Ru-Kà đánh nhau, Éo có nội chiến, ai về nhà nấy, Wagner mõm

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi Cha Thần Gió, 8/2/22.

  1. troll

    troll Sith Lord Revan GVN CHAMPION ✡ Shine Wizard ✡ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/11/02
    Bài viết:
    10,606
    Nơi ở:
    Onikage clone :">
    Thứ tư, 26/10/2022, 18:20 (GMT+7)
    Nga phai nhạt ảnh hưởng với Trung Á
    Hai xung đột biên giới nổ ra giữa các nước Trung Á cho thấy tiếng nói của Nga đang giảm sức nặng trong khu vực, khi chiến sự Ukraine kéo dài.

    Tổng thống Nga Vladimir Putin thường xuyên đến trễ trong các cuộc gặp với lãnh đạo nhiều nước. Ông từng để thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và tổng thống Mỹ Donald Trump phải chờ đợi trong những sự kiện tiếp xúc song phương và đây được coi là cách để ông thể hiện thế thượng phong của mình.


    Armenia Nikol Pashinyan đề nghị kích hoạt Điều 4 của Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO), đề nghị các nước thành viên đưa lực lượng gìn giữ hòa bình tới nước này.

    [​IMG]
    Tổng thống Nga Vladimir Putin (thứ ba từ trái sang) cùng lãnh đạo các nước Kyrgyzstan, Kazakhstan, Tajikistan và Turkmenistan tại hội nghị thượng đỉnh ở Astana, Kazakhstan, ngày 14/10. Ảnh: AP.

    CSTO hiện bao gồm 6 thành viên là Nga, Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Tajikistan. Điều 4 của hiệp ước quy định các quốc gia thành viên "sẽ lập tức cung cấp hỗ trợ cần thiết, bao gồm cả biện pháp quân sự" cho một thành viên nếu họ yêu cầu.

    Đây là căn cứ pháp lý để Nga hồi đầu năm triển khai hơn 3.000 quân cùng nhiều khí tài hiện đại tới Kazakhstan ổn định tình hình theo đề nghị của Tổng thống nước này, sau khi biểu tình phản đối tăng giá nhiên liệu bùng phát thành bạo loạn.

    Năm 2020, Nga cũng triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình tới Nagorno-Karabakh sau cuộc chiến Armenia - Azerbaijan. Hiện diện quân sự của Nga ở Nagorno-Karabakh được coi là chỗ dựa an ninh cho Armenia trước Azerbaijan vượt trội về nguồn lực.

    Nhưng lần này, không nước nào thuộc CSTO hưởng ứng đề nghị can thiệp của Armenia. Nga chỉ dừng ở mức lên tiếng kêu gọi các bên đối thoại. Azerbaijan và Armenia tháng trước ký kết thỏa thuận đình chiến, nhưng do Mỹ đóng vai trò trung gian đàm phán.

    Jeff Markoff, chuyên gia thuộc Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS) tại Washington, nhận định Nga đang phải dồn nguồn lực quân sự cho chiến trường Ukraine, nên không thể đáp ứng lời kêu gọi của đồng minh Armenia. Tuy nhiên, chính điều này cũng khiến Moskva dần đánh mất ảnh hưởng ở khu vực Trung Á.

    Lực lượng quân sự Nga nhiều năm qua giữ vai trò "chốt an toàn" cho Trung Á, khu vực tiềm ẩn nhiều bất ổn do bất đồng giữa các nước. Trung Á cũng đóng vai trò như vùng đệm an ninh giữa Nga và Afghanistan, nơi Moskva lo ngại về mối đe dọa khủng bố từ các nhóm cực đoan.

    "Nga đang rút dần lực lượng khỏi Trung Á. Năng lực kiểm soát tình hình của Nga tại khu vực do đó đã suy giảm", Markoff nhận định.

    [​IMG]
    Lính gìn giữ hòa bình Nga làm nhiệm vụ tại chốt kiểm soát vùng Nagorno-Karabakh, khu vực tranh chấp giữa Azerbaijan và Armenia, vào tháng 11/2020. Ảnh: AFP.

    Theo Markoff, trong nhiều năm qua các nước Trung Á xem Nga là "nhân tố đảm bảo an ninh chính yếu" trên toàn khu vực. Lãnh đạo các nước trong không gian hậu Xô Viết giữ tư duy truyền thống kỳ vọng Moskva hỗ trợ giải quyết những vấn đề quốc gia lẫn liên quốc gia.

