My 50 favorite Mind-bending Movies

Thảo luận trong 'Phim ảnh' bắt đầu bởi Dr. House, 9/12/13.

  1. JamesRyan

    JamesRyan Sony Giáo Chủ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    27/9/07
    Bài viết:
    3,238
    Nơi ở:
    Cung Trăng
    ^ Donnie Darko ..............................
     
  2. vothienhuy1412

    vothienhuy1412 Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    18/1/13
    Bài viết:
    1,367
    Cái quả Cloud Atlas hồi đó xem nghe bảo khán giả đứng dậy vỗ tay 10' liên tiếp gì dữ lắm mà, sau này lận đận thế cơ à...
     
  3. Max[SaD]

    Max[SaD] snake, snake, snaaaake Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    9/12/07
    Bài viết:
    8,487
    Nơi ở:
    Old Trafford
    Toàn mấy phim chắc mình sẽ chả bao giờ xem. :5cool_sweat:
     
  4. Mishael Dain

    Mishael Dain Fire in the hole! Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    27/12/08
    Bài viết:
    2,846
    Về Matrix, mình thấy Matrix 2 thú vị Matrix :5cool_sweat:. Matrix nặng về Thiên Chúa giáo, Matrix 2 khai thác Phật giáo nguyên thủy nhiều hơn. Cái concept về vòng lặp 100 năm của Matrix và Zion, vai trò của sự lựa chọn của The One ... chính là Luân hồi; đoạn thoại của Architect với Neo, của ông Ủy viên Hội đồng với Neo ... đều đậm tính Phật giáo. Concept này đc kéo dài sang phân cảnh ga tàu và đoạn nói chuyện của Neo với gia đình Saati ở phần 3 (chính xác hơn là phần 2.2). Cũng hơi lạ vì 2 phần sau đc đánh giá thấp hơn hẳn phần đầu.

    PS: Thứ duy nhất mình thấy k0 hài lòng về Matrix lại là Neo và chuyện tình cảm ướt át của anh ta với Trinity.
     
  5. Dr. House

    Dr. House Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    5/10/10
    Bài viết:
    1,073
    Nơi ở:
    Cuddy's Boobies
    Phần II, III thiên về hành động nhiều hơn (dù vẫn có triết lý).
    Mình thấy chuyện tình cảm đấy nó chẳng có gì ướt át cả mà ngược lại là một phần quan trọng của plot.

    Vì The One là 1 lỗ hổng của Ma Trận, là hệ quả của phương trình bất cân bằng, do lỗi thiết kế không thể tránh khỏi, như The Architect đã nói:
    "Your life is the sum of a remainder of an unbalanced equation inherent to the programming of the Matrix. You are the eventuality of an anomaly."

    Sự sai sót này không thể sửa chữa được, The Architect biết điều đó, nhưng ông ta cũng biết nó có thể kiểm soát được. Đến khi không kiểm soát được nữa thì nó reset lại Ma trận.
    Trước Neo đã từng có năm The One, làm y hệt những gì Neo đang làm để cứu loài người, nhưng kết cục thì chỉ có một: Zion bị tiêu diệt, tiếp đó 23 người mới được chọn để xây dựng lại Zion mới và Ma Trận được khởi động (reload) như ban đầu.
    Tình yêu với Trinity là điều duy nhất khiến Neo khác năm "The One" trước và đem lại kết cục khác cho loài người.
     
  6. archimede

    archimede Red, Pokémon champion Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    18/4/07
    Bài viết:
    7,177
    Nơi ở:
    Runeterra
    Solaris làm gì mà mind bending lắm bác, bác đọc truyện chưa, em cx xem đc 2/3 Solaris của Tarkovsky r (đến đấy thì bỏ cuộc vì quá buồn ngủ :))) nội dung cũng đơn giản mà, đại khái là (spoil:) để "đối thoại" với người trái đất thì Solaris dùng ký ức của chính Kelvin và các đồng nghiệp để tái tạo những carbon copy của những người quan trọng với họ, các bản sao này bất tử và siêu khỏe, tuy nhiên cuối cùng e nhớ k nhầm thì nhóm đó đã chế được cái máy annihilator hủy diệt hết đống bản sao đấy, the end.
     
