Ru-Kà đại chiến, ba năm không còn đường về

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi Cha Thần Gió, 8/2/22.

  1. Yukianesa

    Yukianesa ξ (⩌‸⩌ )ξ Moderator Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    1/12/10
    Bài viết:
    26,131
    Nơi ở:
    Edith City 8th Borough 5-21-3-201
    sang tuần 90% chắc peepo_cheer toàn dân xông pha ra trận
     
  2. ngdinhluat

    ngdinhluat John "Soap" MacTavish Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    21/3/07
    Bài viết:
    17,336
    Nơi ở:
    Hà Nội
    thế có ký không, trump said !astronomia
     
  3. Thita_vipho

    Thita_vipho Mega Man Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    15/2/07
    Bài viết:
    3,102
  4. residentevilcode

    residentevilcode Leon S. Kennedy Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    4/12/05
    Bài viết:
    13,820
    Dự là ký ròi mới lên tín nhiệm chứ… ko ký là lên xe… d3ultd1
     
  5. Anji Mito

    Anji Mito Mayor of SimCity ➹ Marksman ➹ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/1/07
    Bài viết:
    4,007
    Nơi ở:
    Hyrule
    Một quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên, thừa hưởng khoa học, công nghệ hàng top thế giới, muốn phát triển cái gì cũng được thế mà sau 30 năm nát bét như thế này.

    Giờ làm manga chuyển sinh về làm lãnh đạo Ukr thời kỳ trước 90 chắc được đó!gai
     
  6. Yukianesa

    Yukianesa ξ (⩌‸⩌ )ξ Moderator Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    1/12/10
    Bài viết:
    26,131
    Nơi ở:
    Edith City 8th Borough 5-21-3-201
    image_2025-02-24_105527438.png

    cho hề làm creep ghẻ để a này đấm là đc rồi peepo_bonk1
     
  7. troll

    troll Sith Lord Revan GVN CHAMPION ✡ Shine Wizard ✡ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/11/02
    Bài viết:
    10,827
    Nơi ở:
    Onikage clone :">
    Thứ hai, 24/2/2025, 09:52 (GMT+7)
    'Hỗ trợ từ châu Âu đủ giúp Ukraine chiến đấu đến hết năm'
    Ngoại trưởng Ba Lan cho biết Ukraine đủ khả năng tiếp tục chiến đấu trong năm 2025 nhờ hỗ trợ từ châu Âu, khi Mỹ đe dọa ngừng viện trợ.

    "Ukraine đang có 110 lữ đoàn trong biên chế, đã sản xuất được 1,5 triệu thiết bị bay không người lái (drone) trong năm ngoái và sẽ cho ra lò 4,5 triệu chiếc trong năm nay", Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski nói trong cuộc phỏng vấn ngày 23/2 với CNN, khi được hỏi liệu Ukraine có thể tồn tại mà không cần đảm bảo an ninh từ NATO hoặc Liên minh châu Âu (EU), và liệu EU có thể cung cấp những đảm bảo như vậy hay không.

    Ngoại trưởng Ba Lan nhận định rằng năng lực của quân đội Ukraine đã được chứng minh trên thực tế chiến trường, dù ba năm trước mọi người đều cho rằng Nga áp đảo Ukraine về mọi mặt và có thể chấm dứt cuộc chiến nhanh chóng.

    "Nếu ba năm trước ai hỏi tôi Ukraine và Nga sẽ ở đâu trong cuộc chiến này sau ba năm, tôi không nghĩ bất ai trong chúng ta có thể đoán rằng Nga chỉ kiểm soát được 20% lãnh thổ Ukraine", Sikorski nói. "Ukraine có thể tự mình chiến đấu chỉ với sự hỗ trợ từ châu Âu cho đến hết năm nay và tôi nghĩ Tổng thống Nga Vladirmir Putin phải tính đến điều này".

    Lính Ukraine cùng thiết giáp tại tỉnh Sumy, khu vực biên giới Ukraine giáp với tỉnh Kursk của Nga, tháng 8/2024. Ảnh: Reuters

    " style="padding-bottom: 465.75px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); position: relative;">[​IMG]
    Lính Ukraine cùng thiết giáp tại tỉnh Sumy, khu vực biên giới Ukraine giáp với tỉnh Kursk của Nga, tháng 8/2024. Ảnh: Reuters

    Khi được hỏi về ấn tượng sau cuộc gặp với Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio và liệu Ukraine có nhận được đảm bảo an ninh từ Washington hay không, Sikorski nhấn mạnh rằng Ukraine đã có những đảm bảo an ninh theo Bản ghi nhớ Budapest từ năm 1994, khi nước này từ bỏ kho vũ khí hạt nhân lớn thứ ba thế giới để đổi lấy cam kết bảo đảm an ninh, trong đó có Nga.

