Preview - Onimusha 4 :dawn of dreams

Thảo luận trong 'Tin tức - Giới thiệu - Thảo luận chung về game' bắt đầu bởi minhhiệp, 6/8/05.

  1. minhhiệp

    minhhiệp Sonic the Hedgehog Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    17/11/03
    Bài viết:
    4,745
    Nơi ở:
    Senzai-Kyu
    à uh ! còn hơn cái thằng vô dụng chỉ biết đi xài xể người khác trong khi mình chả biết tí nào =)) --> lol
    (đã hiểu vì sao mà CC = 2 )
     
  2. Long Kiếm Phi

    Long Kiếm Phi Guest

    Tham gia ngày:
    Bài viết:
    0
    Nơi ở:
    trại cai nghiện
    oài, hơi đâu chấp mấy thằng tầm xàm ba láp
    con trùm cuối của nó là thằng ở đoạn cuối của OM3 hả ?
    thấy nó có gì ghê gớm đâu. chú hiệp có hình của nó ko cho xin ...
     
  3. minhhiệp

    minhhiệp Sonic the Hedgehog Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    17/11/03
    Bài viết:
    4,745
    Nơi ở:
    Senzai-Kyu
    vào trang đầu đi
    còn đây là thêm 1 vài hình đã cắt ra mà quên ko đưa vô trang đầu
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
     
  4. 4eyes

    4eyes The Warrior of Light

    Tham gia ngày:
    22/3/03
    Bài viết:
    2,184
    Chú đừng thấy nó nhỏ con mà lầm, trong lịch sử Nhật Bản thì nó đã gần như thống nhất toàn bộ Nhật Bản rồi đấy


    Tiểu sử và sự nghiệp của trùm cuối Onimusha4 trong lịch sử thật đây, các bác cứ xem qua rồi so sánh với trong game :)). Trích từ bài viết của Wiwi một thàng viên gameVN:

    Toyotomi Hideyoshi-Kampaku thợ mộc huyền thoại(1536-1598)


    Huyền thoại ra đời:

    Truyện kể rằng, con người huyền thoại này được sinh ra với cái tên Hiyoshimaru-“quà tặng của mặt trời”, (nông dân thường ko có họ) ở ngôi làng Nakamura, tỉnh Owari, năm 1536, ngay giữa thời Sengoku. Là con trai của một chiến binh nông dân hay ji-samurai, Hiyoshimaru thuở nhỏ sống trong chùa đến khi quyết định đi chu du. Và Hiyoshimaru đã phục vụ Imagawa Yoshimoto một thời gian rồi bỏ trốn về Owari (năm 1557) với một số tiền (^_^).

    Tokichiro (đổi tên để trốn chủ nợ đa ^_^) nhanh chóng được nhận vào phục vụ Oda Nobunaga nhờ gây được chú ý trong mắt Nobunaga trẻ tuổi, trở thành đốc công trong việc xây lại thành Kiyoshu, công việc mang đến cho Tokuchiro danh hiệu thợ mộc (vốn học thuở nhỏ) cùng với sự đố kỵ của các tướng lĩnh nhà Oda. Tokichiro sau trở thành “người xách dép” cho Nobunaga và xuất hiện trong trận chiến Okehazama 1560, trận chiến thay đổi vận mệnh nhà Oda. Đến năm 1564, Kinoshita Hideyoshi thật sự làm cho Nobunaga ấn tượng về tài năng của mình khi thuyết phục (với một ít tiền bạc ^_^) được một số tướng lĩnh tỉnh Mino cho họ rời bỏ nhà Saito, sau đó lại 1 pháo đài gần Sunomata và phát hiện ra một con đường bí mật dẫn đến sau lưng thành Inabayama, dẫn đến việc đánh hạ Inabayama (kinh đô của nhà Saito) dễ dàng năm 1567.

    Đến năm 1570, Hideyoshi được giao lãnh một đội quân trong trận chiến Anegawa giữa liên quân Oda-Tokugawa với liên quân Asai-Asakura và chính thức bước vào lịch sử năm 1573 với tên gọi Hashiba Hideyoshi (“Hashiba” được ghép chiết tự từ họ của Niwa Nagahide và Shibata Katsuie, đồng liêu của mình ở nhà Oda). Cùng lúc này, mẹ ruột của Hideyoshi tái giá, kết quả của cuộc hôn nhân thứ 2 này là Hidenaga,người em trai cùng mẹ thân thiết và tin cậy nhất của Hideyoshi, ra đời.

    Hideyoshi là một người rất bất thường cả trong lịch sử lẫn trong diện mạo: thân hình lùn và ốm, gương mặt có hình dạng như khỉ đã làm cho Nobunaga gọi vui trợ thủ của mình là “Khỉ” hay “Chuột hói đầu”. Được kể là rất thích rượu và phụ nữ, Hideyoshi lúc trẻ rất dễ kết bạn - hầu hết tướng lĩnh của Oda đều là bạn của Hideyoshi hoặc ít ra là ko chán ghét. Tài năng của Hideyoshi ko phải ở lĩnh vực quân sự hay nội trị mà ở khả năng thu hút và hiểu ý người khác, một khả năng chắc hẳn đã đưa Hideyoshi nhanh chóng lên hàng trợ thủ thân cận của Nobunaga mặc dù có sử gia cho đó là “nịnh”.

    Hashiba Hideyoshi:

    Vào năm 1573 thì Oda Nobunaga đã diệt nhà Asai và giao 3 quận phía bắc tỉnh Omi cho Hideyoshi. Sau khi chuyển quân đến cảng Imahaba, Hideyoshi đạt thành tựu kinh tế đầu tiên của mình là tăng sản lượng của xưởng hỏa khí Kunimoto. Cùng với các chiến dịch liên tiếp của Nobunaga, Hideyoshi nhanh chóng nắm bắt được binh pháp cùng kinh nghiệm trận mạc, đưa biểu tượng “Hồ Lô Vàng” của mình đến các trận đại chiến Nagashima (với Ikko-Ikki năm 1573, 1574), Nagashino (với Takeda Katsuyori năm 1575) và Tedorigawa (với Uesugi Kenshin nổi tiếng năm 1577).

    Hashiba Hideyoshi ko có nhiều thời gian nhởn nhơ ở tỉnh Omi vì sau khi tuyên chiến với nhà Mori năm 1576, Oda Nobunaga liền lệnh cho 2 trợ thủ đắc ý của mình là Hideyoshi và Akechi Mitsuhide đem quân tiến đánh nhà Mori. Akechi Mitsuhide sẽ đánh lấy các tỉnh phía bờ Bắc vùng Chugoku (tức “mạch Sanin” gồm Tamba, Tango, Tajima và Inaba) trong khi Hideyoshi sẽ chiếm các tỉnh phía Nam (“mạch Sanyo” gồm Settsu, Harima, Bizen và Bitchu). Mặc dù cả 2 đều muốn tự chứng tỏ mình nhưng Nobunaga ko bao giờ cho phép quyền hành tự tung của bộ tướng mình, ngoại trừ Shibata Katsuie là được toàn quyền chống cự với các Ikko-Ikki ở Echizen và Kaga.

    (Nhà Mori dưới sự lãnh đạo của Mori Terumoto, cháu trai của Mori Motonari tài ba, đã giữ thế thụ động trong một thời gian dài, thỏa mãn với quyền kiểm soát 10 trong tổng 11 tỉnh của vùng Chugoku. Giờ đây, tuân di nguyện của ông nội, Terumoto tuyên chiến với Nobunaga và dùng hải quân phá vỡ vòng bao vây của Nobunaga ở Ishiyama Hongan-ji, toà thành-ngôi chùa trung tâm của các Ikko-Ikki sùng tín cực đoan. Nobunaga nổi giận và bắt đầu cuộc chiến với nhà Mori, ngay sau trận thắng Nagashino (làm suy yếu thế lực của nhà Takeda) và cái chết của kình địch Uesugi Kenshin năm 1578.)

    Chiến dịch của Hashiba Hideyoshi bắt đầu dễ dàng với việc hạ thành Himeji (nhờ vào Kuroda Kanbei-bạn thân và trợ thủ đắc lực sau này của Hideyoshi) Kozuki và Sayo. Kozuki được giao cho chư hầu mới là Amako Katsuhisa (hậu duệ của nhà Amako vùng Chugoku) với trợ thủ trung thành là samurai “nguyệt thực” huyền thoại Yamanaka Shikanosuke. Giữa lúc đó thì Hideyoshi phải đem quân về vây thành Miki vì thủ lĩnh của nó, Bessho Nagaharu đã phản Nobunaga. Cùng lúc, Mori Terumoto, dường như nổi giận với việc kẻ thù ko đội trời chung của (ông nội) mình là nhà Amako đang hợp lực với Oda Nobunaga, nên đem binh tiến đánh thành Kozuki, cử động duy nhất của nhà Mori suốt cuộc chiến. Hashiba Hideyoshi dù đang vây thành Miki, vẫn cố gửi viện binh đến Kozuki nhưng bị Oda Nobunaga ngăn lại, bảo để cho nhà Amako tự giải quyết chuyện của họ, dẫn đến kết quả là thành Kozuki bị hạ, Amako Katsuhisa tự sát còn Yamanaka Shikanosuke qua đời sau đó (bị kẻ thù cũ là Kikkawa Motoharu ám sát). Còn Hideyoshi thì vây thành Miki đến tận năm 1580 thì Bessho Nagaharu mới chịu hàng và Hideyoshi mới rảnh tay tiếp tục cuộc chiến với nhà Mori. Ukita Naoie, chủ nhân tỉnh Bizen, ngay lập tức thấy vị trí nguy hiểm của mình khi ở ngoại vi nhà Mori nên chạy sang phe Oda, bảo đảm độ an toàn cho tỉnh Harima mới chiếm, điều đó giúp Hideyoshi đẩy nhanh chiến dịch “chậm chạp, chán nản nhưng ít ra là hiệu quả” của mình với nhà Mori. Hideyoshi ko tỏ ra tài ba trong quân sự nhưng tỏ ra kiên nhẫn và kiệt xuất trong các vấn đề như hậu cần, chi viện, tiếp lương, những điều đặc biệt quan trọng trong việc vây thành. Cho nên, mặc dù khá kiên cố nhưng thành Tottori của tỉnh Inaba cũng phải đầu hàng sau …200 ngày bao vây (nửa năm ^_^!).

