Nếu mình không nhầm thì cảnh trong Club Joker còn quote 1 câu biến thể tử Lolita, như vậy là cả Lex và Cơ đều bị ám ảnh bởi tiểu thuyết ái nhi
E mới xem bản của Kubrick, hình như bản của Alfred táo bạo hơn vì tua qua có cảnh hôn hít . Bác đã truyền cảm hứng cho villains ở DCEU
Hôm qua Happy Day ở Galaxy chỉ có 50K nên đi xem cho rẻ vì xác định là phim này sẽ không được như mong đợi, một phần là chỉ biết mỗi em HQ, Joker và Batman, phần còn lại là chưa cảm thấy chất tưng tửng trong phim này. Xem xong thì cũng chỉ ngang ngang The Expandables, một lũ ô hợp với background có tí đắc và đíp mà vì một lí do nào đó như bị edit, abc khiến xem mà nó cứ sượng sượng. Nhạc phim thì hay nhưng chèn và cắt vô tội vạ, kiểu đang chuẩn bị vào verse thì chuyển cảnh cái rụp. Cảnh trước một kiểu, chuyển cảnh là nhạc nổi lên cái rụp không ăn nhập gì. BGM everywhere. Về nhân vật, Will Smith vẫn là Will Smith, HQ dễ thương nhưng vẫn thiếu thiếu điều gì để hiểu hơn về char này. Dàn còn lại mờ nhạt. Đm WB đưa Puddin' lên câu view, chuyện (Tình???) 3 xu của 2 nv này cảm giác coi phí thời gian và ngứa khoái lạc song châu vãi đái. Em Enchantress xem trailer tưởng thể hiện đc gì toàn đứng lắc đít, xem xong phim này sẽ kiếm info của em về làm research purpose. Nếu đem so với GoTG thì ko hay nhưng mà ko so với nó thì so với phim gì khi cũng là một lũ asshole thành 1 đội. GoTG mình xem được 4 lần bao gồm 3 lần ngoài rạp, SS thì chỉ 1 lần là quá đủ, cùng lắm là đợi DLC
Gotg mình xem được 1 lần...SS chắc cũng đ' ra rạp lần 2.... Mà mình thấy nhiều người có vẻ khó chịu việc sân khấu được nhường cho 1 số nhân vật trong yếu nhỉ Ngay đến cái Avengers thanh niên Hawkeye với BW so với đám còn lại cũng chẳng có đất diễn. Hay điển hình là Gotg có tên Drax gì đấy cũng không để lại 1 tí ấn tượng nào. Nói chung làm phim tập hợp kiểu này rất khó để trải đều, nhất là khi có mấy ông hạng A như Will Smith cùng team với nhiều diễn viên không có tên tuổi/
Thấy cái phim Ocean eleven twelve cũng trải đều mấy ông hạng A B đó. Nhưng chủ yếu tập trung vô Brad Pitt với George Clooney.
Huê , hãy chờ mong seri Joker super Dark , Deep , Mindfuck , twist tràn ngập , tra tấn các Super heroes chết đi sống lại , đầy thần kinh và tà ác ....các đồng dâm thật là bệnh .
