Bài 19: BÀN TAY YÊU THƯƠNG Trong một tiết dạy vẽ, cô giáo bảo các em học sinh lớp 1 vẽ về điều gì làm các em thích nhất trong đời. Cô thầm nghĩ: “Chắc rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh”. Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của em học sinh tên Douglas: bức tranh vẽ một bàn tay. Nhưng đây là bàn tay của ai? Cả lớp bị lôi cuốn bởi hình ảnh đầy biểu tượng này. Một em đoán: “Đó là bàn tay bác nông dân”. Một em khác cự lại: “Bàn tay thon thả thế này phải là bàn tay của một bác sĩ phẫu thuật…”. Cô giáo đợi cả lớp bớt xôn xao dần rồi mới hỏi tác giả. Douglas cười ngượng nghịu: “Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!” Cô giáo ngẩn ngơ. Cô nhớ lại những phút ra chơi thường dùng bàn tay để dắt Douglas bước ra sân, bởi em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không được xinh xắn như các trẻ khác, gia cảnh từ lâu lâm cảnh ngặt nghèo. Cô chợt hiểu ra tuy cô vẫn làm điều tương tự với các em khác nhưng hoá ra đối với Douglas bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương.
Bài 20: ĐÔI HOA TAI HÌNH GIỌT NƯỚC Hôm đó, tôi và cô bạn Lauri đưa bọn trẻ đến công viên chơi nhân ngày sinh nhật lần thứ 35 của tôi. Từ cái bàn pinic, chúng tôi nhắm bọn trẻ tung tăng nô đùa. Chúng tôi mừng tình bạn của nhau bằng các chai nước khoáng. Lúc ấy, tôi nhận ra đôi hoa tai mới của Lauri. Mười ba năm quen Lauri, tôi biết cô ấy rất thích hoa tai hình giọt nước. Hết đôi màu xanh lại đến đôi màu hồng. “Không phải tự nhiên mà mình thích hoa tai hình giọt nuớc đâu” - Lauri bắt đầu kể, một câu chuyện thuở niên thiếu, đã làm thay đổi cô mãi mãi… Đó là một ngày xuân. Lauri đang học lớp 6. Lớp của cô hôm đó - dịp Yellow May Day - được trang hoàng rực rỡ. Cô Lake đứng trước lớp. Mái tóc nâu của cô buông dài xuống bờ vai và đôi mắt xanh long lanh trông thật đẹp. Nhưng vật khiến Lauri chú ý nhiều nhất là đôi hoa tai hình giọt nước của cô. Đó là đôi hoa tai vàng với hai hạt ngà. Lake nhắc cả lớp chuẩn bị chương trình họp phụ huynh vào dịp cuối năm học. Trên bảng, một thời khóa biểu theo thứ tự ABC tên từng gia đình, nêu rõ thời gian báo cáo cho từng gia đình là 20 phút. Tên của gia đình Lauri nằm cuối bảng. Nhưng với Lauri, chuyện ấy chẳng có ý nghĩa gì. Vì tuy cô giáo đã gửi thư và thậm chí gọi điện gặp phụ huynh mình, Lauri biết bố mẹ cô sẽ chẳng đến. Bố Lauri nghiện rượu nặng. Nhiều đêm, Lauri phải nghe tiếng la hét của bố khi say và tiếng khóc của mẹ. Mùa Giáng sinh năm trước, Lauri và chị đã dành dụm tiền giữ trẻ để mua cho bố chiếc giày sứ. Hai chị em gói món quà bằng giấy xanh - đỏ, đính thêm dây lụa vàng vào cái nơ. Đêm Giáng sinh, hai chị em đưa món quà cho bố và tất cả những gì họ nhận được là khuôn mặt cau có cùng hành động quẳng món quà khiến chiếc giày vỡ thành ba mảnh… Trong ngày lễ cuối, Lauri thấy bạn cùng lớp trong tay bố mẹ đi vào trường. Nét mặt các phụ huynh lộ rõ sự hãnh diện. Cuối cùng, khi nghe cô Lake đọc đến tên mình, Lauri lủi thủi lên sảnh đường và ngồi xuống. Cùng dãy với nơi Lauri ngồi là cái bàn để hồ sơ học sinh. Lo lắng vì bố mẹ không có mặt, Lauri chắp tay và cúi đầu nhìn tấm vải sàn. Bỗng nhiên Lauri nhận thấy cô Lake đứng bên mình. Nâng cằm Lauri, cô giáo nói: “Trước hết, cô muốn em biết rằng cô rất yêu em”. Lauri ngước mắt. Trên khuôn mặt cô Lake, Lauri thấy những điều mà hiếm khi mình được thấy: tình yêu, sự cảm thông và tấm lòng trìu mến. “Em nên hiểu rằng - cô giáo nói tiếp - việc bố mẹ không đến chẳng phải là lỗi của em”. Một lần nữa, Lauri lại ngước nhìn cô giáo. Chưa ai nói chuyện với Lauri như thế trước giờ. Chưa ai. “Điều thứ ba, em xứng đáng nghe những thành tích học tập của mình, cho dù cha mẹ em có mặt ở đây hay không…”. Trong những phút sau đó, cô Lake đọc kết quả học tập của Lauri, khen ngợi cố gắng và nghị lực của cô học trò. Không nhớ chính xác lúc nào nhưng vào giây phút nào đó trong buổi báo cáo kết quả học tập của mình mà cô Lake đang trình bày, Lauri bỗng nghe tiếng nói của hy vọng trong trái tim… Nước mắt làm nhoè mọi vật khi Lauri ngước nhìn lên. Khuôn mặt cô Lake cũng mờ đi, chỉ duy đôi hoa tai vẫn lấp lánh… Chúng tôi im lặng. Bây giờ tôi mới hiểu tại sao Lauri thích hoa tai hình giọt nước. Dường như cô ấy muốn truyền sự hy vọng cho tôi. Bản thân tui cũng có người cha nghiện rượu và trong nhiều năm, tôi phải cố gắng chôn vùi những câu chuyện không hay về thuở niên thiếu của mình. Lauri đã cho tôi thấy viên ngọc chính là niềm thôi thúc bản thân dù là ở tuổi nào để có những khám phá mới về khả năng, nghị lực của chính mình. Ngay lúc đó, bọn trẻ lao đế ăn uống. Buổi chiều, chúng tôi dọn mọi thứ. Khi ấy, Lauri đưa tôi món quà sinh nhật. Một cái hộp nhỏ gói bằng giấy hoa đỏ với chiếc nơ vàng. Tôi mở ra. Bên trong là đôi hoa tai hình giọt nước…
Bài 21: TIẾNG VỌNG RỪNG SÂU Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh khu rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu hét lớn: “Tôi ghét người”. Từ khu rừng có tiếng vọng lại: “Tôi ghét người”. Cậu hoảng hốt quay về, sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không sao hiểu được từ trong rừng lại có người ghét cậu. Người mẹ nắm tay con, đưa cậu trở lại khu rừng. Bà nói: “Gìơ thì con hãy hét thật to: Tôi yêu người”. Lạ lùng thay, cậu vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: “Tôi yêu người”. Lúc đó người mẹ mới giải thích cho con hiểu: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì, con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì gặt bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con”.
Xin lỗi cúp điện Bài 22: HAI BIỂN HỒ Người ta bảo ở Palextin có hai biển hồ… Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loại cá nào có thể sống nổi mà người uống phải cũng bị bệnh. Ai ai cũng đều không muốn sống ở gần đó. Biển hồ thứ hai là Galilê. Đây là biển hồ thu hút nhiều khách du lịch nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, con người có thể uống được mà cá cũng sống được. Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở nơi đây. Vườn cây xung quanh tốt tươi nhờ nguồn nước này… Nhưng điều kỳ lạ là cả hai biển hồ này đều được đón nhận nguồn nước từ sông Jordan. Nước sông Jordan chảy vào biển Chết. Biển Chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát. Biển hồ Galilê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong biển hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muông thú và con người. Một định lý trong cuộc sống mà ai cũng đồng tình: một ánh lửa chia sẻ là một ánh lửa lan tỏa. Một đồng tiền kinh doanh là một đồng tiền sinh lợi. Đôi môi có hé mở mới thu nhận được nụ cười. Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới tràn ngập vui sướng. Thật bất hạnh cho ai cả cuộc đời chỉ biết giữ riêng cho mình. “Sự sống” trong họ rồi cũng sẽ chết dần chết mòn như nước trong lòng biển Chết.
