Post vài bài demo có trong máy cho anh em nghe,khổ cho mấy bạn bình chọn cho mình mà bài hát chả có tí âm nhạc nào,mình áy náy quá :'> Phong Ba Tình Đời Thần Thoại Ước Mơ Trong Đời ặc,bài này ko nhớ lời lắm nên khúc cuối hát sai :p When You Belive
Where is the love_Black Eyed Peas http://www.yeucahat.com/listen.php?s=31381 ^^! Đôi giày vải_Lam Trường http://www.yeucahat.com/listen.php?s=26675 Bài lè em thu lâu rùi,lúc đó bị viêm họng ~.~'mà còn sai lời có gì mọi người bỏ quá,tại em chưa có time thu lại ^^!
Mình có hay đi tham gia các chương trình văn nghệ của trường,vừa rồi trường Phương Đông bọn mình có tổ chức gala âm nhạc có cả ca sĩ Hoàng Hải,nhạc sĩ Giáng Son làm ban giám khảo...mỗi tội chả được giải gì (_ _"),mình dự thi bài đôi giày vải !cảm ơn lời khen nhé ^^!
Mãi mãi(Nhạc Hàn) em thu cùng thằng bạn cách đây hơn 1 năm rùi ~.~'mọi người thưởng thức nhé ^^!http://www.yeucahat.com/listen.php?s=26689 Quảng cáo thêm bài nhạc của thằng bạn em,nó hát giọng rất êm! Tôi đa yêu 1 thiên thần_Rất hay ^^! http://www.yeucahat.com/listen.php?s=29417
http://sannhac.com/r649648/Sakurairo-Maukoro-eikochocobo.htm http://sannhac.com/r464440/Giac-mo-trua-eikochocobo.htm http://sannhac.com/r360295/Ban-mai-xanh-eikochocobo.htm http://sannhac.com/r465096/Suteki-da-ne-eikochocobo.htm http://sannhac.com/r451173/Ban-thu-ca-nhan-eikochocobo.htm Mời mọi người nghe thử ^^
Bài suteki da ne hay thế :X Flash làm cũng hay nữa,làm nhớ lại hồi chơi FFX ~.~'...giọng bạn nghe hay lém :P! Xin up lại bài Khi cô đơn em nhớ ai(Beat sôi động) hehe,ai rảnh thưởng thức ^^! http://www.yeucahat.com/listen.php?s=37752
http://www.4shared.com/file/61275228/c6bd33b1/hoanang_remix.html Hoa Nắng remix - hát với thằng em họ . :)
Bài đầu tiên em feat cùng bạn gái...hát lại của Andree và lady P bài "Lady I Miss". Mọi người cùng nghe nhé ^^! Link file:http://www.yeucahat.com/listen.php?s=62414 http://www.4shared.com/file/62299194/eab7034c/MrMrsDeeds22.html Hoặc http://rapidshare.de/files/40429416/Mr_MrsDeeds22.mp3.html
@ DeedS1 : Bài mãi mãi của ông hình như là bài trong fim ước mơ vươn tới 1 ngôi sao phải hông Thích bài này::) @Kaywan : Ông hát được đó, mix cũng tốt, nhưng cái beat hình như nghe hơi nhão. Mới tham gia box này chưa lâu, giờ tui cũng bon chen post 1 bài coi như làm wen mọi người ::) Beat: Faraway Nhạc: tui Lời : tui luôn Tựa : chưa bít nên đặt là cái j. "Kỉ niệm" vậy http://www.mediafire.com/?mwnyxmldml1 edit : link die roi` ... T.T
căn bản là bạn phải có nhạc cảm tốt,hôm bữa down được bộ mp3 luyện giọng,chủ yếu là hát đúng nốt,đúng tiết tấu là oke...bữa nào mình up lên cho,còn ko thì bạn lên google tìm cho nhanh<từ khóa là "học vibrato" thì phải ::) _____________________________________________ tìm được cái này cũng hay nè,học lý thuyết trước thì ổn hơn ^^ Tầm quan trọng của hơi thở trong thanh nhạc : Hơi thở là nguồn lực quan trọng nhất, đảm bảo cho giọng hát vững vàng, khoẻ mạnh, vang sáng theo ý mình.Sóng Âm phát xuất từ khe thanh quản do thanh đới mở đóng tác động trên làn hơi từ phổi đẩy lên. Áp lực của làn hơi và mức căng của thanh đới phải luôn luôn tương xứng với nhau thì mới có được âm thanh chính xác và chất lượng .Những người hát kém, một phần là do không biết điều khiển hoạt động của hơi thở và thanh đới. Hơi thở còn góp phần làm rõ ý nghĩa của câu hát : những chỗ ngắt hơi đúng lúc, cũng như những chỗ ngân dài vươn tiếng đúng chỗ giúp cho bài hát thêm ý nghĩa, thêm tâm tình, thêm sức sống. Ngoài ra hơi thở còn giúp thể hiện những cảm xúc tinh tế, chẳng hạn như để biểu hiện một sự xúc động đột ngột, sự ngạc nhiên, thán phục, sự dồn dập của cao trào âm nhạc ... (Vì thế, không nên lấy hơi tuỳ tiện). Tập lấy hơi như thế nào cho đúng ???? Để có 1 làn hơi dài và khoẻ, đòi hỏi lượng oxy chúng ta hít vào phải nhiều, hít bằng ngực thôi chưa đủ, phải kết hợp cả ngực lẫn bụng. Để tập được kiểu hít thở này, khi hít thở thật sâu bằng mũi và miệng đồng thời chúng ta mở căng phình toàn bộ lồng ngực và bụng dưới . Như vậy '' đạn '' sẽ tích trữ rất nhiều trong khoang ngực và bụng của chúng ta, đủ để '' bắn '' những tràng '' liên thanh'' dài. Tất nhiên muốn điều tiết hơi thở 1 cách điêu luyện bắt buộc phải trải qua 1 quá trình tập luyện lâu dài cùng với sự uốn nắn của thầy dạy thanh nhạc !!! Cách lấy hơi trong khi hát : a) Hít vào : Cần phải nhẹ nhàng và hít vào mau lẹ bằng mũi và bằng miệng (như vậy làn hơi mới vào sâu trong phổi được). Nén hơi vài giây trước khi hát và cố gắng giữ lồng ngực căng trong suốt câu hát. b) Thở ra : Đưa hơi thở ra chính xác cùng lúc với hoạt động của thanh đới, không sớm, không muộn. Nếu sớm quá âm thanh nghe cứng cỏi vì thanh đới căng ra trước khi làn hơi tới. Nếu muộn quá, âm thanh nghe không rõ, mà lại tốn hơi, vì làn hơi ra trước khi thanh đới rung. Đưa hơi ra đều đặn, không đứt quãng, không quá căng. Khi phải hát những bước nhảy (từ quãng 4 trở lên), nên có tác động ép bụng một cách mềm mại để âm thanh phát ra đúng cao độ và âm vang đầy đặn. 1 số điểm cần tránh khi hít vào và thở ra : a) Khi hít vào :Không nên lấy hơi hoàn toàn qua miệng, trừ những trường hợp cao trào, phải cướp hơi, hoặc những trường hợp hát khi các vần mở mà phải hát nhanh, nhịp nhàng. Không nên hít hơi quá nhiều, làm căng thẳng các cơ bụng, sườn, ngực ... tác hại đến việc phát thanh. Cần tập lấy hơi theo mức dài ngắn, mạnh nhẹ của câu nhạc. Không nên lâý hơi giữa các từ kép ví dụ như : Hoà Bình, Thủ Đô, Hà Nội,v..v.....Không nên để hết hơi hoàn toàn mới lấy hơi khác, như vậy âm thanh cuối câu dễ bị đuối đi, có thể làm đỏ mặt, đỏ cổ ... Không nên nhô vai lên khi hít hơi vì sẽ ảnh hưởng đến các cơ hô hấp, lấy hơi không sâu được. Không nên phình bụng ra trước khi lấy hơi : Chính không khí đi vào sâu trong phổi đồng thời với việc hạ hoành cách mô làm phình bụng ra. Nếu phình bụng trước sẽ làm cho cơ thể bị căng cứng, ảnh hưởng xấu đến việc phát âm. b) Khi thở ra :Không nên đẩy hơi quá mạnh khi hát các dấu cao, đành rằng có tốn nhiều hơi hơn hát dấu trầm nhưng nếu quá mạnh, sẽ làm thanh đới quá căng, ảnh hưởng tới âm sắc. Không nên phí phạm hơi thở, phải biết điều chế hơi thở sao cho phù hợp với tính cách của từng câu, để âm thanh vẫn âm vang đầy đặn từ đầu đến cuối câu. Điều chế hơi thở nhờ hoành cách mô nâng lên dần dần và mềm mại với sự hỗ trợ của các cơ bụng, còn lồng ngực vẫn căng tạo thành một cột hơi phía