Xem từ t7 mà nay mới xong cái review :( https://moveek.com/bai-viet/suicide-squad-nhiem-vu-cam-tu-cua-dc/ Spoiler Suicide Squad ra đời trong một bối cảnh cực kỳ tréo nghoe. Đáng lẽ đây phải là một bộ phim tìm hướng phát triển khác đa dạng hơn cho DCEU, nhưng sau màn chào sân không được như mong đợi (về doanh thu) của Batman vs Superman (BvS), thì Suicide Squad bỗng dững trở thành bộ phim gánh vác màn khởi đầu cho DCEU. Với kỳ vọng “đứng ngồi không yên” của người hâm mộ, sự soi mói của các nhà phân tích, cũng như cái nhìn có phần ác cảm của khán giả đại chúng với DCEU sau BvS, rõ ràng sức ép lên Suicide Squad là lớn đến mức không đáng có. Tuy nhiên, thật đáng khen, bộ sậu sản xuất phim vẫn làm ra được một bộ phim có tính giải trí cao. Nói một cách ví von, Suicide Squad giống như một đĩa sushi ở nhà hàng bình dân vậy. Đó là một món ăn không quá đắt tiền, nguyên liệu không quá cao cấp, ngay cả “đầu bếp” David Ayer cũng phập phù phong độ, nhưng đĩa sushi làm ra vẫn rất hấp dẫn, ăn vẫn rất ngon – một kiểu ngon rất bình dân. 1. Suicide Squad là gì? Suicide Squad - Biệt Đội Cảm Tử là biệt danh của Task Force X (Đội Đặc nhiệm X) được giới thiệu lần đầu bởi tác giả Robert Kanigher và họa sĩ Ross Andru trong bộ truyện The Brave and The Bold của DC. Lúc đầu, nhóm có tên The Suicide Squadron (Phi đội Cảm tử) và bao gồm các chàng lính ưa gây rối trong Thế Chiến 2. Sau đó, Suicide Squad được thành lập bởi một nhóm người không có siêu năng lực để đấu với các hiểm họa siêu nhiên, khi các siêu anh hùng khác nghỉ hưu trong thời McCarthy. Nhóm này cũng nhanh chóng tan rã cho đến khi John Ostrander “hồi sinh” cả nhóm trở lại trong bộ truyện Legend. Sau đó, John đã thành lập bộ truyện riêng cho Suicide Squad phát hành cho tới tận năm 2014. Trong xuyên suốt quá trình tồn tại của mình, Suicide Squad có rất nhiều sự xáo trộn thành viên. Nhưng thành viên cốt cán của nhóm bao giờ cũng là Rick Flag, và đứng sau anh ta là “bà đầm thép” Amanda Waller. Ngoài ra, Deadshot và Harley Quinn dường như cũng là cái tên không thể thiếu trong tổ hợp quái đản này. Nhiệm vụ chủ yếu của Task Force X là thực thi các nhiệm vụ không mấy sạch sẽ và liên quan đến vấn đề siêu nhiên của chính phủ. Là một nhân viên chính phủ cao cấp, Amanda Waller nhìn ra ngay nguồn nhân sự thích hợp nhất đến từ… nhà tù. Nguyên nhân rất đơn giản: Số lượng nhân sự tiềm năng? Dồi dào và dễ tìm. Lương? Không. Bảo hiểm? Không. Bỏ việc? Không. Nhóm tội phạm này thậm chí không có cả quyền mặc cả với Chính phủ. Họ bị đẩy vào những nhiệm vụ mà 96.69% là chết chắc. Thất bại? Chết. Lộ kế hoạch? Chết. Chống đối? Chết. Thành công? Nếu chưa chết thì về lại nhà tù. Bên cạnh đó, những tên tội phạm có cỡ này đủ bản lĩnh, kinh nghiệm và đủ… xấu để làm những công việc bẩn thỉu của Chính phủ mà các siêu anh hùng khác sẽ khước từ ngay tức khắc. 2. Nội dung bộ phim Suicide Squad trong bộ phim cùng tên của DC (2016) cũng được thành lập với lý do tương tự. Sau sự xuất hiện của Superman, và không ít những người dị biến khác, Amanda Waller đã nhanh chóng lên kế hoạch đối phó. Và phương pháp của bà đầm béo này là thành lập một biệt đội có khả năng đề phòng các hiểm họa siêu nhiên và thực hiện các phi vụ bất minh của Chính phủ Mỹ. Và như đã nói ở trên, với phương châm “dùng lửa dập lửa”, Amanda Waller đã chọn ra các siêu… tội phạm đang nằm khám để thành lập nhóm Task