Đấy là giá mua lẻ thôi bác, đăng ký gói tháng là 30k. mình cũng vừa mua phát đọc cho hết bộ này tại hay quá.
thấy nó ghi mua vip là đọc đc trong Kho nội dung Waka, cái đấy bao gồm truyện tranh luôn à vậy 30k là quá rẻ so với đọc từng chap nhỉ //confirm mua xong đọc đc hết luôn, dù đọc truyện tranh ở bọn này hơi bất tiện
Đọc chap mới + cũng ngờ ngợ từ đầu, nhà thằng này nghèo thật nhưng ko nghèo tới mức đấy. Bà nó hay giúp người ngoài mà cháu mình thì cho nhịn đói, khi đang tuổi lớn. Nói chung là truyện giống bài học đạo đức trong sách, ko thực tế.
Nhật từ xưa đến nay không có khái niệm "đang tuổi lớn". Người Nhật coi trọng việc rèn luyện tâm tính + thân thể. Thời hiện đại rất nhiều gia đình bỏ ra rất nhiều tiền để cho con cái đi học tiểu học hành xác (kiểu 8 tuổi cởi trần ra tập thể dục giữa trời tuyết, trường nội trú sống như samurai), nói gì là thời sau chiến tranh như trong truyện. Dù là bà hay mẹ có tiền, cũng không bao giờ chiều chuộng cho con cái được dư dả, như vậy để rèn luyện con nhỏ. Nhân vật chính trong truyện nếu so với trẻ con VN thì ngoan hơn nhiều, thế mà mẹ cũng không hài lòng đến nỗi bị đá về quê cho bà rèn luyện, là hiểu kỳ vọng và gia giáo của bố mẹ bên Nhật thời đó cao khủng khiếp như thế nào. VN mình đề cao tự nhiên hơn, con trẻ nghịch ngợm vận động là tốt, ăn được cứ ăn, đang tuổi lớn cần bồi dưỡng và bảo bọc. Không như Nhật đang tuổi lớn bị ép sống trong môi trường đám đông là trên hết, chịu đựng là tất cả, nên bọn Nhật tỉ lệ tự tử & bắt nạt học đường cao nhất nhì thế giới. Cái hay của truyện này là các nhân vật đều vô tư, chân thành, không ngại khó ngại khổ, không dối trá, biết ơn đấng sinh thành, biết đùm bọc nhau, yêu thương đồng loại và cả động vật; những điều đó là đức tính đáng quý cần học hỏi và đề cao. Truyện giản dị và thực tế, áp dụng được cho VN, cho con trẻ tiểu học đọc thì rất tốt; nhưng cần giảng giải những khác biệt văn hóa & giáo dục giữa Nhật và VN để tránh áp dụng luôn những cái tiêu cực của họ.
Tập thể dục trời tuyết ko phải hành xác, nó tốt cho sức khỏe, sau đấy vẫn quần áo ấm. Đủ ăn đủ mặc chứ ko cần dư giả. Truyện hay nhưng ko thực tế vì từ đầu chắc mỗi lão thày chùa lừa đảo là ng xấu, à quên cả bọn ng lớn làm ngơ bắt nạt nữa.
^Thời xưa, người tốt đông hơn bây giờ, với lại cũng là vùng quê. Dạy con theo nếp, cũng phải nhà có điều kiện mới làm được.
dân quê lại thời sau năm 45 thì vẫn là sống kiểu quây quần xóm làng với nhau, thậm chí quen nhau từ 3,4 đời cũng là bình thường nên kể cả ko muốn thì cũng ko thể sống đểu được vì kiểu gì chả cần đến láng giềng, như vụ bà bị ốm đấy, bình thường hay giúp đỡ mọi người đến khi ốm một cái là xóm làng mang quà đến biếu chật kín nhà, đến độ thằng cháu còn bảo “bà mới ốm mà đã thế này chắc chết có cả tivi”
Dân quê thời xưa nghèo, hèn, ít học.. Văn hóa cách ứng xử đều thua xa văn hóa thành thị hoặc thế hệ bây giờ. Như một Lẽ dĩ nhiên Vùng nông thôn ngày xưa chỉ có 1 thứ ok là mật độ dân cư thấp, cộng đồng gắn bó với nhau lâu dài. Một vùng thôn xã huyện biết mặt nhau hết nên ít có cái chuyện ăn cắp trộm cướp. Trị an tốt hơn thôi Cái câu anh chị dân quê hiền lành, chân chất, thật thà. Người quê mùa sống tốt đời đẹp đạo lý tưởng hóa có cc ý
Truyện mà nó phải lý tưởng hóa nhân vật chớ. Gửi gắm thông điệp giáo dục nó phải thế Mua về cho bọn trẻ con đọc tốt chán so với mớ rác Quỳnh, BA phi, tú xuất, cổ tích Vn..