trên luôn luôn liên tục, đầy đặn. Khi làm tốt vấn đề về hơi thở thì cũng giống như 1 cái nhà muốn đứng được cần có móng vững chắc vậy, hơi thở có tốt thì hát mới dư dả, thoải mái, âm thanh sáng đẹp. Việc tập luyện hơi thở là quan trọng số 1 đối với việc học thanh nhạc. 1/ ngân rung (vibrato) : Bản chất của ngân rung là sự điều khiển hơi thở qua dây thanh quản 1 cách tự nhiên không gượng ép. Âm thanh tạo ra đẹp hơn, nhiều màu sắc hơn, tinh tế hơn. Không thể có vibrato nếu bạn có 1 làn hơi ngắn và mảnh được. Các bạn chắc đã từng nghe bài hát '' Bức thư tình đầu tiên '' do ca sỹ Tấn Minh trình bày, ở nhạc phẩm này ca sỹ Tấn Minh đã thể hiện kỹ thuật ngân rung hết sức điêu luyện. Để tập được ngân rung đẹp, đòi hỏi bạn phải làm tốt những vấn đề về hơi thở và khi đã làm tốt về hơi thở rồi, bạn hát phải giữ chặt âm thanh ở khoảng trên vòm họng, không được để tụt xuống cổ, khi đó âm thanh sẽ rung đều 1 cách tự nhiên. Nói tóm lại để tập được ngân rung đẹp là cả 1 quá trình tập luyện tinh tế và lâu dài. 2/ Hát nảy âm (Sataccato): Một trong những kĩ thuật khó nhất trong thanh nhạc cổ điển. khi hát, thanh quản thu ngắn tối đa, tạo thành 1 lỗ nhỏ, hơi dồn mạnh và gấp qua đó, âm thanh tạo ra dứt khoát, rõ ràng và chính xác, nghe cao vút và có âm sắc như tiếng chim, tiếng sáo. Điều khó khăn chính là ở chổ làm sao để tạo đc những âm thanh trong trẻo, đẹp đẽ nhất ở ngay cả những nốt cao nhưng lại phải đúng vị trí âm thanh,đúng nốt, kèm theo nhả chữ. 3/Luyến ngắt (Portamento): Là kĩ thuật chuyển từ 1 nốt cao ngân dài sang các nốt khác mà không làm gián đoạn hơi thở. Kĩ thuật này được các ca sĩ sử dụng rất nhiều trong các tác phẩm thanh nhạc để giúp ca sỹ phô diễn kĩ thuật và làn hơi dài. 4/ Rung láy ( Trill ) : Trillo có nghĩa là hát láy đi láy lại 2 nốt liên tiếp với tốc độ cao. Trillo đôi khi được kết hợp với 1 nốt cao ngân dài ngân dài sử dụng vibrato (nhưng trillo khác với vibrato). Nhiều nghệ sỹ cổ điển kĩ thuật thanh nhạc điêu luyện có thể chuyển từ trillo sang vibrato và ngược lại.Ở đây, khi các bạn nghe lại 1 ca khúc dân ca quen thuộc qua sự thể hiện của Kiều hưng - 1 nam ca sỹ rất nổi tiếng của Vn thập niên 70,80 - Trống Cơm - Dân ca Bắc bộ. Đoạn gần cuối bài: "Một bầy tang tình con nhện ơ ớ ơ..." Kiều Hưng kết thúc rung láy rất hoàn hảo. 5/ Hát lướt (Glissando): Glissando có nghĩa là hát lướt 1 chùm note nhạc hoa mỹ cũng với 1 tốc độ cao ngay trong 1 hơi thở,( khác với staccato - âm thanh được ngắt dứt khoát và trill - láy 2 nốt). Glissando rất hiếm được các ca sỹ thể hiện trong các ca khúc thông thường. 6/ Hát thêm nốt (Interpolated note): Đây là 1 kĩ thuật rất phổ biến khi hát các ca khúc cách mạng, và cả các ca khúc nhạc nhẹ, dùng để khoe âm vực và những nốt cao đẹp. Các ca sĩ khi thể hiện ca khúc đến những nốt cao, họ lên tông và thêm vào 1 nốt (thường là cao hơn 1 quãng 3, 1 quãng 5 so với bản nhạc). Cũng có trường hợp ngược lại tức là xuống thấp hơn 1 quãng 3 những nốt trầm nhất (đối với nữ trầm hoặc nam trầm) để khoe note trầm đẹp, nhưng điều này ít phổ biến hơn. Điển hình nhất trong cuộc thi sao mai 2005, thí sinh Tuấn Anh được giải nhất với "Bài ca Hà Nội" 1 phần cũng chính sự sáng tạo dũng