    Sự chậm chạp đó làm cho đến tận tháng 4/1582, Hashiba Hideyoshi mới tiến quân đến tỉnh Bitchu, bao vây thành Takamatsu, pháo đài tiền phương bảo vệ nhà Mori. Nếu Takamatsu thất thủ thì Bitchu và tỉnh Bingo kế cận cũng sẽ thất thủ, mở một con đường rộng rãi cho Hideyoshi tiến vào tỉnh Aki, quê hương của nhà Mori với kinh đô Koriyama. Từ đầu cuộc chiến vào năm 1578, Mori Terumoto tỏ ra là một Daimyo dường như quá cẩn trọng và thụ động, dựa chủ yếu vào các thành lũy ngoại vi để ngăn quân địch, cử động duy nhất của Terumoto là trong trận chiến Kozuki (ở trên). Điều đó đã phần nào giúp Hashiba Hideyoshi trong “chiến dịch đơn độc” với chỉ 15000 quân(vì nhà Oda lo đối phó với phía đông), đã đẩy lui (dần) một gia tộc mạnh nhất Nhật Bản. Giờ thì Terumoto ko còn nhẫn nại được nữa, đã khởi hết quân cả nước (tức là 8 tỉnh của vùng Chugoku!!!) đến cứu thành Takamatsu. Hideyoshi ngay lập tức nhận ra vị thế của mình, liền nghĩ ra một cách khá mới mẻ để công thành Takamatsu: khơi sông Ashimori gần đó để nước tràn vào đồng bằng quanh thành Takamatsu, tạo thành một cái hồ nhân tạo cô lập hoàn toàn Takamatsu. Khi Mori Terumoto cùng đội quân khổng lồ đến nơi (theo tính toán thì cũng phải hơn 40.000 quân!!!) thì bỗng trở nên do dự và đóng quân lại bên ngoài “hồ nước” đó. Hideyoshi biết rõ mình ko có nhiều thời gian trước khi Terumoto bị các quân sư thuyết phục tiến binh, nên ra sức tấn công thành Takamatsu bằng chiến thuyền, súng hỏa mai và cả đại bác! Đồng thời, Hideyoshi lập tức gửi thư về xin viện binh vì lúc này Oda Nobunaga đã tiêu diệt hoàn toàn nhà Takeda, mối lo lớn nhất ở phương Đông. Điều đó được đáp lại bằng một tin tức ko lấy gì vui mừng lắm!

    Trận chiến Yamazaki:

    Trong khi Hashiba Hideyoshi tiến hành chiến dịch chậm chạp của mình thì đồng liêu Akechi Mitsuhide có vẻ như ko thành công lắm. Năm 1578, sau khi tấn công nhà Hatano ở Tamba, Akechi đã thuyết phục được họ đầu hàng với sự bảo đảm an toàn tính mạng cho họ. Nhưng ko hiểu sao, Nobunaga sau đó lại xử tử daimyo của nhà Hatano, điều đó làm cho nhà Hatano giận dữ, bằng cách nào đó bắt được mẹ già của Akechi ở tỉnh Omi, hành hạ khốc liệt cho đến chết! Như để thêm dầu vào lửa, Nobunaga còn nhiều lần chỉ trích Akechi công khai, dường như vì sự thất bại trong chiến dịch ở Tango. Dù sao đi nữa thì điều đó cũng ko đem lại tình cảm tốt giữa 2 người. Và tháng 6/1582, khi Nobunaga nhận lời thỉnh cầu viện binh của Hashiba Hideyoshi thì ngay lập tức, điều động hầu như tất cả quân đội của mình trong điều kiện có thể để đến Bitchu, trong đó có Akechi Mitsuhide. Với một lí do bí ẩn tới nay vẫn chưa được biết, Akechi Mitsuhide đem binh tiến vào Kyoto, bao vây chùa Honno-ji, giết chết Oda Nobunaga và con trưởng Nobutada ngày 20 tháng 6 năm 1582.

    Akechi Mitsuhide, ngay lập tức, tiêu diệt mọi thứ mang “mác” Oda trong tầm với, kể cả lâu đài Azuchi, rồi tự lập làm Shogun. Biết rằng chẳng mấy chốc phải đối diện với các tướng lĩnh “trung thành” của Nobunaga, đặc biệt là Shibata Katsuie, Hashiba Hideyoshi và Tokugawa Ieyasu (trốn kịp khỏi vùng kinh đô nhờ vào ninja Hattori Hanzo), Akechi lập tức tìm kiếm đồng minh trong kinh đô như nhà Minamoto (gia tộc mà Akechi nói là tổ tiên mình), hay “ông sui” Hosokawa Fujitaka nhưng đều bị khước từ, có lẽ vì việc tráo trở của Akechi là điều ko thể chấp nhận với một samurai hay họ đều nhìn thấy việc nguy hiểm khi đứng chung với một kẻ tạo phản!

    Dù sao đi nữa, Akechi Mitsuhide vẫn còn một cơ hội trong tay: tin tức về cái chết của Oda Nobunaga sẽ là động lực rất lớn cho Uesugi Kagekatsu, đang giao chiến với Shibata Katsuie, và Mori Terumoto, đang giao chiến với Hashiba Hideyoshi, miễn là họ biết tin này, khi đó 2 kình địch lớn của Akechi chắc chắn sẽ bị trói chân. Chỉ trong 48 giờ, người mang tin đã đến tỉnh Bitchu và, thật ko may cho Akechi, rơi vào tay của Hideyoshi. Là một nhà ngoại giao tài ba, Hideyoshi ngay lập tức biết rằng, cơ hội duy nhất có thể đàm phán với nhà Mori để rút binh chính là phải hạ được thành Takamatsu, lợi dụng thời gian trước khi chuyện ở chùa Honno-ji lan đến đây. Hideyoshi, một lần nữa chứng tỏ tài ngoại giao kiệt xuất của mình, hứa với tướng Shimizu, người giữ thành Takamatsu, rằng sẽ bảo toàn tính mạng cho gia đình và tướng sĩ thành Takamatsu. Shimizu cảm thấy yên tâm, và leo lên một chiếc thuyền nhỏ, chèo ra ngoài thành rồi mổ bụng tự sát giữa sự chứng kiến của hàng ngàn binh sĩ: thành Takamatsu đã bị hạ. Mori Terumoto, vốn ko có chí tiến thủ, ngay lập tức nhận lời đàm phán với Hideyoshi, có lẽ nhờ vào tình bạn của Hideyoshi với 2 nhân vật quan trọng của nhà Mori là Kobayakawa Takakage (1 trong “Lưỡng Giang”, chú ruột của Terumoto) và Ankokuji Ekei (quân sư của nhà Mori từ thời Mori Motonari). Mori Terumoto thở phào nhẹ nhõm khi Hideyoshi chỉ đòi giữ lại phần đất các tỉnh đã chiếm và rút quân, mặc dù chính Hideyoshi mới là người thở phào nhẹ nhõm vì đã thoát khỏi cái lọng ^_^. Nhờ vào tài ngoại giao, Hideyoshi giờ mới chính là người làm cho Akechi Mitsuhide ko kịp trở tay khi tiến binh đến Settsu, trên đường đi thu thêm 2 tướng Niwa Nagahide và Takayama Ukon, đẩy quân số lên 20000, gấp đôi quân của Akechi. Akechi, quá bất ngờ, ko còn chọn lựa nào khác hơn là giao chiến với Hideyoshi ở Yamazaki vào ngày 2 tháng 7 năm 1582.

    Akechi Mitsuhide dàn quân ở phía nam thành Shoryuji với sông Yodo bên phải và đỉnh Tennozan bên trái, vị trí có thể nói khá thuận lợi để thủ. Hideyoshi ngay lập tức cố chuyển bất lợi về cho Akechi bằng cách lệnh cho 3 tướng Kuroda Kanbei, Hashiba Hidenaga và Mikoda Masaharu tiến lên chiếm ngọn Tennozan, rồi dùng trung quân đánh thẳng vào quân của Akechi. Đội hình của Akechi gần như rối loạn khi chịu sức ép của quân Hideyoshi từ trên đỉnh Tennozan đánh xuống. Để đẩy nhanh chiến thắng, Hideyoshi lệnh cho Ikeda Nobutora vượt sông Yodo đánh vào cánh phải của quân Akechi, 3 mặt đánh dồn lại. Akechi toàn quân thất bại liền đào tẩu, trên đường bị bọn giặc cướp bắt được và đánh đến chết, trở thành “Shogun 13 ngày”. Hideyoshi giờ có thể long trọng dâng thủ cấp của Akechi trong tang lễ của Oda Nobunaga và trở thành trung tâm của mọi sự kiện kế tiếp.

