Ru-Kà đánh nhau, Éo có nội chiến, ai về nhà nấy, Wagner mõm

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi Cha Thần Gió, 8/2/22.

  1. Viethq1989

    Viethq1989 The Warrior of Light

    Tham gia ngày:
    7/9/21
    Bài viết:
    2,464
    Tính ra sử thằng tàu khựa quy chiếu ra lịch sử thế giới cũng khớp nhỉ.Thế hiện nay chả khác thế chiến quốc là mấy.Mẽo bị chơi hội đồng quả này chắc cũng ngắc ngoải tương lại chắc lại là cá lớn nuốt cá bé thế giới cuối cùng còn mấy thằng to nhất hăm he đập nhau
     
  2. Viethq1989

    Viethq1989 The Warrior of Light

    Tham gia ngày:
    7/9/21
    Bài viết:
    2,464
    Dm nhiều thằng cứ nghe tuyên truyền u cà yếu đuối quân sự không có gì.Dm đi vào số liệu thì nó cũng top mẹ thế giới mấy thằng lol anh Pháp bỏ hạt nhân ra thì thằng u cà nó nhai sống chứ đợi đấy nó yếu.Tao chưa thấy thằng lol nào tự sản xuất được tàu chiến tank thiết giáp tầu ngầm tên lửa mà yếu cả.Chưa kể số lượng vũ khí nó được thừa kế từ liên xô còn nhiều hơn thằng nga nữa.Dm mấy thằng rồ mẽo sao tao thấy đéo thằng nào có não hết vậy
     
    JCH, otaku_gangsta, Atamazon and 7 others like this.
  3. BachLi

    BachLi Chịch ma, phệt quỷ, vã lắm rồi!

    Tham gia ngày:
    29/1/21
    Bài viết:
    14,546
    365 ngày mà chết 18 k quân là kinh thật đấy.
     
  4. Mèo Bếu

    Mèo Bếu In memory of Desmond Miles ➳ Sharpshooter ⌖

    Tham gia ngày:
    25/8/20
    Bài viết:
    18,162
    U cà nó huy động cả người già với tàn tật ra trận thì hiểu là thương vong nhiều rồi,chưa tính đám đánh thuê tây lông fake U cà nữa
     
    Ờ mày giỏi thích bài này.
  5. Kronpas1997

    Kronpas1997 Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/9/02
    Bài viết:
    30,774
    Link gốc plz? Cần fact check chứ ukraine lấy đâu ra lắm tank thế.
     
  6. TKH

    TKH Fire in the hole! Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    28/11/04
    Bài viết:
    2,638
    Nơi ở:
    Hồ Chí Minh
    Nên suy nghĩ cách thoát Mỹ trước rồi hãy nghĩ cách giảm phụ thuộc Nga với Tàu. Mỹ chẳng bao giờ muốn một EU tự lực tự cường và không như 2 thằng kia bị khích mới trả đũa, Mỹ sẵn sàng phá đám phủ đầu. :))
     
    N00bforever and Ờ mày giỏi like this.
  7. Frederica_Bernkastel

    Frederica_Bernkastel Fire in the hole!

    Tham gia ngày:
    5/12/19
    Bài viết:
    2,931
    Tank + Thiết giáp mà. VN cũng cỡ đó rồi chứ chưa cần nói thằng giàu nhất LX là Ukraina.
     
  8. namchum2006

    namchum2006 Sonic the Hedgehog Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    6/1/07
    Bài viết:
    4,721
    Nơi ở:
    Somewhere i belong
    Bài này phân tích đúng như những gì mình đã tìm hiểu

