Tuấn Vũ-Chế Linh-Chế Thanh-Duy Khánh là những băng nhạc gối đầu giường của ... bố tớ Dạo gần đây buồn buồn tự nhiên ghiền nhạc sến. Nghe hết folder nhạc của Tuấn Vũ với Trường Vũ muốn đi bụi luôn
mưa đêm tỉnh nhỏ quang lê hát ngọt cực kỳ . tạ từ trong đêm tâm đoan hát rất ok . tâm sự người lính trẻ nữa chứ ........
Phạm Duy chắc gọi là nhạc sang nhỉ? Ỷ Lan kế thừa mẹ rất tuệt, nhiều bài của Phạm Duy có thể nói là... chất!
-làm ơn phân biệt Nhạc Vàng và Nhạc Sến -Nhạc Vàng tuy bựa nhưng lời ca của nó còn chuyển tải vài thông điệp có ích -Nhạc Sến thì cả lời và nhạc đều bựa -tui thì ko nghe cả 2 loại này, nhưng lần nào ra tiệm hớt tóc cũng nghe mở Nhạc Vàng nên h phân biệt được
Cháu dek tiêu hóa đc thì cháu về với Jò nát Bố Đời với hà na móng ta na của cháu mà đú với các bạn cháu. Ở đây ko có chỗ cho cháu mà vào dek này dek nọ. Về dek với cụ nhà cháu đi nhé cháu thân yêu lôi chuyện cũ ra nói cho xôm topic, biết đâu thằng đầu đất này vào đây mà thấy đc cho nó biết lẽ phải Ai nghe Hoàng Oanh ko nhỉ. Mình rất thích tiếng hát của bà với Mưa trên phố huế và Giọt mưa thu
Theo hiểu biết của tôi thì Nhạc Vàng là từ để chỉ âm nhạc của miền Nam VN từ sự kiện 75 trở về trước. Sau 75 sự nghiệp sáng tác của 1 vài nhạc sĩ phải tạm ngưng, có người rửa tay gác kiếm, nhưng có 1 số tiếp tục sáng tác theo phong cách của "nhạc Vàng". Do đó nhạc Sến là để chỉ 1 loại nhạc ủy mị mà nó là một phần không thể thiếu của nhạc Vàng. Tôi đã thử thống kê và "để ý" thì những đối tượng nghe "nhạc sến" thường là những người trước 75 một là lính tác chiến, 2 là giới lao động. Còn những đối tượng nghe những nhạc "sang" mà bạn nói, ví dụ như Phạm Duy, Từ Công Phụng, Ngô Thụy Miên, Trần Thiện Thanh,..., hay nhạc trẻ (thường là nhạc nước ngoài được viết sang lời Việt, khoảng từ 71-72 mới bắt đầu xuất hiện 1 số ít nhạc sĩ viết nhạc Trẻ thuần Việt, ví dụ như Lê Hự Hà, Nguyễn Trung Cang, Tùng Giang) 1 là giới thượng lưu, 2 là giới công chức, 3 là sĩ quan, nếu không thì cũng là lính Tổng Tham Mưu. Nói ra như thế để hiểu thêm và để mong bổ sung thêm kiến thức chứ không có ý gì. Nói chung âm nhạc là không biên giới. Sáng tác âm nhạc vì nghệ thuật chân chính thì cho dù nó mang nội dung gì hay ca ngợi điều gì thì cũng đáng được tôn trọng.
mình ko có ý kiến, chỉ xin nói thêm là bài niệm khúc cuối của NGÔ THỤY MIÊN là 1 trong những sáng tác tâm đắc và hay nhất của ông, ca khúc này các bạn có thể xếp nó vào thể loại gì cũng đc. Nếu coi nó là nhạc vàng , nhạc sến đi nữa thì chắc đây là ca khúc mình nghe duy nhất của dòng nhạc này:hug: à quên , nghe nhiều người hát lắm rồi , nhưng mình chỉ thích tuấn ngọc hát
mình thỉ thích các bài nhạc ngày xưa...buồn và nhiều kỉ niệm.tại hồi nhỏ mẹ cứ hay mở cát sét nghe.đến nỗi mình thuộc luôn...Dấu chân kỉ niệm. Cô hàng xóm , người yêu cô đơn....người ngoài phố...nỗi buồn hoa phượng....giờ thì mình hay nghe DVH và Quang Lê hát mấy bài ngày xưa rất hay
Tui thì nghe nhạc trẻ của Việt Nam bây giờ ca từ chán quá thành ra mới kiếm mấy bài hồi xưa nghe thử. Thích nhất là Tuấn Vũ hát mấy bài như Hai Vì Sao Lạc, Mùa Xuân Lá Khô, ... Còn nhạc buồn thì nghe Trường Vũ, nghe sến thấy gớm.
Các cậu được vậy sướng ghê, bên tớ mở Khánh Ly hoặc mấy bài lời nhạc quằn quại quá là bị gầm gừ đòi đổi bài Tớ thích Hương Lan hơn Tuấn Vũ, mấy bài như Tình Hậu Phương, Đa Tạ, Còn thương rau đắng mọc sau hè... không biết có phải nhạc vàng không? Chứ Như Quỳnh tớ nghe không thích. Tuấn Ngọc tớ cũng không thích lắm, giọng Elvis Phương nghe hợp với tớ hơn. Quang Dũng thì cực ghét do ưa bon chen cái kiểu nhạc cũ nhưng hát không ép phê.
Nhạc Trịnh-Phạm Duy-Ngô Thụy Miên-Vũ Thành An... k0 ai xếp vào nhạc vàng cả. Gọi chung chung là Nhạc trữ tình thôi. Nhạc vàng mặc định là những sáng tác của Trúc Phương, Lam Phương, Anh Bằng... chẳng hạn. Dạo này phê Giọt lệ đài trang, Thành phố buồn, Nhớ người yêu, Thói đời, Trong tầm mắt đời, Nhật ký đời tôi quá
Hehe Quang Dũng chỉ lòe được bọn con gái hoặc mấy bà lở thì chưa chồng thôi. Giọng QD nghe đớ đớ, k0 tròn câu chữ gì hết. Trong 3 ông đó khoái nhất là Trúc Phương, nhất là Kẻ Ở Miền Xa. Nhạc sĩ Thanh Sơn cũng đâu thua kém, khoái nhất bài Nỗi Buồn Hoa Phượng.