  7. QuaiThu2007

    QuaiThu2007 Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    10/5/07
    Bài viết:
    269
    Thanks bác đã củng cố lại cho em những khái niệm này mà em đã cố gắng tìm những câu cú thích hợp để diễn giải nó ra

    Em có thắc mắc có hơi lạc đề xíu nhưng nếu bác có hứng giải thích thì hay quá
    Ngoài phim ảnh thì còn nhiều loại hình nghệ thuật khác như âm nhạc hay tranh vẽ (đặc biệt là cái này =.=!) dù ko có những dạng như thế này nhưng cũng tối tăm và khó hiểu ko kém. Dù ko biết gì nhiều và ko có kiến thức thức gì (ít ra với nhiếp ảnh thì có công phu đoàng hoàng dễ nhận thấy) nhưng em thấy cách đánh giá của nhiều người rất nực cười: họ tự đào ra ý nghĩa của những tác phẩm theo cách riêng mình rồi áp đặt vào khiến nhiều người khác cũng tưởng thế. Có vài trường hợp cá biệt tung hô một bức tranh cho đã rồi biết là nó bị đặt ngược :v Chả biết là những tác phẩm đó có nghĩa thế thật hay là do nhiều người nghĩ thế và làm quá giá trị của nó lên ?
    Cái ở đây em muốn hỏi: 1 người nghệ sĩ phiên dịch ngôn ngữ thông thường theo cách của riêng họ còn 1 người kia muốn truyền tải 1 thứ mà chỉ có họ mới hiểu được (em thấy người ta gọi là fine art) thì cái nào đúng chất hay cả 2 đều ok ? Dù sao nếu họ muốn truyền tải một thứ gì đó thì dĩ nhiên nó vẫn còn hiểu được (ít nhất là đối với não người) theo một cách tinh tế và dẫn dắt người coi như trên => có thể khó hiểu và mù mờ nhưng não chúng ta vẫn biết và cảm nhận rằng có thứ gì đó đằng sau rất rõ ràng và họ không ngừng nghỉ việc tìm ra nó. Còn với những tác phẩm khiến mình bế tắc ngay từ lúc đầu đến mức phải hoang tưởng ra nó (như kiểu nhìn mây mà người này nhìn thấy em bé còn người kia nhìn thấy ô tô chẳng hạn) thì khác gì vẽ đại một thứ rồi để trí tưởng tượng của người ta làm nốt công việc vậy => có thể nó chả nghĩa lý gì nhưng nó kích thích người ta tự tạo ý nghĩa của riêng mình khi nhìn vào. Thế thì tuy nó ko phải là nghệ thuật nhưng có tác dụng như đòn bẩy để kích thích nó.
    Em nghĩ phim ảnh thì giống như trên vì dù sao cũng đã xem qua một số phim trong list của bác (chí it là cảm nhận ban đầu khác nhau) nhưng nếu đó là cách người ta chọn trước khi muốn sáng tạo ra bất cứ thứ gì thì liệu có thể gọi đó là nghệ thuật ko ?
     
    Chỉnh sửa cuối: 11/12/13
  8. khoadeptrai39

    khoadeptrai39 Fire in the hole!

    Tham gia ngày:
    4/4/08
    Bài viết:
    2,820
    Nơi ở:
    Red Rose Mansion
    Theo mình nghĩ các nhà làm phim kiểu vậy (trong list và một số ngoài list) đa số đều muốn khiến tác phẩm của mình trở nên phức tạp hơn bình thường để tạo hiệu ứng, dù là phim dựa trên một ý tưởng phức tạp thuộc phạm trù triết học (The Turin Horse) hay những vấn đề rất đơn giản hơn (Babel): một là khiến mọi người bàn tán, hai là một khi người xem nắm được ý tưởng của bộ phim đó thì sẽ nhớ lâu hơn vì phải trải qua quá trình phân tích, khác so với các phim khác, ba là số người ko hiểu sẽ góp vào số người bàn tán trong #1 tạo nên đám đông hơn, bốn là tạo được phong cách của riêng mình. Người ko hiểu và hiểu đơn giản chỉ là vì có cách suy nghĩ khác nhau thôi, đơn giản vậy, cũng giống như phim này có thể đỉnh với người kia nhưng dở với người này. Tất nhiên có những phim mù mờ đến nỗi nhiều người nghĩ là nhảm và vô nghĩa, nhưng chúng ta không bao giờ biết được cho nên ko thể nói gì chắc chắn được, vì nghệ thuật nó xuất phát từ cá nhân mà, xuất phát từ ý tưởng của mỗi người và cách mà họ chuyển thể ý tưởng ra tác phẩm như thế nào là quyền của họ, dù có xa rời với cách suy nghĩ chung của con người bình thường đến thế nào đi nữa. Trừ việc ý tưởng đó chính là tạo ra một đống vô nghĩa một cách có ý thức để hút karma =)
     