    Trận chiến Shizugatake và chiến dịch Komaki:

    Hashiba Hideyoshi (tên sử dụng sau năm 1582), con trai của một nông dân, từng làm thợ mộc, người xách dép cho Nobunaga, giờ đã xếp vào hàng các gia tướng hàng đầu của nhà Oda cùng với Shibata Katsuie, Niwa Nagahide và Ikeda Nobutora (Tokugawa Ieyasu giống như chư hầu và đồng minh thân cận ở Mikawa hơn một gia tướng). Thực sự thì việc Hideyoshi thăng tiến cực nhanh trong hàng ngũ tướng lĩnh Oda đa phần nhờ tài năng và tính quyết đoán của mình nhưng một phần nữa cũng là vì Oda Nobunaga dường như ko còn tin tưởng vào các cựu tướng của nhà Oda nữa, có lẽ vì sự dính líu đến các âm mưu nổi dậy và Nobunaga e rằng lòng trung của họ nằm ở “nhà Oda” chứ ko phải bản thân Nobunaga! Vì vậy nên Nobunaga ra sức tìm kiếm các nhân tài mới, trong đó có đại tướng Shibata Katsuie, samurai trẻ tuổi Akechi Mitsuhide và chàng thợ mộc Kinoshita Tokichiro (tức Toyotomi Hideyoshi).

    Giờ đây, tình hình trở nên căng thẳng về vấn đề người kế vị Nobunaga khi mà Shibata Katsuie ủng hộ con thứ 3 của Nobunaga là Nobutaka, người đã góp mặt trong trận Yamazaki, còn Hideyoshi lại cho rằng con trai của Nobutada, tức cháu trai của Nobunaga là Oda Samboshi(hay Hidenobu, tên sử dụng từ năm 1582), chưa đầy năm, hợp lệ hơn! Vây cánh của Shibata có vẻ yếu thế khi tại “hội nghị Kiyosu”, 2 quyền-nhiếp-chính Kyoto còn lại (cùng với Shibata và Hideyoshi) là Ikeda Nobutora và Niwa Nagahide ngả về phe Hideyoshi. Lãnh thổ của nhà Oda sẽ chia ra cho các tướng lĩnh, với Tamba, Yamashira, Kwatchi vào tay Hideyoshi, còn Shibata vẫn giữ Echizen và thêm vào phần phía bắc Omi.

    Chiến tranh là điều ko thể tránh khỏi giữa các tướng lĩnh của nhà Oda và họ cật lực tìm kiếm đồng minh. Ngoài Niwa và Ikeda, Hideyoshi còn có 2 người ủng hộ dù chỉ trên tinh thần (nghĩa là họ sẽ ko tham chiến) là Maeda Toshiie, cha vợ mình, và Sassa, 2 thủ lĩnh của 2 tỉnh Noto, Etchu phía bắc Echizen. Tokugawa Ieyasu ở Mikawa tỏ ra trung lập, hay đang chờ đợi cơ hội để về phe chiến thắng. Về phần Shibata, Oda Nobutaka hiển nhiên là đồng minh đắc lực ở lâu đài Gifu (tỉnh Mino), ngoài ra còn có thêm Takigawa ở Ise, đang củng cố lại thành trì. Shibata ít ra là cũng ko thua Hideyoshi về quân lực và thậm chí còn hơn về khả năng điều binh. Biết rằng một khi Hideyoshi thất thế thì các lực lượng ủng hộ ngay lập tức sẽ biến mất, Shibata hăng hái chuẩn bị chiến tranh.

    Thật ko may cho Shibata Katsuie là có các đồng minh ko thể tin cậy được. Tháng 12/1582, Oda Nobutaka tuyên chiến với Hashiba Hideyoshi, vì các lời đe doạ lộ liễu của Hideyoshi đến các gia tướng của mình. Takagawa ở Ise, ko còn chọn lựa nào khác là phải theo lao, trong khi Shibata ở Echizen ko thể nào xuất quân vì khắp nơi phủ đầy tuyết. Hideyoshi nhanh chóng dẹp yên Gifu, buộc Nobutaka phải hàng rồi tiến đến Ise bao vây Takagawa. Đến tháng 3/1583, Shibata Katsuie mới có thể xuất quân, sau khi 2 đồng minh đã bị giải giới, có lẽ vì vẫn tin vào đội quân cùng các tướng lĩnh thiện chiến của mình. Shibata lệnh cho đại tướng Sakuma Morimasa tấn công các thành luỹ phía bắc Omi của Hideyoshi, một việc Sakuma hoàn thành khá tốt khi Takayama Ukon bỏ trốn khỏi thành Iwasaki. Sakuma lập tức tiến đến thành Shizugatake và gặp sự chống cự quyết liệt ở đó mặc dù tướng giữ thành là Nakagawa đã tử trận. Lúc này Hideyoshi đã quay binh về và có đủ thời gian tiến đến Shizugatake vì Sakuma, từ chối lệnh rút quân của Shibata, cố lấy thành Shizugatake cho được. Trận chiến Shizugatake đơn giản chỉ là một cuộc chém giết của 20000 binh sĩ Hideyoshi dành cho 8000 quân của Sakuma. Trận chiến này đánh dấu một thế hệ tướng lĩnh mới, các tướng lĩnh của “nhà Toyotomi”, bằng việc “7 ngọn giáo” (tức 7 đại tướng của Hideyoshi như Kato Kiyomasa, Fukushima Masanori, Kato Yoshiaki,…) xông vào xé nát đội hình của Sakuma. Quân thất trận của Shibata bị đuổi chạy về tận thành Kit-no-sho ở Echizen. Shibata Katsuie nhận thấy cơ hội của mình đã hết, nhận lời của Hideyoshi, trao trả Oichi (em gái Nobunaga) cùng 3 người con gái lại, nhưng Oichi quyết định ở lại với Shibata và 2 người tự sát trong thành Kit-no-sho rực lửa. 1 trong 3 người con gái đó trở thành phu nhân Yodo, mẹ của Toyotomi Hideyori sau này.

    Chiến thắng trước Shibata đã đặt Hideyoshi vào vị trí người kế vị của Nobunaga còn Oda Hidenobu nhanh chóng bị quên lãng ở lâu đài Gifu sau khi Nobutaka tự sát (vì nghe tin Shibata tự sát). Nhưng vẫn còn một thử thách cho Hideyoshi: Tokugawa Ieyasu, chư hầu mạnh nhất của Oda Nobunaga, giờ đang ủng hộ quyền thừa kế của Oda Nobuo, con thứ 2 của Nobunaga. Các đồng minh mà Ieyasu tìm kiếm được như Chosokabe ở đảo Shikoku, Sassa ở tỉnh Etchu và các Ikko ở Kii dường như ko giúp được gì nhiều, còn đồng minh mạnh nhất ở Mino là Ikeda Nobuteru lại nghiêng về phe của Hideyoshi. Ieyasu đành phải tự mình đi bước đầu bằng việc tiến binh vào tỉnh Owari, đóng quân ở thành Komaki. Ikeda Nobuteru liền lệnh cho con rể là Nagayoshi tiến đánh Komaki nhưng thất bại trước tướng Sakai Tadakatsu.

    Ngày 7/5/1584, Hashiba Hideyoshi tiến quân khỏi kinh đô ở Osaka phát động chiến dịch chống lại Tokugawa Ieyasu mà được lịch sử gọi là chiến dịch Komaki. Hai bên đóng quân cách nhau chừng vài trăm dặm, chờ đợi cho bên kia tiến trước. Với một đội súng hỏa mai mạnh nhất Nhật Bản, Hideyoshi có lí do để mong Ieyasu tấn công trước rồi nhận kết quả của Takeda Katsuyori ở trận thảm bại Nagashino 1575. Nhưng Hideyoshi cũng dè chừng vì tài năng nổi trội của Ieyasu trong lĩnh vực quân sự. Kết quả của sự thận trọng ở cả 2 bên là gần cả tuần bất động. Đến cuối cùng, Ikeda Nobuteru dâng kế sách đi vòng qua tỉnh Owari đến đánh úp tỉnh Mikawa vì đa phần quân của Ieyasu đã tập trung ở Komaki. Hideyasu đồng ý và lệnh cho Ikeda Nobuteru cùng con trai, con rể tấn công Mikawa. Tokugawa Ieyasu, ko còn chọn lựa, phải lui quân về Mikawa và nhờ vào tình cảm của nhân dân dành cho Ieyasu, chủ nhân lâu đời của họ, Ieyasu đã về Mikawa trước đội quân tấn công của Ikeda, chuẩn bị sẵn sàng “tiệc đón mừng” Ikeda ở Nagakute ngày 15/5. Trận chiến kết thúc với hơn 2500 xác chết của quân Hideyoshi với cả Ikeda cùng con trai và con rể, trong khi quân của Ieyasu chỉ mất chừng 400 người. Ieyasu lui quân về phòng thủ ngay khi chiến thắng, ko kịp cho Hideyoshi đến gỡ gạc chút thể diện.

    Kampaku huyền thoại:

    Hashiba Hideyoshi quyết định quay lại đối phó với Oda Nobuo, kém tài và yếu hơn Ieyasu, vốn đã mất một số thành trì từ đầu chiến dịch. Đến tháng 12/1584, Nobuo “hăng hái” ký hòa ước với Hideyoshi, ủng hộ quyền thừa kế của Oda Hidenobu mới 2 tuổi, ít ra là Nobuo còn giữ được một phần lãnh thổ và cái thủ cấp của mình! Tokugawa Ieyasu ko còn chọn lựa nào khác hơn là đồng ý khuất phục Hideyoshi vào tháng 1/1584. Giờ đây, Hideyoshi ko còn đối thủ nào nữa và tiến dần đến việc củng cố địa vị của mình. Hideyshi chiếm lấy các tỉnh trung tâm (như Yamashiro, Kwatchi, Yamato,..) rồi đem phần đất ngoại vi giao cho các tướng lĩnh cũ của nhà Oda mà trung thành với mình (như Ikeda, Maeda, Niwa,…) và các bộ tướng của mình (như Kuroda Kanbei, Kato Kiyomasa, Ishida Mitsunari,…). Như vậy, Hideyoshi có thể tránh lãnh thổ của mình khỏi các cuộc nội lọan cũng như ngoại xâm.