    Về một số tương đồng và tiền lệ giữa Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraina và của Việc ném bom Nam Tư của Nato:
    Xin chào các bác, sau mấy ngày combat nảy nửa với Trí Lê, Ngô Nả và một số nhân vật pro Ukraina khác trong nhóm, tôi có mấy quan điểm như sau, và cũng xin dẫn một số nguồn mở tiếng Anh để các bác đánh giá:
    1. Tôi có tranh luận với bác Ngô Nả về việc hợp pháp hay bất hợp pháp của việc ném bom Nam Tư của Hội đồng Bảo An LHQ: Nội dung chung như sau:
    + Bác Ngô Nả bảo hợp pháp: Do HĐBA áp dụng vũ lực theo chế tài của các Nghị Quyết của HĐBA-LHQ số 1244 (6/1999), 1239 (5/1999) , 1203, 1199 và 1160 (đều năm 1998). Tuy nhiên, thời điểm Nato ném bom lại là 24/3/199 nên tôi đã yêu cầu bác Ngô Nả loại 1244 và 1239 ra ngoài. Sau đó bác ấy có khăng khăng lại là theo 1203 là chế tài, thông lệ để Nato ném bom. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu một nguồn tài liệu tiếng Anh, tôi nhận thấy Nato vận dụng 1199 chứ không phải 1203. Còn trong Hiến chương LHQ: cho phép các quốc gia sử dụng lực lượng vũ trang chống lại các quốc gia khác chỉ trong ba tình huống:
    1/ Khi được yêu cầu (Triều Tiên đề nghị Trung Quốc hỗ trợ trong Chiến tranh Triều Tiên dù trước đó hai bên chưa ký kết hiệp ước đồng minh hay như Bangladesh đề nghị Ấn Độ hỗ trợ chống lại Pakistan, trước đó đều không có Hiệp ước đồng minh. Đấy là còn chưa kể việc Pháp trực tiếp hỗ trợ quân sự cho Tây Ban Nha giải quyết vấn đề xứ Basque, Mỹ triển khai quân đội để hỗ trợ Phillipines trong chống nổi dậy. Tất cả đều phù hợp với Điều 51 vì đây là hoạt động phòng thủ tập thể)
    2/ Cho phép bởi một nghị quyết của Hội đồng Bảo an (Bác Ngô Nả đã vận dụng điều này để áp vào Nghị quyết 1203 và 1119) tuy nhiên tôi đã đọc trong Nghị quyết và thực sự thì so sánh với Nghị Quyết 678 - 1990 của HĐBA LHQ về việc can thiệp quân sự vào Iraq (chiến tranh vùng vịnh lần 1) thì lập luận này khá yếu. Do nội dung của 2 nghị quyết 1199 (về tình hình ở Kosovo, Nam Tư), 1203 (Các thỏa thuận để xác minh việc tuân thủ các điều khoản của nghị quyết 1199 (1998) về tình hình ở Kosovo, Nam Tư) khá yếu so với Nghị quyết 678-1990 (cho phép các Quốc gia Thành viên sử dụng mọi biện pháp cần thiết để thực hiện nghị quyết 660 (1990) của Hội đồng Bảo an và tất cả các nghị quyết liên quan)
    3/Hoặc khi nhà nước (tập thể) hành động để tự vệ (chính là điều 51 trong Hiến Chương)
    => Trong bài luận có một câu kết mà tôi đã liên kết với cuộc tranh luận với bác Trí Lê như sau: "Hiện nay, hành động của NATO vi phạm luật pháp quốc tế trừ khi NATO có quyền tự vệ tập thể trước( Theo Điều 51 của Hiến chương Liên Hợp Quốc), và trừ khi quyền đó được thực thi đúng cách. Bởi vì dường như có một thực tế trên một số các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc dung thứ cho những hành động như vậy khi được thực hiện bởi các tổ chức an ninh khu vực, có vẻ họ cho rằng NATO có quyền tự vệ tập thể. Hiện tại không có thông lệ nào trong quy phạm pháp luật quốc tế cho phép các quốc gia sử dụng vũ lực để ngăn chặn các quốc gia khác giết hại hoặc trục xuất dân cư của chính họ.
    Thực tiễn của các quốc gia để đối phó với vụ việc này (các hành động của NATO) có thể dẫn đến sự thay đổi trong luật tập quán quốc tế: mức độ tán thành cao, hoặc thậm chí là khoan dung, đối với hành động của NATO đối với các quốc gia khác có thể chỉ ra sự xuất hiện của một chuẩn mực như vậy" => Và chuẩn mực đó đã được Nga áp dụng trong Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina (mà tôi xin có 1 số nhận định tôi đã tham khảo cũng như tìm hiểu xin được phân tích ở phần 2 dưới đây).
    2. CHIẾN DỊCH QUÂN SỰ ĐẶC BIỆT CỦA NGA CÓ HỢP PHÁP HAY KHÔNG:
    1/ Đó chính là việc vận dụng lại tiền lệ Nam Tư - Kosovo như đã nêu ở trên: Không nhắc đến Nghị quyết, bởi cơ sở áp dụng Nghị quyết của Nato khi ném bom khá yếu (ở đây gần như Nato đơn phương ném bom mà không thông qua HĐBA vì như chính bài phát biểu sau khi ném bom của tổng thư ký Kofi Annan vào ngày 24/3/1999:ông đã nói ở câu kết: “ HĐBA nên tham gia vào bất cứ quyết định sử dụng vũ lực (ném bom Nam Tư) nào. Và tiền lệ ở đây chính là Điều 51 Hiến Chương LHQ:
    + Nato cho rằng: các nước sát biên giới với Nam Tư có khả năng bị đe doạ (Macedonia - nơi có 12000 quân Nato, Hungary, Albany (vì người Kosovo đa số gốc Albani) nên họ áp dụng điều 51 để ném bom (khi đó không liên quan đến HĐBA như bác Ngô Nả đã nói nữa)
    + Và như ở trên đã nói về chuẩn mực: Nga đã áp dụng chính điều 51 cho CDQSĐB: người Nga, văn hoá Nga, ngôn ngữ Nga bị đe doạ. Điều này tôi đã hiểu vì sao trong một video ông Putin và TTK Antonio Guterres đối thoại sau CSQSĐB, khi nhắc đến tiền lệ Kosovo, ông tổng thư ký lại ngồi im không nói gì.
    2/ Nga và lãnh thổ Ukraina hợp pháp do chính tổng thống hợp hiến tại thời điểm 2/2014 là Yanukovych mời vào. (Cái này đã nhắc ở trên: Khi được yêu cầu)
    3/ Tuy có những lấn cấn khi so sánh, nhưng vấn đề pháp lý của Crime và 4 tỉnh khi sát nhập: “Không thể nói là việc tổ chức trưng cầu dân ý về việc Krym và 4 tỉnh ly khai và sáp nhập vào Nga là không phù hợp với luật pháp Ukraina. Như đã biết, tháng 3/1991 Liên Xô, trong đó có nước Xô-viết CHXHCN Ukraina, đã tiến hành trưng cầu dân ý trong đó có nội dung thừa nhận quyền tự quyết dân tộc và việc thực hiện quyền này của các nhóm sắc tộc thiểu số. Trên cơ sở nguyên tắc kế thừa quốc gia thì chính quyền bất hợp pháp Maidan hiện tại nếu tuyên bố kế thừa quyền lợi và nghĩa vụ của các chính quyền trước đây tồn tại trên lãnh thổ của Ukraina thì hiển nhiên công nhận quyết định của Liên Xô và nước Xô-viết CHXHCN Ukraina. Do đó, Krym và 4 tỉnh kia có đầy đủ cơ sở pháp lý để tổ chức trưng cầu dân ý về số phận của họ vào bất kỳ thời điểm nào. Không có bất kỳ quy định pháp lý nào đòi hỏi cuộc trưng cầu dân ý phải diễn ra sau một sự kiện pháp lý nào đó bao nhiêu lâu và phải nằm dưới sự giám sát của ai, mà không có luật có nghĩa là không có vi phạm. Do đó, các cuộc trưng cầu dân ý này hoàn toàn hợp pháp, phù hợp với Điều 1 Hiến chương LHQ và các quyết định có được từ cuộc trưng cầu dân ý tháng 3/1991 ở Liên Xô, đảm bảo rằng nó được thực hiện trên cơ sở đồng thuận của tất cả các bên liên quan. Chẳng có gì là tiền lệ xấu cả vì trước các cuộc trưng cầu dân ý này, Việt Nam đã công nhận kết quả trưng cầu dân ý tháng 3/1991 với một trong hậu quả pháp lý của nó là việc thành lập SNG thay thế Liên Xô, nói cách khác là công nhận nền độc lập của các nước Liên Xô cũ”
    => Như vậy Nga đã áp dụng khá chuẩn Điều 1 vào vấn đề này. Cùng với tiền lệ Đông Timor và Kosovo (đều theo Điều 1) nên ông tổng Antonio Guterres im lặng là có lý do.
    4/ Một điểm nữa là: Việc chính quyền bất hợp pháp Maidan thực hiện các hành vi vi phạm nhân quyền ở mức độ cao nhất đó là pháp điển hóa việc ngăn cấm ngôn ngữ và văn hóa Nga thì Nga có quyền can thiệp nhân đạo để ngăn chặn hành vi vi phạm nhân quyền này. Chính chính quyền Taliban vi phạm nhân quyền nên Mỹ mới có quyền tấn công Taliban để bảo vệ quyền con người ở Afghanistan mà không cần xin phép HĐBA.
    => Như vậy, đã có sự tương đồng trong hành động của cả Nga và Nato, Mỹ trong các vụ việc đã xảy ra. Nato, với một thời gian dài sau khi LX sụp đổ, với vị thế của những người đứng đầu thế giới đã áp đặt rất nhiều điều vô lý mơ hồ lên các quốc gia khác, và giờ khi Nga Trung bắt tay trở mình, họ đã áp dụng chính các chiêu bài của Nato, Mỹ. Thật là khó đoán định cho tương lai của thế giới thời điểm tới sẽ thế nào!!
     
    Chỉnh sửa cuối: 31/3/23
    JCH, N00bforever, viendu and 6 others like this.
  9. westerner

    westerner Sonic the Hedgehog Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    12/9/07
    Bài viết:
    4,579
    Thông số ba xàm . Nga với u cà dùng chung mấy loại Tank với nhau . Đưa mấy cái Ảnh cháy đen thui lên bảo Xe tank ngố cháy 5000 cái mới vãi lone . Nhất là dòng T72 thì thằng Ngố với U cà 2 bên cả ngàn con thì biết xe bên nào cháy .
     
    JCH, Kronpas1997, tinyprince and 7 others like this.
  10. iamlogan

    iamlogan Mayor of SimCity

    Tham gia ngày:
    18/6/21
    Bài viết:
    4,426
    xưa vũ khí vnch thiếu đếch đâu, thua do lãnh đạo và con người thôi nhưng thằng u cà ăn bả giờ tự huỷ thật, xưa ngâm cứu kinh tế thì thằng uca ngon nhất trong đám đông âu
     
  11. thang_lau_ca

    thang_lau_ca Lao Công Gamevn Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    24/4/07
    Bài viết:
    7,957
    Thanh niên viết bài này cũng rảnh. Đi cl với thằng ngô nả trong group đó cogidau-2
     
  12. Hito-Shura

    Hito-Shura Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    6/9/14
    Bài viết:
    213
    Oryx dính phốt từ đầu SMO là tính cả tank U Cà vào là thiệt hại của Nga. Dẫn nguồn Oryx là thấy tín rồi.
     
  13. Mèo Bếu

    Mèo Bếu In memory of Desmond Miles ➳ Sharpshooter ⌖

    Tham gia ngày:
    25/8/20
    Bài viết:
    18,162
    Đề xuất đặc biệt của Ukraine với các công ty năng lượng phương Tây


    Kiev cho rằng, cuộc chiến với Nga hơn một năm qua đã giúp các công ty năng lượng phương Tây đã thu về lợi nhuận "khủng", vì vậy các doanh nghiệp này nên chia sẻ một phần số tiền để tái thiết Ukraine.

    Trả lời phỏng vấn ngày 29/3 với báo MỹPolitico, Bộ trưởng Năng lượng Ukraine German Galushchenko cho biết, các công ty dầu mỏ và khí đốt lớn đã kiếm được lợi nhuận kỷ lục nhờ cuộc xung đột ở Ukraine trong hơn một năm qua. Vì vậy, ông Galushchenko cho rằng, họ nên chia sẻ một phần để xây dựng lại cơ sở hạ tầng bị chiến sự tàn phá tại Ukraine.

    Theo quan chức Kiev, các công ty năng lượng phương Tây đã kiếm được khoản lợi nhuận hơn 200 tỷ USD do giá năng lượng toàn cầu dao động mạnh trong thời gian qua. Các lệnh trừng phạt áp lên Nga vì mở chiến dịch quân sự ở Ukraine, cũng như các đòn đáp trả của Moscow khiến giá dầu và khí đốt tăng mạnh trong một khoảng thời gian dài.

    Theo RT, trong năm 2022, các "ông lớn" ngành năng lượng của phương Tây đã công bố có lời, và tổng lợi nhuận của họ là 196,3 tỷ USD, đánh dấu mức cao nhất trong lịch sử của ngành.


    Tôi nghĩ sẽ là công bằng nếu (các công ty năng lượng lớn của phương Tây) chia sẻ số tiền này với Ukraine. Ý tôi là hãy giúp chúng tôi khôi phục, xây dựng lại ngành năng lượng", ông Galushchenko nói trong chuyến thăm Brussels, Bỉ, nhấn mạnh con số lợi nhuận kỷ lục đạt được là do cuộc xung đột ở Ukraine.