Bài 23: PHẦN QUAN TRỌNG NHẤT TRÊN CƠ THỂ Mẹ tôi thường đố: “Phần nào là quan trọng nhất trên cơ thể?”. Ngày nhỏ, tôi cho rằng âm thanh là quan trọng đối với con người nên tai là bộ phận quan trọng nhất. Mẹ lắc đầu: “Không phải thế. Có rất nhiều người bị điếc trên thế giới này, con ạ. Nhưng con cứ tiếp tục suy nghĩ về câu đố, sau này mẹ sẽ hỏi lại con”. Vài năm sau, tôi lại cho rằng hình ảnh là quan trọng nhất, vì thế mắt chính là bộ phận mà mẹ muốn đố tôi. Mẹ lại nhìn tôi âu yếm nói: “Con đã học được nhiều đấy, nhưng câu trả lời của con chưa đúng bởi vì vẫn còn rất nhiều người bị mù”. Đã bao lần và lần nào cũng vậy, mẹ đều trả lời tôi: “Không đúng. Nhưng con đang tiến bộ rất nhanh, con yêu của mẹ”. Rồi năm ngoái, ông nội tôi mất. Mọi người đều khóc vì thương tiếc ông. Ba tôi cũng khóc. Đây là lần thứ hai tôi thấy ba khóc. Khi đến lượt tôi và mẹ đến cạnh ông để nói lời vĩnh biệt, mẹ nhìn tôi thì thầm: “Con đã tìm ra câu trả lời chưa?”. Tôi như bị sốc khi mẹ đem chuyện đó ra hỏi tôi lúc này. Tôi luôn nghĩ đó chỉ đơn giản là một trò chơi giữa hai mẹ con. Nhìn vẻ sững sờ trên khuôn mặt tôi, mẹ liền bảo: “Con trai ạ, phần quan trọng nhất trên cơ thể con chính là cái vai”. Tôi hỏi: “Có phải vì nó đỡ cái đầu con không hả mẹ?”. Mẹ lắc đầu: “Không phải thế, bởi vì đó là nơi người thân của con có thể dựa vào khi họ khóc. Mỗi người đều cần có một cái vai để nương tựa trong cuộc sống. mẹ chỉ mong con có nhiều bạn bè và nhận được nhiều tình thương để mỗi khi con khóc lại có một cái vai cho con có thể ngả đầu vào”. Từ đó, tôi hiểu rằng phần quan trọng nhất của con người không phải là phần “ích kỷ”, mà là phần biết cảm thông với nỗi đau của người khác.
Điều Ước Hằng tuần, cứ chiều thứ bảy bà Nhâm lại ra đầu làng để đón Huân, con trai, và thằng Chiến, cháu nội từ trên thị trấn huyện về nghỉ ngày chủ nhật. Hôm nay bà Nhâm hết đứng lại ngồi mà hai cha con thằng Huân vẫn chưa về. Có lẽ Huân bận công việc gì chăng? Hay là thằng bé Chiến lại bị ốm... Ðang nghĩ ngợi mung lung trong đầu thì bà Nhâm nghe tiếng gọi: - Bà nội ơi! Cháu về với bà đây. Bà Nhâm chống gậy để đứng thẳng người, nhưng khốn nỗi cái lưng không theo ý muốn của bà, tiếng gọi của cháu vang vọng trong chiều tà, rồi đôi tay non nớt của cháu vang vọng trong chiều tà, rồi đôi tay non nớt của nó ôm lấy cổ bà, thằng Chiến thì thầm bên tai: - Bà chờ cháu đã lâu chưa? - Cha tổ bố con anh, bà tưởng không về. - Bà nội ơi! Xe đạp của bố cháu bị xẹp lốp, cháu phải đi bộ mỏi chân quá, bà cõng cháu nhé. Huân đi phía sau nghe thằng Chiến nói vậy liền mắng: - Chiến! Con đừng hư nào. Lưng bà còng thế kia, với lại bà yếu rồi. Nghe bố nói vậy, thằng Chiến im lặng đi bên bà nội nó, nhưng chưa được lâu, thằng Chiến lại hỏi: - Bà nội ơi, ngày bé bà có học bài Bà Còng đi chợ trời mưa không? Sáng nay cô giáo cháu mới dạy cho lớp cháu đấy. Hay là bà làm bà Còng, còn cháu làm cái tôm nhé. Nói rồi thằng bé cầm lấy một đầu gậy vừa đi vừa bi bô: Bà Còng đi chợ trời mưa Cái tôm, cái tép đi đưa bà Còng.... Bà Nhâm bước thấp, bước cao đi trên con đường làng mấp mô những dấu chân trâu, lòng tràn hạnh phúc... Xung phong. Trung đội hai bắn hiểm trợ.... Bà Nhâm giật mình ngồi bật dậy, không gian đen kịt. Không hiểu đang tỉnh hay mơ, bà véo vào đùi thấy đau. Bà tiếc nuối với giấc mơ của bà. Giường bên kia vẫn tiếng hô của Huân. Bà Nhâm lần tay vào túi áo lấy bao diêm và châm vào chiếc đèn để ở dưới đất phía đầu giường. Chiều nay thấy trời đổi gió, các khớp xương trong người hơi đau, biết thời tiết thay đổi thế nào các vết thương của Huân cũng hành hạ nó, bà để sẵn lưng chậu nước, chiếc khăn và phích nước sôi ở góc nhà. Pha nước hơi nóng, bê lại cạnh giường Huân nằm, bà lấy khăn nhẹ nhàng lau lên mặt con trai bà. Ðẩy tay bà ra, Huân nói to: - Không phải băng vết thương cho tôi, đồng chí cùng với anh em nhanh chóng chiếm cho được cứ điểm.... - Khổ lắm con ơi! Chiến tranh đã qua hai chục năm rồi sao tháng nào, năm nào con cũng xung với chả phong hở con! Biết nói gì đi chăng nữa vào lúc này Huân cũng chẳng biết, bà Nhâm lại càng mủi lòng thêm. Mấy năm đầu khi mới về quê với bà, mỗi lần trái gió trở trời, vết thương của Huân tái phát, nhiều người trong xóm còn đến giúp bà, nhưng rồi mãi họ cũng thôi, bà chẳng dám trách ai, cùng lứa tuổi với Huân nhiều người trong làng họ có vợ con, gia đình đàng hoàng, đằng này.... Càng nghĩ bà Nhâm càng thương Huân nhiều. Ðã bao đêm bà không ngủ, và những giọt nước mắt lặng lẽ chảy. Hơn bốn mươi năm về trước, trong niềm vui Ðiện Biên giải phóng, tưởng chừng chồng bà sẽ có mặt trong đoàn quân chiến thắng trở về. Nhưng không. Bà âm thầm chịu đựng nỗi đau, vượt qua bao nhiêu khó khăn để nuôi Huân. Bao nhiêu tình thương bà dành cho Huân. Học hết cấp ba trường huyện vì nhà xa phải ở trọ, hết tuần Huân mới về nhà, có tuần Huân về trễ, bà Nhâm lại chạy sang nhà mấy đứa học cùng trường để hỏi. Ngày tháng cứ trôi nhanh, bà mong cho Huân học hết phổ thông rồi thi vào đại học, nếu không, học lấy một nghề nào đó để rồi mẹ con có điều kiện ở gần nhau. Nhưng, vào những năm 68, 69 chiến tranh do đế quốc Mỹ gây nên đã lan rộng cả miền Bắc, quê bà, rừng cọ đồi chè mà máy bay Mỹ cũng thả bom làm chết bao người. Lớp lớp thanh niên lên đường nhập ngũ. Gia đình bà thuộc diện chính sách, nên Huân không phải đi nghĩa vụ quân sự. Cuối năm cấp ba, như hằng tuần Huân về chuẩn bị gạo để sáng thứ hai đi học, bà Nhâm cho gạo vào bao tượng như mọi khi, thấy vậy Huân bảo bà: - Con chuẩn bị thi hết cấp, cho nên phải học nhiều lắm, có lẽ hai hoặc ba tuần nữa con mới về được. Mẹ lo đủ gạo cho con. Tính ngày, số gạo đã hết nhưng không thấy Huân về, bà Nhâm đứng ngồi không yên. Rồi một hôm người bưu tá đưa cho bà lá thư. Từ trước đến giờ nào có ai gửi thư cho bà? Khi bóc ra đọc, thư của Huân, ngoài những dòng xin lỗi, Huân báo tin cho bà, Huân đã là một người lính hiện đang huấn luyện ở một nơi rất xa. Bà Nhâm không tin vào mắt mình. Và cũng từ đó, tháng nào bà cũng nhận được thư của Huân. Năm 1975, tin miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước đã thống nhất, bà Nhâm cùng vui niềm vui của dân tộc, nhưng nỗi lo cũng đến với bà, ngày nào bà cũng mong nhận được tin của Huân, hễ biết ai ở trong xã từ miền Nam trở về, bà lại đến hỏi về Huân. Ròng rã gần một năm trời, bà Nhâm lúc nào cũng như trong mộng. Mong tin con mãi, cuối cùng bà đã nhận được thư. "Mẹ kính yêu! Lẽ ra con viết thư về cho mẹ ngay từ ngày miền Nam được giải phóng, con vẫn khoẻ mạnh, vì điều kiện công tác nên con chưa thể về thăm mẹ được...." Nỗi lo về Huân không còn nữa, bà Nhâm lại làm lụng quên mệt mỏi, chắt chiu từng đồng, nay nhờ người lợp lại mái