Quang Vinh và Bảo Thy được vào sgk Văn 12 :.

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi Kiteretsu, 7/8/09.

  1. Lightpearl

    Lightpearl Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    6/4/08
    Bài viết:
    771
    Nơi ở:
    Hội Vườn Đ
    Đề nghị chém! Từ ngữ thô tục! =))
     
  2. Wittgenstein

    Wittgenstein C O N T R A

    Tham gia ngày:
    7/7/08
    Bài viết:
    1,617
    +1.

    @wiwi: chờ lời giải thích của mi.
     
  3. hanhito

    hanhito The Warrior of Light

    Tham gia ngày:
    3/5/07
    Bài viết:
    2,443
    Nơi ở:
    marbule
    Tại vì từ vựng chỉ là phương tiện thể hiện/đại diện khái niệm. Cũng như tên riêng từng người chỉ là cái thể hiện/đại diện từng người. Ví dụ ta hỏi ngươi tại sao người Mỹ lại dùng từ telex để chỉ cái máy/hệ thống liên lạc đó? tại sao lại dùng từ computer để chỉ cái... computer? Có nhiều lý do đưa đẩy (gọi là "phương pháp hình thành từ vựng" như trên ta đã nói), nhưng xét đến cùng, người ta chỉ cần 1 cái tên để đặt cho khái niệm. Để khi nói về một cái máy có hàng triệu con chip, lỉnh kỉnh linh kiện, người ta chỉ cần gọi tên "computer".

    Khi dịch sang tiếng Việt cũng vậy. Người Việt cũng chỉ cần một cái tên cho khái niệm mới (với người Việt). Nhưng ở đây, phương pháp hình thành có hơi khác, vì chúng ta đã có sẵn cơ sở là 1 cái tên mà người nước ngoài đã đặt sẵn rồi. Dựa vào đó, chúng ta hình thành từ vựng dễ hơn hẳn (mà ta gọi là "dịch"). Tự thân cái tên, tất nhiên cũng chỉ thể hiện nội hàm khái niệm mà nó đại diện một cách tương đối ("Điện tín") hoặc nhiều khi lệch lạc ("máy vi tính/máy tính"), nên vẫn cần có định nghĩa khái niệm đó. Nếu định nghĩa không thay đổi thì 2 phiên bản Anh - Việt của cái tên đó coi như là chuẩn xác.

    Ví dụ vài chục năm trước, có người Việt Nam nào biết "máy vi tính" là cái gì? ông thầy dạy ta môn Dịch thuật cũng thừa nhận, vào khoảng thập niên 90, khi ông dịch từ e-mail, cũng không mường tượng ra nó là cái chi chi, nhưng vẫn dịch sát nghĩa "thư điện tử" (electric mail).

    Nói tóm lại, giới thiệu một thuật ngữ mới luôn phải đi kèm với cái khái niệm mà nó đại diện, hay thực ra, ngược lại, để giới thiệu một khái niệm mới, thì người ta buộc phải đặt cho nó 1 cái tên, mà ta gọi là "thuật ngữ". Quan trọng là chúng ta làm sao "giới thiệu" nó đến công chúng/cộng đồng chuyên môn kìa. Thường thì người ta viết một bài báo/giới thiệu về khái niệm mới, thường đi kèm từ tiếng nước ngoài và từ Việt hóa (nhiều khi do chính người viết bài đặt tạm, ta thấy báo chí hay lạm dụng chữ "tạm dịch" là vậy). Dần dà, giới chuyên môn sẽ chấp nhận rồi công chúng sẽ chấp nhận.
     
  4. Wittgenstein

    Wittgenstein C O N T R A

    Tham gia ngày:
    7/7/08
    Bài viết:
    1,617
    Có thể ta viết hơi nhập nhằng nên mi hiểu nhầm ý chăng? Ý ta hỏi là tại sao 2 từ "máy vi tính" và "điện tín" lại thỏa mãn cái đề nghị lúc trước của ta kìa? (tức là nó không liên quan đến computer hay telex về bất cứ mặt nào ngoại trừ khái niệm/vật mà computer/telex diễn đạt)

    Có thể tham khảo ví dụ mà ta mới tìm được:
    blueberry - Chi Việt Quất : hoàn toàn không dính dáng, quan hệ bà con gì nhưng vẫn chỉ chung 1 loại quả - đây mới gọi là sáng tạo từ mới, khác với Việt hóa để tạo từ mới.
     
