Nhân nói về thời napo này thì mình cũng thắc mắc thêm là pháo binh thời này vẫn bắn ra mấy quả đạn tròn xong quả đạn này văng/lăn trúng ai thì người đó chịu. Hay là đã có các kiểu đạn phân mảnh chống bộ binh nhỉ?
Mới tìm hiểu thêm thì thấy vẫn dùng hàng ngang thật, đọc thì thấy bảo vì vẫn chưa có thuốc súng không khói nên bắn xong 1 lượt khói mịt mù không tận dụng được độ chính xác cao của súng có rãnh xoắn Tuy nhiên thời này thấy cũng áp dụng nhiều các nhóm biệt kích nhỏ 3-5 người và cũng bắt đầu manh nha chiến tranh hào rồi chứ không còn chỉ thuần dàn hàng ngang nữa
thấy trailer nhớ game Cossack, game này đoạn intro cũng lấy trong Waterloo hay Chiến tranh và Hòa bình thì phải.
Uh đúng là thấy bắt đầu có kiểu tản ra nấp sau vật cản bắn nhau. Trước là khỏi luôn mà thực tế thì biết nó đánh nhua kiểu vậy, chứ ko hiểu đc cái chiến thuật dụng binh thời này, nên chơi Total War bản Empire với Na lùn méo vào, điều binh chập choạc lắm. chơi hàng lạnh quen kiểu đánh thọc sườn thần tốc chớp nhoáng rồi giờ các nhóm quân cứ tà tà đi ra trước mặt nhau
Cả 2, đạn chùm gọi là grapeshot. Minh họa thì có con phim này cho dễ thấy nè bác, bắt đầu từ 0.50 Từ thời Napoleon tụi anh nó có đám 95t regiment đi lẻ rồi, đám này được làm thành cái phim truyền hình Sharpe. Tới thời Mỹ-Anh thì ban đầu Mỹ nó ko đủ quân chính quy nên chơi lẻ chứ đánh lớn vẫn dàn hàng
Thời đó kỵ binh vẫn có ưu thế , phát minh chiến thuật kiểu xung phong theo tập đoàn kín kẽ (kỷ luật cao) . Tính ra thường là dàn hàng ngang xung phong nhiều lớp cũng giống chiến thuật xếp hàng ngang bắn nhau vậy . Quân sự giai đoạn đó đúng kiểu lấy thịt đổi thịt , máu đổi máu . Phe nào kỷ luật với ý chí cứng hơn win (tổn thất nhưng không tan tác) . Napoleon nhiều tiến bộ mà cũng nhiều sai lầm ...trận cuối thua đúng đen ...mà có thắng đi nữa cũng khó lật kèo được do ổng mất lòng giai cấp tư sản - quý tộc cầm quyền quá rồi . Được mỗi dân ủng hộ thôi là chưa đủ ...và nếu đánh thua thì dân ủng hộ hay ko cũng ko quan trọng .
Napoleon nổi tiếng vì cầm quân đánh thần tốc, kết hợp đc pháo, kị và bộ đánh nhanh thọc mạnh, đặc biệt là kị binh Napoleon khét tiếng dọn chiêdn trường . So với chiến lược thời đó đổ quân dàn hàng cứng ngắc thì Napoleon linh hoạt gấp chục lần --> nhờ đó lấy ít đánh nhiều đc
Yep , nếu nói Napoleon đánh thắng nhờ giỏi binh chủng gì là không chính xác mà phải nói là trình điều khiển và độ linh hoạt trong chỉ huy . Thật ra vài kèo thua không hẳn chỉ huy sai nữa mà do bệnh + đám dưới nó làm không được lệnh chỉ huy của ổng . Kèo thua lớn nhất không biện giải được là thua mẹ mùa đông của Nga . Ngoài vòng tri thức tưởng tượng của ổng .
Chắc tại kinh nghiệm vượt đỉnh núi tuyết hiểm trở ở Ý + băng sa mạc ác liệt ở Ai Cập rồi nên nghĩ ba cái này bố mày trải qua cả rồi , có cái lạnh kia sao hù được bố mày được .
Bữa xem clip phân tích ngoài mùa đông còn có lợi thế sân nhà sâu hoắm của Nga nữa. Napoleon càng tiến quân vào sâu trong nnộ địa thì tuyến hậu cần càng kéo dài. Nga nó quấy hit n run cho đuội hẳn thì quất cho sập luôn
Giờ internet phát triển, rồi đi du lịch, hiểu biết nhiều nơi, về cái lạnh, thời tiết của nước Nga, rồi xem bản đồ địa thế cũng dễ. Nếu ai thích thì qua Nga cho có trải nghiệm. Nhiều người sống thời hiện đại này, với kiến thức bây giờ đi xét lại thì dễ. Napoleon trước đó ổng dẫn quân vượt dãy Alpes vào Ý, rồi qua Ai Cập nên chắc nghĩ nước Nga cũng vậy thôi.
Cả Đức và Pháp đều đã rất dặt dẹo trước khi mùa đông đến mà sao cứ đổ cho mùa đông thế. Lúc mùa đông đến thì Pháp đang ở giai đoạn thua trận chạy về cơ mà. Cái đáng sợ của Nga chính là đường sá cùi mía, đánh bại mọi kế hoạch hành quân và hậu cần nên càng vào sâu địch càng dẹo