Force X. Theo lý luận của Amanda Waller, chẳng có ai quan tâm đến nhóm siêu tội phạm này cả, nên chúng có chết cũng chẳng sao. Chẳng may công việc thất bại, Chính phủ hoàn toàn có thể phủi bỏ trách nhiệm và đổ lỗi lên đầu biệt đội này. Nắm sẵn con bài Enchantress và Rick Flag trong tay, Amanda bắt đầu quá trình có thể coi là “tuyển dụng”. Bằng việc xem xét hồ sơ và tham quan trực tiếp, bà đầm thép đã chọn ra được nhóm 6 người sau: Deadshot, Harley Quinn, Captain Boomerang, Killer Croc, El Diablo và Slipknot. Ngoài ra còn có Katana làm phó đội cho Ricky, cô bé rất dễ thương và sẵn sàng… chặt đầu cả nhóm xuống bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, khi công việc đang dang dở thì một sự kiện bất ngờ đẩy ra, khiến Amanda Waller phải ném hết “số vốn” trên của mình vào một canh bạc tưởng chừng thua chắc. Các thành viên của Task Force X bị đẩy vào một nhiệm vụ tự sát, khi họ không chỉ phải đánh nhau với trùm cuối mà còn phải đối mặt với sự chống đối, mâu thuẫn ngầm, hèn nhét và phản bội trong nhóm. Nhưng bên cạnh đó, họ cũng phát hiện ra cũng còn nhiều người quan tâm đến mình hơn. 3. Bữa sushi đặc đắc Nói không ngoa, Suicide Squad giống như một bữa sushi vậy. Đó là sự kết hợp tài tình của nhiều thành phần khác biệt nhau để tạo nên một bữa ăn ngon. Mặc dù thành phần có thể không phải hạng nhất, tay đầu bếp còn thuộc lại phong độ thất thường, “Sushi Squad” vẫn rất rực rỡ và cuốn hút khán giá xem phim. Sự thành công của bộ phim có thể được tóm gọn qua những điểm sau đây: a. Bố cục hành động và nhân vật Với việc David Ayer chuyên sản xuất phim về cớm và hình sự, các cảnh đấu súng trong phim cực kỳ mãn nhãn. So với các phim chuyển thể từ truyện tranh khác vốn súng chỉ là để… làm màu (trừ Wanted), thì cảnh đấu súng trong phim quả là một dấu ấn đặc biệt khó phai đối với khán giả. Bên cạnh đó, phim còn một số cảnh bắn-cái-khác-không-phải-bắn-súng cũng vô cùng ấn tượng. Ngoài ra, bố cục hành động trong phim cũng được dàn trải đều trong cả bộ phim. Điều này giúp khán giả hứng thú với bộ phim hơn là phải chịu cảnh… buồn ngủ như trong phim BvS trước đó. Ngoài ra, bộ phim cũng không mắc lỗi ném hết các cảnh quay thú vị ra trailer. Không thể phủ nhận trailer của Suicide Squad cực kỳ ấn tượng, nhưng các trailer đó không tung hết cảnh quan trọng trong phim ra mà lại làm mồi nhóm lên ngọn lửa tò mò của khán giả đối với bộ phim. Một điểm khác khiến Suicide Squad thu hút người xem nữa chính là các phân cảnh chứa các liên hệ của các nhân vật trong phim đối với phiên bản bản thân trong truyện tranh. Các cảnh phục vụ người hâm mộ (fan service) của DC đủ khiến khán giả phải run lên vì sung sướng. Như đối với cặp đôi Joker và Harley Quinn, David Ayer đã vô cùng chiều người hâm mộ khi tái dựng lại cảnh “nhảy múa với quỷ dưới ánh trăng bạc” (Dancing with evil in the pale moon light) trên trang bìa Batman: Harley Quinn của Pual Dini do họa sĩ Alex Ross thể hiện. Hay nguyên cả phân cảnh Joker giết người vì để Harely Quinn… múa cột trong tiểu thuyết hình ảnh Joker của Azzarello và Lee Bermejo cũng được tài hiện. Phân cảnh quá khứ của El Diablo cũng là một điểm nhấn trong phim khi thể hiện góc tối của anh bạn dễ thương xăm kín mình này. Phải nói là trong Suicide Squad, các phân cảnh “gợi nhắc” lại truyện tranh được làm có đầu có đuôi dễ hiểu và không quá dày đặc và cụt lủn như trong BvS. Đây cũng là