Piano điện đánh thử vài con thấy phím hơi nhẹ không được nặng như phím piano cơ, sợ chuyển qua thì vẫn đau tay Nhưng sound thì thấy bọn Piano điện hay hơn Organ nhiều, càng đắt tiếng càng hay
Con đó được đấy, mỗi tội VN không có Ngoài ra mềnh đếch đủ tiền đú 1 con piano điện rẻ rẻ nữa là con piano điện phải ship từ nước ngoài về
Mình mới lôi được từ trong kho ra cái đàn organ từ đời Tống nhưng mà chạy ngon lắm, test thử ko fail nốt nào <3 Cái này bắt đầu học thế nòa nhỉ các lão, mà cái đàn này với Piano học có khác nhau ko nhỉ
Phần trước. Phần này mình sẽ nói về nốt nhạc: Như đã biết, nốt nhạc sẽ được vẽ trên khuông nhạc, tên nốt được xác định bằng khóa nhạc. Nếu là khóa Sol thì nốt nằm trên dòng kẻ thứ 2 từ dưới lên sẽ là nốt Sol, từ đó ta có thể tìm (đếm) được những nốt khác trên khuông nhạc, tương tự với khóa Fa có nốt Fa nằm trên dòng kẻ thứ 4 từ dưới lên. Khóa Do 3 và 4 (thường rất ít dùng) có nốt Do nằm ở trên dòng kẻ thứ 3 nếu là Do 3 (alto), và trên dòng kẻ thứ 4 nếu là Do 4 (tenor). Sau đây là vị trí các nốt trên khuông nhạc ở khóa Sol và khóa Fa từ nốt Do tới Si. Nốt trên khóa Sol. Chú ý chỗ khoanh đỏ, nhớ đặc điểm của khóa sẽ giúp ta có thể dễ dàng đoán vị trí của nốt dựa trên khóa đó. Nốt trên khóa Fa. Trong bản nhạc dành cho đàn piano, người ta sẽ sử dụng cả 2 khóa và hai khuông nhạc song song, khóa Sol nằm ở trên và khóa Fa nằm ở dưới, với middle C (nốt đô nằm ở giữa đàn piano) là nốt nằm trên dòng kẻ phụ thứ nhất dưới khuông nhạc ở khóa Sol và nốt trên dòng kẻ phụ thứ nhất trên khuông nhạc ở khóa Fa. Đây là vị trí nốt trên phím đàn piano Thực sự thì để đọc được nốt trên khuông nhạc là một hành trình không mấy nhẹ nhàng cho lắm, cách nhanh nhất là kiếm bài để tập trên đàn, ngồi mò từng nốt, dần dần sẽ quen, kiên trì một thời gian thì đảm bảo đọc như cái máy. Ngoài ra thì có thể tập nhìn bài và hát nốt nhưng cách này đảm bảo chán. Sau đây là ví dụ nốt trích ra từ 1 đoạn trong bài Ode to Joy của Beethoven. Phần sau.
Đầu tiên về số phím thì ít hơn rồi. Piano 88 phím còn organ tầm 61 đổ xuống, . Về độ nặng của phím, organ nhẹ hều dù ấn mạnh hay nhẹ, không có độ ngân nên thường không diễn tả cảm xúc người chơi nhiều. Khi qua Piano thì phải mất kha khá thời gian làm quen với phím. Mà mới đầu cứ organ tập tầm vài tháng đủ kiên trì rồi mua Piano sau cũng được. Quan trọng bạn chọn hướng đi là đệm hát hay solo nữa. Định hướng từ đầu thì hoc hiệu quả hơn Ai thích Piano điện có con Casio CDP-120 tầm 9tr đổ xuống thôi. Tập tạm cũng ổn đấy.
Em thấy học đàn gì thì cũng cứ học chơi trước, chơi được đã rồi hãy học nhạc lý. Thích nhạc Vilon mà nó êm dịu đơn giản hơn. Sẵn tiện hỏi theo phong trào luôn thì cái bài dưới nà học cỡ bao nhiêu lâu là chơi được
tiện topic hỏi luôn đang muốn đi học piano và tự học ở nhà trước, lí do chính thì để học nhạc lí hỗ trợ công việc cho hỏi giờ muốn mua 1 cái piano điện cũ thì giá tối thiểu để có 1 chiếc dùng tốt là tầm bao nhiêu? vì tình hình kinh tế hiện tại chưa tốt lắm mua chỗ nào HN?
http://forum.gamevn.com/threads/hoi-nhac-rap-50-xu.1277836/ Thực sự thì cứ hỏi học bao lâu thì chơi được như thế này như thế kia thì nó khó trả lời lắm. Đầu tiên phải nhắm coi có quyết tâm mua đàn về tập và chắc chắn không bỏ giữa chừng không đã.