    Ngoài ra, Ukraine cũng đã ký hiệp ước biên giới với Nga nhằm bảo đảm tính toàn vẹn lãnh thổ. Tuy nhiên, những đảm bảo này không được thực hiện đúng cam kết.

    Sikorski cho rằng đảm bảo an ninh tốt nhất cho Ukraine chính là đội quân gần một triệu người của nước này. "Nếu chúng ta muốn có một nền hòa bình bền vững, thì đó phải là một nền hòa bình mà cả hai bên có thể chấp nhận được, và trên hết, bên bị tấn công phải được bảo vệ", ông nói.

    Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski trả lời phỏng vấn trên chương trình GPS, của Fareed Zakaria, ngày 23/2. Ảnh: CNN

    " style="padding-bottom: 407.875px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); position: relative;">[​IMG]
    Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski trả lời phỏng vấn trên chương trình GPS, của Fareed Zakaria, ngày 23/2. Ảnh: CNN

    Chiến sự Nga - Ukraine đã trải qua ba năm và chưa có dấu hiệu kết thúc, dù một số nỗ lực đàm phán đang được Nga - Mỹ tiến hành. Tổng thống Mỹ Donald Trump thời gian qua liên tục chỉ trích Ukraine "bắt đầu" và kéo dài chiến sự, đồng thời đe dọa dừng viện trợ quân sự cho Kiev.

    Mỹ trong ba năm qua là nước hỗ trợ nhiều nhất cho Ukraine với các khoản chi lên đến 175 tỷ USD. Tuy nhiên, Ukraine chỉ nhận trực tiếp 106 tỷ USD, gồm 69,8 tỷ USD viện trợ quân sự, 33,3 tỷ USD hỗ trợ tài chính và 2,8 tỷ USD viện trợ nhân đạo. Số còn lại được chi cho các hoạt động liên quan của Mỹ và một phần nhỏ được dùng để hỗ trợ cho những nước bị ảnh hưởng trong khu vực.

    Châu Âu là bên hỗ trợ lớn thứ hai cho Ukraine. Cơ quan Đối ngoại châu Âu (EEAS) cho biết EU và các nước thành viên đã viện trợ quân sự 49,4 tỷ USD và huấn luyện khoảng 70.000 binh sĩ cho Ukraine.

    Đại diện Cấp cao về Chính sách An ninh và Đối ngoại của EU Kaja Kallas đầu tháng này tuyên bố khối sẵn sàng tiếp quản vai trò dẫn dắt viện trợ cho Ukraine nếu Mỹ không còn hào hứng với vị thế này.

    Thanh Danh (Theo Reuters, CNN)


    'Hỗ trợ từ châu Âu đủ giúp Ukraine chiến đấu đến hết năm' - Báo VnExpress


    peepo_moneypeepo_handguns
     
  8. Công Chúa Gió

    Công Chúa Gió Mayor of SimCity

    Tham gia ngày:
    25/1/16
    Bài viết:
    4,433
    Nơi ở:
    Tây Đô
    Nga thu được gì sau cuộc đàm phán với Mỹ
    Nga có thể thoát thế cô lập của phương Tây sau cuộc đàm phán với Mỹ ở Arab Saudi, mở ra cơ hội kết thúc chiến sự Ukraine theo hướng có lợi cho mình.

    Sau cuộc đàm phán về xung đột Ukraine tại Riyadh, Arab Saudi, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio và người đồng cấp Nga Sergei Lavrov đã nhất trí thành lập các nhóm thảo luận về vấn đề Ukraine, đồng thời nêu lên triển vọng "cơ hội kinh tế và đầu tư lịch sử" cho Nga nếu xung đột kết thúc.

    Ông Rubio nói mục tiêu của Tổng thống Mỹ Donald Trump là đạt thỏa thuận "công bằng, lâu dài, bền vững và có thể chấp nhận được đối với các bên liên quan".

    Giới chức Mỹ không nói rõ Ukraine sẽ đóng vai trò gì trong các cuộc đàm phán tương lai, khi Kiev không được mời tham gia cuộc họp kéo dài 4 tiếng rưỡi tại Riyadh ngày 18/2. Điều đó khiến Ukraine càng thêm lo lắng và bất bình.