    Theo đánh giá mới nhất của chính phủ Ukraine, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên Hợp Quốc, chi phí ước tính cho việc tái thiết và phục hồi đất nước bị chiến sự tàn phá vào khoảng hơn 400 tỷ USD.

    Bộ trưởng năng lượng Ukraine cũng kêu gọi phương Tây thực hiện các bước tiếp theo để lấp các lỗ hổng trừng phạt nhằm ngăn các nhà sản xuất năng lượng của Nga tiếp tục xuất khẩu dầu và khí đốt ra thị trường.

    Trước đó, phương Tây đã tính tới phương án dùng tài sản bị đóng băng của Nga chuyển cho Ukraine để thực hiện hoạt động tái thiết. Tuy nhiên, cả Mỹ và các đồng minh đều thừa nhận đây là phương án khó khăn và thách thức.

    Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen tỏ ra hoài nghi với mục tiêu tịch thu tài sản của Nga, cảnh báo rằng ngoài những trở ngại pháp lý, một động thái như vậy có thể được coi là tiền lệ gây nguy hiểm cho niềm tin vào hệ thống tài chính phương Tây và đồng USD. Nhiều nhà phân tích cũng chỉ ra rằng động thái này có thể khiến tài sản của châu Âu và Mỹ gặp rủi ro, vì chúng có nguy cơ bị tịch thu trong trường hợp xảy ra tranh chấp quốc tế.
     
    NipNip thích bài này.
  14. jumper

    jumper Baldur's Gate GameOver Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/6/03
    Bài viết:
    26,581
    xét trong EU thì chắc nó thua mỗi thằng Pháp thôi
    kinh tế ở đông âu nó cũng top luôn
    chọn phe ngu thì ăn đấm thôi
     
    Ờ mày giỏi thích bài này.
  15. namnh01283

    namnh01283 Samus Aran the Bounty Hunter ♞ Blade Knight ♞ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    17/11/08
    Bài viết:
    6,060
    Ukr anh hùng chưa mất xe tank nào mà bạn, toàn tank Ork chây thôi khichdeu
     
    Ờ mày giỏi thích bài này.
  16. Storm_Dance

    Storm_Dance Leon S. Kennedy

    Tham gia ngày:
    21/10/16
    Bài viết:
    13,920
  17. Cha Thần Gió

    Cha Thần Gió SPARTAN John-117 Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    6/1/11
    Bài viết:
    11,231
    Phía đông Ukraine có gì lạ?
    [​IMG]
    Trước diễn biến thực tế mới, Nga vừa nhắc lại những điều kiện để tiến tới hòa bình bền vững, công bằng và toàn diện ở Ukraine. Nhưng liệu những đề nghị này có khả thi trong tình hình hiện tại?

    [​IMG]
    Một chiếc xe tăng được kéo đi trên đường ở gần thành phố Bakhmut nằm phía đông Ukraine trong ngày 29-3 - Ảnh: REUTERS

    Năm ngoái, khi Tổng thống V. Putin tuyên bố bắt đầu "chiến dịch quân sự đặc biệt" tại Ukraine ngày 24-2, hai lý do chính ông nêu ra là nhằm "phi quân sự hóa" và phi phát xít hóa" Ukraine. Đến nay, khi chiến dịch đã bước sang năm thứ hai với "những thực tế mới", các điều kiện để chấm dứt chiến sự đã được Phó thủ tướng Nga Mikhail Galuzin tóm tắt trong trả lời phỏng vấn kênh truyền hình RTVI hôm 29-3.

    Công thức hòa bình của Matxcơva
    Theo đó, ông Mikhail Galuzin truyền đạt quan điểm của Bộ Ngoại giao Nga cho rằng "một nền hòa bình toàn diện, công bằng và bền vững ở Ukraine và châu Âu" có thể có được "với việc chấm dứt chiến sự của các nhóm vũ trang Ukraine và việc dừng cung cấp vũ khí của các nước phương Tây, cũng như sự rút lui của lính đánh thuê nước ngoài".

    Cụ thể, ông Galuzin nói công thức cho một tương lai hòa bình của Ukraine nằm ở việc "quay trở lại nguồn gốc của tư cách nhà nước của Ukraine, được ghi trong tuyên bố chủ quyền Nhà nước Ukraine năm 1990, quy định về quy chế trung lập, ngoại khối của Ukraine, tôn trọng các quyền của dân số Nga và các dân tộc thiểu số của Ukraine, di chuyển tự do xuyên biên giới với Nga". Một trong những điều kiện quan trọng nữa là Kiev và phương Tây "phải công nhận thực tế lãnh thổ mới".