Đọc bài của raivor hay quá :3 thấy dễ hiểu hơn nhiều khi đi google :v Raivor cho mình hỏi, đàn thì mình có rồi, m muốn học organ thì nên học cái gì trước nhỉ, có nên kiếm 1 bản nhạc về sau đó cứ đánh theo nó cho đến khi thành công thì thôi không nhỉ Đàn thì mình có rồi Casio CTK-45I
Phần trước Phần này em sẽ nói về dấu thăng (sharp), giáng (flat), bình (natural) và quãng (Interval): Như đã biết thì có 7 bậc cơ bản trong âm nhạc phương Tây, từ Do tới Si, nằm trên các dòng và khe của khuông nhạc, là những nốt trắng trên phím đàn piano, vậy còn những phím đen thì sao? nó nằm ở đâu trên khuông nhạc? Trong một quãng 8 thực sự có tới 12 bậc, được đặt giữa 7 bậc cơ bản. Nếu đếm tất cả các phím (trắng và đen) từ nốt Do (C) lên tới nốt Do tiếp theo thì ta sẽ đếm được 12 phím. Đối với phím đàn piano các phím đen được gọi là thăng và giáng. Thăng và giáng thường nằm giữa hai nốt trắng, thăng nằm ở "trên"(phím đen bên phải, phát ra tiếng cao hơn phím trắng bên trái) một nốt nhất định, còn giáng nằm ở "dưới" (phím đen bên trái, thấp hơn phím trắng bên phải) một nốt nhất định. Nói chung, thăng dùng để nâng cao độ của một nốt, giáng dùng để hạ thấp cao độ của một nốt, dấu cuối cùng là dấu bình, dùng để xóa bỏ hiệu quả của dấu thăng hoặc dấu giáng (tại sao lại như vậy thì sau này sẽ nói rõ hơn). Kí hiệu theo thứ tự thăng, giáng, bình: Ví dụ, phím đen nằm ngay kế bên phải C, giữa C và D, có thể gọi nó là C# nếu theo hướng đi lên, hoặc Db nếu theo hướng đi xuống. Tương tự, phím đen nằm giữa A và B, có thể được gọi là A#, hay Bb. (Hơi liên quan, trường hợp 2 nốt có tên khác nhau, nhưng phát ra âm thanh có cao độ giống nhau thì gọi là trùng âm hoặc đẳng âm) Có một điều đặc biệt đó là giữa E và F, B và C không hề có phím đen nào cả, do đó, E# = F và Fb = E, tương tự với B và C. Tiếp theo ta sẽ đến với quãng. Quãng là khoảng cách giữa 2 nốt, với đơn vị là cung (step). Chỉ có hai giá trị, nhỏ nhất là nửa cung (bán cung (half step hoặc semitone)) và còn lại là một cung (toàn cung (whole step hoặc tone)). Quãng có thể được hình dung như khoảng cách giữa 2 vật, còn cung và nửa cung giống như các đơn vị tính khoảng cách kiểu mm, cm, m. Do nửa cung là giá trị nhỏ nhất, nên khoảng cách nhỏ nhất giữa 2 nốt là nửa cung, tương ứng khoảng cách nhỏ nhất giữa 2 phím đàn là nửa cung. Vậy có nghĩa là khoảng cách giữa C và C# (Db) là nửa cung, khoảng cách giữa A và A#(Bb) là nửa cung, khoảng cách giữa E vả F là nửa cung, giữa B và C là nửa cung,... Quãng có thể là 2 nốt liên tiếp nhau hoặc vang lên cùng một lúc. Ví dụ: Đây là tên của các quãng cơ bản trong âm nhạc: 1 (unison), 2 (second), 3 (thỉrd), 4 (fourth), 5 (fifth), 6 (sixth), 7 (seventh), 8 (octave). Cách để xác định tên quãng rất đơn giản, chỉ cần đếm từ nốt dưới đếm lên. Ví dụ C tới A, đếm 1 C, 2 D, 3 E, 4 F, 5 G, 6 