    "Hiện diện của lực lượng quân sự Nga, cùng với kỳ vọng vào vai trò của Nga đã trở thành suy nghĩ quen thuộc, khiến cho mâu thuẫn Kyrgyzstan - Tajikistan không bùng nổ nghiêm trọng như nhiều người lo ngại trong một thời gian dài. Nhưng khi sức ảnh hưởng của Nga suy giảm, rủi ro xung đột ngày càng lớn", Markoff cảnh báo.

    Moskva không chỉ suy giảm tiếng nói trong các vấn đề khu vực Trung Á, mà trong vài tháng qua còn vấp phải một số tín hiệu phản kháng từ khu vực vốn được coi là vùng ảnh hưởng truyền thống, theo chuyên gia Arutunyan.

    Hồi tháng 6, Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev, đồng minh thân thiết vừa được Moskva hỗ trợ củng cố an ninh chưa đầy nửa năm trước, đã từ chối tiếp bước Nga công nhận độc lập cho hai vùng ly khai Ukraine. Tổng thống Tajikistan Emomali Rahmon, tại Hội nghị thượng đỉnh Nga - Trung Á ở Astana hôm 14/10, bất ngờ công khai chỉ trích cách Nga ứng xử với nhóm nước này.

    "Chúng tôi luôn tôn trọng quan hệ với Nga, đối tác chiến lược chủ lực của khu vực. Tuy nhiên, chúng tôi cũng muốn nhận lại sự tôn trọng. Chúng tôi muốn được đối xử bình đẳng như mọi quốc gia khác", ông nói.

    Arutunyan cho rằng phát biểu mạnh mẽ của ông Rahmon là "chưa từng có tiền lệ" trong giao thiệp giữa một lãnh đạo quốc gia Trung Á với Nga. Chuyên gia này cho rằng đây có thể là cách chính trị gia 70 tuổi, lãnh đạo chính phủ Tajikistan từ năm 1994, gây sức ép để nhận được hỗ trợ tài chính nhiều hơn từ Nga.

    "Tajikistan phụ thuộc nhiều vào thương mại với Nga, cũng như dòng kiều hối từ khoảng một triệu người gốc Tajikistan đang làm việc tại nước này. Ấn tượng về sức ảnh hưởng đang bị suy giảm của Nga có thể đã thôi thúc ông Rahmon thử tìm cách gây áp lực", Arutunyan nói.

    Giới chuyên gia cho rằng duy trì ảnh hưởng ở Trung Á có vai trò quan trọng với Nga, nhằm tạo vị thế cho Moskva trong quan hệ với đồng minh quan trọng khác như Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ..., đặc biệt khi Nga đang bị phương Tây cô lập.

    Các đồng minh này sẽ liên tục cân nhắc mức độ hợp tác với Nga trong bối cảnh xung đột Ukraine chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, còn Mỹ cùng đồng minh liên tục đe dọa mở rộng lưới trừng phạt thứ cấp đối với bất cứ quốc gia nào hợp tác cùng Nga.

    "Nhiều đối thủ địa chính trị muốn thế chân Nga trong bàn cờ tranh giành ảnh hưởng ở Trung Á. Họ chắc chắn nhận ra cơ hội khi Nga vướng vào khủng hoảng Ukraine và phải giảm hiện diện cũng như ảnh hưởng trong khu vực", Markoff nhận định.
    https://vnexpress.net/nga-phai-nhat-anh-huong-voi-trung-a-4527539.html

    mõm , nói ko ai nghe !buc
     
    UltraSmash, daltons, BYWD and 2 others like this.
  2. westerner

    westerner Sonic the Hedgehog Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    12/9/07
    Bài viết:
    4,600
    Mịa Ngố nó chuẩn bị cho cuộc chiến này 8 năm rồi mà bảo nó hết vũ khí mới vãi lone . Nói Ngố nó hết vũ khí thì khác éo gì nói Đông lào mình hết gạo .
     