một điểm tốt giúp các khán giả đại chúng nắm bắt được câu chuyện của các nhân vật tốt hơn. b. Nhân vật Bên cạnh đó, sự tài tình của bộ phim còn nằm ở các nhân vật trong phim. Vốn dĩ, trừ thành phần cameo như Batman hay Joker hoặc bà đầm thép Amanda Waller, các nhân vật còn lại chỉ có sự nghiệp… tầm tầm và không mấy quen thuộc đối với khán giả đại chúng. Ngay cả thành viên nổi bật nhất như Harley Quinn hay Deadshot cũng không phải là các nhân vật quá đình đám. Kể cũng phải, nếu họ quá mạnh hoặc quá giỏi thì đâu đã phải… ngồi tù. Chính sự tầm tầm bậc trung và ít phổ biến mà đoàn làm phim có thể tùy biến nhân vật theo cách thú vị nhất mà không cần quá sát vào nguyên mẫu. Điều này giúp bộ phim thú vị hơn, và cũng mở ra nhiều hướng đi hơn cho bộ phim. Điều này có thể dễ dàng minh chứng khi chẳng mấy ai quan tâm Deadshot bị đổi màu da nhưng lại thắc mắc tại sao Joker không bị… rách miệng?! Thực tế, nguyên gốc các nhân vật không bị thay đổi quá nhiều. Tuy nhiên, cái làm cho nhân vật của Suicide Squad trở nên đặc sắc hơn chính là chiều sâu của nhân vật. Dưới kịch bản của David Ayer, các nhân vật đều trở nên nhiều lớp lang hơn và có nội tâm đặc thù. Qua từng diễn biến, các lớp vỏ bọc – cũng là sự ngăn cách giữa các thành viên của Suicide Squad – dần dần rơi rụng khiến họ thể hiện được nội tâm của con người mình và phát triển thêm mối liên hệ mật thiết giữa các thành viên trong nhóm. Ngoài Deadshot, Amanda Waller và Harley Quinn, các thành viên khác có thời lượng tương đối đồng đều và thể hiện được một phần tính cách thực của bản thân mình. Amanda Waller quả nhiên giống một chị đại giang hồ, cái khác duy nhất là chị sống trong môi trường chính phủ. Điều này giúp chị rèn luyện được sự sắt đá và quyết đoán khi ra tay đối với bất kỳ ai và sẵn sàng hành động vì bất kỳ điều gì. Viola Davis đã thể hiện Amanda Waller hoàn hảo, một bà đầm còn cứng hơn cả thép. Không cần phải rặn ra khuôn mặt nhăn nhó, không cần tô vẻ những đường nét sắc sảo đanh ác, mà chính đôi mắt cương nghị của Viola Davis mới là nơi toát ra sự chết chóc của một chính khách cấp cao, luôn muốn kiểm soát và sẵn sàng dồn đối phương vào chỗ chết. Nhưng đôi mắt đó không chỉ có là sự lạnh lùng tanh độc, mà cũng có lúc nhuốm màu cuồng nộ, và cũng có lúc buồn bã không đành lòng. Chẳng biết đấy là lúc vẻ bọc của người đàn bà quyền lực bị rạn nứt? Hay chỉ là một chiêu thức chính trị lừa đoạt cảm xúc khác của Amanda? Harely Quinn là một bất ngờ lớn trong Suicide Squad. Trước khi phim ra mắt, hầu như tất cả đều đánh giá “con điên phê cần” này chỉ hơn cái bình hoa di động ở chỗ là biết gây hài. Nhưng Harley Quinn trong Suicide Squad đã thể hiện được nhiều, rất nhiều hơn thế. Mặc dù Margot Robbie diễn có phần hơi non, nhưng vẫn đủ để cho khán giả nhận thấy ngoài hình tượng điên cuồng thì còn có cái gì đó rất khác trong Harley Quinn. Thẳm sâu trong cô nàng, cái gì đã tạo nên sự điên cuồng đó? Phải chăng chính là vì tình yêu với Joker? Vậy thật sự cô nàng Harley Quinn có điên không? Có. Yêu Joker đã là một cái điên nhất của Harley Quinn rồi. Nhưng ngoài cái điên đó, bản chất của Harley Quinn là gì, có bình thường như bao cô gái khác không? Tin rằng, Suicide Squad sẽ cho bạn một câu trả lời thích đáng. Bên cạnh đó, kịch bản phim còn khai thác những khả năng khác từ thời cô nàng còn là Harleen Quinze – tất nhiên ngoài việc đánh đấm và trêu