    Ngoài những điều kiện từng được đưa ra trước đây, lần này Matxcơva nhấn mạnh việc bãi bỏ các lệnh trừng phạt chống Nga của Ukraine và phương Tây; "rút lại yêu sách, ngừng truy tố Nga, các cá nhân và pháp nhân của nước này". Ngoài ra, Nga yêu cầu "khôi phục bằng chi phí của phương Tây các cơ sở hạ tầng dân sự bị lực lượng vũ trang Ukraine phá hủy sau năm 2014"...

    Những thực tế mới
    Có thể thấy những điều kiện mới vừa được Nga đưa ra xuất phát từ những leo thang gần đây trong xung đột giữa Nga với Ukraine và phương Tây.

    Trước tiên là tình trạng căng thẳng hạt nhân. Chỉ ba ngày sau khi Bộ Năng lượng Ukraine hôm 17-3 tuyên bố Công ty năng lượng hạt nhân Ukraine Energoatom sẽ hợp tác với Công ty Westinghouse của Mỹ để "sản xuất nhiên liệu thay thế nhiên liệu hạt nhân của Nga", ngày 20-3, Thứ trưởng Quốc phòng Anh Annabelle Goldie cho biết London sẽ chuyển giao đạn pháo uranium nghèo cho Ukraine. Ngay sau đó, ngày 25-3 ông Putin cho biết Nga sẽ hoàn tất xây dựng kho dự trữ vũ khí hạt nhân chiến thuật tại Belarus vào ngày 1-7 tới.

    Tiếp theo là phương Tây đang tạo sức ép ngày càng tăng cả về mặt pháp lý lẫn quân sự với Nga. Việc Tòa án hình sự quốc tế (ICC) ngày 17-3 phát lệnh "bắt giữ" Tổng thống V. Putin vì "trục xuất và di chuyển bất hợp pháp trẻ em Ukraine sang Nga" có thể xem là bước đi căng thẳng nhất sau khi hàng loạt nhân vật cao cấp của Nga bị cấm vận và trừng phạt.

    Về quân sự, phương Tây tiếp tục đẩy mạnh viện trợ vũ khí cho Kiev. Gần đây nhất, tuần lễ bắt đầu từ 27-3 đã chứng kiến cuộc "diễu binh xe tăng" vào Ukraine: xe tăng Challenger 2 của Anh, xe tăng Leopard 2A6 từ Bồ Đào Nha, xe bọc thép chở quân Stryker của Mỹ, 18 xe tăng Leopard-2 và 40 xe chiến đấu bộ binh Marder từ Đức.


    Tạp chí Der Spiegel (Đức) cũng đưa tin về kế hoạch của Berlin trong việc tăng chi tiêu hỗ trợ quân sự cho Ukraine gấp 5 lần trong những năm tới: từ 3 tỉ euro lên 15 tỉ euro, "do Ukraine đang tổn thất nặng nề về trang thiết bị quân sự".

    Bất chấp tình hình rối ren trong nước liên quan đến cải cách tuổi hưu, Pháp cũng tích cực đóng góp cho Kiev. Trả lời báo Le Figaro, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sebastien Lecornu thông báo ý định chuyển hệ thống phòng không SAMP/T cho Kiev trong tương lai gần và tăng nguồn cung đạn 155mm.

    Từ cuối tháng 3, Ukraine sẽ nhận được 2.000 đơn vị mỗi tháng từ Paris... Không chỉ ra điều kiện phương Tây ngưng viện trợ thiết bị quân sự hay khí tài, Nga còn yêu cầu "rút lính đánh thuê" khỏi Ukraine.

    Có thể thấy những vòng xoáy leo thang mới đều bắt đầu cùng lúc hoặc sau chuyến thăm Nga của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, trong đó việc thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Matxcơva và Bắc Kinh được đánh giá là mối đe dọa cho thế đơn cực của Washington.

    Lời đáp từ Kiev
    Đáp lại, Ukraine cũng đưa ra các yêu sách của mình mà việc hoàn thành nó được ông Mikhail Podolyak, cố vấn của người đứng đầu Văn phòng tổng thống Ukraine, cho rằng sẽ là "chiến thắng chung cuộc của Ukraine".

