Phần trước. Phần này mình sẽ nói về điệu thức (scale): Scale là một tập hợp các nốt có mối tương quan về cao độ (đùng cung và nửa cung làm đơn vị đo) nhất định. Ví dụ khi đánh đàn piano, các bạn có thể đánh bất cứ phím nào mà bạn muốn, đánh cái gì cũng được nhưng thường thì nghe dở tệ. Do đó người ta tạo ra cái gọi là scale, mỗi scale sẽ quy định một nhóm nốt cụ thể, nếu bạn chỉ đánh những nốt có trong scale thì giai điệu bạn tạo ra nghe sẽ đỡ hơn rất nhiều, tất nhiên để cho nó hay thì lại là chuyện khác, nhưng nó tạo cho bạn khả năng để đánh được một giai điệu hay. Do đó hầu hết những tác phẩm âm nhạc đều được xây dựng trên các scale. Trên thế giới có rất nhiều loại scale, chúng ta sẽ bắt đầu với scale cơ bản nhất, được sử dụng nhiều nhất trong âm nhạc phương Tây. Gọi là diatonic scale, scale này bao gồm 8 nốt nằm trong một quãng 8, tức là nó bắt đầu bằng một nốt và kết thúc ở nốt giống với nốt bắt đầu nhưng nằm cao hơn 1 quãng 8. Ví dụ C scale bắt đầu bằng C và kết thúc ở C, A scale bắt đầu từ A và kết thúc ở A, giữa chúc luôn luôn có thêm 6 nốt ở giữa. Nốt đầu tiên được gọi là âm chủ (tonic), hay còn gọi là bậc 1 (first degree), cứ như vậy, nốt thứ 2 gọi là bậc 2 cho tới nốt thứ 8, trở lại âm chủ. Diatonic scale có nhiều loại, nhưng phổ biến nhất là trưởng (major) và thứ (minor) (khác với quãng nha). Về major scale (điệu thức trưởng): Người ta phân biệt điệu tính (trưởng, thứ,v.v..) bằng khoảng cách giữa các nốt (quãng) trong scale. Tất cả các major scale đều sử dụng chung một quy tắc về khoảng cách giữa các nốt trong scale. Từ bậc 1 - bậc 2 là 1 cung, 2 - 3 -> 1 cung, 3 - 4 -> nửa cung, 4 - 5 -> 1 cung, 5 - 6 -> 1 cung, 6 - 7 -> 1 cung, 7 - 8 -> nửa cung. Quy định 1 cung (whole step) viết tắt là W, nửa cung (half step) viết tắt là H ta sẽ có thứ tự khoảng cách giữa 8 bậc là như sau: W W H W W W H. Hình thêm cho dễ hiểu. Lấy ví dụ đơn giản nhất trên đàn đó là C major scale (Do trưởng) gồm các nhóm 8 phím trắng trên đàn bắt đầu bằng C và kết thúc bằng C cao hơn 1 quãng 8. Bảng dưới đây liệt kê tất cả những nốt có trong 15 major scale. Tạm thời tới đây, phần sau sẽ nói về minor scale. Minor scale cũng có một scale chỉ dùng toàn nốt trắng trên phím đàn piano, bắt đầu kết thúc là nốt A, từ đó hãy thử suy luận cấu trúc của các minor scale. Phần tiếp theo.
theo mình thấy là có 12 nốt thôi mà bác, đầu cuối là 1, sao lại tới 15 scales ? 1 số cái như C# với Db là 1 mà bác ở Major thường người ta dùng # thay vì b
12 là 12 âm nghe khác nhau thôi, còn tên gọi thì nhiều hơn 12, gọi là trùng âm (đẳng âm (enharmonic)), nghe thì giống nhau nhưng gọi tên khác nhau, vị trí và cách viết trên khuông nhạc cũng khác nhau. Người ta dùng # hay b thì cũng tuỳ mục đích, không phải cứ major là dùng # thay vì b nhiều hơn đâu.
