Mình cũng rất tiếc là chưa vô Niết bàn nên cũng ko biết nó là gì. Nói lung tung thành ra chém gió. Còn mấy ông triết gia duy vật thì hình dung của họ buồn cười lắm, nghĩ nhiều mà ko có sự liên kết năng lượng thành ra đôi khi họ hơi độc thoại nội tâm. Có lúc mình nghĩ vẩn vơ rằng " Mình sống để làm gì, sao ko chết đi nhỉ ? " Chết một cách hoàn toàn cả về linh hồn và lẫn thể xác. Lúc chết và lúc sống đó cái nào thì tốt hơn. Sau mình nhận thấy rằng mỗi hành động của mình ( kể cả khi thiền ) đều chứng tỏ rằng hay tô đậm cho sự tồn tại của mình. Tồn tại và tách biệt với cái trước đó là mình chưa tồn tại. Kể cả khi bạn thành Phật thì bạn vẫn đang chứng tỏ sự tồn tại của mình mặc dù bản ngã đã được xóa bỏ. Thành ra cái tư tưởng tiến vô Niết Bàn của mấy bác duy vật là xóa bỏ linh hồn, quên mất tất cả nghe rất buồn cười. ---------- Post added at 22:19 ---------- Previous post was at 21:59 ---------- Bạn phải phân biệt được tham học, tham giúp người với tham tiền,tham danh. Hiểu cho chính xác. Người đời cứ vin vào câu tham mà chửi nhau, nhưng tham cũng có nhiều kiểu tham. Hãy cứ hình dung tham sân si là 3 cái độc của Tâm làm cho ta lụn bại sâu hơn vào vô minh. Nhưng tham học, tham giúp người là biểu hiện của sự vươn lên, phát triển của Bồ đề Tâm. Còn họ cầu mong lên Niết bàn vì họ thấy đó là con đường đúng nhất giúp mình và người khác tốt lên.
Chủ nghĩa duy vật phủ nhận sự tồn tại của niết bàn, linh hồn là không tồn tại, chứ xóa bỏ linh hồn cái gì, đúng là giỏi nhìn 1 thành 2, tất cả suy nghĩ, cảm xúc của 1 người chỉ phụ thuộc vào hoạt động của não bộ, hệ thần kinh, vậy thì cho hỏi sau khi các vị chết, hệ thần kinh ngừng hoạt động, linh hồn của các vị hoạt động ra sao mà có cả ký ức với kiếp trước kiếp sau Với lại đừng nhầm lẫn đam mê với tham, tham là biểu hiện của muốn có nhiều thứ hơn cái mà các vị xứng do đó không ai dùng từ tham học, với tham hiểu biết cả , nếu các vị thành tâm thì chỉ cầu phật thôi chứ muốn để lên niết bàn làm gì, cũng chỉ là dục vọng thấp hèn, sợ hãi trước sự biến mất của bản thân mà thôi.......bởi vì các vị cứ vịn vào cái này tốt cái này xấu thế nên phải thế này, phải thế kia, thế là tự các vị lại dính vào chấp chắp gì rồi Con đường giúp người khác tốt lên nhiều lắm, làm bác sĩ cứu người này, làm giáo viên dạy người ta tri thức này...các vị ham lên niết bàn vì cho đó là con đường đúng nhất, đấy là các vị nghĩ thế, người khác chắc gì nghĩ thế, nghĩ vậy là lại dính và chấp vá gì rồi Sau này ta sáng ra tạp đạo, các vị tha hồ mà học, lên tạp giới để tiến tới cảnh giới tối cao của tạp môn gọi là tạp tiên, chỉ có một nỗi khổ là vĩnh viễn không được tan biến, bị gạt khỏi luân hồi. Có thể luyện bằng thiền, yoga, sáng thức dậy nhìn vào gương nghe bài I'm the best, ngày cười 3 bữa, làm việc chăm chỉ, không phiền não, không ưu tư....quan trọng nhất là không ngừng học hỏi và giao lưu, khi các vị chết đi, thân xác không tồn nhưng ý chí vẫn lưu truyền trong trái tim của mỗi người, nhiều hay ít là ở việc các vị tu có đắc hay không Tạp nhân
References: http://vi.wikipedia.org/wiki/Nghiệp_(Phật_giáo) Về cách diễn giải sử dụng concept của tôn giáo hay phật giáo thì ko nói, dựa vào chỗ bôi đậm có thể nói thế dc ko? Tham khảo: http://en.wikipedia.org/wiki/Causality http://www.daophatngaynay.com/vn/phat-phap/giao-phap/nq-nb-lh/9384-Nhan-qua.html Người phương Tây chưa bao giờ coi "nhân quả" (causaity) là "nhân quả báo ứng" theo tín ngưỡng Á Đông, nếu có mời dẫn ref