    [​IMG]
    Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov (giữa) tới cuộc họp với phái đoàn Mỹ tại thủ đô Riyadh, Arab Saudi ngày 18/2. Ảnh: BNG Nga

    Song Nga dường như hài lòng với kết quả đàm phán.

    "Nga từ lâu mô tả cuộc chiến ở Ukraine bắt nguồn từ đà mở rộng sang phía đông của NATO và cuộc gặp song phương này dường như đã giúp duy trì lập luận đó", Nick Paton Walsh, nhà phân tích của CNN, nhận định.

    Được thành lập năm 1949, NATO ban đầu là một khối an ninh của phương Tây phục vụ mục tiêu đối đầu Liên Xô thời Chiến tranh Lạnh. Khi Liên Xô tan rã năm 1990, NATO không còn mục tiêu chính để tồn tại, nhưng khối này dần biến thành một tổ chức quân sự của thế kỷ 21 và ngày càng kết nạp thêm nhiều thành viên ở Đông Âu.

    Sau năm 1997, thời điểm NATO kết nạp loạt nước Đông Âu, giấc mơ trở thành thành viên của khối trỗi dậy và lớn dần lên ở Ukraine, nhất là khi tổng thống Mỹ George W. Bush bày tỏ ủng hộ ý tưởng đó vào năm 2008, hứa hẹn rằng "một ngày nào đó, NATO sẽ kết nạp Ukraine" nhưng không đưa ra khung thời gian cụ thể.

    Nga xem đây là mối đe dọa với an ninh nước này. Cốt lõi của hiệp ước NATO là Điều 5, cam kết một cuộc tấn công vào bất kỳ quốc gia thành viên nào đều được xem là cuộc tấn công vào toàn bộ liên minh. Điều này có nghĩa nếu Ukraine gia nhập NATO, bất kỳ động thái quân sự nào của Nga với Ukraine đều sẽ khiến Moskva vướng vào xung đột với cả liên minh.

    Ông Lavrov trong cuộc họp ở Riyadh khẳng định Nga không thể chấp nhận việc Ukraine gia nhập NATO hay triển khai quân đội NATO trên lãnh thổ Ukraine. Điện Kremlin tái khẳng định yêu cầu đàm phán về cấu trúc an ninh của NATO ở châu Âu như một phần thỏa thuận chấm dứt xung đột.

    "Tôi có lý do để tin rằng phía Mỹ đã nhận thức rõ hơn về lập trường của chúng tôi. Nga và Mỹ đã nhất trí rằng khi có bất đồng về lợi ích, chúng ta sẽ cần giải quyết vấn đề hơn là kích động xung đột", ông Lavrov nói.

    Trong khi cuộc họp tại Arab Saudi đang diễn ra, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova phát biểu từ Moskva, nói rõ hơn yêu cầu mới từ Nga. Bà nói NATO không chỉ phải từ chối kết nạp Ukraine, mà còn phải ra tuyên bố từ bỏ lời hứa đưa ra vào năm 2008.

    Tổng thống Trump cùng ngày đổ lỗi cho Kiev vì khơi mào cuộc chiến với Nga. "Ukraine đáng lẽ không nên bắt đầu nó", ông nói với phóng viên tại Mỹ.

    Ngày 21/2, khi được Fox News hỏi về phát ngôn này, ông Trump nói "Nga đã tấn công, nhưng lẽ ra họ không nên để Nga tấn công", cho rằng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Tổng thống Mỹ Joe Biden đáng lẽ cần có hành động để ngăn Nga mở chiến dịch.

    Ông Trump cũng bày tỏ ủng hộ tổ chức bầu cử ở Ukraine nếu nước này muốn tham gia đàm phán, lặp lại tuyên bố trước đây của Tổng thống Nga Vladimir Putin.

    Nhiệm kỳ của Tổng thống Volodymyr Zelensky đã hết vào năm 2024, nhưng các cuộc bầu cử tổng thống bị trì hoãn do luật pháp Ukraine cấm tổ chức bầu cử khi đất nước đang áp thiết quân luật.

    Các trợ lý của Tổng thống Trump mô tả cuộc họp ở Riyadh giúp mở cánh cửa cho triển vọng đàm phán chấm dứt xung đột Ukraine, cũng như mở đường cho cuộc gặp thượng đỉnh dự kiến của ông Trump và ông Putin.

    Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng nó cũng đánh dấu việc phá vỡ lập trường "không có quyết định nào về Ukraine được đưa ra nếu Kiev không tham gia" mà cựu tổng thống Mỹ Joe Biden cùng đồng minh phương Tây duy trì những năm qua.

    Trong khi đó, chính quyền Trump lưu ý rằng Washington đã thảo luận sâu rộng với Ukraine suốt 3 năm qua nhưng không kết nối với Nga. "Nếu bạn muốn hòa giải, bạn phải nói chuyện với cả hai bên", Cố vấn An ninh Quốc gia Mike Waltz nói.

    Waltz thêm rằng Tổng thống Trump quyết tâm "hành động nhanh" và các cuộc đàm phán tương lai sẽ xác định liệu Nga có thể giữ lãnh thổ mà họ kiểm soát hay không.

    [​IMG]
    Phái đoàn Mỹ (bên trái) và phái đoàn Nga tại cuộc họp ở thủ đô Riyadh, Arab Saudi ngày 18/2. Ảnh: Reuters

    Trong khi chính quyền ông Trump mô tả cuộc nhóm họp là bước đầu tiên cho nỗ lực hòa bình lớn, giới chức Nga nói đây là cơ hội chấm dứt giai đoạn trừng phạt cả về kinh tế và chính trị, cũng như củng cố quan hệ với siêu cường hạt nhân.

    "Điều quan trọng ở đây là bắt đầu bình thường hóa quan hệ giữa chúng tôi và Washington", trợ lý Điện Kremlin Yuri Ushakov nói tại Riyadh.

    Nga đã nhận được những kết quả thực tế. Ngoại trưởng Rubio cho biết các đại sứ quán Mỹ và Nga sẽ nối lại hoạt động đầy đủ hơn sau khi bị cắt giảm thời gian qua. Hai bên cũng nhất trí tìm cách hợp tác kinh tế và các chính sách đối ngoại nếu xung đột kết thúc và quan hệ được cải thiện.

    Alexandra Prokopenko, cựu cố vấn Ngân hàng Trung ương Nga và hiện là chuyên gia tại Trung tâm Carnegie, nói Nga đã giành được lợi thế sau khi "phá băng" bằng cuộc đối thoại cấp cao.

    "Bây giờ bất chấp thực tế là giao tranh vẫn tiếp tục, các quan chức cấp cao Mỹ đã ngồi vào bàn và nói chuyện với người Nga. Đó là chiến thắng lớn đối với ông Putin vì Ukraine hay châu Âu không góp mặt", bà nói.

    Kirill Dmitriev, người đứng đầu quỹ đầu tư quốc gia Nga, nói Moskva đã đưa ra các đề xuất hợp tác kinh doanh và năng lượng mới với Washington, bày tỏ lạc quan hai bên có thể ký kết các thỏa thuận trong vòng vài tháng.

    "Cả thế giới đang xem liệu Mỹ và Nga có thể cải thiện quan hệ hay không. Điều đó cũng có thể giúp giải quyết các vấn đề toàn cầu mà thế giới phải đối mặt hiện nay. Chúng tôi thấy hợp tác kinh tế rất quan trọng", Dmitriev nói.

    Tập đoàn dầu khí Mỹ ExxonMobil từng hợp tác với tập đoàn Rosneft của Nga để thăm dò dầu khí ở Bắc Cực, nhưng đã rút khỏi dự án vào năm 2018 vì các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào Moskva.

    Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thể hiện mong muốn mở rộng ảnh hưởng của Mỹ ở Bắc Cực trong nhiệm kỳ này, điển hình là loạt tuyên bố sẽ mua Greenland và không loại trừ biện pháp quân sự hoặc kinh tế để giành quyền kiểm soát hòn đảo chiến lược.

    Daniel Fried, cựu đại sứ Mỹ tại Ba Lan và hiện làm việc tại tổ chức Hội đồng Đại Tây Dương, cho biết nỗ lực ngoại giao của chính quyền ông Trump có thể mang lại kết quả nếu Nhà Trắng không để sự nhiệt tình thúc đẩy quan hệ với Nga của họ lấn át nhu cầu bảo vệ lợi ích cho Ukraine.

    "Có ý kiến cho rằng chúng ta không nên gặp Nga khi họ đang tiếp tục cuộc chiến ở Ukraine. Điều quan trọng hơn là khi nói chuyện, chúng ta cần duy trì lập trường vững chắc để không trở thành những gã khờ", ông nói.


    Nga thu được gì sau cuộc đàm phán với Mỹ - Báo VnExpress
     

Chia sẻ trang này