    Hideyoshi lại bắt đầu thể hiện tài ngoại giao của mình khi đàm phán thành công, biến nhà Mori và nhà Uesugi thành 2 chư hầu đắc lực của mình, mặc dù họ được đối xử như đồng minh. Trong nước, Hideyoshi tiêu diệt các Ikko ở Nerogoji nhưng tha cho các chiến binh thầy chùa ở Kii, buộc họ đầu hàng. Để tỏ ra ủng hộ Phật giáo, Hideyoshi cho phép trùng tu chùa Hongan-ji và Enryakiyu vốn đã bị tiêu hủy bởi Nobunaga. Điều này ko có nghĩa là Hideyoshi sùng Phật mà chỉ là ko muốn xung đột với một tôn giáo có tín đồ trên hầu hết nước Nhật, tất nhiên miễn là họ từ bỏ thói ham chiến của mình!

    Hideyoshi giờ đã ổn định với hầu hết đảo Honshu (ngoại trừ phần phía Bắc Kanto của nhà Hojo và các tỉnh cực đông như Dewa, Mutsu) nên bắt đầu chú ý đến đảo Shikoku bằng việc lệnh cho Chosokabe Motochika, giờ đang làm chủ toàn bộ Shikoku, giao nộp 2 tỉnh Iyo và Awa. Chosokabe cố gắng đàm phán để chỉ giao tỉnh Awa, điều này chống lại quan điểm ko thỏa thuận một cuộc đàm phán ko đúng ý mình của Hideyoshi. Kết quả là một cuộc đổ bộ đông đảo nhất lịch sử cho đến thời điểm đó lên đảo Shikoku với 60000 quân tiên phong do Hashiba Hidenaga (em trai cùng mẹ của Hideyoshi) và con trai Hidetsugu chỉ huy cùng với viện trợ của 30000 binh sĩ nhà Mori do “Lưỡng giang” Kobayakawa Takakage và Kikkawa Motoharu thống lĩnh. Sau một hồi chống cự lèo bèo, chosokabe đầu hàng. Một điềm khác biệt trong quan điểm của Hideyoshi với Nobunaga, Hideyoshi chiếm Iyo, Awa, Sanuki nhưng chừa tỉnh Tosa và thủ cấp của Chosokabe lại, thậm chí cho tiếp tục giữ quyền daimyo! Nếu là Nobunaga thì sự việc có lẽ đã khác, khi ta nhìn lại các cuộc tàn sát nhà Asai, Asakura, Saito và đặc biệt là nhà Takeda. Nói cho công bằng thì Hideyoshi có lý do tha mạng cho nhà Chosokabe để có một đồng minh trung thành trên đảo Shikoku (cũng như sau này với nhà Shimazu trên đảo Kyusu). Và nếu nhìn lại thì Hideyoshi đã ko tha cho Shibata Katsuie vì chẳng hề có lí do gì cho việc đó cả, cũng như việc ủng hộ Phật giáo khác với Nobunaga chứng tỏ Hideyoshi có tầm nhìn chiến lược và ngoại giao hơn Nobunaga. Chỉ trong một tháng rưỡi, 4 tỉnh của Shikoku đã bị hạ dễ dàng với nhà Mori-gia tộc mạnh nhất Nhật Bản- làm tiên phong, Hideyoshi đã cho thấy tài năng của mình trong lĩnh vực ngoại giao và chính trị lợi hại như thế nào.

    Ngày 6 tháng 8 năm 1585, Hashiba Hideyoshi được phong chức Kampaku (hoàng triều nhiếp chính). Một sự kiện làm cả nước Nhật chú ý vì từ thời Kamamura đó là chức danh chỉ dành cho gia tộc Fujiwara. Để làm cho chức danh của mình hợp lệ hơn, Hideyoshi xin làm con nuôi của Konoe Sakihisa, một quý tộc có dòng dõi thế gia. Hideyoshi nhanh chóng tiến hành các biện pháp kiểm soát kinh tế như ban hành 5 thượng thư trong coi công việc của Kyoto và sắc lệnh cấm các phường giao thương, đồng thời với lệnh khảo sát thực địa lãnh thổ. Như để đánh dấu quá trình bắt đầu phát triển kinh tế, Hideyoshi đổi họ lại thành “Toyotomi” một từ phát âm bao gồm từ “nhà kinh tế tài ba”, và Toyotomi Hideyoshi chính là cái tên nổi tiếng nhất của ông. Mọi việc giờ chỉ là thu nước Nhật trở lại với biên giới đúng của nó. Đầu tiên là đảo Kyushu với gia tộc Shimazu hùng mạnh.

    (Nhà Shimazu bắt đầu phất lên kể từ khi Shimazu Yoshihisa lên nắm quyền lãnh đạo năm 1566. Ko phải là một nhà quân sự đại tài nhưng Yoshihisa đã phát huy được tài cầm quân của các tướng lĩnh nhà Shimazu, anh em mình, cùng với các samurai dũng mãnh nhất nước Nhật của tỉnh Satsuma như trong trận chiến Kizakihara, với chỉ 300 quân tiêu diệt 3000 quân của nhà Ito, chiếm lấy hoàn toàn tỉnh Osumi rồi chiếm luôn nửa nam tỉnh Hyuga, đẩy nhà Ito lên phía bắc cầu viện Otomo Sorin đem quân xuống nam. Trận chiến Mimigawa (năm 1578) là một trận chiến thay đổi cục diện Kyushu, với 30000 samurai nhà Shimazu đánh bại hơn 60000 quân của nhà Otomo, để lại trên bờ sông hơn 20000 xác chết, đồng thời chứng tỏ sức mạnh của các samurai tỉnh Satsuma. Trong khi đó, ở phương Bắc, nhà Ryuzoji đã lấn áp gia tộc Arima ở Hizen, làm họ cầu viện đến Shimazu Yoshihisa. Một lần nữa, các samurai nhà Shimazu chứng tỏ họ là các “bậc thầy dưới cơ” khi đánh bại 20000 quân Ryuzoji với chỉ 3000 người (Shimazu + Arima) trong trận chiến Okinawate, đem đến cái chết cho daimyo nhà Ryuzoji cùng với vị thế bá chủ của nhà trên đảo Kyushu. Giờ đây, năm 1585, Shimazu Yoshihisa tấn công tỉnh Bungo để đem lại 1 đảo Kyushu hợp nhất.)

    Ngày 12/11/1585, nhận lời cầu việc của Otomo Sorin ở đảo Kyushu, Toyotomi Hideyoshi lệnh cho nhà Shimazu ngưng ngay các hành động thù địch với nhà Otomo. Shimazu Yoshihisa đáp lại bằng một lời từ chối ngụ ý miệt thị, quá đủ lí do cho Toyotomi Hideyoshi ban lệnh phát động chiến dịch tấn công đảo Kyushu. Và vào tháng 12 cùng năm, một đạo quân cứu viện do Chosokabe Motochika cùng với Sengoku Hidehisa lãnh đạo từ đảo Shikoku, đổ bộ lên đảo Kyushu ở tỉnh Bungo, quê hương của nhà Otomo với kinh đô Funai. Con trai của Otomo Sorin là Yoshimune quyết định cùng với Sengoku Hidehisa giải vây cho một pháo đài gần đó đang bị Shimazu Yoshihisa tấn công, bất chấp lệnh ngăn cản của Hideyoshi và sự phản đối của Chosokabe. Trận chiến Hetsugigawa đã đặt dấu chấm hết cho nhà Otomo. Shimazu Yoshihisa tiến binh vào Funai để tận hưởng chiến thắng cuối cùng của mình cũng như quyền làm chủ toàn bộ Kyushu, dù chỉ tạm thời.

    Ngày 20/1/1586, Toyotomi Hidenaga dẫn 60000 quân đổ bộ lên Kyushu ở tỉnh Buzen cùng với 90000 quân của nhà Mori do Kobayakawa Takakage lãnh đạo. Đối diện với đội quân khổng lồ này thì Shimazu Yoshihisa dường như ko có chọn lựa nào hơn là phòng thủ và lui dần về phía nam. Tháng 2 năm đó, Toyotomi Hideyoshi đem thêm 30000 quân nữa đổ bộ lên Kyushu, bảo đảm chắc chắn sự đầu hàng của các lãnh chúa trên Kyushu đã bị nhà Shimazu chinh phục trước giờ như nhà Akizuki, Arima, Goto, Nabeshima, Omura và Ryuzoji. Quân Toyotomi tiến chậm chạp mặc dù quân Shimazu chỉ chống cự thật sự ở trận chiến bên sông bờ Sendai, một trận tử chiến của các samurai nhà Shimazu. Vài ngày sau, Shimazu Yoshihisa xuống tóc và đến gặp Hideyoshi để đầu hàng. Hideyoshi tha mạng cho Yoshihisa, chỉ bắt phải từ nhiệm để đi tu, giao quyền daimyo lại cho em trai là Shimazu Yoshihiro, thống lĩnh một lãnh thổ gồm 2 tỉnh Satsuma, Otsumi và phía nam tỉnh Hyuga.

