phim có 3 thế giới, và không connect với nhau, 1 thế giới là thật, 2 thế giới sau là ảo, đạo diễn dùng 2 thế giới ảo để diễn tả những gì xảy ra ở thế giới thật dưới 1 góc nhìn khác, cái này là cho người xem chứ k phải sự tưởng tượng của nhân vật. Hqua mới xem Shutter Island, lại lobotomy, trùng hợp vãi =)
Vậy thì kể đi,mục đích của tui đâu phải tìm phim giống .đối với bạn chỉ có mỗi brazil là giống nhất,tới 80% luôn.quote dùm xem có dòng nào tôi nói sp giống bất cứ phim nào ko hay là não fanboy tự suy diễn.
uh mình biết cái này nhưng thế thì sao ? . cái bạn nói là nội dung phim thì ai cũng biết. cái đó là cách thể hiện của ông đạo diễn cho người xem. lúc này ta đặt ra câu hỏi cách thể hiện 1 bộ phim như thế có ý nghĩa gì ko hay chỉ là sự ngẫu hứng?
Nó là một cách thể hiện khác cái cách thông thường. Cũng có thể nó chỉ là ý tưởng ngẫu hứng của Zack Snyder khi nghĩ ra kịch bản cho bộ phim. Điều mình nhấn mạnh là nó là sự sự thể hiện theo ý muốn chủ quan của đạo diễn cho người xem, và muốn người xem nhìn qua điều mà mình làm và cảm nhận về nó. Đã là cảm nhận thì có nhiều chiều, có người thấy hay có người thấy dở, có người hiểu ra có người không hiểu có người không muốn hiểu. Không ai phải ép ai hiểu thế này thế kia. Chứ nếu bạn hỏi mình có ý nghĩa gì không thì mình cũng chịu k biết trả lời thế nào , vì cảm nhận của mỗi người k thể dùng cho nhau :) Nói đơn giản. Nó giống như kiểu người làm nghệ thuật nghĩ ra một điều cảm thấy rất thú vị và làm ra nó, muốn người khác xem và cảm nhận nó. Mình cũng là người vẽ tranh nên mình cũng có cái cảm giác này. Nhiều bức tranh của Van Gogh người ta xem có thể nghĩ là một bức tranh xấu xí vô giá trị, ấy bởi vì cảm nhận của từng người :)
Suy nghĩ theo kiểu lảm nhảm của mình, có thể đúng mà cũng có thể gượng, thì là thế này: Phim là hành trình đi tìm tự do của nhân vật. Để có được tự do cần 5 item tượng trưng cho 5 yếu tố: bản đồ (thể hiện rằng phải có 1 con đường), bật lửa (quyết tâm/nhiệt huyết), con dao (sức mạnh), chìa khóa (sự sáng suốt) và cuối cùng, quan trọng nhất là chính bản thân mình (cái này ở cuối phim Sweat Pea có nói đó).
cái này ai chả biết ý của tớ là cả câu chuyện khá là đơn giản mà ông zack vẽ chuyện làm mấy cái cảnh hành động cho đủ dài film
Bài viết chả có tính giá trị về mặt nội dung nào, cũng không trả lời được ý của tớ vậy cậu reply làm gì Thêm nữa, đừng có nhét từ fanboy bừa bãi vào mồm người khác Quote lại Thế nên đừng có dùng từ "giống" một cách bừa bãi bạn à Check thử đống này đi nhé, xem xong hết rồi mình list tiếp cho http://www.imdb.com/title/tt0100998/ http://www.imdb.com/title/tt0089424/ http://www.imdb.com/title/tt0243017/ http://www.imdb.com/title/tt0116922/ http://www.imdb.com/title/tt0354899/ http://www.imdb.com/title/tt0114746/ http://www.imdb.com/title/tt0088846/ http://www.imdb.com/title/tt0082509/ http://www.imdb.com/title/tt0137523/ http://www.imdb.com/title/tt0405336/ http://www.imdb.com/title/tt0057159/ http://www.imdb.com/title/tt0110108/ http://www.imdb.com/title/tt0099871/ http://www.imdb.com/title/tt0097351/ http://www.imdb.com/title/tt0047579/ Còn nói về ẩn dụ, thì ngày nay nó đã thoát xa khỏi cái định nghĩa lúc ban đầu rồi: một hình thái tu từ/a figure of speech mà trở thành 1 dạng nghệ thuật. Nhất là mấy phim về dream/imagination rất là giàu ẩn dụ và biểu tượng. Chủ đề này được các nhà làm phim tận dụng từ rất lâu rồi, giờ chẳng qua mới nổi/được mainstream audience biết đến nhờ mấy phim kiểu Inception, Shutter Island... thôi
cũng A+ =]], cũng hơi gượng nhưng có khi ý của ông đạo diễn là thế thật , bởi vì theo mình thấy những cái yếu tố này không làm cho mọi người suy diễn ra sự tự do và bản thân những yếu tố đó tương đối chung chung để cần cho sự đi tìm tự do. cái mà mọi người suy ra sự tự do trong phim này chủ yếu là nội dung của nó chứ ko phải ở những hình ảnh ẩn dụ . phim ảnh nó là nghệ thuật thì tất nhiên là mỗi người có những cảm nhận khác nhau, nhưng cảm nhận thế nào thì chúng ta phải nói ra thì nó mới có để mà thảo luận. mình xem cảm nhận theo mình là 1 việc nhưng mình cũng nên thử đặt vào vị trí của đạo diễn để suy nghĩ nhưng ý đồ của người ta.
Mình lại tưởng để đi tìm tự do ta cần một angel dẫn đường cho ta, xúi giục ta bởi tất cả những gì ta cần đều nằm trong ta rồi BabyDoll và ông già dẫn đường cho Sweet Pea trở về với tự do là thế giới bên ngoài, còn BabyDoll lại tìm đến sự tự do tuyệt đối là lobotomy
về cái angel mình thấy nó là 1 ý nhỏ của phim, và mình thấy phim thể hiện như là muốn phủ nhận nó hơn . nói chung thảo luận đi lại mình vẫn quay ra thấy ông đạo diễn này chuối chuối
phủ nhận gì, mở bằng nó và kết bằng nó, cái đoạn trong thế giới thứ 2 lão HighRoller khua môi mua mép với em BabyDoll ấy, cũng tức là hành động lobotomy trong thế giới thứ 1, và khi em BabyDoll thực sự nhận ra rằng thế giới này mình chẳng còn gì cả, không còn mẹ và em gái, đã nhận ra sự tự do thực sự và trong giây phút cuối cùng đã mang bộ mặt rất mãn nguyện đến mức thằng bác sĩ băn khoăn mãi
bạn ko để ý đến những lời dẫn truyện sao ? nó xuất hiện là 1 việc nhưng đâu biết đó chính là để phủ nhận nó. hay như theo kiểu khác là cho nó xuất hiện ra để chứng tỏ nó vô tác dụng. bạn đâu biết cái đó là angel hay chính bạn ???
Nếu phủ nhận thì tự dưng mọc ra cái lão già lái xe buýt cứu con Sweet Pea một vố và cho nó đi free để làm gì..
với sự thể hiện bộ thim 1 cách orgy của ông đạo diễn này thì đừng thắc mắc tại sao nó lại mọc ra cái lọ cái chai =]]