    Các yêu sách này được ấn phẩm Strana.today hôm 29-3 tóm gọn trong ba điểm chính: 1/ Khôi phục biên giới năm 1991, bao gồm cả với Crimea; 2/ Đảm bảo tự do và an ninh "để mọi người dân Ukraine có thể lên chuyến bay của hãng hàng không quốc tế ở Kiev và bay đến bất cứ nơi nào họ muốn"; và 3/ Thực hiện phán quyết của ICC về tội phạm chiến tranh Nga.

    Như vậy, so với kế hoạch 10 điểm mà ông Zelensky từng đưa ra hồi tháng 11-2022 (trong đó có an toàn bức xạ và hạt nhân, an ninh lương thực và năng lượng, thực hiện Hiến chương Liên Hiệp Quốc, khôi phục toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine và trật tự thế giới; Nga rút quân và chấm dứt chiến sự...) các bước đi này không có gì đột phá mà chỉ là những bổ sung thêm theo tình hình mới.

    Strana.today kèm theo đó bình luận: "Đương nhiên, những điều kiện này cũng không thể chấp nhận được đối với chính quyền Nga, cũng như các điều kiện của Nga đối với Ukraine. Và do đó, bây giờ mọi thứ sẽ được quyết định trên chiến trường".

    Nhưng trên chiến trường, mọi thứ đang bị cỗ máy tuyên truyền chiến tranh can thiệp đến độ người ta chỉ đọc được những bản tin hoàn toàn trái ngược nhau. Chỉ có một điều hiếm hoi được cả hai phía thống nhất: cuộc chiến có thể sẽ dài lâu, và các "kế hoạch hòa bình" chưa có gì hứa hẹn.

    Chiến sự vẫn mịt mùng
    Hai trong những tin bên lề nhưng không khỏi làm người đọc suy nghĩ: ngày 28-3, RIA Novosti đưa tin trên trang web của tổng thống Ukraine vào ngày 27-3 xuất hiện lời thỉnh cầu không sử dụng đạn pháo uranium nghèo vì độc tính của nó với con người và hành tinh. Tuy nhiên, vào 30-3, trang web đã không truy cập được. Còn từ Nga, tờ Kommersant phát hiện: bắt đầu từ năm tới, Bộ Y tế dự định tăng gấp 4 lần số trung tâm huấn luyện quân sự (trước đây gọi là khoa quân sự) trong các trường đại học y khoa - từ 4 lên 17, "xuất phát từ bối cảnh chính trị - quân sự mới". Các trung tâm này sẽ đào tạo sinh viên cho các chương trình huấn luyện sĩ quan chuyên nghiệp và dự bị.

    Vòng xoáy căng thẳng chỉ đang leo thang, còn lại, chiến sự vẫn tiếp diễn ở phía đông Ukraine!


    Phía đông Ukraine có gì lạ? - Tuổi Trẻ Online (tuoitre.vn)
     
  18. Leo_whisky0476

    Leo_whisky0476 Mayor of SimCity Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    16/5/10
    Bài viết:
    4,012
    Nơi ở:
    HAGL
    con ghẻ vịt cũng có cỡ 2-3k tank/thiết giáp rồi chứ nói chi thằng ukraina con cưng của lx lại đc nota bơm nhiệt tình, ko tính đến chất lượng
     
    Ờ mày giỏi thích bài này.
  19. Mèo Bếu

    Mèo Bếu In memory of Desmond Miles ➳ Sharpshooter ⌖

    Tham gia ngày:
    25/8/20
    Bài viết:
    18,162
    Ukraine điều quân mạnh nhất, phá thế gọng kìm của Nga ở Bakhmut

    Chỉ huy nhóm chiến thuật Ukraine cho biết quân đội Nga cố gắng bao vây thành phố Bakhmut trong thế gọng kìm, nhưng Moscow đang phải chiến đấu các đơn vị mạnh nhất của Kiev.


    Đại tá Yevhen Mezhevikin, chỉ huy Nhóm Chiến thuật Adam ở Bakhmut, cho biết ông tin tưởng rằng các lực lượng Ukraine có thể tiếp tục giữ vững thành phố này và đẩy lùi quân đội Nga ra xa hơn.

