Có nhầm lẫn ở đây. Luật nhân quả mà SH nhắc đến hay nhân quả mà đa số người phương Tây nói đến thường là nhân quả vật lý hay luật học, ko phải "nhân quả báo ứng" trong tín ngưỡng phương Đông. Hai phạm vi khác nhau dù cách gọi giống nhau. Nhân quả: mối quan giữa cause-effect, nguyên nhân này dẫn đến kết quả kia. Cụ thể trong vật lý: thả 1 vật trên Trái Đất thì vật sẽ rơi xuống đất. Thả vật là nguyên nhân, vật rơi xuống đất là kết quả, cơ chế là lực hấp dẫn TD. Đây là định luật tự nhiên có thể chứng minh và quan sát trực quan. Nhân quả trong tín ngưỡng Á Đông, hay còn gọi là "báo ứng" dựa trên thuyết luân hồi từ đạo Phật: nếu người này gây ra "nghiệp" (điều trái với các quy tắc đạo đức theo quan niệm xưa) thì "kiếp sau" (theo quan niệm xưa về cuộc sống sau cái chết) sẽ nhận "quả báo". Không có cơ chế hoặc cơ chế ko rõ ràng với khái niệm này (tín ngưỡng). Không thể, khó chứng minh và khó quan sát trực quan Hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, 1 là quy luật của tự nhiên, 1 là quan niệm xưa của người Á Đông về cuộc sống con người, rất hay bị nhầm lẫn nhau. Nhân quả báo ứng là tín ngưỡng nên ko nói làm gì, nhưng cá nhân vẫn cho là tồn tại phần nào trong thực tế, dù cơ chế khác với cách diễn giải của tôn giáo. Cái này là Tâm lý học phân tích, ko nói ở đây
Thuyết hỗn mang và hiệu ứng cánh bướm, khoa học muôn năm Truyện chỉ mang tính chất giải trí ý nghĩa giáo lý kém kinh điển chắc gì đấy là chỉ có ông nghĩ thế, chắc gì người khác đã nghĩ thế, thế là lại mắc vào chấp với vá gì rồi
À bạn có thể tìm thấy nhiều điều trong TDK của Ngô Thừa Ân vì đây là 1 trong tứ đại danh tác của TQ, nó truyền tải nhiều ý nghĩa đôi khi người đọc phải ngẫm nghĩ mới hiểu hết được vì ý tại ngôn ngoại. Nhưng về cơ bản thì tác phẩm văn học, tiểu thuyết đọc là để giải trí, còn kinh điển là những lời giáo huấn, truyền thụ đạo lý. Nếu đem cả 2 ra so sánh giá trị tương đương thì khá khập khiễng giống như bạn đem SGK so sánh với một tác phẩm truyện nào đó có kèm ý nghĩa giáo dục.
Nói chung là bạn chỉ mới đọc loanh quanh vài ba tiểu thuyết, vài cuốn truyện tranh, thế nên tôi thấy chả có ý nghĩa gì khi nói với bạn, cũng như bạn chém đấy thôi Bạn không hiểu, nói nhiều chỉ mất công
Nói gì thì nói chứ đầu đến giờ kết mấy câu nói của bác MO. Tin là tin nhưng chỉ tin những gì hợp lý logic thôi, nếu ai cũng sáng suốt như vầy thì những đạo khác sẽ ko có những tín đồ cuồng tín.
Ừm, muốn nhận xét đánh giá 1 điều gì cũng phải tìm hiểu qua điều đó rồi mới nhận xét được. Còn không có tìm hiểu hoặc tìm hiểu qua những nguồn không chính thống rồi đánh giá theo cách chủ quan chỉ là cái nhìn phiếm diện mà thôi.
Mình có xem qua các vấn đề Phật giáo và thuyết tương đối thấy nhiều điều rất đúng. Một ví dụ về luật nhân quả mà chúng ta nói ra đây cũng mang tính tương đối, sự thật nơi chùa mình quy y lúc trước có một số Thầy/ Sư cô trẻ mới thọ giới Tỳ Kheo lỡ làm sai chuyện gì là hoảng hồn hoảng vía lên: chẳng hạn như thầy sư huynh mình hôm đó lỡ chạy xe cán trúng 1 con chuột, trước đó mấy cô trồng rau lỡ cuốc trúng 1 con giun,.. ( Chưa kể hôm đó mà thọ thực sai giờ, hay lỡ ăn nhầm đồ bất tịnh hoặc gì gì đó thì đều mang tâm lý lo sợ) tất cả đều than khóc với Thầy Trụ trì, thầy cười "nếu phải trả hết thì tội của Thầy nhiều hơn các con mấy lần" .