    Thời gian ở trên Kyushu của Toyotomi Hideyoshi được dùng để chia các lãnh thổ chiếm được cho tướng lĩnh của mình như Konishi Yukinaga (Higo), Kato Kiyomasa (Higo), Kuroda Kanbei (Buzen) và Kobayakawa Takakage (Chikuzen). Cùng thời gian đó, Hideyoshi nhận ra sự ảnh hưởng của Thiên Chúa giáo trên đảo Kyushu. Không chấp nhận nguy cơ về một cuộc xung đột tôn giáo trên đất nước, Hideyoshi thảo sắc lệnh “Trục xuất Thiên Chúa Giáo” (sắc lệnh 1) buộc mọi giáo sĩ truyền giáo phải rời khỏi Nhật Bản trong 20 ngày. Trong sắc lệnh ban hành trước đó vẫn cho phép người dân bản địa tại Nhật theo Thiên chúa giáo, chỉ cấm mọi hình thức ép theo đạo nhưng Hideyoshi ko tăng thêm sức ép lên vấn đề nữa, một phần có lẽ vì vài đại tướng của Hideyoshi (như Kuroda Kanbei, TakayamaUkon,…) theo đạo.

    Giờ đây, trên toàn nước Nhật chỉ còn có đồng bằng Kanto của nhà Hojo và một vài lãnh chúa ở Dewa, Mutsu là nằm ngoài kiểm soát của Hideyoshi (trong đây đáng chú ý nhất là Date Masamune và Mogami Yoshiakira). Nhưng Hideyoshi ko tỏ ra vội vàng, chỉ tập trung vào các vấn đề kinh tế và làm quen với một số sở thích quý tộc, đặc biệt là kịch Noh, thậm chí Hideyoshi còn tự viết một vài vở với mình đóng vai chính (1593-94), mời các lãnh chúa đến xem, trong đó có cả Tokugawa Ieyasu! Năm 1585, Hideyoshi còn tổ chức buổi lễ hội trà lớn nhất nước Nhật, một số thực khách được chính tay vị Kampaku quyền lực nhất nước pha trà! Năm 1585, Hideyoshi ban hành một sắc lệnh sẽ thay đổi toàn bộ kết cấu xã hội Nhật cho đến tận cuối thời nhà Mạc (Tokugawa): sắc lệnh trưng thu Kiếm. Mọi vũ khí dưới mọi hình thức nằm trong tay các chiến binh nông dân (Yaemon) và cảc ji-samurai (samurai nông dân) bị tịch thu để dùng làm nguyên liệu đúc bức tượng Phật Tổ khổng lồ. Rồi sau là “Sắc lệnh đổi vị trí xã hội” ko công nhận các samurai đã bỏ đi hoặc trở về làng là samurai, ngăn cấm nông dân chuyển lên thành thị và tham gia buôn bán. Từ nay về sau, chỉ có các samurai mới được mang vũ khí, và tôn ti trật tự trong xã hội ko thể nào thay đổi, cũng có nghĩa là sẽ ko bao giờ có Toyotomi Hideyoshi thứ 2 nào xuất hiện!

    Năm 1590, Hideyoshi gửi thư mời Hojo Ujimasa đến kinh đô dự tiệc, một lời từ chối là quá đủ cớ cho Hideyoshi phát động chiến dịch cuối cùng của thời Sengoku, đem đồng bằng Kanto về với nước Nhật, với nhà Toyotomi. Tokugawa Ieyasu, giờ đang có một lãnh thổ rộng lớn gồm lãnh thổ của mình với lãnh thổ cũ của nhà Takeda, lập tức trở thành mũi nhọn tiên phong của chiến dịch. Ieyasu sẽ lãnh quân đánh tới từ bờ biển Tokaido trong khi nhà Sanada và Uesugi sẽ tiến công nhà Hojo từ tỉnh Kozuke, còn Chosokabe ở Shikoku cùng các đội quân khác thì dùng đường biển đổ bộ lên tỉnh Izu. Hojo Ujimasa, con trai của daimyo kiệt xuất Ujiyasu, đã dùng lại phương pháp “gia truyền”: lui binh vào sau bức tường kiên cố của thành Odawara, hi vọng vấn đề lương thực sẽ làm cho Hideyoshi phải rút quân. Nhưng rất ko may cho Hojo Ujimasa, Toyotomi Hideyoshi là một thiên tài trong lĩnh vực hậu cần và chi viện, nên trận bao vây Odawara trở thành một cuộc ăn chơi phè phởn của binh sĩ Toyotomi! Thậm chí Hideyoshi còn cho phép tướng sĩ đem theo tỳ thiếp và vợ con vào doanh trại, chẳng khác gì một chuyến picnic nghỉ hè! Ngày 12/8/1590, Hojo Ujimasa tự sát, thành Odawara đầu hàng. Nhờ sự can thiệp của Tokugawa Ieyasu, vốn đã kết bạn với Hojo Ujimasa trong lúc còn là “láng giềng” trước chiến dịch, Hojo Ujinao được tha mạng nhưng tước hết bổng lộc đất đai, trở thành một gia tộc tự do! Đến lúc đó thì Date Masamune của tỉnh Mutsu mới đến trình diện, sau khi thấy rõ phe chiến thắng, trở thành mũi nhọn trong chiến dịch ngắn ngủi, thu phục nốt phần còn lại của Bắc Nhật. Tháng 1 năm 1591, Nhật Bản hoàn toàn thống nhất.

    Hideyoshi dành thời gian để củng cố quyền thống trị của gia tộc Toyotomi với mối lo duy nhất chính là Tokugawa Ieyasu, kỳ phùng địch thủ của Hideyoshi. Hideyoshi bèn truềyn cho Ieyasu rời khỏi tỉnh nhà Mikawa, chuyển đến vùng đồng bằng Kanto đang bỏ trống do nhà Hojo bị tước hết quyền lực. Một quyết định có vẻ lợi trên giấy tờ khi Ieyasu đổi quyền sở hữu 5 tỉnh để giữ 8 tỉnh của đồng bằng Kanto nhưng thực chất 3 tỉnh Awa, Hitachi và Shimotsuke đã có chủ! Hideyoshi sau đó chia vùng đất trống đó cho các bộ tướng trung thành của mình như Asano Nagamasa (Kai), Kyogoku Takamoto (Shinano), Ikeda Terumasa (Mikawa) và Yamaouchi Kazutoyo (Totomi). Hideyoshi ra lệnh xây dựng thành Osaka trở thành thành trì đồ sộ nhất Nhật Bản, nơi tập trung quyền lực của nước Nhật bấy giờ.

    Hồi kết thúc:

    Cuối đời của Hideyoshi là 2 cuộc chinh phạt Triều Tiên thất bại (1592-94 và 1597-98), nhưng đó là một khoảng ko đáng chú ý lắm bằng việc tranh chấp ngôi vị sau đó. Hideyoshi đến mãi năm 1591 chỉ có một con trai Tsurumatsu nhưng lại mất bất ngờ vào tháng 9/1591. Hideyoshi phải trông cậy vào 2 người kế thừa đúng lý là em trai cùng mẹ Hidenaga và cháu trai Hidetsugu, vấn đề tranh chấp của họ được giải quyết nhanh chóng khi Hidenaga qua đời vì bạo bệnh cùng năm. Nhưng vấn đề lại nảy sinh khi đứa con thứ 2 của Hideyoshi, Toyotomi Hideyori ra đời và trước đó Hideyoshi đã trao chức Kampaku lại cho Hidetsugu, trở thành Taiko của Nhật Bản (Nhiếp chính về hưu). Hidetsugu phải bị đày và tự sát sau đó.

    Mùa hè năm 1598, Hideyoshi ngã bệnh và cho triệu 5 nhiếp chính (Tokugawa Ieyasu, Maeda Toshiie, Mori Terumoto, Ukita Hideie và Uesugi Kagekatsu) để gửi gắm con trai Hideyori mới 4 tuổi, hi vọng 5 người sẽ kiềm chế lẫn nhau. Đặc biệt, Hideyoshi trông cậy vào daimyo hùng mạnh của Kaga là Maeda Toshiie, cha vợ của mình, sẽ có thể ngăn cản Tokugawa Ieyasu nếu có ý đồ gì khác. Ngoài ra Hideyoshi còn đặt thêm 5 quản sự thượng thư ở kinh đô Kyoto lo việc nội trị, mà trong đó nổi nhất là Ishida Mitsunari. Mọi việc đã ổn thỏa , có vẻ như vậy trong mắt Hideyoshi, và Toyotomi Hideyoshi qua đời ngày 18 tháng 9 năm 1598.

    Từ một người nông dân bình thường, Toyotomi Hideyoshi đã vươn lên nhờ vào tài năng và tính quyết đoán để trở thành người định đoạt số phận của Nhật Bản. Thường được mô tả như một anh hùng, hơn là hình ảnh ác quỷ của Nobunaga, Hideyoshi rất khác biệt với các daimyo kiệt xuất như Takeda Shingen hay Uesugi Kenshin. Hideyoshi ko nổi trội trong lĩnh vực quân sự cũng như kinh tế, chỉ dựa vào tài ngoại giao bẩm sinh cùng với sự khôn khéo mà tạo lập nên một giang sơn vững chắc, một xã hội ổn định cho nhà Mạc sau này. Mặc dù vẫn có nhiều điều cần phải tranh cãi nhưng dù sao cũng ko thể phủ nhận đóng góp của Hideyoshi trong việc thay đổi Nhật Bản mãi mãi, bằng vào tài năng của một chàng trai bình thường của làng quê Nakamura tỉnh Owari.
    __________________




    CÒn đây là tiểu sử thật( trong lịch sử) của Nobunaga Oda trùm cuối Oni3. Trích từ bài viết của Wiwi

    Oda Nobunaga

    (1534-1582)

    Nhà Oda là một trong những gia tộc có tham vọng trở thành Shogun trong thời này, và họ có họ hàng xa với nhà Taira, gia tộc đã thống trị Nhật Bản một thời gian dài dưới danh hiệu shogun. Bằng vị thế đó, đến đầu thời Sengoku (đánh dấu bằng cuộc chiến Onin) thì nhà Oda đang cai trị tỉnh Owari, miền trung Nhật, gần với Kinh Đô Kyoto.