@ Zhidu : bạn có vẻ tìm đến với tâm linh qua những tư tưởng của các câu truyện. Thực cái chuyện tham hay ko tham hay goị là gì bọn mình thường phải phân tích. Bạn phải hiểu rõ tiền ko xấu, nhưng cách kiếm tiền hay cách tiêu tiền mới là quan trọng. Cũng như thế muốn thế này thế kia ( tất nhiên ko quá ) thì ko xấu, nhưng muốn cho ai, cho ta hay cho mọi người mới là cái đáng bàn. Taị sao lại dùng tham hiểu biết thì bạn làm nhiều việc quá sức thì hay bị gọi là tham hơn là đam mê, tất nhiên chỉ là câu chữ, tùy mục đích của bạn là gì. Mình đã từng nghe có lần duy vật đề cập tới NB là hòa nhập cái gì đại loại thế, thực cũng ko có thời gian. Mong được chỉ bảo thêm. Cái tư tưởng suy nghĩ con người phụ thuộc thần kinh não bộ thì chỉ là một phần và tư tưởng này chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của tư duy duy vật. Khi con người coi mình là tất cả và trong cái tất cả đó thì bộ não là cái quan trọng nhất. Và tất cả là do bộ não. Tại sao lại nói nhà duy vật đôc thoại nội tâm. Khi gặp một số người duy vật mình cảm giác ý của họ ko đến từ Tâm mà đến từ não bộ. Người bình thường có định lực đủ thì ý họ đến từ Tâm truyền ra môi trường giao thoa với trường năng lượng của ta. Còn các nhà duy vật thì ý đến từ não, ko có sự kết nối, khiến cho mọi người cảm thấy rất khó chịu vì nặng chịch tư tưởng của riêng họ. Nên gọi là độc thoại nội tâm. Ta cứ hiểu theo kiến thức trần tục là suy nghĩ, cảm xúc là đến từ não bộ, hệ thần kinh. Vậy sao có người nói khi họ mơ họ cảm giác như thật. Có 2 lý dó : 1 Tự kỉ ám thị. 2. Xuất vía, xuất hồn. Bỏ qua cái số 1, vì lúc đó ta vẫn ở trong vòng thể xác trần tục. Tại sao bạn khi bạn đang mơ đó ( xuất vía, xuất hồn ) bạn lại có những cảm giác như thật. Rõ ràng khoa học trần tục chỉ động tới cảm giác trần tục, họ chưa động tới cảm giác trong thể linh đó. Rõ ràng khi xuất hồn là tách khỏi thể xác sao vẫn cảm giác được. Khi bạn xuất hồn đó, bạn bước vào một thế giới mà ta gọi là thế giới tâm linh. Người bình thường cứ bảo thần thông của nhà Phật là bốc phét, nhưng ở TG này bạn có thể sử dụng những thần thông đó, tất cả các pháp bảo thường ngày của bạn đều sử dụng ngon lành. Vậy ta thấy rằng cấu tạo lên con người ko chỉ thể xác mà còn bao gồm phần linh. Nhưng phần thể xác chỉ tồn tại cùng lắm là 100 năm sau đó là nói chuyện với giun, cái phần cốt yếu là phần linh kia. Và phần liinh này đẻ ra đủ chuyện theo nó. Tại sao khi yêu lại thích nói tới trái tim mà ko đề cập tới bộ não. Câu hỏi này mình đã tửng hỏi. Sau đó có lần biết được trong trái tim mình có khối năng lượng xấu khóa tim mình lại. Thành ra mình chả thích yêu ai và cũng chả ai yêu mình. Vậy để cấu thành cảm xúc, suy nghĩ con người thì ko chỉ bao gồm có mỗi bộ não. Kiến thức duy vật ngày nay có chỗ đúng chỗ sai. Ví dụ con người tiến hóa từ khỉ là sai. Thực ra để nói những lời này, mình cũng phải đi chữa bệnh, rồi học hỏi trao đổi nhiều, thế nến mới nói là hành. Đôi khi có những thứ cũng đơn giản, cứ làm thì hiểu, chả phải cãi nhau ỏm tỏi là nó tồn tại hay ko. Mà bạn ko để ý là nhiều đồng chí nói mơ cảnh giới này nọ là họ đang tếu à. Thực ra Niết Bàn ở đâu mình có biết đâu. Ai thích cũng được, chả quan trọng. Có điều ko phụ thuộc vào Niết Bàn mới là Niết Bàn chân chính.