A, vậy C lên A là quãng 6, tương tự với các loại quãng khác. Hình minh họa. Chúng ta đếm để tìm ra 2 nốt nhất định là quãng gì, ta cũng áp dụng cách đếm đó để làm điều ngược lại, đó là từ một nốt cho trước, ta tìm nốt cách nốt đó một quãng nhất định. Có một mẹo để tìm những quãng lớn như quãng 6, 7 nhanh đó là đếm ngược lại, ví dụ tìm quãng 6 từ nốt C, thì đầu tiên mình sẽ lấy 9 trừ cho 6, ra 3, mình đếm ngược lại tới 3 thì dừng, 1 C, 2 B, 3 A. Rất là đơn giản phỏng? Do có thăng, giáng nên người ta phải chia các quãng ra thành các loại riêng biệt để nhận biết. Tại sao thăng, giáng lại liên quan ở đây? Giả sử ta có quãng 2 là C và D, đếm 1 C, 2 D, vậy nếu là Db thì sao? 1 C, 2 Db, cũng là quãng 2, nhưng nếu đánh 2 quãng này (đánh cùng lúc hoặc đánh 2 nốt liên tiếp nhau) trên đàn thì sẽ nghe rất khác nhau. Vì lẽ đó, người ta chia quãng ra thành 4 loại là tăng (augmented) > trưởng (major) > thứ (minor) > giảm (diminished) và loại đặc biệt là quãng "đúng" (perfect). Chúng ta sẽ tập trung vào quãng trưởng, quãng thứ và quãng đúng trước. Các loại trưởng. thứ chỉ xuất hiện trong quãng 2, 3, 6 và 7. Riêng quãng 4, 5 và 8 là đúng. Nên khi gọi tên một quãng nhất định, ta phải gọi đầy đủ. Vì dụ quãng 3 trưởng, quãng 6 thứ, quãng 5 đúng, quãng 8 đúng, v.v... Hình minh họa các quãng trưởng và thứ: Các quãng đúng: Người ta đo quãng bằng cung, người ta cũng dùng số cung để xác định tên quãng. Quá trình xác định tên quãng sẽ theo thứ tự đầu tiên là đếm xem đó là quãng bao nhiêu, sau đó ta sẽ tính số cung giữa 2 nốt để xác định được tên chính xác của quãng. Người ta quy định tên quãng ứng với số cung như sau (trường sẽ viết tắt là "T", thứ viết tắt là "t", đúng là "đ", tăng là "tg" còn giảm là "g": Q.1 = 0 Q.2 t = 1/2 cung (nửa cung) Q.2 T = 1 cung Q.3 t = 1.5 cung Q.3 T = 2 cung Q.4 đ = 2.5 cung Q.4 tg = Q.5 g = 3 cung Q.5 đ = 3.5 cung Q.6 t = 4 cung Q.6 T = 4.5 cung Q.7 t = 5 cung Q.7 T = 5.5 cung Q.8 đ = 6 cung Nếu để ý chúng ta sẽ thấy quãng t < quãng T nửa cung, quãng tăng > quãng đúng nửa cung, quãng giảm < quãng đúng nửa cung. Và thứ tự cũng rất là logic, 1 - 8, thứ rồi tới trưởng, số cung tăng dần từng nửa cung. Chỉ cần nhớ quãng 4, 5 và 8 là quãng đúng, ở giữa quãng 4 đúng và quãng 5 đúng là quãng 4 tăng và quãng 5 giảm. Ngoài ra còn các quãng 2 tăng, 2 giảm, 3 tăng, 3 giảm, 6 tăng, 6 giảm, 7 tăng, 7 giảm. Thử suy luận ra số cung của các quãng này xem. À thêm một mẹo để xác định các quãng lớn như 6, 7. Đếm ngược lại như trên kia ( lấy 9 trừ số quãng), ví dụ 9 - 6 = 3, ta có quãng 3, rồi đếm xem đó là nốt gì, ví dụ bắt đầu từ C, đếm ngược xuống là A (thử đếm ngược lên đi, chắc chắc ra quãng 6), sau khi đếm ngược 1 C, 2 B, 3 A, ta có quãng 3, rồi bắt đầu tính cung xem quãng 3 này là 3 gì, C - B là nửa cung, B tới A là 1 cung, tổng cộng 1.5 cung tương