  5. hanhito

    hanhito The Warrior of Light

    Tham gia ngày:
    3/5/07
    Bài viết:
    2,443
    Nơi ở:
    marbule
    Cái yêu cầu này chứ gì? Như ta đã nói, hiện tại rất hiếm. Vì cơ bản khi đã dịch, thì người ta thường vận dụng các vốn từ đã có (phương pháp đơn giản nhất), thế nên không thể nào đòi hỏi "cloud computing" không liên quan gì đến "điện toán đám mây" được. Vì khi người ta cần đặt 1 cái tên cho khái niệm trên bằng tiếng Việt, cách nhanh nhất là dịch sát nghĩa cái tên mà người Mỹ đã đặt sẵn.

    Ví dụ giờ ta có muốn dịch nó là "con chó" cũng khó được chấp nhận do nó hoàn toàn không có mối liên quan nào.

    Muốn tìm những chữ ngươi nói thì phải truy xa hơn một tí, vào lúc mà các thiên tài ngôn ngữ người Việt (phải nói là như vậy) đã cố gắng và "sáng chế" ra khá nhiều từ mới dựa trên "nội hàm khái niệm" chứ không phải "dịch nghĩa đen" của cái tên do người nước ngoài đặt trước. Ví dụ: Telephone - Điện thoại. Bản chất telephone cấu thành từ 2 âm vị (phoneme) tele- và -phone, khi dịch ra thì không liên quan gì đến "điện thoại". "điện thoại" là cách người xưa diễn giải đặc tính (một cách tương đối) của cái telephone. Ngày nay được sử dụng rộng rãi.
     
  6. Kiteretsu

    Kiteretsu Fire in the hole!

    Tham gia ngày:
    13/5/06
    Bài viết:
    2,896
    Đâu phải từ Việt nào cũng có nguồn gốc là dịch từ tiếng nc ngoài :>
     
  7. zero 7090

    zero 7090 Mayor of SimCity

    Tham gia ngày:
    20/5/05
    Bài viết:
    4,281
    gọi cái kiểu prensent đọc là pờ re rèn tồ á
     
  8. The Loser

    The Loser Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    12/10/08
    Bài viết:
    257
    cho hỏi cái

    máy tính chính xác là cái gì ?

    nhiều khi nói ra có thằng hiểu là máy tính bỏ túi Casio cho học sinh

    có thằng hiểu là cái laptop
     
  9. rekkhan

    rekkhan Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    22/7/05
    Bài viết:
    1,302
    điện thoại là tiếng Tàu (Tàu nó chế ra rồi mình phiên âm) hay tiếng Việt (mìh tự chế ra)?

    the loser: bản chất của 2 cái món đó là như nhau, đều là computer, tuy nhiên do cái quy mô của nó mà người ta đặt tên gọi khác nhau thôi :|

    mà các cậu ở trên cứ bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt theo cái kiểu dịch hết ra tiếng Việt hay là phiên âm.
    vậy giờ tôi hỏi bọn Mẽo nó dịch "Nước mắm" là "Stink sauce"
    "Phở" nó phiên âm thành "lao động đường phố"
    "Áo dài" nó phiên âm theo kiểu đổi dấu "huyền" thành dấu "sắc" thì các cậu nghĩ sao :|

    còn lôi bọn Nhật Hàn vào đây làm gì, nó thích phiên âm hay dịch cái gì thì kệ bọn nó, mình là người Việt hay Hàn?????
     
  10. Wittgenstein

    Wittgenstein C O N T R A

    Tham gia ngày:
    7/7/08
    Bài viết:
    1,617
    Ta bảo mi tìm và giải thích lý do chứ có bảo mi than khó đâu mà cứ lê thê thế. Mi đã đưa ra từ telex và đồng ý với từ computer thì ta chỉ hỏi lý do mi chọn nó thôi chứ có gì đâu.

    Còn một trong những ví dụ thì ta chỉ mới tìm được Blueberry - Chi Việt Quất.
     