Mấy bác cmt chê chắc nhà chắc chưa sống ở quê bh nhỉ, mình nhà dân quê cũng trải qua nghèo đói xóm làng đùm bọc lớn nhau nhiều truyện giống 90% trong truyện luôn, cũng thuộc gọi nhà đất học nho giáo tuy nghèo thậm chí lắm nhà sau cải cách ruộng đất mất sạch tiền của ruộng đất những vẫn quý con chữ và nề nếp gia phong dạy dỗ con cái đâu ra đấy lắm chẳng khác truyện là mấy đâu nên đừng bảo vn chăm con với chiều con nhé
Mà Quỳnh đúng là ông tổ của chủ nghĩa trẻ trâu, chả hiểu sao vẫn tung hô như 1 biểu tượng văn hoá đến bây giờ.
https://comicvn.net/truyen-tranh-online/nguoi-ba-tai-gioi-vung-saga/tro-thanh-ganjin-453607 Chương này thì đúng là không nên cho con cái học tập. Xã hội dồn ép kẻ yếu, tung tin thất thiệt, phụ huynh kệ mẹ con cái đánh nhau, thầy cô nhắm mắt làm ngơ như mù. Bản thân tôi lúc nhỏ cũng từng bị bắt nạt và tôi toàn đánh trả chứ không ngán ai. Tâm niệm bố mẹ thầy cô trong chuyện bị bắt nạt có cũng như không. Giờ tôi đã là bậc phụ huynh có con nhỏ, tôi dạy con là bị bắt nạt cứ thẳng thắn mà tố cáo, ưỡn ngực mà nói "tôi là nạn nhân bị bắt nạt", nếu phụ huynh / thầy cô nào thích victim blaming thì tôi sẽ nhảy vào đấu tranh với nhà trường, chuyện bé xé ra cho to luôn chứ không ngại gì vết bẩn cả. Không việc gì phải chịu đựng kẻ xấu, chuyện xấu, hay mất công đi lôi kéo đồng minh từ người lạ làm gì cho mệt. PS: Thằng anh trai về quê thăm bị bỏ đói không được ăn cơm tối cái hai hôm sau chuồn về thành phố luôn
Đọc bộ này lại nhớ bộ "Từ trong gian khó". Nhỏ đọc khâm phục bà mẹ cực kỳ luôn, lớn lên mới biết 2 mẹ con đều là nhân vật có thật và cực kỳ nổi tiếng.
Hình như xã hội NB nó thế, bị bắt nạt mà người lớn can thiệp vào là auto double nhục, thầy cô thì nếu học sinh không lên tiếng cũng ko can thiệp đâu.
phần truyện đó ý nghĩa nhất là những câu nói cuối cùng của người bà, chính bà cũng nói là do may mắn, nói đùa mà thành thật
chế máy thời gian luôn =] https://comicvn.net/truyen-tranh-on...g-saga/uoc-nguyen-voi-co-may-thoi-gian-453822
Đọc truyện này tôi thấy người bà hoặc là dân Nhật cực kỳ có vấn đề về nhận thức: 1. Có tiền để dành, có tiền cho vay, nhưng cơm thì thường xuyên bắt cháu phải bỏ bữa 2. Khi anh trai đến chơi với em trai dịp Tết thì nổi hứng đổi gạo lấy gạo nếp làm hai anh em nhịn đói bữa tối 3. Toàn bắt cháu ăn cơm không, đến cả bữa tối cũng không có cơm, dặn dò là cháu hãy nhịn ăn trưa để có cơm ăn tối -> Thầy chủ nhiệm thương quá mời cháu về ăn cơm tối -> Gửi quà cho mẹ của thầy chủ nhiệm là hộp đầy ắp cơm + 6 quả trứng???