Đề cập tới trái tim này cũng lắm kiểu lắm bạn ạ. Những người yêu nhau thì nl quanh họ có màu hồng và có sợi dây đỏ chót từ Tâm nối họ với nhau. Bào sao cắt duyên âm người ta cắt cái kéo trước ngực chứ ko cắt kéo lên đầu. Mà đừng bôi bác, yêu rất tốt.
Ông Zhihu nói chuyện mới nghe qua thì hơi tưng tửng, nhưng cũng có cái lý trong đó. Niết Bàn Vô Dư là cảnh giới giúp tâm thức của con người tồn tại sau khi chết, khi bộ não ngừng hoạt động chúng ta vẫn biết ta đang tồn tại, chỉ có vậy thôi. Vì vậy phải cần tu chứ. Niết Bàn là một trạng thái của tâm chứ nó ko phải là một không gian hay một nơi nào đó chẳng hạn như Cực Lạc Tây Phương.
Thêm 1 lý do để cha này không yêu ai Nếu trong đời sống hiện tại mà không còn phiền não cũng là niết bàn, cực lạc rồi, tìm đâu xa xôi.
Mình chả cầu lên niết bàn, cực lạc chi cả. Đời sống hàng ngày thấy thoải mái, vui vẻ, sáng ca chiều hát tối thẩm du là đủ vui rồi . Còn kiếp sau có làm súc sanh hay quỷ gì thì...cũng mặc kệ. Coi như là có vay có trả cho đời thôi, hô hô.
Hỏi khí không phải, các vị đạo hạnh cao thâm chắc chưa bao giờ xuất hồn đi gái gú phải không, thực ra cái đó là do tư thế nằm cả đấy, xuất hồn nhiều quá ta sắp thành tiên rồi Con người ta sinh ra ai cũng có một tấm kính trong, không tô đen thì ánh sáng cứ thế xuyên qua, tô một mặt thì phản chiếu ánh sáng, tô hai mặt thì hấp thụ ánh sáng.......nếu các vị có gì không vui với ai đó thì hẳn là do tấm kính đã mờ rồi
Nghiệp (điều trái với các quy tắc đạo đức theo quan niệm xưa) <------- Vậy nghiệp tốt là trái với đạo đức theo quan niệm xưa hả ? Vậy quy tắc đạo đức theo quan niệm xưa chính xác là như thế nào ? 2.Nếu bạn đề cập đến cái nhìn của người phương tây về "Nhân quả" và "Nhân quả báo ứng" theo tín ngưỡng Á Đông thì trong từ điển của phương tây cũng không nên có từ "Karma" hay "Causality" làm chi bạn nhỉ... http://en.wikipedia.org/wiki/Karma Trong đây có đoạn này : Western interpretation Many Western cultures have notions similar to karma, as demonstrated in the phrases what goes around comes around and reap what one sows.[45] Christian expressions similar to karma include reap what one sows (Galatians 6:7), violence begets violence and live by the sword, die by the sword.[46] Some observers[who?] have compared the action of karma to Western notions of sin and judgment by God or gods, while others understand karma as an inherent principle of the universe without the intervention of any supernatural being. In Hinduism, God does play a role and is seen as a dispenser of karma. (See Karma in Hinduism for more details.) The non-interventionist view is that of Buddhism and Jainism. The secular Western view is that of a deterministic universe. Trong đạo chúa cũng đề cập đến cái gọi là "Nhân quả báo ứng" nhưng nó diễn giải theo một cái nhìn khác đó thôi. Mà người theo đạo chúa chắc cũng đa phần từ phương Tây bạn nhỉ... P/s : Hỏi thêm một câu ngoài lề chút, theo bạn thì bên khoa học giải thích như thế nào về chi tiết của luật nhân quả ? :P