  11. Nhất Chi tùng

    Nhất Chi tùng Fire in the hole!

    Tham gia ngày:
    2/8/08
    Bài viết:
    2,621
    Nơi ở:
    Bệnh Viện Tâm Hồn
    Về bản chất 2 ngôn ngữ của ta và nó là khác nhau :) (tiếng Anh ấy). Còn nó dịch sai thì ta phải sửa lại nếu như ta có trách nhiệm với ngôn ngữ của mình:). Và việc dùng dấu như ta không có nước nào có nên chuyện huyền thành sắc là không thể đâu :)). Nên đưa cái ví dụ hợp lý chút chứ :)).
    Đem Nhật và Hàn vào để thấy là việc nội địa hóa là chuyện hiển nhiên, nhất là ở những nước có tinh thần bảo tồn văn hóa cao.

    ===========
    Về cái máy vi tính hay máy tính thì tùy trường hợp mà hiểu. 1 từ 2-3 nghĩa là chuyện bình thường huống chi 2 thứ gần nhau về bản chất.
    Điện thoại là từ của VN chế ra.

    Về từ "Chi Việt Quất" là 1 từ tôi không đồng ý lắm, việc VH này có thể dựa vào bản chất sinh học của các loài gần giống nhau :-?.Đại khái là dưa vào họ hàng m2 định tên. Mà nói luôn là từ này tui không thấy phổ biến như các từ điện thoại hay máy vi tính. Thật sự thì từ "máy vi tính" (Máy tính nhỏ xíu? hay tính các phương trình nhỏ? hay tính toán chi li?) là một từ rất độc đáo, thậm chí phân tích từ thì nghĩa nó lại khác cái "computer" (máy...tính).
     
  12. brain10master

    brain10master Fire in the hole!

    Tham gia ngày:
    6/2/04
    Bài viết:
    2,615
    Bọn Nhật tinh thần nội địa hóa khỏi nói , nhớ lão thày người Nhật hay bảo :
    =)) =)) Nghe cũng bệnh , mà cũng có lý lắm .
     
  13. Nhất Chi tùng

    Nhất Chi tùng Fire in the hole!

    Tham gia ngày:
    2/8/08
    Bài viết:
    2,621
    Nơi ở:
    Bệnh Viện Tâm Hồn
    Hê câu đó hay đấy :)) :)) .
     
  14. hanhito

    hanhito The Warrior of Light

    Tham gia ngày:
    3/5/07
    Bài viết:
    2,443
    Nơi ở:
    marbule
    Lý do thì có rất nhiều. Từ việc mô tả tính chất (như điện tín) đã nói mãi rồi, thì còn có những lý do khác.

    Riêng chữ Blueberry thì ta thấy thực đơn của Buds Việt Nam dịch là "dâu dại" =))
     
  15. Wittgenstein

    Wittgenstein C O N T R A

    Tham gia ngày:
    7/7/08
    Bài viết:
    1,617
    Cái này là máy tính.
    [​IMG]
    Còn đây là máy vi tính
    [​IMG]

    Phải hiểu được kích thước trước đây của máy tính mới hiểu được cái chữ "vi" trong "máy vi tính" lận. =))

    Còn chữ Chi Việt Quất, nếu cậu biết rõ thì nói, không thì dừng, đừng có đoán mò lưng chừng kiểu ấy.

    @wiwi: như vậy thì đó là Việt hóa từ (tính chất) từ gốc chứ không phải tạo từ mới hoàn toàn. Thứ nữa, nếu nhiều lý do thì chắc mi chẳng hẹp hòi gì mà kể ra vài cái, đúng chăng?
     