cảm này. Nguyên bản bài hát viết đến Sol (anh chiến sĩ ơi...), sau khi lên tone,Tuấn anh đã thêm vào 1 note Si giáng (cao hơn 1 quãng 3 thứ) rất ngắn nhưng khá đẹp khi ngân chữ "sĩ". Tuy nhiên việc hát thêm nốt này cần tiết chế, và phải bảo đảm tính thẩm mĩ và không làm phá hoại kết cấu của ca khúc. 7/ Kết lên (Puntatura): Thực ra đây là kĩ thuật phát triển từ hát thêm nốt. Puntatura có nghĩa là hát nốt thêm khi kết bài cao hơn (1 quãng 3, 1 quãng 5) so với bản nhạc. Một nốt cao khi kết bài sẽ gây ấn tượng mạnh hơn rất nhiều cho khán giả. Tuy vậy, thường thì tác giả không mấy khi tán thành việc ... "bịa" thêm nốt khi các ca sĩ thể hiện đứa con tinh thần của họ. Nhưng không phải lúc nào cũng vậy, 1 trường hợp điển hình là ca khúc Người Hà Nội, câu kết bài, nguyên bản chỉ là : "Tiếng cười, ngày về..." thế nhưng, không hiểu ai hát sau này ai đã thêm vào 2 chữ "chiến thắng" (chắc để kết lên cho nó có khí thế), không ngờ cái sự thêm vào đầy ngẫu nhiên ấy đã xốc tính thần cho cả cái đoạn kết có tình cảm hơi buồn ấy và bản thân nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi (tác giả ca khúc) cũng hết sức tán thành. Chính bởi vậy , bất cứ 1 ca sĩ nào sau này, khi hát đoạn kết đều thêm vào 2 chữ "chiến thắng" ở nốt la giáng 1 cách đầy hứng khởi và tự hào, như 1 chuẩn mực bắt buộc khi biểu diễn. Việc vừa thêm nốt, vừa thêm lời như trong Người Hà Nội rất hiếm, thường thì ca sĩ chỉ "dám" kết lên ở đoạn cuối bài, nhất là những bài kết thúc bằng 2 chữ "Việt Nam", "chiến thắng", "ngời sáng", "tiến lên". 8/Phát âm tròn vành rõ chữ : Khi hát, các bạn cần làm tốt vấn đề phát âm, tròn vành rõ chữ, không bị nói ngọng, dài luỡi..v..v... 9/Hát cộng minh : Đây là 1 kỹ thuật hết sức '' trừu tượng ''....khi hát âm thanh từ cổ họng được cộng minh (cộng hưởng)với các xoang trên mặt (xoang trán, xoang mũi, xoang bướm,...) thậm chí cả vùng ngực nữa,khi đó âm thanh tạo ra nhiều màu sắc hơn, vang hơn , to hơn. Lúc đó âm thanh sẽ phát ra từ phía trước mặt chứ không phải từ cổ họng, và to gấp nhiều lần so với bình thường (đó là lí do vì sao các ca sĩ opera khi hát không dùng mic mà người ở hàng ghế cuối cùng vẫn nghe rõ ). Kỹ thuật này đòi hỏi phải trực tiếp luyện thanh với thầy dạy các bạn mới hình dung ra được, nói 1 cách dễ hiểu nhất đó là đẩy âm thanh phóng ra không những qua miệng mà còn qua các xoang... 10/Khẩu hình : Là cách thức mở miệng phát ra âm thanh sao cho: tròn - vang - sáng - rõ. Khẩu hình không chỉ là hình dáng của miệng, môi, hàm răng sao cho đẹp mà phải là cả bộ máy phát âm cho phù hợp với từng âm phát ra. Cằm phải mềm mại, cần phải tập các động tác đưa lên, xuống, sang trái, sang phải cho cằm, hàm dưới, mở đóng miệng cho mềm mại, không được cứng hàm.Khi hát âm cao đừng chìa cằm ra trước mà phải thu lại chủ động, nhả mềm cằm ra, đừng cứng lại.
^ thật sự em làm theo anh về cách thở , khó quá , em cứ hít vào 1 cái hát được 1 câu là phì hết cả ra không nén hơi được
lý thuyết là thế thôi,anh post nhưng ai nói anh làm được từng ấy chiêu thức :lol:,phải tập nhiều mới được em à,nhiều khi trong cơ thể các luồng hơi đấu tranh "đau đớn" chết được nhưng khi hát cũng phải làm ra vẻ thoải mái,nở nụ cười duyên