nhà,mai thuê thợ đóng giường.... bà chỉ mong bao giờ Huân về, ưng cô nào trong làng là bà cho cưới ngay. Ðã lâu rồi không có tiếng trẻ trong nhà. Một hôm bà đi làm đồng về, vừa về đến ngõ thấy một người mặc quần áo bộ đội đang ngồi đọc báo ở hè, bên cạnh chiếc ba lô là chiếc nạng gỗ, bà Nhâm quẳng đôi quang gánh chạy bổ vào và ôm lấy. - Trời đất! Sao con về không báo trước cho mẹ biết? Chuyện khác thì mẹ không biết, chứ việc này anh chẳng khác bố anh chút nào. Mà về đến nhà sao con không vào nhà? Chìa khoá mẹ vẫn để ở chỗ mái nhà đó. Cứ thế bào Nhâm nói như chưa được nói với con bao giờ. Người thương binh không lường được sự việc này, cảm động trước tình mẫu tử, chỉ còn một chân, anh chới với đôi tay và ôm lấy bà Nhâm như chính mẹ đẻ của mình. Biết nói gì với mẹ đây, khi đứa con trở về chưa phải là con mẹ? Ðể bà Nhâm nguôi dân nỗi xúc động, anh từ từ gỡ đôi bàn tay của mẹ và gọi: - Mẹ, mẹ... à bác ơi! Cháu đây, cháu là thằng Toản, bạn thân của Huân đây - Và cứ thế Toản gọi bà Nhâm bốn, năm lần, bà mới từ từ ngẩng lên nhìn mặt Toản. Nhìn khuôn mặt không phải là Huân, toàn thân bà Nhâm mềm nhũn, Toản đỡ bà xuống hè. Thất vọng, bà Nhâm hỏi trong hơi thở: - Thằng Huân... chết rồi phải không con? Lấy tờ báo quạt nhẹ cho bà, Toản nói: - Không phải thế đâu! Con mới ở khu điều dưỡng, theo địa chỉ của Huân viết, con hỏi đường đến đây mà. Sáng hôm sau, tiếng gà mới gáy lần thứ hai, bà Nhâm đã gọi Toản dậy để đi thăm Huân. Quãng đường hơn một trăm cây số, bà Nhâm và Toản phải lên xuống xe hai lần mới đến được khu điều dưỡng thương binh. Sau khi trình giấy tờ, Toản đưa bà Nhâm vào dãy nhà, nơi Huân điều dưỡng đã mấy tháng nay. Bà Nhâm bước vào cửa, trên chiếc ghế xích đu có đệm, một người nằm đang chăm chú đọc báo. Toản lên tiếng gọi: - Có phải Huân đấy không? Nhận ra tiếng Toản. Huân quay ra định hỏi lại Toản câu gì đó thì nhìn thấy bà Nhâm đứng bên cạnh. Biết không thể giấu mẹ mình mãi được, Huân oà lên khóc: - Mẹ! Mẹ, con nói dối mẹ nhiều quá, mẹ tha lỗi cho con. Bà Nhâm lặng lẽ ngồi xuống cạnh và bỏ chiếc vỏ chăn phủ trên người Huân. Bà giật thót người, đôi chân của đứa con trai yêu dấu đã bị cụt hoàn toàn, trời đất giữa trưa hè nhưng giờ đây bỗng tối sầm như trước cơn giông, trong giây lát, bà lấy sức còn lại kìm nén nỗi đau, xót thương trong lòng để khỏi bật tiếng kêu ra cửa miệng. Bà từ từ lấy vỏ chăn phủ lại cho Huân, quay lại nhìn khuôn mặt thân thuộc của conÕ mình, bà muốn ôm chầm lấy để cất lên những lời ru nhưÕ ngày nào Huân còn bé, mỗi lần bị ốm, hay trước khi đi ngủ Huân thường thích nghe bà ru. Bà Nhâm đứng dậy lấy chiếc khăn trong túi, thấm từng giọt nước mắt trên khuôn mặt của Huân và nói: - Thôi nào cưng của mẹ. Mạ đã bao giờ trách con điều gì đâu. Chỉ tội... con bị thương sao không báo ngay cho mẹ biết, để mẹ đến chăm con. Ngừng một lát, bà Nhâm lại nói tiếp: - Chiến tranh mà. Với lại hòn tên mũi đạn nó tránh mình chứ mình đâu có tránh được nó. Con cứ yên tâm điều trị, mẹ ở lại đây với con năm bữa nửa tháng rồi mẹ xin các bác để đưa con về nhà, đã lâu rồi mẹ sống một mình, vắng vẻ lắm, con về cho có mẹ, có con, có tiếng người trong nhà. Cơn mê sảng của Huân dịu dần, mệt quá, Huân ngủ thiếp đi. Bà Nhâm lom khom đi lại phía bàn thờ, châm mấy nén hương và cắm vào bát hương thờ chồng, chắp hai tay trước mặt: - Ông ơi! Âm dương cách biệt đã mấy chục năm trời, tôi biết ông ở dưới đó lạnh lẽo và cô đơn. Nhưng biết làm thế nào được, nuôi thằng Huân khôn lớn tôi tưởng rằng sẽ locho nó yên bề gia thất, nào ngờ chiến tranh... Bây giờ thằng Huân của chúng mình còn đó, nhưng ông ơi! Nó vẫn cần sự chăm bẵm của tôi. Thôi đành vẫn phải xa ông vậy. Ông sống khôn, chết thiêng, phù hộ, độ trì cho tôi sống thêm được ngày nào hay ngày đó... Cứ thế bà Nhâm cầu nguyện, trong ánh sáng mờ ảo của ngọn đèn dầu, bóng bà Nhâm in thành vòng cung trên bức tường. Mùi hương thơm lan toả, không khí trong nhà ấm dần lên. Ngoài trời, gió mùa đông bắc đã tràn về, những cành cọ sau nhà va vào nhau nghe xào xạc, không gian trở nên xáo động. HẾT
Bài 24: CÂU HỎI QUAN TRỌNG NHẤT Vào tháng thứ hai của một khóa học tại trường đào tạo nghiệp vụ y tá, giảng viên cho chúng tôi làm một bài kiểm tra về kiến thức phổ thông. Tôi vốn là một sinh viên chăm chỉ nên dễ dàng trả lời mọi câu hỏi trong bài kiểm tra, trừ câu hỏi cuối: “Chị tạp vụ ở trường tên là gì?”. Tôi nghĩ đó chỉ là một câu hỏi vui. Tôi đã trông thấy chị ta vài lần. Chị có dáng người cao, mái tóc nâu sẫm và khoảng 50 tuổi, nhưng làm thế nào mà tôi có thể biết được tên của chị kia chứ? Tôi nộp bài và bỏ trống không trả lời câu hỏi đó. Trước khi tan học, một sinh viên đứng lên hỏi giảng viên về cách tính điểm câu hỏi cuối trong bài kiểm tra vừa làm. Giáo sư bộ môn trả lời: “Tất nhiên là có tính điểm. Trong mọi ngành nghề, các anh chị luôn phải gặp gỡ và tiếp xúc với nhiều người. Tất cả những con người đó đều có ý nghĩa. Họ đáng được các anh chị quan tâm chú ý đến, cho dù tất cả những gì ta có thể làm cho họ chỉ là một lời chào hỏi và một nụ cười”. Tôi đã không quên bài học đó trong suốt cuộc đời mình. Tôi cũng đã biết được tên của chị tạp vụ trong trường. Chị tên là Dorothy.
Bài 25: TRỞ VỀ Một người lính trở về nhà đoàn tụ gia đình sau nhiều năm tham chiến ở Việt Nam. Từ San Francisco anh gọi điện về thăm hỏi gia đình. - Cha mẹ ơi, con đang trở về nhà đây. Nhưng còn có điều muốn xin phép cùng cha mẹ. Con muốn dẫn bạn cùng về nhà mình. - Ồ, được thôi con trai. Cha mẹ rất sẵn lòng đón tiếp bạn con. - Nhưng có điều này cha mẹ nên biết: anh ấy bị thương khá nặng trong chiến tranh, mất cả cánh tay và đôi chân. Anh ấy không còn chỗ nào để nương tựa, vì vậy con muốn anh ấy về sống cùng chúng ta. - Cha mẹ rất tiếc khi nghe điều này, có thể chúng ta sẽ giúp anh ấy tìm được chỗ trú ngụ. - Ồ không, con muốn anh ấy ở cùng chúng ta kia. - Con không biết con đang đòi hỏi điều gì đâu con trai. Một người tàn tật như vậy sẽ là một gánh nặng đè lên vai chúng ta. Chúng ta còn cuộc sống riêng tư của chúng ta nữa chứ, không thể để một điều như vậy chen vào cuộc sống của chúng ta được. Tốt hơn hết là con quay về nhà và quên anh chàng ấy đi. Anh ta chắc sẽ chóng tìm được cách tự kiếm sống thôi. Nghe đến đó, người con trai gác mấy. Vài ngày sau đó họ đột ngột nhận được cú điện thoại từ cảnh sát San Francisco báo tin người con trai đã chết sau khi ngã từ một tòa nhà cao tầng. Cảnh sát cho rằng đây là một vụ tự sát. Người cha và mẹ đau buồn này vội vã bay đến San Francisco và được dẫn đến nhà táng thành phố để nhận xác con. Họ nhận ra anh ngay, nhưng họ cũng kinh hoàng nhận ra một điều khác cùng lúc. Con trai họ chỉ còn lại một tay và một chân.