à thắc mắc thôi học nhạc lý từ guitar với cho guitar mà, nên nhiều cái ko biết, chung chung thì giống nhau chứ đi vào chi tiết thì hơi khác
Phần trước. Phần này mình sẽ nói về giọng thứ (điệu thức thứ (minor scale)): Từ bài này mình sẽ gọi scale là "giọng" thay cho "điệu thức", trong tiếng Anh thì người ta phân biệt giọng (key) với điệu thức (scale) nhưng trong tiếng Việt thì sự phân biệt này không lớn, nhưng "giọng" được sử dụng phổ biến hơn. Phần này mình sẽ nhấn mạnh tới giọng tự nhiên (natural), giọng hoà âm (harmonic) và giọng giai điệu (melodic). Các giọng này được sử dụng cả trong minor scale lẫn major scale. Nhưng phổ biến hơn đối với minor scale. Bắt đầu với giọng thứ tự nhiên (natural minor scale): Scale này được xây dựng từ giọng trưởng cao hơn nó 1 quãng 3 thứ. Ví dụ ta có giọng la thứ (A minor), nó sẽ được xây dựng từ giọng đô trưởng (C major), từ nốt A lên nốt C là một quãng 3 thứ; một ví dụ khác, giọng mi thứ (E minor) sẽ được xây dựng từ giọng sol trưởng (G major); C# minor được xây dựng từ E major; C minor được xây dựng từ Eb major. Chúng ta hoàn toàn có thể xây dựng giọng trưởng từ giọng thứ bằng cách làm ngược lại, do đó người ta gọi mối quan hệ giữa 2 giọng thứ và trưởng này là 2 giọng song song. Lý do điều này xảy ra là do các nốt trong 2 giọng này hoàn toàn giống nhau, chỉ khác nốt bắt đầu và nốt kết thúc, nếu C major bắt đầu và kết thúc bằng C thì A minor bắt đầu và kết thúc bằng A. Đây là bảng thể hiện 15 cặp giọng song song với nhau. Nếu để ý thì các bạn sẽ thấy giọng thứ song song với giọng trưởng luôn luôn bắt đầu từ bậc 6 của giọng trưởng, cộng với việc các nốt của giọng thứ tự nhiên y chang giọng trưởng nên mối tương quan về khoảng cách giữa các bậc của giọng thứ tự nhiên sẽ giống với giọng trưởng song song tính từ bậc 6 tới bậc 6. Như vậy khoảng cách giữa các nốt trong giọng thứ tự nhiên sẽ như sau: từ bậc 1 - 2 -> 1 cung, 2 - 3 -> nửa cung, 3 - 4 -> 1 cung, 4 - 5 -> 1 cung, 5 - 6 -> nửa cung, 6 - 7 -> 1 cung, 7 - 8 -> 1 cung. Viết tắt như sau: W H W W H W W. Tham khảo thêm. Danh sách 15 natural minor scale: Phần sau mình sẽ nói thêm về giọng thứ hoà âm và giọng thứ giai điệu. Phần tiếp theo.