  16. hanhito

    hanhito The Warrior of Light

    Tham gia ngày:
    3/5/07
    Bài viết:
    2,443
    Nơi ở:
    marbule
    Có nhiều lý do nhưng ta ko nhớ =)) Ta chỉ nhớ những cái phổ thông nhất thôi là: dịch sát nghĩa và đặt tên theo tính chất. Còn những trường hợp đặc biệt khác, mỗi chữ có một hoàn cảnh ra đời, chỉ có mấy nhà ngôn ngữ học mới (đoán) biết được chúng nó ra đời trong hoàn cảnh nào thôi :))
    Từ đó tiếng Việt chưa có thì là từ mới chứ sao lại "hoàn toàn" với "không hoàn toàn"? [-x "điện" với "tín" đều chả liên hệ gì đến "telex" cả. Bản thân chữ "telex" là chơi chữ từ chữ "telegraphy" mà ra, mà trong "telegraphy" thì tele (τηλε) = xa còn graphein (γραφειν) = ghi chép. Nếu dịch sát nghĩa thì phải là "máy xa" =)) (cụ thể 1 chữ là telecommunication hiện nay được dịch là "viễn thông", chứng tỏ thành tố "tele" có thể dịch nghĩa đen sang tiếng Việt)

    Đã nói rồi, những từ cổ xưa kiểu như "con chó" mí lị "the dog" thì hình thành trước khi giao thoa ngôn ngữ với nhau. Chứ còn giả sử, một người Việt Nam, lần đầu tiếp xúc với phương Tây (giả sử vào thế kỷ 16), thấy 1 vật lạ của phương tây, thì sẽ đặt cho nó 1 cái tên, cách đơn giản nhất là copy phiên âm, cách chuẩn xác hơn là "nhìn người đặt tên". Ví dụ thấy cái "bicycle" thì dịch là "xe đạp" vì nó là cái xe (chở người đc) + chuyển động bằng sức... đạp =)) Đừng nói với ta là chữ "xe đạp" có liên hệ gì với "2 cái vòng tròn" nhé =))
     
  17. Wittgenstein

    Wittgenstein C O N T R A

    Tham gia ngày:
    7/7/08
    Bài viết:
    1,617
    Xem ra mi vẫn chưa hiểu được sự khác biệt giữa Việt hóa 1 từ và tạo mới 1 từ nhỉ? Vả lại ta cũng đâu bảo mi liệt kê lý do của tất cả các chữ, chỉ cần từ máy vi tính và điện toán thôi. Có đưa ra được hay không thì cũng trả lời 1 tiếng đi.
     
  18. hanhito

    hanhito The Warrior of Light

    Tham gia ngày:
    3/5/07
    Bài viết:
    2,443
    Nơi ở:
    marbule
    Đã edit rồi đấy. Về máy vi tính, cái này có cả 1 bài báo về nguyên nhân hình thành rồi. Tự google đi.

    add: Hình như ngươi có cách hiểu "tạo từ mới" hơi bị mới lạ, thử định nghĩa xem thế nào là "tạo từ mới", thế nào là "Việt hóa một từ" (cái này thì quả ta chưa nghe bao giờ =)))?
     
  19. Nhất Chi tùng

    Nhất Chi tùng Fire in the hole!

    Tham gia ngày:
    2/8/08
    Bài viết:
    2,621
    Nơi ở:
    Bệnh Viện Tâm Hồn
    Từ mới là như từ này chẳng hạn ?
    Nguyếch Chỵt Thỳnh
    Từ này dùng để chỉ phương pháp đi xuyên ko gian bằng phản vật chất :-". (Tui chế ra)
    Chắc ý lão ấy là từ chưa bao giờ có trong tự điển VN, kể các thành phần từ riêng của nó :)).
     
  20. Wittgenstein

    Wittgenstein C O N T R A

    Tham gia ngày:
    7/7/08
    Bài viết:
    1,617
    Đại loại như thế. Tất nhiên là những từ mới này sẽ không bị não cạn như bạn Nhất Chi Tùng được.
    Thế này là mi không chịu tìm hiểu kỹ mà lại nói bừa rồi. Nguồn gốc chữ telex cũng không phải từ telegraphy mà người ta đặt 1 cái tên mới hoàn toàn cho các thiết bị này, chữ tele trong telex khác với tele trong telegraphy.=))
    Mà cái "dịch sát nghĩa" của mi sao thấy giống loại "cố tình dịch sai nghĩa thế", tele mà dịch là xa/viễn thì sao television lại dịch được là "vô tuyến truyền hình" được. Mỗi từ mỗi cảnh, đừng nhét bừa vô như thế nhé.=))
     

Chia sẻ trang này