  3. Mèo Bếu

    Mèo Bếu In memory of Desmond Miles ➳ Sharpshooter ⌖

    Tham gia ngày:
    25/8/20
    Bài viết:
    18,303
    Nguồn Tàu nhanh thì khum ngạc nhiên lắm!suong
     
  4. Nghịch Tia Sáng

    Nghịch Tia Sáng Mayor of SimCity

    Tham gia ngày:
    27/4/15
    Bài viết:
    4,082
    Đéo ai nghe Nga nữa. Nuke đi
     
  5. gà-cánhcụt

    gà-cánhcụt You Must Construct Additional Pylons CHAMPION ✡ Shine Wizard ✡ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    3/6/08
    Bài viết:
    8,809
    Giờ cứ đọc tin khum tốt về Nga toy lại có linh cảm đó là nguồn tàu nhanh!sad
     
  6. namnh01283

    namnh01283 Samus Aran the Bounty Hunter ♞ Blade Knight ♞ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    17/11/08
    Bài viết:
    6,100
  7. Công Chúa Gián

    Công Chúa Gián Persian Prince

    Tham gia ngày:
    18/9/16
    Bài viết:
    3,614
    Trừ báo cand ra thì báo nào cũng viết như tàu nhanh !ha
     
  8. living2nd

    living2nd ✣✣✣ Xiaolonista✣✣✣ CHAMPION ✡ Shine Wizard ✡ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    8/7/11
    Bài viết:
    13,812
    Nơi ở:
    Unknown
    soha khác nha
     
  9. amorphous1234

    amorphous1234 mindless, formless, senseless

    Tham gia ngày:
    23/9/15
    Bài viết:
    12,073
    Soha là trang tổng hợp tin từ nhiều nguồn thôi.
     
  10. Storm_Dance

    Storm_Dance Leon S. Kennedy

    Tham gia ngày:
    21/10/16
    Bài viết:
    13,948
    1 diễn viên hài chê 1 diễn viên hài khác =))
     
  11. Mèo Bếu

    Mèo Bếu In memory of Desmond Miles ➳ Sharpshooter ⌖

    Tham gia ngày:
    25/8/20
    Bài viết:
    18,303
    Vô 24h nó khác nha
     
  12. daltons

    daltons Sam Fisher, Third Echelon Agent GameOver Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    28/1/09
    Bài viết:
    15,436
    Mõm Tin mõm Tập, Trung Á chọn ai !duyet
     
  13. Mèo Bếu

    Mèo Bếu In memory of Desmond Miles ➳ Sharpshooter ⌖

    Tham gia ngày:
    25/8/20
    Bài viết:
    18,303
    Ukraine muốn EU hỗ trợ 2 tỷ USD mỗi tháng, Đức được kì vọng gánh vác 500 triệu USD

    Ukraine cần 4 - 5 tỉ USD mỗi tháng để duy trì ngân sách hoạt động, Alexander Rodnyansky, trợ lý của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenksy nói trên truyền thông Đức ngày 25/10, theo RT.

    Theo ông Rodnyansky, Kiev mong muốn EU hỗ trợ một nửa khoản tiền trên, tương đương 2 tỉ USD mỗi tháng. Khoản tiền 2 tỉ USD này không cần thiết phải chia đều cho toàn bộ 27 nước thành viên EU mà các quốc gia lớn trong khối có thể đóng góp nhiều hơn.

    Chúng tôi tin rằng, riêng Đức có thể hỗ trợ 500 triệu USD/tháng", ông Rodnyansky nói, nhấn mạnh rằng Ukraine rất cần phương Tây hỗ trợ ngân sách để chính phủ duy trì hoạt động trong năm 2023. "Nhà nước cần phải duy trì hoạt động, các khoản như tiền lương hưu vẫn phải thanh toán đầy đủ".

    Không rõ con số 2 tỉ USD mà trợ lý của Tổng thống Ukraine đưa ra có tăng vọt trong tương lai hay không. Ukraine dự báo lạm phát ở nước này sẽ lên tới 24,5% trong năm 2022.

    Ông Rodnyansky cáo buộc Nga "mở cuộc chiến tranh kinh tế" bằng cách phá hủy các cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine. "Nga đã thành công trong việc cắt giảm năng lực xuất khẩu điện của Ukraine", ông Rodnyansky nói.

    Ông Rodnyansky cho biết, người dân Ukraine sẽ phải đối mặt với “một cuộc khủng hoảng lớn” vào mùa đông năm nay và sẽ cần gấp “quần áo giữ nhiệt, thiết bị phát điện khẩn cấp và máy phát điện diesel” cũng như các mặt hàng khác.

    Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck đã kêu gọi EU gửi tới Ukraine "gói hỗ trợ khẩn cấp mùa đông", bao gồm máy phát điện, máy biến áp và thiết bị sửa chữa mạng.

    Trong số các quốc gia thành viên EU, Đức là nước chịu ảnh hưởng lớn nhất bởi cuộc khủng hoảng năng lượng do phụ thuộc phần lớn vào nguồn năng lượng nhập khẩu từ Nga.