ứng quãng 3 thứ, sau đó ta sẽ quăng nốt A ngược lên trên, là ra quãng 6, và đây là quãng 6 trưởng, luôn luôn như vậy, nếu quãng kia là quãng thứ, thì quãng này là quãng trưởng và ngược lại. Nhưng đúng thì luôn luôn đúng nha, C lên G là 5 đúng thì G lên C là 4 đúng. Thực sự thì cái quãng này nói khó không khó, nói dễ không dễ, quan trọng là nắm quy luật, từ cái này suy ra cái kia, dùng sự tinh ý kết hợp với đàn thì đảm bảo sẽ nắm vững nó trong lòng bàn tay. Tham khảo thêm: Bài này hơi dài, nhưng vì phần quãng này rất quan trọng, liên quan chặt chẽ tới hợp âm (chord) và điệu thức (scale), nên nếu hiểu rõ về quãng chúng ta sẽ hiểu về hợp âm và điệu thức tốt hơn. Phần tiếp theo.
Rất tốt, hồi đầu em tập đàn cũng toàn kiếm bài mình thích về đánh, rất tốt cho việc tập đọc nốt, nhưng cái khó là ở cái ngón của mình, lúc mới tập thường tay không chuẩn, không đẹp, tập nhiều quen thì không tốt cho lắm, tới lúc muốn sửa sẽ rất khó, và nhiều khi nó cũng hạn chế tốc độ "lướt" phím của mình cho nên là phải cực kì cố gắng lúc mới bắt đầu, tay không đúng là sửa ngay, luôn luôn nhắc bản thân, đánh sai cũng được, đánh không nghe tiếng cũng được, mới đầu chỉ cần tay đẹp thôi, vì sửa nốt sai thì dễ, sửa tay sai thì lớn rồi ít ai sửa được lắm. Nên kết hợp luyện ngón với tập bài nhé. Luyện ngón thì ra nhà sách mua cuốn này về tập theo nhé, tập được hết cuốn là đánh nhạc nhẹ thả ga, trừ bài khó quá thì chịu thôi, lớn rồi tay không dẻo được như tụi nhỏ đâu, nhưng nhạc cỡ Clayderman hay Yiruma chơi tuốt. Về đàn thì có còn hơn không, nhưng nếu có điều kiện thì nên mua đàn tốt hơn, và tránh xa đám casio ra. = ="
Cố dịch hết nhà bác mình cũng đang đọc mà đến đoạn quãng lại thấy khó roài. Với cả Trưởng thứ để M, m đi bác chữ T khó nhìn quá
Để sử dụng tập được tốt thì tầm giá bao nhiêu là được thế bác? nên dùng hãng nào? nếu muốn mua 2nd thì nên mua ở đâu? Cám ơn trước :d
Em không phải dân buôn đàn nên em không rành khoản này lắm, nhưng thử qua các loại đàn điện tử thì thấy phím Casio sida nhất, Yamaha cũng ổn. Cái quan trọng là cái thông số của đàn piano điện ấy, 88 phím, gần giống piano cơ nhất thì thường sẽ có Hammer action keys, mô phỏng lại độ nặng của phím cơ. Cứ tìm mua các đàn có cái này là được, hoặc chỉ cần semi-weighted keys, phím nhẹ hơn hammer action keys, nhưng được cái rẻ hơn, không chuyên mua cái này về tập cũng được nhưng lên đàn cơ dễ bị mỏi tay. Semi-weighted keys khoảng 5-7 tr thôi, còn hammer action thì giá cao hơn, tầm 9-10tr đổ lên. Search thử trên google thì con Williams Allegro 2 88-Key có vẻ ổn mà hình như ở VN không có bán, thấy toàn bán Casio, Yamaha ở VN chắc có bán nhưng thường đồ Yamaha giá cả cao hơn chất lượng = =". Chỉ mua digital piano thôi nhé, đừng mua synthesizer 88-key, đây là đàn dành cho keyboardist chuyên nghiệp, giá trên trời.