    Chỉnh sửa cuối: 11/12/13
  9. Dr. House

    Dr. House Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    5/10/10
    Bài viết:
    1,073
    Nơi ở:
    Cuddy's Boobies
    Một câu hỏi rất hay và để trả lời được nó thì chắc phải cần một bài viết dài không kém cái thớt này nên mình sẽ cố gắng trả lời bạn trong phạm vi hiểu biết một cách rất ngắn gọn.

    1. Ông Picasso tranh giờ bán được hơn mấy chục, mấy trăm triệu đô. Ông ấy thì là thiên tài rồi, nhưng có đáng giá từng ấy tiền không? Tất nhiên là không vì áp dụng cái hệ thống tiền tệ vào nghệ thuật đã là sai lầm. Hai là cái tiền này nó không nói lên giá trị nghệ thuật vì bọn nhà giàu thừa tiền bỏ ra để thể hiện cái status symbol của mình mà thôi. À tranh Picasso, Monet... chắc là phải đắt lắm. Một kiểu mua thương hiệu giống bọn trẻ trâu mua đồ hiệu để khoe mẽ. Ba là giá trị đầu tư, mấy thứ này giá chỉ có tăng chứ không bao giờ giảm nên không sợ lỗ.
    Nhưng cũng không thể bảo mấy cái tranh vẽ vớ vẩn này tao cũng vẽ được. Nói lan man cả hai ý trên để muốn nói rằng: muốn đánh giá nghệ thuật thì cần kiến thức và khách quan. Mình không phải fan bự của trường phái trừu tượng nhưng mình hiểu vì sao nó có những nghệ sĩ xuất sắc. Có rất nhiều bộ phim mình không thích nhưng vẫn phải công nhận cái giá trị nghệ thuật của nó, rằng đạo diễn quá tài năng.

    2. Cái bế tắc mà bạn nói chắc ám chỉ tranh trừu tượng? Phim ảnh, hội họa, nhiếp ảnh, văn học... đều có rất nhiều trào lưu/trường phái: siêu thực, hiện thực, trừu tượng, hiện sinh, biểu hiện, ấn tượng, lập thể, tối giản... Mỗi một trường phái đều có đặc điểm và cách tiếp cận khác nhau nên mình nghĩ điều quan trọng nhất về nghệ thuật là biểu hiện và diễn giải. Người nghệ sĩ chân chính nhiều khi họ sáng tác không vì người khác mà là để biểu hiện những tâm tư, suy nghĩ, triết lý, băn khoăn của mình bằng những ngôn ngữ nghệ thuật. Công việc của chúng ta là diễn giải nó. Giống như mỗi nước đều có thứ tiếng riêng của mình thì nghệ thuật cũng vậy, mỗi loại hình và trường phái đều có thứ ngôn ngữ riêng. Bạn muốn hiểu được thì trước tiên phải nắm bắt được cái ngôn ngữ đó: cấu trúc, ngữ pháp, từ vựng, thanh âm... Với nghệ thuật thì nó là lịch sử, phong cách của trường phái, bố cục, dựng hình, màu sắc, ánh sáng, biểu tượng, ẩn dụ, lời thoại, quay phim, âm nhạc, diễn xuất, trang phục và vô vàn các thứ khác nữa... Để hiểu một bộ phim thì cần kiến thức rất rộng, không chỉ về những thứ xảy ra trên màn ảnh mà cả sau màn ảnh nữa: phim làm thời đại nào, hồi đó trào lưu nghệ thuật và xã hội ra sao, tên phim có ý nghĩa gì, phong cách của ông đạo diễn... Và cũng đừng lo là họ sáng tác ra chẳng có mục đích gì. Ngoại trừ loại nghệ thuật nửa vời thì luôn có mục đích và ý nghĩa nào đó, những nghệ sĩ xuất sắc họ luôn nhìn nhận và xem xét tác phẩm của mình dưới con mắt của người xem, đặt mình vào cảm giác của chúng ta. Chốt lại: không có cách hiểu đúng, không có cách hiểu sai, quan trọng là dụng ý của tác giả có phải thích để mỗi người tùy theo sở thích, nhân sinh quan mà hiểu khác nhau hay không mà thôi.

