điều khiển tốt hơn. Tốc độ quay của quạt có thể điều khiển cũng bằng biến trở VR. + Khi điều chỉnh trị số VR ta chỉnh việc nạp tụ C lúc đó điều chỉnh được thời điểm thời điểm mở thông Điac và thời điểm Triac dẫn. + Như vậy Triac được mở thông khi điện áp trên tụ đạt điểm dẫn thông Điac. + Kết quả là muốn tăng tốc độ của quạt ta cần giảm điện trở của VR để tụ nạp nhanh hơn, Triac dẫn sớm hơn điện áp ra sớm hơn. + Ngược lại điện trở của VR càng lớn tụ nạp càng chậm Triac mở càng chậm lại điện áp và tốc độ quạt nhỏ xuống + Ưu điểm: Mạch điều khiển trên đây có ưu điểm: Có thể điều khiển liên tục tốc độ quạt Có thể sử dụng cho các loại tải khác như điều khiển độ sáng của đèn sợi đốt, điều khiển bếp điện rất có hiệu quả. Kích thước mạch điều khiển nhỏ, gọn. + Nhược điểm: Nếu chất lượng Triac, Điac không tốt thì ở vùng tốc độ thấp quạt sẽ xuất hiện tiếng ù do thành phần một chiều của dòng điện.
Là lớp 12 thì cái này là bài lý thuyết trong sách nó sẽ nói đầy đủ (đối với kiến thức của học sinh cấp 3) chứ việc gì nó phải đem đi hỏi. Cái này kể cả giáo viên của nó cũng chưa chắc biết giải thích nguyên lý một cách đúng đắn và đầy đủ đâu nên xài cách giải thích đại khái trong sách là được rồi. Muốn hiểu được cái giải thích đầy đủ thì ít nhất nó phải có kiến thức cơ bản về mạch điện trước đã ví dụ thời hằng (hay cách gọi trong sách là hằng số thời gian) là cái gì. Cái này thì đến bọn sinh viên đại học khoa điện lắm thằng ngáo còn ù ù cạc cạc chứ đừng nói giáo viên công nghệ với chả học sinh cấp 3. https://bookgiaokhoa.com/story/sach...khien-toc-do-dong-co-dien-xoay-chieu-mot-pha/ Phần giải thích nguyên lý cho bọn phổ thông nó nằm ngay trong sách đấy.
bài của bạn này đầy đủ hơn về cái hình của em ấy hỏi nè, tôi xin chịu thua, đành nhìn em về với vòng tay kẻ khác xứng đáng hơn tôi
Hồi xưa làm gì mà dạy ba cái này. Hồi xưa điện thì học tới diode và mạch chỉnh lưu điện xoay chiều là căng lắm rồi. Đứa nào giải thích được cái hình này là coi như có học. Còn cái bài mạch điều khiển tốc độ động cơ dùng triac là chương trình mới. Cái này thì chửi bộ giáo dục được vì ép học tăng nặng không cần thiết. Kiến thức này vượt quá kiến thức của giáo viên cấp 3 chứ đừng nói là học sinh. Tất nhiên thanh niên thầy/cô nào chịu khó học sâu thêm về điện thì vẫn có thể hiểu được nhưng bảo đảm phần đông chả đứa nào chịu làm việc đó. Điều này dẫn đến tình trạng học vẹt từ thầy cô đến trò chứ chả hiểu bản chất cái mẹ gì. Tốn thời gian và công sức dạy và học vô ích vì cả thầy và trò đều chả hiểu cái mẹ gì. Cái mạch đó thật ra là cái mạch dimmer, điều chỉnh tốc độ quay của động cơ mà ở đây là cây quạt bằng cách vặn núm "liên tục" thay vì bật nút hoặc vặn theo từng nấc 0 1 2 3 như bình thường. Ở ngoài đời dân thường thì cũng ít gặp nhưng vẫn có sử dụng.