Bài 26: CHIẾN THẮNG Tại Thế vận hội đặc biệt Seatte (dành cho những người tàn tật) có chín vận động viên bị tổn thương về thể chất hoặc tinh thần, cùng tập trung trước vạch xuất phát để tham dự cuộc đua 100m. Khi súng hiệu nổ, tất cả đều lao đi với quyết tâm chiến thắng. Trừ một cậu bé. Cậu cứ bị vấp té liên tục trên đường đua. Và cậu bật khóc. Tám người kia nghe tiếng khóc, giảm tốc độ và ngoái lại nhìn. Rồi họ quay trở lại. Tất cả, không trừ một ai! Một cô gái bị hội chứng Down dịu dàng cúi xuống hôn cậu bé: - Như thế này, em sẽ thấy tốt hơn. Cô gái nói xong, cả chín người cùng khoác tay nhau sánh bước về vạch đích. Khán giả trong sân vận động đồng loạt đứng dậy. Tiếng vỗ tay hoan hô vang dội nhiều phút liền. Mãi về sau, những người chứng kiến vẫn còn truyền tai nhau câu chuyện cảm động này. Tận trong sâu thẩm, chúng ta luôn ý thức chiến thắng không phải là tất cả, mà ý nghĩa thật sự của cuộc sống là ở chỗ ta giúp đỡ người khác cùng chiến thắng dù ta có phải chậm một bước.
Bắt đầu từ bài viết số 27 sẽ có những tấm hình nhỏ để bài viết thêm sinh động. Bài 27: CHIẾC MÁY ĐIỆN THOẠI Khi tôi còn nhỏ, ba tôi gắn một máy điện thoại để thuận tiện cho việc làm ăn của ông. Đó là cái điện thoại đầu tiên trong xóm tôi. Đến bây giờ tôi vẫn nhớ như in cái ống nghe bóng loáng gác lên hộp điện thoại màu đen treo trên tường. Hồi đó tôi còn thấp lắm nên không với tới. Tuy nhiên, tôi vẫn bị mê hoặc khi nghe ba tôi dùng nó để nói chuyện với bạn bè của ông. Cho đến một hôm, tôi khám phá ra rằng đâu đó trong cái máy tuyệt vời kia có một nhân vật kỳ diệu. Tôi gọi nhân vật ấy là “cô”. Cô biết tất cả mọi thứ trên đời, từ việc cung cấp số điện thoại của mọi người đến việc kể những câu chuyện cổ tích đầy sức cám dỗ. Hôm đó mẹ tôi đi vắng. Tôi lấy đinh và búa để chơi trò thợ mộc. Thay vì đóng búa vào đinh, tôi lại đập một phát đau điếng vào ngón tay của mình. Nhưng tôi vẫn cố không khóc vì nhìn quanh thấy chẳng có ai để chia sẻ nỗi đau “trời giáng” ấy. Tôi chạy quanh nhà, cũng chẳng biết để làm gì. Và kia rồi! Cái điện thoại. Nhanh như cắt, tôi bắc ghế trèo lên và quay số. “Xin vui lòng cho cháu biết…” - tôi nói lí nhí trong miệng. Một giọng nói rõ ràng và nhỏ nhẹ vang lên: - Cháu cần gì? - Ngón tay cháu bị đau - tôi bắt đầu rên rỉ. Những giọt nước mắt bị dồn nén khi nãy bây giờ có dịp trào tuôn. - Có mẹ cháu ở nhà không? - vẫn giọng nói êm đềm ấy. - Không có ai ở nhà cả, chỉ một mình cháu thôi - tôi thổn thức. - Cháu có bị chảy máu không? - Dạ không - tôi trả lời - cháu bị cây búa đập vào ngón tay, đau quá. - Cháu có thể tự lấy nước đá trong tủ lạnh được chứ? - cô hỏi và tôi nói được. - Cháu đắp vài cục lên chỗ ngón tay đau - cô nói tiếp - một lúc sau sẽ khỏi ngay thôi. - Kể từ đó, tôi luôn gọi cho cô để nhờ cô giúp đủ thứ chuyện trên trời dưới đất. Nào là nhờ cô giúp tôi học địa lý, nào là hỏi cô cách giải bài tập toán, nào là… - Một hôm, com chim hoàng yến của tôi bị chết, tôi buồn đến mất ăn mất ngủ. Tôi bèn gọi tới cô để chia sẻ nỗi buồn. Cô lắng nghe và an ủi tôi. Nhưng tôi vẫn còn buồn lung lắm. Tôi hỏi cô: - Tại sao những con chim hót hay và mang lại niềm vui cho mọi gia đình lại phải chết cô đơn trong chiếc lồng chật hẹp vậy hở cô? - Không, nó không chết đâu cháu. Nó chỉ bay sang một thế giới khác để ca hát làm vui lòng những gia đình bên đó. - Chẳng biết sao khi nghe thế, nỗi buồn trong tôi chợt vơi đi rất nhiều. Một bữa khác, tôi gọi cho cô chỉ để hỏi 24+15 bằng mấy. Sau đó tôi nghĩ chắc cô bực mình tôi lắm vì cứ hỏi cô những chuyện không đâu. - Tuổi thơ cứ êm đềm trôi đi. Cho đến khi lên chín tuổi, gia đình chuyển về sống ở thành phố. Tôi nhớ cô lắm. Mỗi lần nhớ về ngôi nhà thuở nhỏ là hình ảnh cái máy điện thoại treo trên tường cứ hiện lên trong tâm trí tôi. Với tôi, đó là hình ảnh cô tiên hiền lành thường đến trò chuyện buổi ấu thơ. Sau này khi lớn lên, kỷ niệm về những cuộc chuyện trò ấy chưa một lần phai mờ trong ký ức. Tôi biết ơn sự nhẫn nại, niềm thông cảm và lòng tử tế mà cô đã dành cho một đứa trẻ như tôi thuở đó. Một hôm chợt nhớ đến cô, trên đường về nhà tôi ghé vào bưu điện và gọi cho cô. Tôi nhấc ống nghe lên và quay số. Lòng tôi bỗng rộn ràng khó tả. Và kỳ diệu thay, vẫn giọng nói ấy, nhỏ nhẹ và rõ ràng vang lên trong tai tôi. - Cô vui lòng chỉ cho cháu 24 + 15 bằng mấy - tôi hỏi. Một thoáng im lặng phía đầu dây bên kia. Và rồi hơi ấm quen thuộc lại về với tôi: - Bây giờ chắc ngón tay của cháu đã lành hẳn rồi phải không? Tôi cười sung sướng vì cô vẫn nhận ra tôi sau ngần ấy năm. - Cô có biết rằng hồi đó cô có ý nghĩa với cháu biết bao không? Ngập ngừng một lúc, cô thổ lộ: Thuở đó, tôi chờ điện thoại của chúa hằng ngày. Tôi không có con, vì thế cháu là cả nguồn vui. Bỗng nhiên tôi bật khóc. Tôi thương cô quá. Tôi đâu có biết đó là lần cuối cùng tôi còn nghe giọng nói của cô. Ba tháng sau, tôi quay số và chờ đợi. Một giọng nói thật lạ trả lời tôi. Hốt nhiên, tôi linh cảm có điều chẳng lành. Tôi hỏi thăm tin tức về cô và được biết cô đã mất năm tuần trước đó. Người điện thoại viên nói trước khi ra đi cô có để lại cho tôi vài dòng tin nhắn. Rồi cô diện thoại viên đọc cho tôi nghe: “Cháu yêu, có lần tôi nói chim hoàng yến không chết. Nó chỉ bay sang một thế giới khác để ca hát làm vui lòng những gia đình bên đó. Bây giờ tôi cũng vậy”. Tôi bàng hoàng gác máy điện thoại xuống. Và như thuở nào, những giọt nước mắt cứ trào tuôn. Chỉ khác là lần này tôi không có cô bên cạnh để sẻ chia.