Muốn thể hiện trình bày về cái gì? Ở trên ko quá rõ ràng à? Đoạn Western interpretation càng rõ ràng: khái niệm về "nhân quả" giữa Đông và Tây là khác nhau. Còn các quan niệm thuộc về tôn giáo dĩ nhiên là có nhiều điểm tương đồng, nếu phương Tây có quan niệm rõ ràng về "nhân quả báo ứng" như phương Đông ít nhất nó đã có concept rõ ràng. Hay ko hiểu từ "interpretation"? Facts fixed: _ "Nhân quả" (literally) Tây thường nói là vật lý, toán học, luật học.... rất rõ ràng: cause - effect, nguyên nhân này dẫn đến kết quả kia. _ "Nhân quả" (báo ứng) Á Đông thường nói là nhân quả báo ứng, thuộc về quan niệm tôn giáo, ko liên quan đến "causality" của bọn Tây, nếu bọn tây muốn nói đến cái đấy nó sẽ dùng những concept của phật giáo như karma _ "Nhân quả" Stepehen Hawking nhắc đến trong mấy cuốn sách về vũ trụ xuất bản là "nhân quả" của "Tây", ko phải "Đông", còn có nói về "Đông" ở mấy bộ phim tư liệu hay phỏng vấn ko thì ko biết. Gần như hoàn toàn ko có tư liệu, vì: _ Quan niệm tôn giáo phương Tây ko có cái này (dĩ nhiên Christ có nhiều quan điểm tương đồng nhưng ko đủ phát triển thành concept). _ Tôn giáo ko phải phạm trù khoa học nghiên cứu, chỉ là 1 mảng thuộc về lịch sử (mặc dù cũng có môn Tôn giáo học) Tuy nhiên muốn có tư liệu để tham khảo liệu có cái gọi là "luật nhân quả" trong xã hội loài người ko ( nếu hiểu theo kiểu người này làm 1 điều "xấu", trái với các quy tắc đạo đức (chưa nói đến pháp luật) thì họ sẽ nhận 1 kết quả tương ứng với bản thân, người thân vào thời điểm này hay thời điểm khác cho đến lúc chết) thì có thể đọc các tài liệu nghiên cứu của Sigmund Freud và học trò, sau này phát triển thành phân tâm học hay tâm lý học phân tích (Psychoanalysis). Tuy nhiên chỉ có thể tham khảo vì nhánh này ko đáp ứng được science method (ko chứng minh dc, ko kiểm nghiệm dc). Ko liên quan đến topic nên ko mang vào đây
^ Ồ, rõ ràng 2 cái "nhân quả" này định nghĩa khác nhau xa lắc, nên ko thể gộp chung mà giải thích được các bác à.
Mà hầu hết tài liệu mình đọc có liên quan đến tôn giáo/ phật giáo là tiếng Anh, phần lớn là Wiki+ references của nó, nên có thể có phần nào ko sát nghĩa theo quan niệm của phật giáo được viết bằng Tiếng Việt. Bác nào biết cả 2 bản anh-việt thì chỉnh cái cho mình thỉnh giáo xem, dạo này vừa thi xong đang rảnh
Nhân quả trong đạo Phật cũng nói đến có nguyên nhân mới dẫn đến kết quả đó thôi. Như trồng cây xoài thì sẽ cho trái xoài, việc trồng cây xoài là nhân và cho ra trái xoài là quả. Không thể gieo nhân xoài mà muốn gặt quả ổi, mít được. Bạn muốn nghiên cứu nhân quả có thể tìm kinh Nhân Quả 3 đời, trong Kinh này Phật nói rất rõ gieo nhân gì sẽ gặt quả gì. Và thời gian từ lúc gieo nhân đến lúc gặt quả gọi là duyên. Khi duyên chín muồi thì quả mới trổ. Nếu quả báo trong 1 kiếp thì gọi là hiện báo. Nếu kiếp này làm, kiếp sau chịu gọi là sanh báo. Nếu kiếp này làm mà đến đời thứ 3 mới nhận gọi là hậu báo. Thời gian của hậu báo có khi rất lâu, rất dài. Còn nữa, Phật giáo không hẳn là tôn giáo, do quá trình phát triển người ta gán cho nó thành tôn giáo. Đạo Phật ra đời là để giáo dục mọi người, trong đó bao gồm luôn cả khoa học. Nếu nói Phật giáo là tôn giáo, triết học, khoa học, thần học... không sai nhưng nói triết học là Phật giáo... thì không đúng. Tập hợp các số thực thì bao gồm luôn tập hợp các số nguyên, tập hợp các số tự nhiên nhưng không thể nói ngược lại. Trong Phật giáo không chỉ có Kinh mà còn có cả Luật, Luận. Những gì Phật nói là Kinh, những gì Ngài làm cho mọi người thấy là Luật, những gì các đệ tử của Ngài diễn giải ra là Luận gom lại thành 3 Đại Tạng Kinh. Nếu nghiên cứu hết Tam Tạng Kinh Điển thì bạn sẽ có cái nhìn đúng đắn về Đạo Phật, mất khoảng 40 - 50 năm thôi. Không có thời gian có thể xem bài giảng của Pháp sư Tịnh Không [video=youtube;XHoJJbTce98]http://www.youtube.com/watch?v=XHoJJbTce98[/video] Đường Huyền Trang vì thông thạo cả Tam Tạng Kinh nên được gọi là Đường Tam Tạng.