    Năm 1559, Oda Nobunaga lên đứng đầu nhà Oda, sau trận chiến với 2 người anh em của mình, đồng thời được sự phục vụ của một nông dân tên gọi Habashi Hideyoshi (nổi tiếng hơn với tên Toyotomi Hideyoshi-tướng quân thợ mộc), mặc dù sự xuất hiện của Hideyoshi mãi đến năm 1576 mới được ghi nhận trong sử sách, và cùng lúc đó, một tướng quân trẻ khác của nhà Matsudaira-daimyo của tỉnh Mikawa- là Motoyasu (sau được biết đến với tên gọi Tokugawa Ieyasu) xuất hiện và trở thành chư hầu của nhà Imagawa-Daimyo của tỉnh Totomi và Suruga- sau khi Imagawa Yoshimoto chinh phục Mikawa. 3 người này sẽ quyết định vận mệnh của Nhật Bản.

    Với thế lực của mình hiện giờ, Yoshimoto quyết định tiến đánh kinh đô Kyoto để chiếm lấy danh hiệu Shogun, và ông đã huy động khoảng 20000-25000 quân, và sau khi nuốt gọn tỉnh Mikawa thì giữa Yoshimoto và Kyoto bây giờ chỉ còn có 2000 quân của Nobunaga. Và trận chiến Okehazama-kéo dài chỉ trong vài giờ- đã thay đổi cục diện của miền trung Nhật, với một mẹo lừa nhỏ, Nobunaga đã giết chết Imagawa Yoshimoto, đánh bại quân đội Imagawa. ko những vậy, Nobunaga còn có thêm một đồng minh hữu dụng khác là Masudaira Motoyasu-hay Tokugawa Ieyasu.

    Ngay lập tức, miền trung Nhật trở thành giang sơn của nhà Oda, và Nobunaga có thể tiến vào kinh đô Kyoto nếu muốn. Nhưng Nobunaga ko làm vậy, mà ông ngay lập tức ký hoà ước với một daimyo láng giếng khác là nhà Asai ở tỉnh Omi, bằng cách gả em gái mình là Oichi cho Asai Nagamasa. Đồng thời tiến binh đánh bại láng giềng khác là nhà Saito nhân việc Saito Yoshitasu mới mất, việc tiêu diệt hoàn toàn nhà Saito được giao cho Habashi Hideyoshi và Hideyoshi đã hoàn thành vào năm 1568, thâu tỉnh Mino vào lãnh thổ nhà Oda, đổi tên lâu đài Inabayama thành Gifu để đóng dinh phủ tại đó.

    Giờ đây, việc tiến vào Kyoto với Nobunaga chỉ còn vấn đề "cái cớ", và điều này cũng đến với Nobunaga gần như ngay lập tức: Ashikaga Yoshiaki, em trai của Shogun Ashikaga Yoritemu bỏ trốn khỏi kinh đô sau khi anh mình bị nhà Miyoshi và Matsunaga ám sát để giành quyền thống trị kinh đô. Yoshiaki đã gặp Nobunaga vào năm 1567 để mượn quân tiến vào kinh đô trừ phản tặc, và hiển nhiên Nobunaga thực hiện diều này dễ dàng vào năm 1569. Nhưng thông minh một cách gian xảo, Nobunaga từ chối ngôi vị Shogun, mà lập Ashikaga Yoshiaki làm bù nhìn để thao túng. Có lẽ điểm khác biệt của Oda Nobunaga với những gia tộc khác như Miyoshi, Hosakawa, Matsunaga là Nobunaga ko nhắm vào ngôi vị Shogun,mà nhắm đến việc thống trị toàn Nhật Bản vì ngoài Nobunaga ra còn có Takeda Shingen, Uesugi Kenshin, Hojo Ujiyasu và Mori Motonari đang rất mạnh, hơn nữa còn có các thầy chùa cực đoan -Ikko Ikki- ngay Kaga và Kinai, bên sườn Kyoto. Vì vậy, phần còn lại của cuộc đời, Nobunaga dành hết sức để tiêu diệt các đối thủ còn lại, và việc này cũng ko wá khó với 2 trợ thủ đắc lực là Habashi Hideyoshi và Matsudaira Motoyasu (lúc này đã dùng tên Tokugawa Ieyasu).

    Đầu tiên là sự chống đối của nhà Asakura ở tỉnh Echizen, và họ được sự hỗ trợ của em-vợ-của-Nobunaga: Asai Nagamasa, điều đó làm cho Nobunaga phải rút quân về vào năm 1570 để đánh trận chiến trên bờ sông Anegawa với hợp binh 2 nhà, một trận chiến dằng-co-nhưng-chiến-thắng của Nobunaga với sự trợ lực của Tokugawa Ieyasu.

    Nhưng liên minh Asai-Asakura ko dễ từ bỏ việc loại Nobunaga khỏi Kyoto, họ lại đem quân đến một lần nữa vào năm 1571, lần này có sự trợ chiến của các thầy-chùa-chiến-binh (Ikko) của Honganji, Nagashima, Enryjakuji (trên núi Hiei), Negoroji.

    Sự việc tồi tệ hơn nữa khi Takeda Shingen-con hổ xứ Kai- quyết định dẹp bỏ sự lằng nhằng giữa nhà Takeda với nhà Uesugi và nhà Hojo qua một bên, để tiến binh vào Kyoto, đoạt lấy danh hiệu Shogun. Lúc này Takeda Shingen là daimyo mạnh nhất nước Nhật với lãnh thổ gồm Kai, gần hết tỉnh Shinano, tỉnh Kozuke, Suruga, làm chủ miền Đông Bắc Nhật, cùng với sự mạnh mẽ của kỵ binh nhà Takeda.

    Nobunaga hiển nhiên nhận thấy và ra tay ngay lập tức để ko cho quân địch kịp bao vây mình. Gần cuối năm 1571, Nobunaga tiến binh đến Enryakuji, bao vây và giết hết tất cả già trẻ lớn bé tìm thấy gần hay trog các ngôi chùa. Enryakuji trù phú trở thành bãi tha ma với hàng ngàn xác chết. Nhưng một cố gắng khác muốn biến Nagashima tương tự như vậy thất bại và Nobunaga rút về cầm cự, đem một đội binh nhỏ để chi viện cho Tokugawa Ieyasu đang đối đầu với Takeda Shingen.

    20000 quân Takeda (đông gấp đôi và còn mạnh mẽ hơn nhờ ưu thế kỵ binh Takeda) bao vây thành Hamamatsu. Tokugawa Ieyasu có 2 chọn lựa: hoặc là cố thủ để cho Takeda vượt qua Mikawa và chịu sự thịnh nộ của Nobunaga, hoặc là tử chiến một trận với Takeda Shingen. Bất chấp sự khuyên bảo của tướng lĩnh, Tokugawa Ieyasu đã chọn cách thứ 2. Trận chiến trên đồng bằng Mikata (Mikata ga hara) ngoài thành Hamamatsu vào mùa đông năm 1572 là một trận chiến cù cưa và dai dẳng, thật bất ngờ là cả 2 bên cùng rút quân, ko hiểu nguyên nhân tại sao nhưng Ieyasu cũng đã hoàn thành nhiệm vụ cầm chân Takeda Shingen.

    Shingen đem quân đến lần nữa vào mùa xuân 1573 nhưng ko may cho Shingen và nhà Takeda: Shingen bị trúng đạn và mất vào tháng Năm năm 1573, một thiệt hại nặng nề cho nhà Takeda và tin mừng với Nobunaga. Người ta đã kể rằng Uesugi Kenshin đã khóc thương và để tang cho kỳ phùng địch thủ của mình, người mà đụng độ ông 5 lần trên đồng bằng Kanawakajima.

    Giờ đây tạm yên mặt bắc, Nobunaga tiến binh về Kyoto để xử trí shogun Ashikaga Yoshiaki, người đã gửi thư khích động một liên-minh-chống-Oda. Nobunaga lại đem binh đánh quân chống đối Ikko ở Nagashima và thất bại một lần nữa, điêunày làm cho Yoshiaki mừng rỡ và khởi binh chống lại Nobunaga. Ko may cho Yoshiaki, Nobunaga dường như đã biết trước và tháng Tám năm đó, thành trì của Yoshiaki bị hạ và vị shogun cuối cùng của nhà Ashikaga bị lưu đày. Từ đây, Nobunaga trở thành shogun tạm thời.

    Trong 3 tháng cuối năm, Oda Nobunaga đem quân đánh bại Asakura Yoshikage, buộc ông ta phải tự sát. Đồng minh của Asakura thì có lẽ tốt hơn, Asai Nagamasa hứa giao trả em gái Nobunaga cùng 3 con của nàng rồi mới tự sát! Xong việc với 2 daimyo cuối cùng của trung Nhật, Nobunaga dùng thủy quân ngăn sông Nagashima, bao vây thành chính của quân Ikko và thiêu cháy nó: 20000 người cả quân Ikko lẫn thường dân đều chết! Mặc dù đây ko phải là cuộc tắm máu cuối cùng của Nobunaga nhưng nó được coi là kinh khiếp nhất cùng với cuộc đồ sát tại núi Hiei (Enryakuji).giờ đây, quân Nobunaga đã đủ đông để tiêu diệt hoàn toàn Ikko của Honganji, Kaga, và Echizen, đồng thời còn một trận chiến kinh hoàng tại Nagashino với nhà Takeda.