Bài 28: HẠNH PHÚC VÔ BIÊN Có những hạnh phúc vô biên khi mang lại hạnh phúc cho người khác bất chấp hoàn cảnh của riêng mình. Nỗi khổ được sẻ chia sẽ vơi nửa, nhưng hạnh phúc được sẻ chia sẽ được nhân đôi. Hai người đàn ông đều bệnh nặng, được xếp chung một phòng tại bệnh viện. Một người được phép ngồi dậy mỗi ngày một tiếng vào buổi chiều để thông khí trong phổi. Giường ông ta nằm cạnh cửa sổ duy nhất trong phòng. Người kia phải nằm suốt ngày. Hai người đã nói với nhau rất nhiều. Họ nói về vợ con, gia đình, nhà cửa, công việc, những năm tháng trong quân đội và cả những kỳ nghỉ đã trải qua. Mỗi chiều, khi được ngồi dậy, người đàn ông cạnh cửa sổ dành hết thời gian để tả lại cho bạn cùng phòng những gì ông thấy được ngoài cửa sổ. Người kia, mỗi chiều lại chờ đợi được sống trong cái thời khắc một tiếng đó - cái thời gian mà thế giới của ông được mở ra sống động bởi những hoạt động và màu sắc bên ngoài. Cửa sổ nhìn ra một công viên với một cái hồ nhỏ xinh xắn. Vịt, ngỗng đùa giỡn trên mặt hồ trong khi bọn trẻ thả những chiếc thuyền giấy. Những cặp tình nhân tay trong tay đi dạo giữa ngàn hoa và nắng chiều rực rỡ. Những cây cổ thụ sum suê tỏa bóng mát, và xa xa là đường chân trời của thành phố ẩn hiện. Khi người đàn ông bên cửa sổ mô tả bằng những chi tiết tinh tế, người kia có thể nhắm mắt và tưởng tượng ra cho riêng mình một bức tranh sống động. Một chiều, người đàn ông bên cửa sổ mô tả một đoàn diễu hành đi ngang qua. Dù không nghe được tiếng nhạc, người kia vẫn như nhìn thấy được trong tưởng tượng qua lời kể của người bạn cùng phòng. Ngày và đêm dần trôi… Một sáng, khi mang nước tắm đến phòng cho họ, cô y tá phát hiện người đàn ông bên cửa sổ đã qua đời êm ái trong giấc ngủ. Cô báo cho người nhà đến mang ông ta về. Một ngày kia, người đàn ông còn lại yêu cầu được chuyển đến cạnh cửa sổ. Cô y tá đồng ý để ông được yên tĩnh một mình. Chậm chạp gắng sức, ông nhổm dậy bằng hai cùi chỏ và ngắm nhìn thế giới bên ngoài. Ông căng thẳng nhìn ra cửa sổ. Đối diện với cửa sổ chỉ là một bức tường xám xịt. Ông hỏi cô y tá cái gì khiến cho người bạn khốn khổ cùng phòng của ông đã mô tả cho ông nghe những điều tuyệt diệu qua cửa sổ. Cô y tá cho biết rằng người đàn ông đó bị mù và thậm chí ông ta cũng không thấy được cả bức tường nữa. Cô nói: “Nhưng có lẽ ông ta muốn khuyến khích ông can đảm hơn”.
Bài 29: NÓ LÀ BẠN CHÁU Tôi nghe câu chuyện này ở Việt Nam và người ta bảo đó là sự thật. Tôi không biết điều đó có thật hay không; nhưng tôi biết điều kỳ lạ hơn thế đã xảy ra ở đất nước này. John Mansur Cho dù đã được định trước, những khối bêtông vẫn rơi xuống trại trẻ mồ côi trong một làng nhỏ. Một, hai đứa trẻ bị chết ngay lập tức. Rất nhiều em khác bị thương, trong đó có một bé gái khoảng tám tuổi. Dân làng yêu cầu thị trấn lân cận liên lạc với lực lượng quân đội Hoa Kỳ giúp đỡ về mặt y tế. Cuối cùng, một bác sĩ và một y tá người Mỹ mang dụng cụ đến. Họ nói rằng bé gái bị thương rất nặng, nếu không được xử lý kịp thời nó sẽ chết vì bị sốc và mất máu. Phải truyền máu ngay. Người cho máu phải có cùng nhóm máu với cháu bé. Một cuộc thử nghiệm nhanh cho thấy không ai trong hai người Mỹ có nhóm máu đó, nhưng phần lớn các đứa trẻ mồ côi bị thương lại có. Người bác sĩ nói vài tiếng Việt lơ lớ, còn cô y tá thì nói ít tiếng Pháp lõm bõm. Họ kết hợp với nhau và dùng nhiều điệu bộ, cử chỉ cố giải thích cho bọn trẻ đang sợ hãi rằng nếu họ không kịp thời truyền máu cho bé gái thì chắc chắn nó sẽ chết. Vì vậy, họ hỏi có em nào tình nguyện cho máu không. Đáp lại lời yêu cầu là sự im lặng cùng với những đôi mắt mở to. Một vài giây trôi qua, một cánh tay chậm chạp, run rẩy giơ lên, hạ xuống, rồi lại giơ lên. “Ồ, cảm ơn. Cháu tên gì?” - cô y tá nói bằng tiếng Pháp. “Hân ạ” - cậu bé trả lời. Họ nhanh chóng đặt Hân lên cáng, xoa cồn lên cánh tay và cho kim vào tĩnh mạch. Hân nằm im không nói lời nào. Một lát sau cậu bé nấc lên, song nó nhanh chóng lấy cánh tay còn lại để che mặt. Người bác sĩ hỏi: “Có đau không Hân?”. Hân lắc đầu nhưng chỉ vài giây sau lại có tiếng nấc khác. Một lần nữa, cậu bé cố chứng tỏ là mình không khóc. Bác sĩ hỏi kim có làm nó đau không, nhưng cậu bé lại lắc đầu. Bây giờ thì những tiếng nấc cách quãng nhường chỗ cho tiếng khóc thầm, đều đều. Mắt nhắm nghiền lại, cậu bé đặt nguyên cả nắm tay vào miệng để ngăn không cho những tiếng nấc thoát ra. Các nhân viên y tế trở nên lo lắng. Rõ ràng là có điều gì không ổn rồi. Vừa lúc đó, một nữ y tá người Việt đến. Thấy rõ vẻ căng thẳng trên mặt của cậu bé, chị nhanh chóng nói chuyện với nó, nghe nó hỏi và trả lời bằng một giọng hết sức nhẹ nhàng. Sau một lúc, cậu bé ngừng khóc và nhìn chị y tá bằng ánh mắt tỏ vẻ hoài nghi. Chị y tá gật đầu. Vẻ mặt cậu ta nhanh chóng trở nên nhẹ nhõm. Chị y tá khẽ giải thích với những người Mỹ: “Cậu bé cứ nghĩ là mình sắp chết. Nó hiểu nhầm. Nó nghĩ các vị muốn nó cho hết máu để cứu sống bé gái kia”. “Thế tại sao nó lại tự nguyện cho máu?” - người y tá lục quân hỏi. Chị y tá người Việt Nam dịch câu hỏi lại cho cậu bé và nhận được câu trả lời rất đơn giản: “Vì nó là bạn cháu”.
Bài 30: SỨC MẠNH CỦA NỤ CƯỜI Halnoch McCarty Tôi viết ra điều này từ kinh nghiệm bản thân mình. Một ngày nọ, mệt mỏi sau một ngày làm việc, tôi bước từ sở làm về với khuôn mặt nặng trĩu. Thế rồi một người chẳng quen biết gì trên xe điện mỉm cười với tôi, và theo phản xạ, tôi cũng cười đáp lại. Đột nhiên, mọi mệt nhọc trong tôi dường như tan biến. Có một câu chuyện của Saint Exupéry mà tình cờ tôi đọc được. Những người say mê văn học không xa lạ gì với tác giả cuốn Hoàng tử bé. Ông từng là phi công tham gia chống phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Từ những năm tháng này, ông đã viết ra Nụ cười. Tôi không biết đây là một tự truyện hay một truyện hư cấu, song tôi tin rằng nó có thật. Trong truyện, Saint Exupéry là một tù binh bị đối xử khắc nghiệt và ông nghĩ rằng nay mai mình sẽ bị xử bắn như những người khác. Ông viết: “Tôi trở nên quẫn trí. Bàn tay tôi co giật và rút từ túi ra một điếu thuốc. Nhưng tôi lại không có diêm. Qua chấn song, tôi nhìn thấy người cai tù. Anh ta không thấy tôi, nên tôi đành gọi: - Xin lỗi, anh có lửa không? Anh nhún vai rồi tiến lại gần. Khi rút que diêm, tình cờ mắt của anh nhìn vào mắt tôi. Ngay lập tức, tôi mỉm cười. Tôi chẳng hiểu tại sao mình làm thế. Có lẽ vì khi muốn làm thân với ai đó, người ta dễ dàng nở một nụ cười. Lúc này, dường như có một đốm lửa bùng cháy ngang kẽ hở giữa hai tâm hồn chúng tôi, giữa hai trái tim con người. Tôi biết anh ta không muốn, song do tôi cười nên anh ta phải mỉm cười đáp lại. Anh bật diêm, đến gần tôi hơn, nhìn thẳng vào mắt tôi và miệng vẫn cười. Giờ đây, trước mặt tôi không còn là một viên cai tù phát xít mà còn là một con người. - Anh có con không? - Anh ta hỏi tôi. - Có - Tôi đáp, và lôi từ túi ra chiếc bóp có tấm hình gia đình mình. Đoạn anh ta cũng lôi từ túi ra tấm hình của những đứa con và bắt đầu kể những hi vọng của anh đối với chúng. Đôi mắt tôi nhòa lệ. Tôi biết rằng mình sắp chết và chẳng bao giờ gặp lại người thân. Anh ta cũng khóc. Đột nhiên, không nói một lời, anh mở khóa và kéo tôi ra khỏi buồng giam. Anh lặng lẽ đưa tôi ra khỏi thành phố, thả tôi ra rồi quay trở về. Thế đó, cuộc sống của tôi đã được cứu rỗi nhờ một nụ cười.” Từ khi đọc được câu chuyện này, tôi nghiệm ra được nhiều điều. Tôi biết rằng bên dưới mọi vỏ bọc mà chúng ta tạo ra để bảo vệ mình, bảo vệ phẩm giá và vị thế, bên dưới những điều này còn có một cái thật quý giá mà tôi gọi là tâm hồn. Tôi tin rằng nếu tâm hồn bạn và tâm hồn tôi nhận ra nhau thì chúng ta chẳng còn gì phải sợ hãi hay căm thù nhau. Nếu bạn từng có một khoảng khắc gắn bó với người khác qua sức mạnh của nụ cười, thì tôi tin bạn cũng đồng ý với tôi đó là một phép lạ nho nhỏ, một món quà tuyệt vời mà chúng ta có thể dành cho nhau. Mẹ Theresa đã cảm nhận điều này trong cuộc sống và bà đưa ra một lời khuyên chân thành: “Hãy mỉm cười với nhau, mỉm cười với vợ bạn, với chồng bạn, với con cái bạn và với mọi người - dù đó là ai, vì điều này sẽ giúp bạn lớn lên trong tình yêu của nhau”.