    Hôm 24/10, Thủ tướng Ukraine Denis Shmigal nói Kiev cần 750 tỉ USD để tái thiết đất nước. Trong khi đó, Ngân hàng Thế giới (WB) và Mỹ tin rằng số tiền mà Ukraine thật sự cần chỉ bằng một nửa con số trên, tương đương 350 tỉ USD.
     
  14. ngdinhluat

    ngdinhluat Ryu & Ken Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    21/3/07
    Bài viết:
    16,644
    Nơi ở:
    Hà Nội
    2 tỷ quá ít, sao không đòi 20 tỷ biden mỗi tháng !belly
     
  15. quocviet0908

    quocviet0908 🍁 Thu Thơ Thẩn 🍁 ⚔️ Dragon Knight ⚔️ CHAMPION Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    30/3/07
    Bài viết:
    13,901
    Nơi ở:
    Xì Gờn
    Sắp tới bất kì thằng nào còn buôn bán với thằng Nga thì bị kết tội là tài trợ cho khủng bố nhé. !belly
    Rồi sắp tới sẽ thấy liên quân NATO đập nát Nga như đập I dắc. !suong

    ########
    Thượng viện Ba Lan đã thông qua một nghị quyết công nhận chế độ của Liên bang Nga là một "chế độ khủng bố".
     
  16. NipNip

    NipNip T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    8/4/17
    Bài viết:
    522
    Vừa đủ với mấy cái tài sản của Nga bị đóng băng, lúc hết chuyện thì cứ đưa đám đó cho u cà rồi lượn, khỏi có chuyện xin thêm !suong
     
  17. daltons

    daltons Sam Fisher, Third Echelon Agent GameOver Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    28/1/09
    Bài viết:
    15,436
    Xe tăng Nga chất đầy kho, có biến lấy ra mông má lại , bản base con này là y chang T-62 Việt Nam

    T-62 đang được nâng cấp lên chuẩn MV tại nhà máy Thiết giáp 103, vùng Atamanivka vào giữa tháng này.!suong

    FB_IMG_1666795970020.jpg
     
  18. quocviet0908

    quocviet0908 🍁 Thu Thơ Thẩn 🍁 ⚔️ Dragon Knight ⚔️ CHAMPION Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    30/3/07
    Bài viết:
    13,901
    Nơi ở:
    Xì Gờn
    Lỡ như ko tìm ra bằng chứng thì thôi xí xóa bỏ qua hết nhé các bạn. Có mỗi cái đường ống sửa mấy hồi làm gì kăng. !bem3

    ########
    Đan Mạch, Đức và Thụy Điển sẽ không tiết lộ kết quả điều tra các cuộc tấn công vào Dòng Bắc cho đến khi họ nhận được bằng chứng không thể chối cãi, chỉ huy Hải quân Đan Mạch Christoffersen cho biết.

    ########
    Chính phủ Đức biết chính xác ai đã làm nổ tung Nord Stream. Họ biết đó là ai, nhưng họ không thể nói với mọi người về điều đó, vì sợ rằng nó sẽ gây ra một cơn bão cảm xúc và điều này có thể ảnh hưởng xấu đến tình hình bên trong nước Đức.

    Tất cả mọi người, tuyệt đối tất cả mọi người ở Châu Âu đều nói rằng [sự phá hoại] này không thể được thực hiện nếu không có sự đồng ý của Hoa Kỳ. Bây giờ chúng ta thấy rằng nền kinh tế Đức đang tiến tới một sự sụp đổ nghiêm trọng, và họ không thể giải thích cho mọi người hiểu tại sao điều này lại xảy ra.

    Richard Black, Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa từ Virginia, cựu chiến binh Chiến tranh Việt Nam, người nhận Trái tim Tím.
     
    M-M, UltraSmash, redie and 3 others like this.
  19. Công Chúa Gián

    Công Chúa Gián Persian Prince

    Tham gia ngày:
    18/9/16
    Bài viết:
    3,614
    Kẻ - mà - ai - cũng - biết - là - ai - đó !suong!suong!suong
     
    M-M, UltraSmash and jumper like this.
  20. quangnamha102

    quangnamha102 C O N T R A Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    2/7/06
    Bài viết:
    1,804
    Quân đội Ukraine đang gặp khó với tình trạng hỗn loạn đạn pháo do nhận viện trợ từ quá nhiều nguồn khác nhau.
    [​IMG]
    Các binh sĩ Quân đội Ukraine chiến đấu gần Bakhmut đang gặp rất nhiều khó khăn về hậu cần trước các loại pháo phương Tây cung cấp, họ thậm chí còn phải dùng từ "Hỗn loạn đạn pháo" để nói về tình hình thực địa.