Công nhận ko nên tin một cách khờ dại. Trong một đoạn sách gì đó Đức Phật cũng có chỉ dạy đại loại rằng, với mỗi kiến thức thì ko nên tin vội mà phải có sự nghi ngờ. Sự nghi ngờ đó thúc đẩy cho một trí tuệ sáng suốt. Nghi ở đây ko phải đa nghi như Taò Tháo, nghĩ mình bất lợi hay ai hại mình mà nghi ở đây là đặt câu hỏi về vấn đề đó. Có chính xác hay ko, tại sao lại có vấn đề này, phải hiểu nó đến đâu, so sánh và đúc rút thì thông tin đó mới là của mình. Đề cập thêm sự bình đẳng của " chúng sinh bình đẳng " chỉ là tất cả mọi người + cỏ cây hoa lá muông thú ( vì là chúng sinh ) đều có cơ hội tương đương nhau cho sự phát triển của riêng mình. Ai cũng muốn được vươn lên, chữa bệnh, học hỏi và phát triển, tất cả những người đó đều có cơ hội như nhau. Con mắt ta nhìn họ là như nhau ko có sự so sánh phân bì. Tại sao tại chùa Phật Thích cả ngồi to nhất, khi bạn vào một tổ chức thì phải có phân cao thấp lớn bé, ko thì loạn hết. Một anh dở hơi biết bơi ko thể phân ngồi cùng anh bác học được. Rất dễ cãi nhau. Sư thầy của bạn Blue magic nói rất chuẩn. Mình kể thêm một chuyện của mình. Trước đây mình có nói với bố rằng mình muốn đi chùa. Nói chuyện với một anh ông nói rằng : " Ở thời hiện đại này, cái người phải vào chùa cạo đầu đi tu. Một là người đẻ ra có duyên với chùa như mồ côi vv ... Hai là loại cảm thấy ko thể sống đươc với hiện thực trần tục này. Em là kẻ thứ hai, là kẻ thất bại hay là bị xã hội đào thải. Và có thất bại như thế thì vào chùa thì cũng chỉ là trốn tránh mà thôi. " Vì lúc đó mình cảm thấy quá khác, đọc sách bảo phải từ bi mà ra đường gặp lắm kẻ mặt dày tâm đen, làm xấu thì ko được, mà làm tốt thì cũng khó tồn tại. Ông nói thêm :" Có người lúc nào cũng nói tham sân si, làm mọi việc chỉ để tránh tam độc đó. Giống như quét nhà, suốt ngày chỉ lo quét nhà sạch. Cứ bẩn ra là quét và bị cuốn vào đó cả đời chỉ làm được mỗi việc quét nhà". " Em cần phải hiểu rằng sống đời trần tục này, để mà thoát khỏi hẳn tham sân si rất là khó. Vậy em cứ chấp nhận là nó tồn tại đừng lo nghĩ về nó nhiều vì mình vẫn đang tu mà, đang học mà. Để sinh sống làm ăn ở Vn này thì đôi khi em vẫn cần phải uốn éo, có điều uốn éo bao lâu ta vẫn là người, đến nào sẽ là ma ". Vậy làm sai một số việc nhỏ nhặt thế thì đừng trách mình quá. Bạn vẫn là người rất tốt.
Bạn đâu biết dc bạn làm việc đó nó nhỏ hay nó to, tốt nhất tránh dc thì tránh, với cả bạn làm sai, thì vẫn có làm việc tốt lại, được chuộc lỗi, ko hẳn là sai hết nên chung quy bạn nếu ko phạm ác nghiệp thì vẫn có khả năng đầu thai làm người tiếp còn đã đi tu thì chấp nhận chịu khổ, ko phải chỉ là trốn tránh hay vì chán đời đâu. Và dù là loại người nào thì đã đi tu là có duyên rồi, ko sớm thì muộn, ko kiếp này thì kiếp khác
Nghiệp (điều trái với các quy tắc đạo đức theo quan niệm xưa) <--- Biết thì nói, không biết thì dựa cột mà nghe... Nói cứ như là đúng rồi Cái gì là quan niệm xưa của người Á Đông ? Rõ hài, nói cứ như là chân lý vậy, mình khuyên bạn một lần nữa, biết thì nói, không biết thì dựa cột mà nghe, đừng có nói theo kiểu biết thì nói à không biết thì bịa ra mà nói. Những gì bạn nói với một người không biết gì thì nghe thấy có lí lắm, khoa học lắm, logic lắm vì bạn không biết gì thì nói đúng hay nói sai gì thì cũng nghĩ đó là khoa học, là logic, mình khuyên bạn hãy bỏ 1 chút thời gian ra đi tìm hiểu thêm về vấn đề này trước khi phát ngôn, tuy đây là box thư giãn nhưng mình thấy trong topic này mang tính chất trao đổi nghiêm túc chứ ko phải là nơi để cho troll vào quậy phá đâu, bạn nhé.