Bài 31: CHÚT SUY TƯ TRONG NGÀY Một bác thợ mộc đến tuổi về hưu nói cho ông chủ thầu biết những dự tính của mình trong thời gian sắp tới. Bác sẽ xin nghỉ hưu để vui hưởng tuổi già với con cháu. Bác biết rằng nếu nghỉ việc thì tài chính của gia đình sẽ có phần nào thiếu hụt nhưng bác tin rồi đây gia đình sẽ có cách xoay xở được. Ông chủ thầu tỏ ra tiếc khi thấy người thợ lành nghề xin thôi việc. Ông ta đề nghị bác cố xây giúp cho hãng thêm một ngôi nhà nữa rồi nghỉ coi như là vì ông. Bác thợ đồng ý làm nhưng ai cũng hiểu rằng bác miễn cưỡng nhận lời chứ không thực lòng muốn nhận công việc này. Bác ta gọi đại một nhóm thợ có tay nghề kém và mua những loại vật tư chất lượng kém để xây dựng căn nhà ấy. Khi ngôi nhà được xây xong, ông chủ thầu đến tiếp nhận công trình và trao vào tay bác chiếc chìa khóa nhà. Ông nói với bác: “Đây là nhà của anh. Tôi biếu anh món quà này để cảm ơn anh đã làm việc cho công ty bấy lâu nay”. Chúng ta thì có khác gì bác thợ ấy. Chúng ta xây dựng cuộc đời mình một cách cẩu thả, tùy tiện với tâm lý đối phó thay vì tích cực và chủ động làm cho nó thật tốt đẹp. Ở một vài thời điểm quan trọng trong cuộc đời mình, chúng ta không hề dốc sức lực để thực hiện mọi việc cho thật tốt. Thế rồi khi trông thấy tình trạng tồi tệ và nhận ra rằng mình đang sống trong căn nhà do chính tay ta dựng nên thì chúng ta cảm thấy bị sốc. Giá như được biết trước, hẳn chúng ta đã hành động khác đi. Hãy hình dung mình là bác thợ mộc, còn cuộc đời chúng ta chính là ngôi nhà. Mỗi ngày bạn đóng đinh, lát sàn hoặc xây tường, bạn hãy xây nhà mình một cách khôn ngoan. Bạn chỉ có một cuộc đời mà thôi. Ngay cả trong trường hợp bạn chỉ còn sống một ngày, ngày sống đó cũng đáng để bạn sống sao cho tử tế và có tư cách. Tấm bảng gắn trên tường ghi rằng: “Sống là thực hiện một kế hoạch do chính mình vạch ra”. Cuộc sống của bạn hôm nay là kết quả từ thái độ sống và những chọn lựa của bạn trong quá khứ. Cuộc sống của bạn ngày mai sẽ là kết quả từ thái độ sống và những lựa chọn của bạn ngày hôm nay.
Bài 32: BÀI HỌC TỪ LOÀI NGỖNG Vào mùa thu, khi bạn thấy bầy ngỗng bay về phương nam để tránh đông hình chữ V, bạn có tự hỏi những lý lẽ khoa học nào có thể rút ra từ đó. Mỗi khi một con ngỗng vỗ đôi cánh của mình, nó tạo ra một lực đẩy cho con ngỗng bay ngay sau nó. Bằng cách bay theo hình chữ V, đàn ngỗng biết tiết kiệm được 71% sức lực so với khi chúng bay từng con một. Khi là thành viên của một nhóm, người ta cùng chia sẻ những mục tiêu chung, người ta sẽ đi đến nơi họ muốn nhanh hơn và dễ dàng hơn vì họ đang đi dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau. Mỗi khi một con ngỗng bay lạc khỏi hình chữ V của đàn, nó nhanh chóng cảm thấy sức trì kéo và những khó khăn của việc bay một mình. Nó sẽ nhanh chóng trở lại đàn để bay theo hình chữ V như cũ, và được hưởng những ưu thế của sức mạnh từ bầy. Nếu chúng ta cũng có sự cảm nhận tinh tế của loài ngỗng, chúng ta sẽ chia sẻ thông tin với những người cũng đang hướng đến cùng một mục tiêu như chúng ta. Khi con ngỗng đầu đàn mỏi mệt, nó sẽ chuyển sang vị trí bên cánh và một con ngỗng khác sẽ dẫn đầu. Chia sẻ vị trí lãnh đạo sẽ đem lại lợi ích cho tất cả, và những công việc khó khăn nên được thay phiên nhau đảm nhận. Tiếng kêu của bầy ngỗng từ đằng sau sẽ động viên những con đi đầu giữ được tốc độ của chúng. Những lời động viên sẽ tạo nên sức mạnh cho những người đang ở đầu con sóng, giúp họ giữ vững tốc độ, thay vì để họ mỗi ngày phải chịu đựng áp lực công việc và sự mệt mỏi triền miên. Cuối cùng, khi một con ngỗng bị bệnh hay bị thương và rơi xuống, hai con ngỗng khác sẽ rời khỏi bầy để cùng xuống với con ngỗng bị thương và bảo vệ nó. Chúng sẽ ở lại cho đến chừng nào con bị thương lại có thể bay hoặc là chết, và khi đó chúng sẽ nhập vào một đàn khác để tiếp tục bay về phương nam. Nếu chúng ta có tinh thần của loài ngỗng, chúng ta sẽ sát cánh bên nhau khi khó khăn. Lần sau có cơ hội thấy một con ngỗng bay, bạn hãy nhớ… Bạn đang hưởng một đặc ân khi là thành viên của một nhóm.