Thật ra nốt C# khác Db đấy tại ông Bach từ khi phổ biến cái "bình quân luật" mọi người mới làm tròn thôi. Âm tự nhiên thì nó khác nhau nên theo lý thuyết vẫn là những nốt khác nhau. Chính xác thì từ C - D (1 tone) chia làm 9 coma. Từ C - C# là 5 coma. Từ C - Db có 4coma thôi. Về sau làm tròn cả 2 thành 4,5 hết. Thực tế với loại đàn như Violin người ta vẫn có thể đánh 2 nốt đó khác nhau. Hơn nữa ko phải Major thì hay dùng # đâu. Dùng # hay b lại phụ thuộc vào vấn đề khác (quy tắc QUÃNG)
à, hiểu rồi....... đúng là thầy giáo nhạc có khác bôi đen: tại trước học trong sách, cùng 1 diatonic scale từ I->VIII, thì những nốt ở giữa như C# với Db thì dùng #, tức là cùng trong 1 quãng 8
Các bạn có khuông nhạc cho đàn organ của 1 bài nào nói về tình yêu ko :( Mình search trên mạng toàn ra của Piano mà sợ 2 cái khác nhau đánh ko được á :(
ví dụ đơn giản về việc dùng # hay b nhé: Cùng 1 cái gọi là 1/2 cung. Từ C lên C#: Sẽ gọi là quãng 1 tăng Từ C lên Db: Sẽ gọi là quãng 2 thứ. 1 cái nữa gọi là sức hút: 1 câu nhạc: A B C# D ko ai ghi là A B Db D. Vừa lỗi về sức hút giữa các nốt (sức hút từ C# sang D lớn hơn từ Db sang D) vừa lỗi về quãng. Tương tự 1 câu đi xuống G F Eb D ko ai dùng D# D Hiểu nôm na thì theo hướng của giai điệu và tùy Scale mà người ta sẽ dùng # hay b cho hợp lý chứ ko liên quan tới M hay m.
Tình yêu ...thời đại nào? sách thì đa số toàn những bài của thập kỉ 90 thế kỉ trước và cũ hơn. Những bài đang hot thì chỉ có nước tự nghe tự đánh thôi
T kiếm thấy bài How deep is your love trên mạng, đọc xong thấy éo hiểu mình làm sao có thể thoe nó mà đánh được nữa
Tìm mấy quyển organ của Ngô Ngọc Thắng. Từ tập 1 đến 8. Có đủ cả. A time for Us, Love story, Boulevar, Love story, I start a Joke, The End of the world, Yesterday....
Học cái gì thì đánh đc như này nhể TT Da đen, nhìn nhiều khả năng người ko đc đi học, nghĩ mà thấy mình vẫn còn may mắn hơn khối người Ko biết cô này đc đi học thì giờ thế nào
Phần trước. Phần này mình sẽ nói về giọng thứ hoà âm (harmonic minor) và giọng thứ giai điệu (melodic minor): Giọng thứ hoà âm giống với giọng thứ tự nhiên chỉ trừ nốt ở bậc 7 được tăng lên nửa cung. Tức là khoảng cách giữa bậc 6 - 7 sẽ là 1 cung rưỡi và khoảng cách giữa bậc 7 - 8 là nửa cung. Trong âm nhạc thì giọng thứ hoà âm được sử dụng khá phổ biến (đặc biệt trong nhạc cổ điển và nhạc jazz), lý do nằm ở bậc 7 của nó. Bậc 7 của tất cả các scale đều được gọi là âm dẫn (leading note), trong giọng trưởng tự nhiên khoảng cách giữa bậc 7 - 8 đã mặc định là nửa cung, nhưng trong giọng thứ tự nhiên thì lại là 1 cung. Vì sức hút nửa cung luôn luôn mạnh hơn một cung (Ví dụ nốt B sẽ bị hút lên C mạnh hơn là Bb lên C, D# hút lên E mạnh hơn D lên E) nên trong giọng thứ hoà âm người ta nâng bậc 7 lên nửa cung để sức hút của âm dẫn (leading tone) về âm chủ (tonic) mạnh hơn, nghe sẽ hiệu quả hơn. Nói tóm lại, chỉ cần nhớ giọng thứ hoà âm là giọng thứ tự nhiên với bậc 7 được tăng lên nửa cung. Thứ tự khoảng cách giữa các nốt trong giọng thứ hoà âm: W H W W H (W+H) H Còn đối với giọng thứ giai điệu, đây là giọng khi đi lên (ascending melodic minor) giống với giọng thứ tự nhiên nhưng có bậc 6 và bậc 7 tăng nửa cung, khi giai điệu đi xuống (descending melodic minor) thì hoàn toàn giống với giọng thứ tự nhiên. Có một số trường hợp bậc 6 và bậc 7 tăng nửa cung cho cả khi giai điệu đi lên lẫn xuống nhưng không phổ biến. Lý do người ta tạo ra scale này là vì harmonic minor scale có một quãng giữa bậc 6 và bậc 7, là quãng 2 tăng (1 cung rưỡi) rất khó để hát và nó khá nghịch tai nên người ta tăng bậc 6 lên nửa cung để rút ngắn khoảng cách này lại chỉ còn 1 cung. Và ta sẽ có thứ tự khoảng cách giửa các nốt trong giọng thứ giai điệu như sau: W H W W W W H. Trong giọng trưởng cũng có xuất hiện giọng trưởng hoà âm và giọng trưởng giai điệu. Giọng trưởng hoà âm là giọng trưởng tự nhiên có bậc 6 giảm nửa cung. Giọng trưởng giai điệu là giọng trưởng tự nhiên bình thường khi đi lên và có bậc 6 và bậc 7 giảm nửa cung khi đi xuống. 2 giọng trưởng này rất ít khi được sử dụng.