tức người khác. Và rõ ràng là cô nàng chẳng lụt nghề tí nào. Nói không ngoa, việc gắn kết được các thành viên của Suicide Squad là nhờ công lớn của cô nàng phê cần này, mặc dù… ừm, nó có hơi tiêu cực một chút. Deadshot của Will Smith cũng là một nhân vật thú vị. Mặc dù sự nghiệp đang có chiều hướng xuống dốc, Will Smith vẫn thể hiện được Deadshot với nhiều khía cạnh sâu sắc. Là một kẻ đánh thuê, dĩ nhiên Deadshot sẽ bị thiên hạ dị nghị là một kẻ chỉ biết sống vì tiền, sẵn sàng chuồn êm khi gặp sự cố. Ngay cả bản thân Deadshot cũng tự cho rằng mình là kẻ không biết yêu. Nhưng trong con tim của y thì có một tình yêu cao quý và thuần khiết vô cùng, đó là tình yêu y dành hết cho đứa con gái của mình. Và một kẻ có tình cảm sâu sắc như vậy, tuyệt không thể là một người lạnh lùng vô cảm được. Do đó, Deadshot cũng thể hiện bản thân là một đầu lĩnh bẩm sinh trong Suicide Squad. Không phải là kiểu đầu lĩnh hằm hè ra lệnh mà là một người luôn quan tâm đến người khác. Bên cạnh Harley Quinn, chính Deadshot là người đã kết nối cả đội kỳ quặc này lại với nhau. Về kỹ năng, Deadshot đã thể hiện mình danh bất hư truyền. Cộng thêm với tài năng dựng cảnh đấu súng của David Ayer, Deadshot sẽ khiến không chỉ khán giả mà cả… nhân vật trong phim há hốc mồm. Các nhân vật khác như Captain Boomerang, Katana hay Killer Croc tuy có ít đất diễn hơn nhưng cũng thể hiện được nhiều điểm thú vị. Tuy nhiên, nhân vật gây mâu thuẫn nhất trong Suicide Squad có lẽ chính là Joker của Jared Leto. Với sự háo hức mong chờ màn diễn ấn tượng của Jared Leto, cũng như có phần nào tâm lý so sánh với diễn viên quá cố Heath Ledger, dường như người xem đã phải thất vọng với màn biểu diễn kéo dài khoảng… 5 phút của Joker mới trong phim Suicide Squad. Quả thật, đánh giá Joker mới này hơi khó khi bộ phim chưa có chừa nhiều đất diễn cho Jared Leto (chưa kể các đoạn bị cắt). Tuy nhiên, người viết khoái cái tiếng “grừ grừ” của Joker mới này. Nghe như tiếng một con thú sẵn sàng vồ mồi vậy. Và một kẻ cướp được trực thăng của chính phủ, lao vào thành phố đang có một con quái vật siêu nhiên đập banh chành, thì độ điên và độ ảo cũng không ít đâu. Với phim của DC, có vẻ ta luôn phải đi sâu hơn. c. Âm nhạc Phải nói Suicide Squad không chỉ mãn nhãn mà còn rất… đã tai. Nếu như phần âm nhạc trong BvS của Han Zimmer và Junkie XL mang nặng tính sử thi ấn tượng, thì âm nhạc trong Suicide Squad là một bữa tiệc đa dạng thịnh soạn đầy màu sắc. Nhạc trong Suicide Squad là sự hòa trộn của rất nhiều dòng nhạc: RnB, Rap, Folk Rock, Progressive rock, Soul, Electronic,.v.v.. Tất cả hòa trộn với nhau mô tả toàn bộ các cung bậc cảm xúc trong bộ phim về biệt đội cảm tử, lúc u sầu đau đớn, lúc ma mị nguy hiểm, lúc nhắng nhít, mà lúc thì vô cùng điên loạn. Ngoài ra, việc phối lại hoặc sử dụng đa lạng hợp lý các bài nhạc kinh điển (House of the Rising Sun, Bohemian Rhapsody, Without Me, You Don’t Own Me,.v.v..) giúp cho âm nhạc trong phim đạt được tầm cao mà khó bộ phim nào có thể với tới. 4. Món cá không tươi Như đã nói ở trên, Suicide Squad có nhiều điểm hay khiến đủ khiến khán giả phải quan tâm. Nhưng như vậy không có nghĩa là bộ phim không có vấn đề. Nhất là khi David Ayer chỉ có 6 tuần để hoàn thành kịch bản vì DC “lỡ” công bố ngày ra mắt. Bên cạnh đó, “thất bại doanh thu” của BvS khiến Warner Bros có phần sợ hãi đã phải quay lại một vài cảnh và… cắt đi một