    3. Cái tuyệt vời của nghệ thuật là sau khi liệt kê ra một đống quy tắc, luật lệ thì nó vẫn có thể phá luật. Ngôn ngữ bình thường cần phải hiểu mới thấy hay còn ngôn ngữ nghệ thuật thì không hẳn. Có thể chẳng hiểu gì, chẳng theo quy tắc mẫu mực vẫn thấy hay vì nó đánh thẳng vào cảm xúc con người. Đó là lý do nhiều nghệ sĩ vĩ đại chả học hành vẫn giỏi, còn nhiều thằng tốn cơm học nghệ thuật trường lớp tử tế vẫn không ra gì. Nó là bản năng với bẩm sinh rồi.

    4. Cố gắng phân tích, tìm hiểu một bộ phim là điều nên làm. Tôi luyện kiến thức, đầu óc mình là một điều phải làm khi muốn phê bình phim, nhưng nếu vẫn không hiểu, không thích thì đừng bao giờ cưỡng ép mình. Đơn giản là bộ phim đó không dành cho ta thôi. Nhưng ít nhất, khi bạn có kiến thức và chịu khó tìm hiểu thì bạn sẽ tự trả lời được câu hỏi: tại sao mình không thích phim ấy. Picasso đã nói rằng: mỗi đứa trẻ đều là một họa sĩ. Bạn cứ thử hỏi một đứa trẻ con bé tí về cái tranh nghệch ngoạc không ai hiểu của chúng nó xem nó ý nghĩa là gì đi, sẽ có nhiều điều ngạc nhiên đấy.
     
    Chỉnh sửa cuối: 11/12/13
  10. Mishael Dain

    Mishael Dain Fire in the hole! Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    27/12/08
    Bài viết:
    2,846
    Luân hồi của Phật giáo chính là ở chỗ này! Theo Phật giáo, một "linh hồn" (gọi tạm, vì k0 nhớ khái niệm chính xác của cái này) sẽ sống nhiều kiếp sống khác nhau, trong cuộc sống của từng kiếp sống, "linh hồn" sẽ tác đông và bị tác động bởi môi trường sống, từ đó tạo ra các lựa chọn, tổng hợp các lựa chọn sẽ tác động đến mức độ giác ngộ của "linh hồn". Mức độ giác ngộ đó sẽ quyết định "linh hồn" sẽ được tái sinh vào kiếp nào ở kiếp sống tiếp theo (kiếp là trạng thái vật chất và tinh thần của mỗi kiếp sống).

    Theo khoa học máy tính, lựa chọn đơn thuần là 1 biến số có 2 trường hợp "có" và "không", "0" và "1", bản thân Matrix là phương trình được thiết kế để tự cân bằng với hàng triệu các biến số (lựa chọn). Matrix sau mỗi lần reload, lượng biến số còn hạn chế, Matrix có thể tự cân bằng nhưng càng hoạt động, lượng biến số càng tăng, Matrix không thể kiểm soát, đến 1 lúc nào đó nó không thể tự cân bằng. The One là tổng hợp các kết quả lựa chọn gây ra sự mất cân bằng của Matrix - tương đượng với tổng hợp các lựa chọn tác động đến mức độ giác ngộ của "linh hồn" đã nói ở trên. The One có khả năng nhận thức về Matrix (the One buộc phải được giải thoát khỏi Matrix), cũng như những "linh hồn" đã đủ giác ngộ để thoát kiếp người; the One được Matrix tổng hợp lại 2 lựa chọn: cân bằng hay không cân bằng Matrix, tương đương với lụa chọn ở lại hay thoát khỏi sinh giới (hoặc thoát khỏi kiếp người, 1 trong 3 kiếp của sinh giới - mình k0 dám chắc) của "linh hồn".

    Hai phần sau của Matrix là Phật giáo, dưới con mắt của khoa học máy tính (cũng như phần 1 là Thiên Chúa giáo dưới cái nhìn của khoa học máy tính), mà Luân hồi là phần phức tạp nhất của Phật giáo, vì thế rất nhiều khán giả k0 hiểu đc cái concept vòng lặp 100 năm của Matrix này, bản thân mình cũng chỉ có thể tổng hợp sự tượng đồng của concept vòng lặp này với Luân hồi.
     