    Takeda Katsuyori, con trai của Takeda Shingen, đem binh đến đánh lâu đài Nagashino và đã hứng một thất bại kinh hoàng. Katsuyori đã lệnh cho 13000 quân của mình xông vào 38000 quân Oda, đang nắm giữ vị trí cao và lại có hàng rào chắn. Đạo kỵ binh hùng mạnh của nhà Takeda đã bị bắn nát thành từng mảnh bởi 3000 lính súng hoả mai của Oda Nobunaga, số còn lại bị đội quân nông dân (Ashigaru) của Habashi Hideyoshi kết thúc. Katsuyori trốn khỏi trận chiến kịp thời, để lại hơn 10000 xác chết của quân Takeda. Nhà Takeda vẫn chưa bị tiêu diệt, nhưng ko còn đủ sức để gây rối cho Nobunaga nữa và họ bị tiêu diệt hoàn toàn vào năm 1582.

    Trước đó năm 1580 và 1582, Nobunaga đã tiêu diệt hoàn toàn nhà Honganji và các ronin của tỉnh Iga.
    Nhưng các thế lực đối địch của Nobunaga vẫn còn Uesugi Kenshin ở phương Bắc và Mori Terumoto ở phương Nam. Vào năm 1576, Nobunaga cho xây dựng lâu dài Azuchi bên hồ Biwa và năm 1577, ông phải đem quân chống cự với Uesugi Kenshin, lúc đó đã đem quân chiếm được Etshu và lấn tới Kaga. Trận chiến trên bờ sông Tedori đã cho thấy tài cầm quân của Kenshin ko thua gì Shingen và quân Oda đại bại. Kenshin rút về Echigo và định đem quân tiêu diệt Nobunaga vào năm sau nhưng điều đó ko bao giờ thành hiện thực vì vào ngày 13/4/1578, Uesugi Kenshin qua đời một cách bí ẩn-nhiều người cho rằng là nhờ sự "giúp đỡ" của Ninja nhà Oda, nhưng các học giả cho rằng ông mất do ung thư bao tử vì uống rượu wá nhiều. dù sao thì từ nay, Nobunaga chỉ còn một đối thủ duy nhất là Mori Terumoto và Habashi Hideyoshi được giao trách nhiệm đem quân tiêu diệt nhà Mori, năm 1576, với một tốc độ khả quan. Nhưng khi bao vây thành Takamatsu năm 1582 thì Hideyoshi đụng độ toàn quân của nhà Mori, và phải gọi viện trợ. Nobunaga ,lúc này vừa tiêu diệt nhà Takeda, đã gửi hết tất cả quân của mình, bao gồm cả Tokugawa Ieyasu và vệ binh riêng. Điều đó làm cho 2000 vệ binh của Nobunaga chỉ còn 100 người ở thành Azuchi.

    Và ngày 20/6/1582, khi Nobunaga đang ở chùa Honnoji, thì Akechi Mitsuhide-một tướng giỏi khác của Nobunaga, cùng đánh Mori với Hideyoshi nhưng thất bại- đem binh bao vây và giết chết Nobunaga vào ngày 21/6/1582. Nguyên nhân tại sao thì ko ai biết được nhưng sau đó Akechi đã tự lập làm Shogun và tiêu diệt tất cả họ hàng của Nobunaga mà ông có thể tìm được.


    Đây là link nếu bác nào muốn tìm hiểu rõ lịch sử của thời chiến quốc Nhật Bản( thời điểm diễn ra onimusha). Có 1 số nhân vật trong Oni 2 cũng được giới thiệu là Hanzo Hattori và Keiji http://www.gamevn.com/forum/showthread.php?t=45582&page=8&pp=10
     
  5. yellow_hunter

    yellow_hunter Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    1/10/05
    Bài viết:
    74
    Ạch, cái này bác dịch ra đó hả :o
     
  6. minhhiệp

    minhhiệp Sonic the Hedgehog Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    17/11/03
    Bài viết:
    4,745
    Nơi ở:
    Senzai-Kyu
    ai dà , chẳng phải copy từ tự điển nhân loại sao :))
    nhưng thôi ,vẫn ổn !
    có điều những chi tiết này ko nên nói quá nhiều vì dù gì đây cũng là 1 game , mà game thì sẽ có sự khác biệt so với true story ...
     
  7. minhhiệp

    minhhiệp Sonic the Hedgehog Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    17/11/03
    Bài viết:
    4,745
    Nơi ở:
    Senzai-Kyu
    trang web chính capcom vừa cho thêm hình ảnh :D
    [​IMG]
    [​IMG][​IMG]
    [​IMG][​IMG]

    Những nhân vật cuối cùng đã ra mặt :D
    luis
    tuổi = ???
    tiểu sử =???
    [​IMG]
    sakon
    tuổi=???
    tiểu sử = ???
    [​IMG]
    yodogimi
    [​IMG]
     
  8. Heardless

    Heardless シェンムー Ryo Hazuki Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    23/4/05
    Bài viết:
    9,927
    Nơi ở:
    Azkaban prison
  9. Aasa

    Aasa Mayor of SimCity Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    25/12/04
    Bài viết:
    4,120
    Nơi ở:
    G Fantasy Premier League
    cái hình thứ 2 của HL tui nhìn trông rất giống một người ...đó là Ju..Ju..JuBei....nhìn giống y như đúc lúc Jubei biến hình thành Oni...-->ack..chắc ko đâu nhỉ
    Chẹp..bàn về góc quay đi..lần này Capcom bỏ đi góc nhìn truyền thống của nó rồi...tuy thuận lợi hơn khi vô máy góc hẹp nhưng sợ đánh ko đã vì phải xoay camera theo nó...và thứ 2 chỉ có 2 cây kiếm thôi sao...có ít quá ko ....
     
  10. Thedevilxn

    Thedevilxn Mayor of SimCity

    Tham gia ngày:
    1/1/04
    Bài viết:
    4,439
    Nơi ở:
    ................
    Critical mode mà bảo easy ah đúng là chân nhân bất lộ tướng nhỉ,Oni-2 thì mình wen critical monster nhưng bản Oni-3 thì mình chỉ wen D critical thui hiện nay coàn vài em bự bự và boss mình chưa canh thời điểm để D critical hết dc,bạn đã đi xong critical mode vậy chỉ mình các thời điểm/đòn đánh của các monster bự và boss nhé các monster còn lại mình D critical dc hít rùi chỉ còn mí coan này thui chơi Oni3 dc 1 tuần thì chỉ còn mỗi critical mode là chưa xong nay đang cày Tenchu:fatal shadow nên ko rảnh để luyện Oni3 lém bạn chỉ mình đi sau khi chơi xong TCFS mình làm nốt critical mode và devilish mode lun ^_^
     
  11. minhhiệp

    minhhiệp Sonic the Hedgehog Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    17/11/03
    Bài viết:
    4,745
    Nơi ở:
    Senzai-Kyu
    hm...trước hết nhắc lại lần nữa đây cũng chỉ là topic dành oni 4
    nhưng thôi để trả lời nốt cho bạn ^.^
    đối với con cầm quả chùy lăng lăng ,canh lúc nó đập thẳng ,lách nhẹ sang 1 bên và nháy chém .
    còn cái con to bự cầm kiếm (trước lúc vào cánh cửa quá khứ ,gặp 2 con lận đó)
    lúc nó chém thì guard và vẫn như demon bình thường--> nó bật kiếm ra cho mình crit
    (chú ý nó mà chém quét ngang thì chạy là trên hết)
    các boss thì ...bạn chơi 1 thời gian sẽ rút ra kình nghiệm để crit
    vd : đối với thằng đệ tử của nobunaga thì bạn vẫn có thể "đỡ" và chém crit như quái vật bình thường...(nhớ hồi đánh con final boss,nửa tiếng mới phản được nó 1 cú--> die luôn :)) )
    sau khi đi xong phần đó lấy đuợc 1 bộ quần áo cho thằng tây ( bộ này nhìn đẹp phết)

    :o trông đúng là giống thật,nhưng cái mặt nạ của nó bị vỡ 1 chút (chứng tỏ đã từng chiến đấu nhiều --> có khả năng lắm :D )
     
  12. Heardless

    Heardless シェンムー Ryo Hazuki Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    23/4/05
    Bài viết:
    9,927
    Nơi ở:
    Azkaban prison
    TuI tưởng hình đó là thằng Tenkai mới đúng chứ.
    Phần này sang năm mới ra mà phải ko?
     
  13. phamdang2

    phamdang2 Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    1/11/02
    Bài viết:
    216
    ông viết truyện Onimusha ngủm rồi mọi người ơi
    ko biết sau này có ra bản tiếp ko tác giả chết rồi còn đâu


    Onimusha writer Noboru Sugimura dies
    Sugimura wrote storylines for Capcom's Onimusha, Resident Evil 2; friends are surprised by the news of the energetic scriptwriter's death.
    TOKYO--Noboru Sugimura, best known as cofounder of Flagship and the scriptwriter for Capcom's Onimusha series, died February 25.

