Một thời gian thì lòi ra hết thôi, bất kể dạng mối quan hệ nào. Người ta thường không ý thức được việc che giấu, vì nó được chôn chặt ở tiềm thức. Cái mình đang nói là fear of abandonment (nỗi sợ hãi bị bỏ rơi) và nó phát tác thành các tính cách khác. Cơ chế phóng chiếu như bạn nói cũng là dạng ví dụ đó, kẻ tổn thương nay muốn làm tổn thương người khác. Và vẫn nói lại, buổi ban đầu mà thấy đối phương toàn những ưu điểm, và khiến ta ngây ngất thì cứ liệu hồn đấy. Ưu điểm để ta ghi nhận và để đó, rồi tính tiếp.
Đối tốt với 1 người, hay đối tốt với tất cả mọi người nó có ý nghĩa khác nhau. Anh Đới đối tốt với bạn gái nhưng không tốt với m.n Hoặc Đới đối tốt với tất cả m.n thì đằng sau nó là cả 2 câu chuyện khác nhau. Nên cái dark side này phải tiếp xúc một thời gian mới phát hiện. Or bạn cực kỳ tinh ý mới nhận ra sau vài buổi tiếp xúc.
Nỗi sợ hãi bị bỏ rơi là những trường hợp đặc biệt mới bị hay là ai cũng có nhưng mức độ khác nhau nhỉ? Vì con người ai cũng sợ cô đơn.
Nó đã xù với thế giới thì việc gì dịu dàng với 1 người. Toàn mấy đứa mê ngôn tình nghĩ ra tự thẩm du tinh thần về 1 anh tổng tài bá đạo lạnh lùng cả thế giới, ấm áp với mình em. Yêu nhau yêu cả đường đi. Ghét nhau, ghét cả tông chi họ hàng.
Con người là sinh vật của tập thể, nên luôn có khao khát kết nối mối quan hệ. Quan trọng là mức độ như thế nào, nếu cá nhân đó luôn bám víu mối quan hệ một cách sốt sắng thì có vấn đề. Một số bạn đã gặp, chẳng hạn như bạn này lụy tình. Tiền sử gia đình không quá khó đoán, thông thường là cha mẹ có em út, hoặc là thường ngó lơ họ khi còn nhỏ. Để chống lại cảm giác bị bỏ rơi, bạn này làm mọi cách để được chú ý. Thật không may là cha mẹ ly hôn, giáng một đòn mạnh vào lòng tự tôn. Lớn lên, luôn tìm cách bám víu => gây khó chịu cho đối phương=> bị chia tay=> tìm mọi cách níu ké => lụy.
Có phải tự nhiên ta trọng những người tri âm tri kỷ, chỉ cần 1 2 người cũng là quá đủ. Để thực sự sống chân thành chả cần phải đeo cái mặt nạ gì vì không sợ bị bỏ rơi, cô đơn. Khi đã có rồi, thì việc gồng cũng không cần thiết. Những người ấy, tâm hồn đã tròn trịa rồi. Đời quá ngắn mà lòng người quá chật, chỉ toàn tâm toàn ý cho vài người đã là quá sức. Nên còn lại chỉ là xã giao nhạt như nước, có thì vui không cũng chả sao. Còn nếu phải gồng, tức là mối quan hệ đó đủ khiến người ta phải gồng, dù là lý do gì cũng là điều tốt nếu xuất phát từ cái tâm sáng. Còn như reke faal thì đời quá đen. Vô sự hiến ân cần, phi gian tức đạo, thương Nô.
Ko hoàn toàn đúng đâu. Cố tỏ ra không hẳn là để che giấu. Quan trọng là quan sát hành động nè, lời nói thì thích nói sao chẳng được. Có người làm không nói, có người vừa nói vừa làm. Haha.
Đối tốt với tất cả vì sợ sau này ng ta quên mình . Với căn bản từ lúc mẹ mất lúc lớp 11, cả nhà khó nói chuyện với nhau, bố, chị với mình là kiểu cũng cảm thấy phải tách nhau ra chứ lại gần dễ cãi lộn