Có một khái niệm tưởng chừng như đơn giản mà mình nghiên cứu mãi vẫn không hiểu tường tận đó là khái niệm về Niết Bàn Vô Dư của đạo Phật. Một số định nghĩa cho rằng đây là trạng thái của tâm thức sau khi lìa bỏ thân xác hiện tại thì không còn tái sinh nữa. - Theo quan điểm của Phật giáo thì Niết Bàn là nơi ngọn lửa tham ái đã bị dập tắt triệt để, không còn tồn tại ngũ uẩn cũng như sự đau khổ phiền não nữa, được giải thoát hoàn toàn, nhưng tâm thức của người có tu học thì trở về trạng thái sáng suốt nhất và tồn tại vĩnh viễn. - Theo quan điểm các triết gia duy vật thì Niết Bàn là một cõi tịch diệt hư vô hoàn toàn, tức là không còn gì cả (vậy thì cái gọi là tâm thức hay linh hồn cũng bị diệt luôn), cứ như là chết mất luôn, biến mất hoàn toàn. :( Bác nào am hiểu vấn đề này có thể cắt nghĩa tường tận được không? Chứ mình còn mù mờ lắm.
Không nên lạm bàn về Niết Bàn Vô Dư, đó là cảnh giới của Phật. Những kiến thức của chúng sanh không thể tiếp nhận nổi tính chất của Niết Bàn Vô Dư, khi thành Phật tự chúng ta sẽ biết. Ví như 1 đứa con nít mới học cấp 1, 1 vị tiến sĩ muốn giảng giải cho nó nghe về Toán Cao Cấp thì phải làm thế nào ? Có muốn tìm 1 cách nào thật dễ hiểu cũng không thể được vì đơn giản đứa con nít đó không thể hiểu nổi các khái niệm đơn giản nhất của Toán Cao Cấp Thay vào đó xin hãy xem 1 câu chuyện sau :
Câu chuyện hay quá. Niết bàn là trạng thái chấm dứt mọi phiền não, theo mình nghĩ chỉ là một cách nói đơn giản nhất cho mọi người dễ hình dung chứ thực sự thì không thể nào diễn tả được bằng lời.
Điều này ngay cả Sư phụ mình cũng ko giải thích, ông cũng chỉ nói đến Niết Bàn Hữu Dư, mình gạn hỏi kỹ lắm ông cũng nói "khi nào chứng Niết Bàn sẽ biết", mà phàm phu như mình biết đời nào kiếp nào mới chứng trong khi lậu hoặc còn đầy ra đó Nhận xét của mình qua mẩu truyện nhỏ của bạn TuDragon, Đức Phật muốn vị tu sĩ hiểu rõ "Niết Bàn là một khái niệm khó giải thích", hình như Niết Bàn của mỗi người mỗi khác nhau mà chính ai ở trong trạng thái đó mới biết mình đang ở đâu về đâu, cũng như ngọn lửa khi nó bị dập tắt rồi - nó đi về đâu thì chỉ có nó mới biết...
Cái này mình có nghe nhiều vị giảng sư nói rồi. Như uống 1 ly nước, nóng hay lạnh chỉ có bạn biết. Nếu người khác hỏi bạn nóng thế nào hay lạnh thế nào bạn cũng không thể diễn tả bằng lời nói việc đó được, chỉ có cách người đó tự uống mới cảm nhận được. Bạn Blue Magic nếu niệm Phật đời này vãng sanh thì chuyện chứng đắc đâu có khó . Còn theo thiền thì ráng tham câu thoại đầu, tham đến nước chảy đá mòn sẽ có ngày tỉnh ngộ.
Tham thoại đầu là phương pháp thiền trực tiếp của Đức Phật truyền cho ông Ca Diếp, nghe thì đơn giản nhưng cực kỳ khó vì phải tham liên tục, khi nghi tình bộc phát mãnh liệt đến một lúc nào đó thì sẽ có kết quả ngay: phá vỡ vô minh -> kiến tánh. Không cần phải qua 4 tầng thiền & Tứ niệm xứ; có nhiều vị tổ đã thành công bằng phương pháp thiền trực tiếp này và tự do sinh tử nhưng mình ko theo nổi vì quá khó!
Nghe các thánh chém mà hoa hết cả mắt, đặt gạch theo dõi thường xuyên gấp Chỉ thấy các ngài toàn thành tâm cầu phật để đến lúc chết được lên niết bàn, đầu thai giữ ký ức với lại tái lai làm người nhỉ, như thế có gọi là tham, mù quáng tin vào đạo có gọi là si Tâm không sáng thì làm sao thành chính quả được Xem ra ta mới là người tiến xa nhất đến cõi phật
^ Muốn tiến xa nhất đến cõi Phật thì bác phải chuẩn bị tinh thần đến gần với nhà xác, chúc bác thành công