Phần này mình sẽ nói về điệu thức cổ (mode): Mode cũng giống như scale, gồm 8 nốt liền nhau, nốt đầu và nốt cuối là hai nốt giống nhau cách nhau một quãng 8. Chúng ta xác định mode dựa trên các bậc của major scale, tức là thay vì bắt đầu từ âm chủ của scale đó, chúng ta sẽ bắt đầu từ những bậc khác và sử dụng các nốt y chang với major scale ban đầu. Ionian Bắt đầu từ bậc 1 (âm chủ) có tên là Ionian, mode này trùng với major scale: Ví dụ C Ionian mode sẽ bao gồm các nốt C D E F G A B. Do vậy khoảng cách giữa các bậc trong Ionian mode cũng giống với major scale: W W H W W W H ===================================================================================================================================== Dorian Bắt đầu từ bậc 2 của major scale, giống với natural minor scale nhưng có bậc 6 giảm nửa cung. Ví dụ D Dorian mode sẽ bao gồm các nốt D E F G A B C (Sử dụng các nốt giống với C major scale, bắt đầu từ D là bậc 2 của C major scale) (D natural minor scale gồm các nốt D E F G A Bb C, chỉ khác nhau ở nốt Bb, là bậc 6 của scale). Khoảng cách giữa các bậc trong Dorian mode sẽ theo thứ tự từ bậc 2 trở đi của major scale: W H W W W H W ===================================================================================================================================== Phrygian Bắt đầu từ bậc 3 của major scale, giống với natural minor scale nhưng có bậc 2 giảm nửa cung. E Phrygian mode gồm các nốt E F G A B C D (E natural minor scale gồm các nốt E F# G A B C D, khác nhau ở bậc 2 là F# và F). Khoảng cách giữa các bậc trong Phrygian mode: H W W W H W W ===================================================================================================================================== Lydian Bắt đầu từ bậc 4 của major scale, giống với major scale nhưng có bậc 4 giảm tăng nửa cung. F Phrygian mode gồm các nốt F G A B C D E ( F major scale thì gồm các nốt F G A Bb C D E, ta thấy chỉ khác B và Bb). Khoảng cách giữa các bậc trong Phrygian mode: W W W H W W H ===================================================================================================================================== Mixolydian Bắt đầu từ bậc 5 của major scale, giống với major scale nhưng có bậc 7 giảm nửa cung. G Mixolydian mode gồm các nốt G A B C D E F (G major scale gồm các nốt G A B C D E F#, khác bậc 7 là F# và F) Khoảng cách giữa các bậc trong Mixolydian mode: W W H W W H W ===================================================================================================================================== Aeolian Bắt đầu từ bậc 6 của major scale, giống y chang natural minor scale. A Aeolian mode gồm các nốt A B C D E F G. Khoảng cách giữa các bậc trong Aeolian mode: W H W W H W W ===================================================================================================================================== Locrian Bắt đầu từ bậc 7 của major scale. B Locrian mode gồm B C D E F G A. Khoảng cách các bậc trong Locrian mode: H W W H W W W