Bạn đang tránh né câu hỏi của mình đó thôi, đọc kĩ lại câu hỏi trên của mình đi, nếu bạn không đủ khả năng trả lời chi tiết thì thôi cũng không sao, mình không thích ép ai làm điều mà họ không thích. Cái mà bạn nói không liên quan đến topic nên không mang vào đây thật chất chính là cái liên quan đến topic và cái mà mọi người đang muốn bàn tán về nó đó, cái đó gọi là Karma hay nghiệp hoặc là nhân quả được đề cập trong đạo phật đó, và ngoài ra nó được nhắc đến qua các cách diễn đạt khác nhau ở các tôn giáo khác nhau, nếu bạn không dùng khoa học chứng minh được thì đừng có nói là không liên quan đến topic, bạn xem lại chủ đề của topic này là gì ? Bạn thích dùng khoa học để diễn giải thì mình đặt vấn đề ra cho bạn diễn giải, giải thích không được thì dựa cột mà nghe, đừng nói tới nói lui, nói vòng vo làm chi cho mất thời gian hehe... Cái gì mà "Tôn giáo ko phải phạm trù khoa học nghiên cứu, chỉ là 1 mảng thuộc về lịch sử (mặc dù cũng có môn Tôn giáo học)" <---- Nói câu trước đá câu sau Bạn thích khoa học vây chắc còn nhớ 2 câu nói nổi tiếng của Albert Enstein chứ ? "Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó" (The religion of the future will be a cosmic religion. It would transcend a person God and avoid dogmas and theology. Covering both the natural and the spiritual, it should be based on a religious sence, arising from the experience of all things, natural and spiritual, as a meaningful unity. Buddhism answers this description) Và Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học" (If there is any religion that would cope with modern scientific needs, it would be Buddhism. Buddhism requires no revision to keep it up to date with recent scientific finding. Buddhism need no surrender its view to science, because it embrances science as well as goes beyond science) Đừng phủ nhận nó trong khi bạn nên bỏ chút thời gian ra tìm hiểu sâu hơn về những gì bạn chưa biết đi như thế hay hơn nhiều.
trích dẫn thật ra trên quan điểm của mình, Phật giáo so với Thiên chúa giáo, mình thấy hợp lý hơn, nó hướng đến sự giải thoát nhiều hơn. tuy nhiên giải thoát ở đây ko phải tự do, mà là quá trình rèn luyện gian khổ, 1 chữ ''không'' bỏ hết mọi thứ, hướng mình vào hư vô, nên nhiều người xem là sự trốn tránh. Mà xem phim đọc truyện cũng có rất nhiều chuyện đi tu vì chán cuộc đời... tăng ni giờ cũng nhiều người đức cao vọng trọng mà xì tin lắm, ko biết có thật sự hướng đến chữ ''không'' không? mình còn để ý các nhà sư hay bị tự ái, hờn dỗi, mình gặp mấy người rồi, giống như lúc nào người ta cũng mặc áo giáp trước người khác, cứ nghĩ người ta đánh giá mình ko cao vì mình là sư, ko biết có đúng không?
Có 1 câu chuyện nhiều ý nghĩa, đăng cho các bạn cùng đọc và suy ngẫm đôi chút. Nói trước là tôi chẳng có ngụ ý gì, ai tự nhận vơ vào nấy chịu nhé Dại dột, si là gì ? Là chấp vào tà kiến, không tin vào nhân quả, không tin có luân hồi, không tin có địa ngục. Thế là si, là dại dột. Cho nên làm bạn với kẻ si nguy hiểm lắm vậy ! Tránh xa chúng ra, đừng lại gần chúng