Bài 33: MỘT VIỆC NHỎ Một gia đình gồm hai vợ chồng và bốn đứa con nhỏ. Dịp hè, họ cùng đi nghỉ mát ở một bãi biển. Bọn trẻ rất thích tắm biển và xây những tòa lâu đài trên cát. Bố mẹ chúng thuê một cái lều ngồi uống nước trên bờ, dõi nhìn các con vui đùa không quá xa ngoài kia phía trước mặt. Thế rồi họ trông thấy một bà cụ già nhỏ nhắn, ăn mặc xuềnh xoàng, trên tay cầm một chiếc túi cũ đang tiến lại. Tóc bà đã bạc trắng. bị gió biển thổi tốc lên càng làm cho khuôn mặt nhăn ngeo của bà thêm khó coi. Bà cụ đang lẩm bẩm một điều gì đó, dáo dác nhìn rồi thỉnh thoảng lại cúi xuống nhặt những thứ gì đó trên bãi biển, bỏ vào cái túi. Hai vợ chồng không hẹn mà cùng vội chạy ra gọi các con lại, căn dặn chúng phải tránh xa người đàn bà khả nghi kia. Dường như họ cố ý nói to cho bà ta nghe thấy để bà ta nên đi chỗ khác kiếm ăn. Cụ già không biết có nghe thấy gì không giữa tiếng sóng biển ì ầm, chỉ thấy bà cứ từ từ tiến về phía họ. Thế rồi bà cụ dừng lại, nhìn mấy đứa trẻ dễ thương đang ngơ ngác nhìn mình. Bà mỉm cười với họ nhưng không ai đáp lại, chỉ giả vờ ngó lơ đi chỗ khác. Bà cụ lại lẳng lặng làm tiếp công việc khó hiểu của mình. Còn cả gia đình kia thì chẳng hứng thú tắm biển nữa, họ kéo nhau lên quán nước phía trên bãi biển. Trong lúc chuyện trò với người phục vụ bàn ăn cùng những khách hàng trong quán, hai vợ chồng quyết định hỏi thăm xem bà cụ khả nghi kia là ai và họ…sững sờ: Bà cụ ấy là người dân ở đây, từng có một đứa cháu ngoại vì bán hàng rong trên bãi biển, vô tình đạp phải một mảnh chai rồi bị nhiễm trùng, sốt cao, đưa đi bệnh viện cấp cứu không kịp và đã chết không lâu vì bệnh uốn ván. Từ dạo ấy, thương cháu đến ngẩn ngơ, bà cứ lặng lẽ đi dọc bãi biển, tìm nhặt những mảnh chai, mảnh sắt hoặc hòn đá có cạnh sắc. Mọi người hỏi lý do thì bà đáp mà đôi mắt ướt nhoè: “Ồ, tôi chỉ làm một việc nhỏ thôi ấy mà, để các cháu bé có thể vui chơi trên bãi biển mà không bao giờ bị chết như đứa cháu đáng thương của tôi”. Nghe xong câu chuyện, người chồng vội chạy ngay xuống bãi biển mong có thể nói một lời xin lỗi và một lời biết ơn chân thành, nhưng bà cụ đã đi rất xa rồi. Bóng bà chỉ còn là một chấm nhỏ trên bãi biển vắng người khi chiều đang xuống…
Bài 34: BẠN CÓ NGHÈO KHÔNG? Một ngày nọ, người cha giàu có dẫn con trai đến một vùng quê để thằng bé thấy những người nghèo ở đây sống như thế nào. Họ tìm đến nông trại của một gia đình nghèo nhất nhì vùng. “Đây là một cách để dạy con biết qúy trọng những người có cuộc sống cơ cực hơn mình” - người cha nghĩ đó là bài học thực tế tốt cho đứa con bé bỏng của mình. Sau khi ở lại và tìm hiểu đời sống ở đây, họ lại trở về nhà. Trên đường về, người cha nhìn con trai mỉm cười: “Chuyến đi như thế nào hả con?”. - Thật tuyệt vời bố ạ! - Con đã thấy người nghèo sống như thế nào rồi đấy! - Ô, vâng. - Thế con rút ra được điều gì từ chuyến đi này? Đứa bé không ngần ngại: - Con thấy chúng ta có một con chó, họ có bốn. Nhà mình có một hồ bơi dài đến giữa sân, họ lại có một con sông dài bất tận. Chúng ta phải đưa những chiếc đèn lồng vào vườn, họ lại có những ngôi sao lấp lánh vào đêm. Mái hiên nhà mình chỉ đến trước sân thì họ có cả chân trời. Chúng ta có một miếng đất để sinh sống và họ có cả những cách đồng trải dài. Chúng ta phải có người phục vụ, còn họ lại phục vụ người khác. Chúng ta phải mua thực phẩm, còn họ lại trồng ra những thứ ấy. Chúng ta có những bức tường bảo vệ xung quanh, còn họ có những người bạn láng giềng che chở nhau… Đến đây người cha không nói gì cả. “Bố ơi, con đã biết chúng ta nghèo như thế nào rồi…” - cậu bé nói thêm. Rất nhiều khi chúng ta đã quên mất những gì mình đang có và chỉ luôn đòi hỏi những gì không có. Cũng có những thứ không giá trị với người này nhưng lại là mong mỏi của người khác. Điều đó còn phụ thuộc vào cách nhìn và đánh giá của mỗi người. Xin đừng quá lo lắng, chờ đợi vào những gì bạn chưa có mà bỏ quên điều bạn đang có, dù là chúng rất nhỏ nhoi.
Biểu Hiện Của Tình Yêu Có người ví tình yêu như âm điệu của cung đàn, khi trầm khi bổng, lúc lại dìu dặt dịu dàng sâu lắng, có lúc lại giống như bão tố phong ba... Tất cả những diễn biến hết sức phức tạp và đa dạng đó lại chính là sự biểu hiện của tình yêu. Qua những kinh nghiệm đúc rút được, người ta nhận thấy sự biểu hiện của tình yêu được trải qua những giai đoạn sau : Giai Đoạn 1: Cảm Mến Đây là thời kỳ bước đầu gặp gỡ giữa hai người khác phái với nhau bằng những cảm xúc tốt đẹp và đầy thiện cảm nhất. Ở giai đoạn này tuy mới gặp nhau, nhưng bạn lại cảm thấy ở đối tượng của bạn có những cá tính hay sở thích phù hợp với bạn hoặc đối tượng đã tạo nên những xúc động dễ chịu nơi bạn như lòng khâm phục, sự ái mộ chẳng hạn.Trong thời gian này, bạn đã dành cho đối tượng của bạn những tình cảm nồng hậu, sự quý mến và lòng tin cậy nhất của bạn. Sự phát triển cao nhất ở giai đoạn này là bạn và đối tượng của bạn đã bắt đầu thích nhau. Giai đoạn này chẳng phải là tình yêu, nhưng nó là điều kiện rất cần để bạn bắt một nhịp cầu tri âm đi đến tình yêu với đối tượng của mình. Giai Đoạn 2: Thương Nhớ Qua những lần giao tiếp với người bạn khác phái mà bạn đã cảm mến, rồi sau đó bạn lại thường xuyên nghĩ đến "người đó" hoặc hay "làm dáng" mỗi khi chuẩn bị đế gặp người đó. Cũng từ lúc đó ở nơi bạn bắt đầu xuất hiện những cảm xúc kỳ lạ nhưng bâng khuâng, và đôi lúc bạn cảm thấy trong lòng bồi hồi, xao xuyến. Đồng thời bạn không còn vô tình và hồn nhiên như trước nữa, cũng từ đó bạn hay tìm một lý do gì đó để gặp "người ta" nhưng khi gặp bạn lại thường hay lúng túng và e thẹn, hoặc khi trên đường đi tìm gặp "người đó" bạn chợt nhận ra sự vô lý của mình, và khi gặp mặt người đó bạn chẳng biết nói gì, bởi vậy khi gần đến nơi bạn lại quyết định quay về... Đặc trưng của thời kỳ này là nếu lâu lâu mà không gặp mặt được "người đó" bạn cảm thấy nhớ, và đôi lúc bạn cảm thấy ghét nếu "người đó" không để ý gì đến bạn nhất là những lúc người đó cười nói với một người khác. Ở mức độ này, bạn đã bước vào ngưỡng cửa của tình yêu. Giai Đoạn 3 : Yêu Đơn Phương Ở giai đoạn này, bạn đã biết được mình đang thương nhớ và sự thương nhớ đó trở thành một động lực thôi thúc bạn phải đến gặp mặt đối tượng của bạn, cho dù bạn rất sợ bị bạn bè dị nghị, vì đối với bạn, người đó đã trở nên thân thiết. Lúc này, bạn muốn được quan tâm, săn sóc người đó. Ở mức độ này chính bạn cảm nhận được rằng bạn đã yêu nhưng đó chỉ là tình yêu đơn phương. Đỉnh cao nhất của giai đoạn này là sự ngỏ lời. Nếu bạn ngỏ lời đúng lúc, đúng thời điểm thì có thể bạn sẽ gặt hái được nhiều thành công. Giai Đoạn 4: Tình Yêu Và Cảm Xúc Ở giai đoạn này nếu bạn gặp may mắn, hoặc bạn biết cách ngỏ lời đúng lúc và được người yêu của bạn đáp lại sự ngỏ lời đó, thì tức là bạn đã bước vào tình yêu thực sự và tình yêu của bạn đã được đáp lại. Tuy nhiên bạn nên nhớ, đây mới chỉ là bước đầu của tình yêu. Ở thời