    Sugimura cocreated Flagship in 1997 with Capcom's Yoshiki Okamoto. The company creates storylines for games, and Sugimura contributed to many of Capcom's titles, including the Onimusha series, Resident Evil 2, and Clock Tower 3. Outside of the game world, Sugimura is known for his work on Power Ranger-style films, such as Kamen Rider ZO and Ninja Sentai Kaku-Ranger.

    Yoshiki Okamoto, president of development studio Game Republic, offered his thoughts on his former cohort's passing.

    "I was very surprised by the news. He was an extremely energetic person, and I thought that he would live a lot longer than me," Okamoto wrote in his online journal. "When we stumbled on the storyline for Resident Evil 2, I was introduced to a scriptwriter who was a real fan of the first installment. And that was Sugimura. As you may know, our encounter lead to the establishment of Flagship, which functions as a pipeline between the video game industry and scriptwriters.

    "I've met with Sugimura even after I left Capcom and cut my ties with Flagship. I had recently asked him to do a new script for an upcoming game from Game Republic and I was looking forward to working with him again."

    Noboru Sugimura was born in 1948.

    By Staff -- GameSpot
    Posted Feb 28, 2005 3:20 pm PT
     
  14. Thedevilxn

    Thedevilxn Mayor of SimCity

    Tham gia ngày:
    1/1/04
    Bài viết:
    4,439
    Nơi ở:
    ................
    -Mí coan cầm tạ thì tui cũng D critical lun nên ít khi làm như ông nói hix chỉ biết lách vòng quanh chờ nó đánh tay ngang thì D critical ko thì chờ nó đập thẳng rùi đấm tới thì D critical lun ^_^
    -Mí em kiếm to to xoáy xoáy thì pó tay hoàn toàn nhìn cây kiếm của nó là muốn hoa mắt rùi chơi lâu lâu mới critical dc 1 phát lúc nó chém ngang +_+
    -Boss thì mí coan dạng người như ranmaru hay xài vũ khí thì còn dễ critical chứ mí coan dạng thú khó canh quá >_<
    -Hix hix chơi nhìu thì tốn nhìu xiền lắm pa tui chơi game này mỗi ngày khoảng 4-6 mỗi ngày trong 1 tuần thì mí hum sau nghèo thê thảm T_T ông tốt bụng thì nói mí chiêu của boss dễ critical cho tui đi nhắn qua tin nhắn cũng dc vì đây là topic oni4 hix chơi ở ngoài tiền tốn kinh quá 4k/h O_O
    -Ờ mà cái shin onimusha này chả biết khi nào mới ra nữa coi trong game faq thì nó ghi 3-06 coàn cái trang chủ của nó mà ông cho mí trang đầu thì vào xem hình character là dc còn lại mù vì toàn J O_O
    -Nhân vật chính lần này nhìn sao mà...tóc vàng rùi xài 2 kiếm,còn hút linh hồn thì cũng giống jubei bên oni2 chứ ko xài gaulet như samanosuke và jacques.Lần này chả bít lấy weapon kiểu nào đây samanosuke thì dùng orb,jacques thì dùng ring,jubei thì dùng cái gì nhỉ??
     
  15. Aasa

    Aasa Mayor of SimCity Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    25/12/04
    Bài viết:
    4,120
    Nơi ở:
    G Fantasy Premier League
    chẹp..cái D-Critical và C-Critical hình như chỉ xuất hiện trong OM3 thôi th2 pahi3..vì OM2 ko sử dụng đuợc chỉ dùng mỗi cái Critical bình thừơng...Đúng là C thì rất dễ cứ nhanh tay là đuợc ...Trong 3 phiên bản chỉ có mỗi OM2 là chơi Crictical suớng tay nhất
    Chẹp..đối với mấy con Bự dùng chiêu né+Critical là thựong sách..chứ đối diệh mà chơi thì bi quan lắm...Nobunaga thì OM2 cứ né+Critical nên cũng đuợc vài phát ...
    To Devil: Jubei thì đuợc mẹ nó in dấu ấn Oni(đoán thế) lên tay và mỗi lần lấy vủ khí mới thì đua bàn tay vào bên trong con rồng ...Shin OM thì khả năng 60% nhân vật chính chỉ dùng mỗi 2 cây kiếm ...nhưng có lẻ sẽ ko vì như thế ko hợp với phogn cách làm OM của Capcom...càng nhiều vũ khí càng tốt...

    P/S:mọi nguòi về chơi lại cái OM2 xem cnah3 cuối Jubei biến thành quỷ nào..hix..lạy trời trùm kế cuối(vì cuối chắc là Hideyoshi Toyotomy )ko phải là Jubei
    [​IMG]
     
  16. pliskin

    pliskin Totally Badass!!! Moderator

    Tham gia ngày:
    25/10/03
    Bài viết:
    2,798
    Nơi ở:
    HCMC
    Chain Critical có hết từ bản 1 đến 3, chỉ khác là thời điểm giữa các lần nhấn nút vuông khác nhau thôi, Oni 1 thì nhanh, Oni 2 thì vừa còn Oni 3 thì nhanh nhất.
     
  17. Nô

    Phantom, je t'aime pour toujours GVN CHAMPION ⚔️ Dragon Knight ⚔️ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    27/10/05
    Bài viết:
    16,167
    Nơi ở:
    Nhà Rael
    có lẽ ko còn cơ hội gặp lại Jubei đâu vì thời gian lần này diễn ra khá xa thời đại đó mà, với lại đâu phải chỉ Jubei biết biến quỷ, Samanosuke và thằng người pháp cũng biến được mà, tuy nhiên Samanosuke thì ấn tượng hơn. Jubei có biến quỷ thì cũng được cây súng 5 tia thôi, và lúc đó cũng gặp trùm cuối rồi nên chả biết nó lợi hại thế nào, vì bắn nó chả áp phê mấy, nếu bổ sung vài em zombie để thấy uy lực của khẩu súng đó thì hay hơn nhẩy. Mà sao thằng ở phần 1 ko biến quỷ được cà? OM1 là khó nhất trong 3 phần, về cách giải mã (toàn tiếng gì ko), cách chơi (mới ra chưa quen) và cách tìm đường, giết trùm đều khó hơn 2 phần sau rất nhiều (tui nhớ lần đụng độ thằng trùm mập bự con đầu tiên trong Om1 chết ko biết mấy lần)
    Có lẽ biến quỷ là nét đặc trưng riêng của dòng OM rồi, nhưng thằng nv trong OM4 này là người nước ngoài mà cũng làm được nữa (có huyết thống gì đâu), càng lúc càng khó hiểu ...
     
  18. Thedevilxn

    Thedevilxn Mayor of SimCity

    Tham gia ngày:
    1/1/04
    Bài viết:
    4,439
    Nơi ở:
    ................
    -Oni1 ko biến onimusha dc là vì đạo diễn chưa làm vô chứ sao :|
    -Trong 3 phần thì phần 1 giải mã là dễ nhất cứ tìm mí cuốn sách rùi ghép chữ lại là dc còn mí cái thùng thì chẹp quá dễ ko thể so sánh với phần 2-3 cũng như phần giải mã extra bên oni3
    -Độ khó thì phần 1 cũng là dễ nhất chỉ cần rành side step là giết boss khá ổn.
    -Nhân vật chính phần 4 thì lai lịch của nó khá phức tạp đến giờ vẫn chưa bít(ai biết post giùm lý lịch nó cái thx) nhưng mà tóc vàng thì chắc thèng nào của tộc oni lụm dc em nước ngoài nào mới ra dc nhân vật chính kiểu này thui ;))
     
  19. minhhiệp

    minhhiệp Sonic the Hedgehog Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    17/11/03
    Bài viết:
    4,745
    Nơi ở:
    Senzai-Kyu
    lúc nó chém thì đỡ (canh nháy đỡ đúng lúc nó chém--> Crit) sợ quái gì cái kiếm của nó,còn về boss thú cũng rứa , dùng cái bug cũ như quái vật bình thường cũng crit đuợc...(tui chỉ sợ nhất crit thằng nobu lúc chapter cuối ,đánh nó 2 lần ấy) ngày ra thì 1/1/2006 (hy vọng là ngày chính xác nhất)
    -----------------------------------------------------------------------
    đúng là ở oni 3 ,chain crit rất nhanh ,ko nháy kịp là ....tiếc lắm
    jubei là đứa con nửa người ,nửa quỉ đương nhiên sẽ siêu hơn bọn nửa mùa kia,ko có cái gaulet trên tay do ông thần ông ban tặng thì....chỉ là người bt :))
    cái thằng phần 4 này ăn chơi quá mà thôi ( nó vẫn là người nhật ,cụ thể qua cái tên nó đấy thôi)

    hix ! lão đạo diễn chết rồi à !?
    Chết thì chắc là có người thay thôi,nhưng hy vọng người ấy sẽ ko làm thất vọng chúng ta...
     
  20. Aasa

    Aasa Mayor of SimCity Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    25/12/04
    Bài viết:
    4,120
    Nơi ở:
    G Fantasy Premier League
    Phần 1 có biến đấy chứ..nhưgn mà khúc cuối game ko có chơi đuợc...cho nên có thể nói OM làm tiền đề cho OM2 và OM3.....ai nói thằng OM4 là người nuớc ngoài..nội cái tên Soki cũng biết là Made in JP rồi...Thứ 2 thằng Soki này chắc chắn cũng giống Jubei là người mang dòng máu quỷ...cho nên cứ đợi đi...Còn Samanosuke là do đuợc thần linh ban cho con mắt thần linh (Magic-Eyes) nên biến thành quỷ đuợc...mà Jades có biến thành quỷ ko nhỉ? vì ko thấy nó biến hình...
     

Chia sẻ trang này