Hix, đọc toàn lý thuyết thế này mà chưa tiếp xúc thực tiễn bao giờ cứ như vịt nghe sấm ấy... Có gì nó thực tế, dễ xài hơn ko...
search qua thì cũng thấy toàn Yamaha thật tầm giá thì thấy có 2 con Yamaha CLP 100 với YDP 88, giá cũng ngang ngang cao hơn tí thì CLP 152 với 300
Đúng rồi bác. Ở đây em chỉ có thể giải thích những chỗ khó hiểu nếu các bác thắc mắc thôi, chứ nghĩ cái gì nó thực tế hơn thì không ra. Cái này giống như toán, lý, hóa vậy, áp dụng nhiều thì sẽ nhớ dai, tư suy tốt thì sẽ hiểu tốt.
Piano điện 2nd rẻ rẻ tầm ~10 củ. Thớt muốn khai sáng vụ âm nhạc này thì nên làm video youtube chứ toàn chữ với hình vẽ thế kia. Dân mù nhạc nhìn khóc thét
^ ^ chém đúng kiểu chưởng tàu Phim về Piano thì ta khoái phim này, nói về Jazz. Đoạn này là đấu với 1 huyền thoại nhạc Ragtime. Đoạn cuối đánh cháy mợ cả dây đàn piano Còn bài ta thích nhất phim đây, bài này thằng bạn ta nó nghe và đánh lại được y hệt mới tởm.
Ôi dào, quan trọng giề.. 10mil yên tâm là đàn tầm trung bình thấp. Cũng như cái loa vi tính soundmax ý. Ko cần chi tiết quá đâu cứ ra táng con nào nghe tiếng ổn, phím chắc chắn, bảo hành dài hạn là được. http://piano24h.vn/loai-nhac-cu/piano-dien-moi-ve/
Bổ sung cho bác tí. Ngày xưa mình thi vật lý mấy lần nên nhưng thứ này nhớ khá rõ. Sở dĩ các âm La nghe giống nhau, các âm Si nghe giống nhau, ... là do nó đề vốn không phải là đơn âm. VD: người ta thường cho rằng âm A4 có tần số 440Hz nhưng đó chỉ là đơn âm A4 có tần số 440Hz. Nốt A4 do các nhạc cụ phát ra không bao giờ có chuyện chỉ có mỗi một sóng âm tần số f = 440Hz mà là tổ hợp của nhiều sóng âm với các tần số là bội số của 440Hz: f2 = 880Hz, f3 = 1320Hz, ... Cái đơn âm có tần số 440Hz đó trong vật lý gọi là âm cơ bản, còn các âm kia gọi là âm bội. Vì sao các âm bội được sinh ra thì các bác đọc SGK vật lý 12 có giải thích khá chi tiết. Nốt A5 chẳng hạn, cách A4 một quãng tám. Theo định nghĩa thì nó có tần số âm cơ bản gấp đôi của A4 tức là 880Hz. Điều này có nghĩa là khi đánh nốt A5 thì cũng sẽ tạo ra những đơn âm với tần số giống như của âm A4 (thiếu các đơn âm có tần số là bội lẻ của 440Hz), chỉ có cường độ của môi đơn âm là khác nhau. Đây là lý do tại sao nốt A5 nghe tương tự nốt A4, và tương tự với A3, A6, ... A5 sẽ nghe thấy "cao" hơn A4 là bởi vì các đơn âm tần số cao có cường độ lớn hơn trong A5 so với A4, thường thì âm cơ bản có cường độ cao hơn so với các âm bội. Nói đến vụ đơn âm, thì lại liên quan đến một tính chất khác của âm thanh là âm sắc. Hai nhạc cụ khác nhau cùng đánh một nốt sẽ cùng sinh ra nhưng đơn âm với tần số giống nhau. Nhưng cường độ của mỗi âm bội so với âm cơ bản ở mỗi nhạc cụ sẽ khác nhau. Đây là thứ tạo nên cảm giác âm khác nhau. Cũng giống như màu sắc vậy: cũng từ 3 màu cơ bản RGB mà cường độ khác nhau cho ra vô số màu khác nhau. Ở đây thì từ cùng một dãy các đơn âm giống nhau nhưng tổ hợp khác nhau lại sinh ra vô số "màu sắc" khác nhau của âm thanh.
Éo hay ho gì đâu vì vớ vẩn đánh sai nó chửi bỏ mẹ. Ta chỉ trải qua cảm giác mời em học sinh về nhà chơi, đánh piano cho em nó nghe xong tự nhiên em nó đến ôm từ phía sau. Ôi giời ơi phê lòi!!!