điểm này, những xúc cảm yêu thương đã trở thành những cử chỉ âu yếm, chăm sóc. Nhưng đó chỉ là mức thấp nhất của tình yêu nên những cử chỉ đó còn nhiều e ngại, thẹn thùng và lo âu. Và có khi xa nhau thì nhớ, nhưng đôi lúc bên nhau thì lại hay giận hờn. Ở giai đoạn này bạn vẫn còn nhiều bỡ ngỡ, sợ sệt cho nên bạn vẫn còn bị chi phối bởi những cảm xúc luôn luôn xuất hiện và đầy mâu thuẫn. Đây là thời kỳ tình yêu có nhiều phức tạp, thậm trí có nhiều trắc trở và bạn phân vân khi phát hiện ra những nhược điểm, những gì trái với sự mong ước của bạn nơi người yêu của mình. Ở thời kỳ này bạn nên tiếp tục tìm hiểu thêm lẫn nhau, cũng ở giai đoạn này, tình yêu của bạn có thể tan vỡ dễ dàng vì lý do khác biệt tính tình, khó khăn về kinh tế, hoặc vì áp lực của gia đình quá cao. Cần biết rằng, tình yêu của bạn lúc này giống như gió với lửa, gió có thể thổi tắt đi nếu ngọn lửa nhỏ, nhưng rồi sẽ thổi bùng lên nếu ngọn lửa lớn, cho nên bạn cần biết cách nuôi dưỡng và biết cách giữ gìn để cho "ngọn lửa tình yêu" của bạn lúc nào cũng bùng cháy lên một cách mãnh liệt, nhất là những lúc ở xa nhau. Giai Đoạn 5 : Tình Yêu Nồng Thắm. Ở giai đoạn này tình yêu của bạn đã trở nên nồng thắm và bạn cùng với người yêu của mình đã vợt qua được những thử thách, khó khăn trở ngại của buổi ban đầu. Lúc này những dấu hiệu tình yêu của bạn đã được thể hiện rõ nét, tức là bạn và người yêu của bạn đã hiểu rõ nhau, và cùng hoà hợp gắn bó với nhau. Ở mức độ này, tình yêu của bạn đã thực sự chín mùi, giống như một ngọn lửa lớn mà khó có cơn gió nào có thể thổi tắt được, kể cả những lúc xa cách, kinh tế khó khăn hoặc áp lực gia đình.... Thời gian này là lúc bạn nên tiến đến hôn nhân với người yêu của mình. Có một điều bạn nên lưu ý, trong quá trình phát triển tình yêu của mỗi giai đoạn nói trên đều có những đặc điểm và vai trò nhất định của nó. Vì thế cho nên ở mỗi giai đoạn nói trên đều đòi hỏi bạn phải biết cách khéo léo ứng xử sao cho thích hợp. Chính sự khéo léo ứng xử của bạn là yếu tố quan trọng giúp cho bạn giữ được một tình yêu bền vững để đi đến hôn nhân. Tôi mong các bạn có thể hạnh phúc với tình yêu của mình. Hãy trân trọng và giữ gìn nó
Bài 35: SỰ BÌNH YÊN Một vị vua treo giải thưởng cho nghệ sĩ nào vẽ được một bức tranh đẹp nhất về sự bình yên. Nhiều họa sĩ đã cố công. Nhà vua ngắm tất cả các bức tranh nhưng chỉ thích có hai bức và ông phải chọn lấy một. Một bức tranh vẽ hồ nước yên ả. Mặt hồ là tấm gương tuyệt mỹ vì có những ngọn núi cao chót vót bao quanh. Bên trên là bầu trời xanh với những đám mây mịn màng. Tất cả những ai ngắm bức tranh đều cho rằng đây là một bức tranh bình yên thật hoàn hảo. Bức tranh kia cũng có những ngọn núi, nhưng những ngọn núi này trần trụi và lởm chởm đá. Ở bên trên là bầu trời giận dữ đổ mưa như trút kèm theo sấm chớp. Đổ xuống bên vách núi là dòng thác nổi bọt trắng xóa. Bức tranh này trông thật chẳng bình yên chút nào. Nhưng khi nhà vua ngắm nhìn, ông thấy đằng sau dòng thác là một bụi cây nhỏ mọc lên từ khe nứt của một tảng đá. Trong bụi cây một con chim mẹ đang xây tổ. Ở đó, giữa dòng thác trút xuống một cách giận dữ, con chim mẹ đang an nhiên đậu trên tổ của mình…Bình yên thật sự. “Ta chấm bức tranh này! - Nhà vua công bố - Sự bình yên không có nghĩa là một nơi không có tiếng ồn ào, không khó khăn, không cực nhọc. Bình yên có nghĩa ngay chính khi đang ở trong phong ba bão táp ta vẫn cảm thấy sự yên tĩnh trong trái tim. Đó mới chính là ý nghĩa thật sự của sự bình yên.
danh ngôn tình yêu +) Có một câu nói :" Còn gì trong cuộc sống có thể tươi đẹp hơn hình ảnh một chàng trai và cô gái, tay nắm chặt tay với trái tim trong sáng và tràn ngập tình yêu cùng đi làm lễ cưới ? Còn gì trong cuộc sống đẹp hơn tình yêu của tuổi trẻ ? " .Và câu trả lời : " Vẫn còn một thứ, đó là hình ảnh một đôi vợ chồng già khi họ đã gần kết thúc cuộc hành trình của sự sống. Bàn tay của họ run rẩy lắm rồi những vẫn nắm chặt, khuôn mặt họ in đầy vết nhăn nhưng vẫn rạng rỡ niềm yêu thương, trái tim già nua và mệt mỏi nhưng vẫn còn nghe thấy tiếng đập của tình yêu và ước mơ được dâng hiến. Đúng vậy, trên đời này vẫn còn một điều đẹp hơn tình yêu tuổi trẻ. Đó chính là tình yêu tồn tại ngay cả khi tuổi trẻ đã bị thời gian lấy mất " .Một tình yêu vĩnh hằng theo năm tháng và sẽ mãi mãi tồn tại theo nhịp đập của hai con tim yêu thương ! ( LOVE STORY ) +) Đàn bà không thể yêu đàn ông như đàn ông yêu đàn bà bởi lẽ tình yêu của đàn bà nằm trong mắt, trên đỉnh gò ngực, trên đầu ngón chân, nhưng tình yêu của đàn ông cắm ở nơi sâu thẳm nhất của con tim, không thể thoát ra được. Còn tình yêu và đời sống của người đàn ông là hai thứ riêng biệt, nhưng ở người đàn bà đó là tất cả cuộc đời . ( AUCASSIN & NICOLETTE ) +) Anh chỉ mang đến cho em toàn là đau khổ ... Có lẽ vì vậy mà em yêu Anh. Bởi vì niềm vui thì dễ quên, còn đau khổ thì không bao giờ . (LERMONTOV ) +) Chẳng bao giờ xảy ra chuyện ta yêu mà người con gái không hề hay biết - ta tin rằng mình đã tỏ tình một cách rõ ràng bằng một giọng nói, một ánh mắt, một cái chạm tay nhẹ nhàng .( G.GREENE ) +) Đối với người yếu đuối, tình yêu là một trò chơi buồn bã. Đối với người mạnh mẽ, nó là một thứ rượu mạnh . ( P.GERALDY ) +) Cuộc đời Anh là một cơn mộng kéo dài . Nó trôi qua thật êm đềm và tĩnh lặng anh chìm đắm trong cơn mơ đó tưởng chừng như không bao giờ tỉnh giấc và để rồi vào một ngày đẹp trời Anh đã choàng tỉnh cơn mộng đó vì đã có một người con gái đến đánh thức con tim tình yêu đang ngủ say của Anh dậy . Người con gái ấy có tên .... ( DESPERADO0_INLOVE ) +) Cái ngày mà một phụ nữ đi qua trước mặt bạn, tỏa ánh sáng cho bạn bước theo chân nàng, thì cái ngày đó bạn khốn đốn rồi, bạn đã yêu .Hình ảnh của nàng sẽ đưa bạn sang một lĩnh vực rực rỡ của tâm hồn bạn, nơi không có gì phải cũng chẳng có gì trái, đó là lĩnh vực của cái đẹp và tình yêu . Lúc này bạn chỉ còn một việc để làm : " Nghĩ đến nàng thiết tha đến mức nàng buộc phải nghĩ đến bạn " . ( V.HUGO ) +) Tôi đã phải trả một cái giá đắt vô cùng cho những truyện cổ tích của tôi. Vì chúng mà tôi đã từ chối hạnh phúc mà đáng lẽ ra tôi đã được hưởng, đã bỏ ra quãng thời gian mà đáng lẽ sức tưởng tượng mặc dù là mạnh mẽ và sáng láng, phải nhường cho thực tế . ( ANDERSEN ) +) Hồi trẻ ta nhờ đến đàn bà để hiểu thế nào là tình yêu. Khi già ta nhớ đến tình yêu để hiểu thế nào là đàn bà. ( ROLAND DORGELES ) +) Tình yêu là ngôi sao mà người đàn ông vừa đi vừa ngước mắt nhìn theo, nhiều khi là lỗ cống mà Anh ta mải mê mà tục chân xuống. ( LAPE DE VEGA ) +) Dẫu em có nghi ngờ ! Ngôi sao là ánh lửa ! Mặt trời di chuyển chỗ ! Chân lý là dối lừa ! Nhưng em chớ nghi ngờ ! Tình yêu Anh em nhé . (SHAKESPEARE ) +) Vợ không phải là người tình mà là người bạn trăm năm .Và chúng ta phải sớm tập làm quen với ý nghĩ yêu nàng khi nàng luống tuổi và cả khi nàng sẽ là một bà già . ( BIELINSKY )