    "Nếu Ukraine giữ được những thành quả gần đây, các trận chiến từ tháng trước tại Bakhmut có thể tạo ra bước ngoặt trong chiến dịch phòng thủ của Ukraine trước Nga, không chỉ ngăn chặn cuộc tấn công mới nhất của Nga mà còn chuẩn bị sẵn sàng để giáng một đòn hạ gục", ông Mezhevikin nói với New York Times.

    Theo chỉ huy Ukraine, các cuộc tấn công của Nga đã chậm lại và mối đe dọa từ việc Nga bao vây Bakhmut đã bị ngăn chặn. Ông nói thêm rằng "đối phương đã cạn kiệt tất cả nguồn lực dự trữ".

    "Cường độ của các cuộc tấn công đã giảm xuống nhiều lần. Trước đây, họ có thể tấn công đồng thời từ mọi hướng và tấn công theo nhóm không dưới 20, 30 hoặc 40 người, nhưng con số này đang giảm dần", ông Mezhevikin cho biết.

    Ông Mezhivikin thông báo các lữ đoàn tấn công bổ sung của Ukraine đã hoàn thành các chương trình huấn luyện. "Chúng tôi đang cầm chân đối phương ở đây thêm một chút và sẽ đẩy lùi họ", chỉ huy Ukraine nhấn mạnh.


    Ông Mezhivikin cũng lý giải rằng, ở sườn phía bắc và phía nam Bakhmut, nơi quân đội Nga đã cố gắng bao vây thành phố trong thế gọng kìm, lực lượng Nga đang phải chiến đấu các đơn vị mạnh nhất của Ukraine. "Khi họ cố gắng củng cố các đơn vị và luân chuyển quân của mình, họ đã bị hạ gục ngay từ đầu", ông nói.

    Tuy nhiên, chỉ huy Ukraine thừa nhận, trung tâm Bakhmut vẫn là một điểm nóng, nơi quân đội Nga đang tấn công với lực lượng đáng kể. "Tất cả những gì họ đang làm là cố gắng tiến công qua thành phố, vì các tòa nhà sẽ bảo vệ họ khỏi hỏa lực", ông Mezhivikin cho biết thêm.


    Theo các binh sĩ Ukraine đang chiến đấu ở Bakhmut, quân đội Nga đã tập trung nỗ lực tiến công qua trung tâm thành phố bằng cách sử dụng pháo hạng nặng và oanh tạc từ trên không, phá hủy từng dãy nhà. Một số đơn vị Ukraine cũng bị tổn thất nặng nề và buộc phải luân chuyển hoặc yểm trợ bởi các đơn vị khác.

    Ông Mezhevikin xác nhận, Nga vẫn còn những sư đoàn mạnh được triển khai để bảo vệ các cứ điểm phòng thủ quan trọng, tuy nhiên các đơn vị quân đội chính quy của Nga đang sụt giảm tinh thần chiến đấu và dễ bị tấn công hơn. "Chiến đấu với họ dễ dàng hơn. Họ đang rút quân", ông nói.

    Theo New York Times, Nhóm Chiến thuật Adam đã được triển khai tới Bakhmut từ 6 tuần trước.

    Bakhmut, một thành phố với 70.000 dân trước chiến tranh, được cho là có rất ít giá trị về mặt chiến lược. Khu vực này chỉ đơn giản là điểm đánh tiếp theo trong cuộc tấn công của Nga nhằm kiểm soát toàn bộ tỉnh Donetsk ở miền Đông Ukraine. Nhưng trận chiến giành Bakhmut được xem là thời điểm quyết định cho cả quân đội Nga và Ukraine trong cuộc xung đột suốt hơn một năm qua. Đó không còn là cuộc chiến để giành một thành phố, mà là một cuộc đua marathon để xem đội quân nào có thể đánh bại đội quân còn lại.

    Nga đã tung hàng chục nghìn binh sĩ mới được huy động vào một cuộc tấn công trên bộ quy mô lớn nhằm chiếm Bakhmut bằng sức mạnh hỏa lực và binh lực. Trong khi đó, Ukraine đã sử dụng mọi chiến thuật hiểm hóc mà họ đã rút ra được trong một năm xung đột để giữ vững trận địa và gây thương vong tối đa cho đối phương.
     
    Ờ mày giỏi thích bài này.
  20. haiduong87

    haiduong87 Κράτος - Ragnarok Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    20/5/04
    Bài viết:
    24,356
    Nơi ở:
    TP HCM
    Vào hang lamlo
     

Chia sẻ trang này