  11. QuaiThu2007

    QuaiThu2007 Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    10/5/07
    Bài viết:
    269
    1. Đúng là khi thưởng thức bất cứ tác phẩm gì thì quan trọng nhất vẫn là cảm nhận bản thân ra sao. Nhưng ko nên bash nó chỉ vì ghét nó hay ko có đẻu trình độ để hiểu những gì nó muốn truyền đạt. Có nhiều phim em không khoái coi nhưng em vẫn biết nó hay ở chỗ nào khi hiểu được những gì họ suy tính và làm với từng khung cảnh của nó :3 và tất nhiên có những bộ phim chả ra gì nhưng không thể chối bỏ cảm xúc khoái chí khi xem như 1 dạng guity pleasure vậy :v
    2. Đa phần tranh trừu tượng hay siêu thực em nhìn vẫn còn tốt chán vì ít ra đa phần có mục đích và cách nhìn nhận rõ ràng (trừu tượng thì ít vẫn còn biết là người ta muốn thể hiện một vật thể hay một thứ gì đó rõ ràng) rồi tùy thuộc vào người xem suy đoán thôi. Chỉ là có những trường hợp cá biệt em thấy rất chi là ... thiểu năng (sr xài từ hơi nặng nhưng chính xác em cảm thấy thế khi nhìn vào) với những đường nét cực kỳ nghêch ngoạc, tối giản hay chỉ là một màu duy nhất tối chỗ này sáng chỗ kia. Chả biết dụng ý (nếu có) của tác giả ra sao chứ hoàn toàn mờ tịt mà cũng chẳng gây kích thích hay tò mò muốn xem thêm hay tìm hiểu thêm gì cả. Cuối cùng hạ 1 một câu là mình ko thấy gì thì thôi ko đánh giá nó. Thế nhưng hiệu ứng cảm nhận bầy đàn em thấy có nhiều lắm và đa phần có suy nghĩ là thà người ta nghĩ gì mình nghĩ theo chứ chả muốn mệt óc suy xét chi cho mệt. Còn những trường suy diễn và tâng bốc quá nữa chỉ sợ tác giả đội mồ sống dậ hỏi họ "tôi tài đến thế sao ?"
    3. chính xác điều em muốn nói: trình độ và kiến thức có thể mở những cánh của để nghệ thuật chảy vào nhưng nhưng có nhiều tác phẩm có thể len vào mà ko cần quy tắc hay luật lệ gì hết. Ít ra gây ấn tượng lẫn khơi dậy sự kích thích vẫn luôn tốt hơn là bắt người ta tìm tiếng nói chung nếu muốn cảm nhận nó. Một nghệ sĩ mong tìm đc cách giao tiếp với người thưởng thức chứ nếu chỉ trông chờ họ tìm cách thì khác gì há miệng chờ sung ? Biến hóa hay bóp méo thế nào cũng được nhưng nếu ko tinh tế thì sẽ ko gây hấp dẫn và kích thích người thưởng thức và họ sẽ cảm thấy việc phải tìm tòi và khám phá tác phẩm giống như cực hình vậy. Tuy nhiên thì có thể nó còn phụ thuộc vào trình độ và kiến thức của đa số còn hạn chế nhưng những người có hứng thú thì họ đã phát triển đc tư duy cảm nhận của riêng họ rồi.
    4. Khi đã có đam mê thể hiện thế giới của cá nhân họ thì đã là họa sĩ rồi nhưng em thấy sự khác biệt giữa các họa sĩ là cách họ gây ấn tượng và thu hút mọi người đến với tác phẩm của họ. Tối tăm, mù mờ hay khó hiểu thế nào đi nữa nhưng khi tạo ấn tượng và luôn ở trong đầu người thưởng thức nó thì việc họ khám phá và cảm nhận đầy đủ nó chỉ còn là vấn đề thời gian. Nếu làm nên một tác phẩm mà cách duy nhất để hiểu nó là hỏi đích thân tác giả xem họ muốn truyền tải điều gì thì còn gì hay :D
     
    Chỉnh sửa cuối: 11/12/13
  12. Dr. House

    Dr. House Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    5/10/10
    Bài viết:
    1,073
    Nơi ở:
    Cuddy's Boobies
    Thì rốt cuộc là tự hỏi tự trả lời được rồi còn hỏi gì nữa =))
     
  13. QuaiThu2007

    QuaiThu2007 Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    10/5/07
    Bài viết:
    269
    nhưng nếu không nhờ bác thì em đâu có xác nhận được suy nghĩ của mình là hợp lý :D
     

Chia sẻ trang này