    [​IMG]
    Nguyên nhân là bởi lực lượng vũ trang Ukraine không phải lúc nào cũng có loại đạn phù hợp với chiều dài nòng pháo để tùy ý sử dụng, mặc dù pháo NATO cung cấp cho Kyiv đều có đường kính 155 mm.

    [​IMG]
    Theo trang Military Watch, Quân đội Ukraine đang trải qua một cơn ác mộng về hậu cần thực sự. Ví dụ vào đầu tháng 10/2022, các đơn vị Ukraine gần làng Bogdanovka (cách Bakhmut 12 km về phía Tây) được trang bị nhiều loại đạn pháo 155 mm khác nhau.

    [​IMG]
    Điều này làm phức tạp nghiêm trọng việc tiến hành các hoạt động chiến đấu chống lại các tay súng của Công ty quân sự tư nhân Wagner PMC và lực lượng vũ trang của Cộng hòa nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng.

    [​IMG]
    Thực tế phải nói đến ở đây chính là đạn lựu pháo do phương Tây cung cấp khác nhau về trọng lượng, loại thuốc nổ, kích cỡ liều phóng cũng như một vài thông số quan trọng khác.

    [​IMG]
    Một trường hợp điển hình đó là các binh sĩ Ukraine thường bị buộc phải sử dụng loại đạn dành cho pháo kéo M777 của Mỹ có nòng dài gấp 39 lần đường kính (L/39) cho pháo tự hành Krab L/52, điều này dẫn đến việc pháo Ba Lan "thất bại".

    [​IMG]
    Một trong những trường hợp như vậy đã được các phóng viên của hãng thông tấn Sky News ghi lại. Theo ghi nhận của phóng viên chiến trường, các quân nhân Ukraine đã lấy đạn pháo M795, dự định ban đầu cho khẩu M777 để bắn từ hệ thống Krab.

    [​IMG]
    Việc thực hiện hành động như vậy dẫn đến việc từ ngày 1 đến ngày 20 tháng 10 năm 2022, các binh sĩ Lữ đoàn 54 thuộc lực lượng vũ trang Ukraine đã phá hỏng cơ cấu khóa nòng của 4 trong số 12 khẩu Krab.

    [​IMG]
    Thêm một vấn đề phức tạp nữa là việc các kíp pháo binh Ukraine không được đào tạo đủ kỹ lưỡng để làm việc một cách thành thạo với pháo xe kéo cũng như pháo tự hành của NATO vì chúng khác biệt rất nhiều với vũ khí hệ Liên Xô.

    [​IMG]
    Ngoài ra, những người thợ kỹ thuật thường không có đủ điều kiện để bảo dưỡng pháo 155 ly trong điều kiện chiến đấu khốc liệt. Theo ghi nhận, pháo liên tục bị kẹt và phải được gửi đến các nước đồng minh để sửa chữa.

    [​IMG]
    Một trong những nguyên nhân được giải thích là bởi cường độ sử dụng của pháo binh Ukraine quá cao. Theo khuyến cáo của nhà sản xuất pháo tự hành PzH 2000, nếu bắn 100 quả/ngày đã là chiến tranh cường độ cao, nhưng Kyiv còn bắn nhiều hơn con số đó đáng kể.

    [​IMG]
    Ngoài pháo 155 mm chuẩn NATO, Ukraine còn đang gặp rắc rối với pháo theo cỡ nòng Liên Xô, chủ yếu là đạn 122 mm cho pháo D30, 2S1; hay 152 mm cho Msta-S và Msta-B...

    [​IMG]
    Sau khi Ukraine tiến hành chiến dịch phản công và thu giữ khá nhiều lựu pháo cũng như pháo tự hành của Nga trên mặt trận Izyum, không nhiều chiến lợi phẩm được đưa vào sử dụng ngay lập tức, chủ yếu là do thiếu đạn dược.

    [​IMG]
    Chính quyền Kyiv đang nỗ lực vận động những quốc gia từng là thành viên Khối Hiệp ước Warsaw "giải phóng" kho đạn pháo cũ của họ cho Ukraine, đồng thời tìm cách mua thêm từ châu Á hoặc châu Phi.

    Việt Dũng

    Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/hon-loan-dan-phao-gay-ra-tham-hoa-doi-voi-quan-doi-ukraine-post521075.antd
     
    BYWD thích bài này.

Chia sẻ trang này