vài cảnh cho hợp thị hiếu. Mặc dù hơi chua xót nhưng cách làm ăn xổi ở thì này đã khiến cho Suicide Squad trở nên… lộn xộn. a. Cấu trúc phim Nếu cắt bộ phim ra hai nửa, ta sẽ có hai nửa phim có tông… lệch hẳn nhau. Nửa đầu phim có mùi hài kịch đen (dark comedy), một thứ hài hước không giành cho trẻ em và phụ nữ có thai khi nó đụng chạm đến các vấn đề cấm kỵ, nhạo báng và thậm chí… ghê tởm. Các chi tiết này tuy chỉ điểm xuyết qua, nhưng vẫn rất phù hợp với bối cảnh và tâm sự nặng nề của các nhân vật lúc đầu phim. Nội dung được xây dựng lúc đầu phim cũng khá phức tạp khi xoáy sâu vào quyết định của Amanda Waller và tình cảnh của các thành viên Suicide Squad – khi vẫn đang nằm khám. Tuy nhiên, nửa sau phim thì thứ duy nhất tối chính là… màu phim. Còn lại, các cảnh hài hước đã trở về kiểu chọc cười bình thường như hài gia đình và nội dung thì cứ thế mà thẳng tuột trôi đi. Nội dung đáng ghi nhớ nhất của nửa phần sau của bộ phim có lẽ chính là các pha tình cảm của Harley Quinn và Joker. Và Suicide Squad cũng mắc lỗi của các phim hài gia đình trong việc xử lý kẻ ác cuối cùng. Vai phản diện của bộ phim đã không thể hiện được hết khả năng vốn có của mình và bị đánh bại khi hoàn toàn trên cơ. Có lẽ đây là cái lỗi ngàn năm của giới giải trí khi lỡ cho nhân vật phản diện mạnh quá. Ngay cả việc tiêu diệt vai phản diện cũng quá bình thường và dễ đoán, chẳng để lại ấn tượng gì nhiều. Có khi xem cảnh “nhảy để giết boss” còn ấn tượng hơn. Nói vậy, không có nghĩa là nửa đầu phim David Ayer đã làm hoàn hảo. Thật sự thì nửa đầu phim có kha khá nhiều cảnh nhồi nhét (đặc biệt là các cảnh để chiều lòng người hâm mộ) hoặc những cảnh lặp dư thừa. Đáng lẽ ra bộ sậu làm phim nên biết cách dàn trải ra hoặc cắt bỏ bắt đi để tránh việc lặp lại nội dung không cần thiết. Biết đâu chính nhờ đó mà Suicide Squad dư ra vài chục phim để nhét thêm các phân cảnh của Joker vào?! Nói tóm lại, 6 tuần hạn hẹp cùng sự can thiệp của Warner Bros đã khiến một tác phẩm có tiềm năng như Suicide Squad bỗng dưng trở thành một mớ hơi bị hổ lốn. Có tin đồn rằng còn một bản khác nguyên gốc trước khi bị can thiệp bắt quay lại và có nội dung đen tối hơn nhiều. Cũng theo tin đồn đó, mối quan hệ giữa Joker và Harley Quinn trong bản nguyên gốc cũng có thể khác tới 180% so với những gì diễn ra trên màn ảnh rộng. b. Hành động Nếu coi cảnh bắn súng là đặc sản của đạo diễn David Ayer thì các màn đánh tay bo phải coi là… thảm họa. Hầu hết các màn tay bo không có gì đặc sắc cả. Thêm vào đó là phong cách có hơi lạm dụng camera rung (shaky cam) cộng với cảnh trời tối khiến cho việc theo dõi các pha hành động càng khó khăn. Việc khó theo dõi các pha hành động do shaky cam còn dẫn tới một hậu quả khác là khán giả không thể “cảm” được đường đi và lực của các đòn đánh. Vậy nên các đòn đánh của các nhân vật trong phim, dù nhồi đủ SFX âm thanh ngon lành, cũng tạo cảm giác khá là không có lực và hơi bị giả nữa. Có lẽ ngoại trừ lớn nhất của các cảnh hành động tệ là Katana và El Diablo. Tuy nhiên, phân cảnh của Katana thì ngắn trong khi cảnh của El Diablo là hoàn toàn …CGI và chẳng có hành động gì nhiều cho cam. c. Nhân vật Tuy rằng đa số các nhân vật trong Suicide Squad đều được diễn tốt, không có nghĩa là tất cả các nhân vật đều tốt. Ví dụ như Captain Boomerang thể hiện rõ được tính cách đểu giả, nhưng vai trò của nhân vật này trong phim vô cùng mờ nhạt. Ngay cả nhân vật vẹo từ đầu phim còn có vai trò lớn hơn anh chàng này. Vai trò của Boomerang chắc chỉ là để bày tỏ tình cảm đối với toàn bộ nhân vật nữ trong nhóm?! Tuy vậy, Captain Boomerang cũng không gây thất vọng như vai Rick Flag của Joel Kinnaman. Gã quân nhân này tỏ ra khá ngầu ngay từ những trailer đầu tiên, thậm chí vào đến trong phim cũng ngầu. Nhưng đến những cảnh hành động, thì không biết là do đạo diễn xử lý kém hay do khả năng có hạn mà Rick Flag khá gây thất vọng với người xem. Hay David Ayer định đưa anh chàng này trở lại vị trí những anh hùng bị lãng quên (Forgotten Heroes) như chính Rick Flag trong truyện tranh? Thực tình, cảnh duy nhất cứu vãn được vai diễn của Joel Kinnaman là cảnh Rick Flag chịu lột cái mặt nạ ngầu chảy khó chịu và bộc lộ mình trong quán rượu. Cara Delevingne cùng vai diễn của mình cũng rất khó đánh giá. Lúc là June Moone, Cara Delevingne thể hiện được sự ngơ ngác và sợ hãi và… hết. Có vẻ Cara thể hiện tốt nhất là khi vào vai Enchantress phiên bản ở bẩn. Lúc đó quả thật ta thấy ở Enchantress một con quỷ sống cả ngàn năm… không tắm rửa và luôn lúc lắc tỏ ra nguy hiểm. Rồi đến khi Enchantress nhặt đâu được cục xà bông Enchanteur và tắm rửa sạch sẽ thì lại quá là xinh. Trong bối cảnh đáng lẽ phải thể hiện mình là một phù thủy hạng khủng, Cara Delevingne lại thể hiện Enchantress… dễ thương quá dỗi. Dù lên gân để vào vai, nhưng những gì ta thấy ở Enchantress giống như nhìn vào đứa em gái cần bảo vệ vậy. Thật không biết đây là điểm cộng hay điểm trừ cho vai diễn này nữa. 5. Kết luận Như đã nói ở trên, Suicide Squad đã phải chịu nhiều áp lực không đáng có, nhất là sau doanh thu không được như ý của BvS. Áp lực đó khiến David Ayer đẻ ra một kịch bản chưa hoàn chỉnh, và sau đó là sự can thiệp không mấy hay ho của Warner Bros khiến kịch bản càng thêm lộn xộn. Tuy nhiên, bỏ qua hết các yếu tố đó, Suicide Squad vẫn là một phim đáng đồng tiền khi có trai xinh gái đẹp, âm mưu hoành tráng, cảnh quay bắt mắt, âm thanh đã tai và không phải nặn óc ra đoán nội dung của phim. Bên cạnh đó, bộ phim vẫn có chiều sâu nhất định và những khoảnh khắc rất dễ khiến ta đồng cảm.
http://news.zing.vn/nhung-cau-hoi-hoc-bua-tu-suicide-squad-post672555.html Y như ý mềnh ( quăng bom rồi té)
"Enchantress một con quỷ sống cả ngàn năm… không tắm rửa và luôn lúc lắc tỏ ra nguy hiểm. Rồi đến khi Enchantress nhặt đâu được cục xà bông Enchanteur và tắm rửa sạch sẽ thì lại quá là xinh.." Đọc đến khúc này cười éo ngậm dcd mồm
Tại sao chính phủ không tính đến các siêu anh hùng? Hỏi ngu vcl, thằng này chắc chưa xem Cáp Tần Mẽo 3. He answers to no one, even to god I think - Random female BvS 2016 Đọc ngay câu đầu đã thấy thiểu năng... Edit: Mới đọc thêm tí tí ở dưới, hoá ra ý của chú ấy là "làm sao để chống lại superman v2" trong khi đã có data của rất nhiều metahuman. Cái này cũng đần nốt như vài anh trong này, chính phủ có data của cả villain lẫn heroes. Nhưng chính phủ chỉ nắm được đằng chuôi của villain chứ heroes không bao giờ nắm được. Thế nên mới phải lôi chúng nó vào đội. Còn data không chỉ đơn thuần là tên tuổi địa chỉ, nó còn liên quan nhiều thứ khác nữa. Vì thế nên thằng Lex mới xài data của metahuman mà mượn tay con dơi đập thằng sịp được. 2016 rồi còn nghĩ đánh đấm thắng bằng sức mạnh thông thường à... đến cả Đum sờ đây còn chết vì ngọn giáo với ba cái bom khói quèn...