mình thường là trận thứ 2 hoặc 3 là mình bị kể từ lúc mở game ( chủ yếu là mấy trận full stack chọi nhau, mất nhiều thời gian ) camp Pháp đang chơi vui phết. chiếm xong Croatia là Otty với Phổ tham chiến, sau đó Phổ nó lôi thêm Đan Mạch vô nữa. Tây Ban Nha cũng đang rục rịch chuẩn bị làm phản nữa. kẻ thù vây xung quanh luôn
Hồi chơi camp Pháp, nhùng nhằng nhất là mấy land xung quanh Phổ, mình chiếm xong tụi nó là đánh nhau liên miên với Phổ ,Áo, lâu lâu còn bị bác Nga sọt 1 quả gần gần đó nữa. Phải nói là hồi quân ko kịp để mà đánh luôn .
khỏi nói đâu xa, mình đang dùng dằng cái Hannover với thằng Phổ thì nó lại tiếp tục kêu thằng em Hesse-Kassel tuyên chiến mình. trên đó mình chỉ có mỗi 1 full stack mà phải chống 2 full của Hess + 2 full của Phổ, chả làm ăn gì dc giá như NTW nó có tính năng gì đó để chặn reinforcement thì vui hơn như cái sabotage của shinobi bên S2 chẳng hạn, hay night battle... chứ bắn nhau kiểu này 1 chống 2 thì có thắng cũng thiệt hại quá nửa
Assassin đó , cơ mà tỉ lệ phá của assassin cũng không cao nên nhiều khi cũng như không ). MrBin, ông thích nhất là đội quân nào, kiểu như curraissier hay light ìnfantry gì gì đó.
à ý bác là chủng loại gì ấy à. mình thì thích kỵ binh hơn vì thích mass charge, nhất là Grenadier à Cheval và Empress Dragoon của Pháp, tiếp theo là Cuirassier của Nga và Red Lancers của Hà Lan. quân phục của mấy đơn vị này đẹp ko chê vào đâu dc bộ binh thì mình thích đám Grenadier của Pháp vì quân phục trước cải cách Bardin năm 1812 thì quá xá đẹp. chứ sau này mình ko thích lắm vì nhìn nó đơn giản hơn Spoiler Dragons de l'Impératrice Grenadier à Cheval de la Garde Impériale 2ème régiment de chevau-légers lanciers de la Garde Impériale Russian Cuirassier
Bộ binh thì kết mỗi mấy thím Old Guard, nhìn ông nào mặt cũng hầm hố, già mà trâu vl ra , vác ra chiến trường toàn bị dồn hỏa lực vào mấy ổng thành ra chả bao giờ toàn mạng quá 100 ông sau mỗi trận. Mà theo CA thì tụi Nga có truyền thống nướng quân từ xa xưa nhỉ, toàn là xáp lá cà. Có cái công trình ở thủ đô tăng replenishment tới 5% là biết bá đạo rồi, vào trận cứ cho quân hùng dũng tiến lên mặc làn đạn địch, sau đó xông vào chém . Áo thời kì đó nổi tiếng mấy các nhà kinh tế học trường phái Tân cổ điển nên công trình thủ đô có bonus tax, Anh Pháp thì dễ hiểu, có mỗi Phổ ko hiểu có liên quan gì so với lịch sử thật mà giảm tiền tuyển quân )
có lẽ vì Phổ có truyền thống quân sự lâu đời và nổi tiếng => ưu tiên phát triển về bộ binh mặc dù trong thời kỳ này Phổ hơi phế chút, nhưng CA làm chắc để cân bằng các faction với nhau thôi. cái vụ charge bonus của lính Nga ko phải theo CA mà là theo học thuyết của Nga thời đó, do ai đề xướng mình ko chắc nhưng có lẽ là do Alexander Suvorov. ưu tiên sử dụng bayonet charge hơn là đứng bắn nhau bonus wiki: quân phục của bộ binh Nga khá đẹp, mình thích cái phối màu của Nga hơn của Pháp Spoiler
Hình như tụi đấy chỉ có limit 4 units thôi,mình thích nguyên tỉnh train riêng 1 loại quân có culture riêng như trong mod La Monte thì phải,Line Inf phải có váy hoa hoè hoa sói rồi thêm tí morale,stat ít đi cũng đc :( Giờ chỏ có link torrent thôi,mấy game nặng ít ng up lên host khác lắm...vì up rõ lâu mà thỉnh thoảng nó xoá cái rụp do bản quyền.... http://thepiratebay.to/torrent/1311653/Napoleon Total War - All DLC packs(v1.3 1754335753)/
Thanks bác, mình cũng thích tụi highlander, nhìn quân phục của nó hay hay. Mà hồi xưa Anh cũng ít tham chiến, chủ yếu trận Waterloo.
Anh có tham chiến ở chiến trường Tây Ban Nha nhưng vì quân ở đây của Nappy ko phải là Grande Armée nên đánh nhau cũng bèo hơn so với Anh
_ Suvorov là người sử dụng cách đánh ưu tiên melee hơn là đứng bắn nhau cho bộ binh Nga, là vì 2 lý do : bộ binh Nga khá nghèo, binh lực tầm tầm nhưng lại ít được huấn luyện, nên đứng bắn nhau chắc chắn sẽ thua các nước khác có huấn luyện tốt hơn. Tiếp là bộ binh Nga cực kỳ kiên cường bền bỉ, nông nô mà, chịu khổ quen rồi, nên họ có thể kỷ luật ko cao, huấn luyện ko tinh, nhưng lại rất dũng cảm -> Suvorov ưu tiên chiến thuật bayonet charge sau khi bắn 1 loạt ở tầm gần, chính là học lại chiến thuật của người Thụy Điển đầu tk 18, tận dụng ưu thế, che bớt nhược điểm của bộ binh Nga. Cụ này nổi tiếng hơn 60 trận chiến chưa bại trận nào cũng ko phải ko có lý do :) Người ta nói nếu cụ này sống lâu hơn, thì chưa chắc Nap đã đánh bại nổi phe liên quân để thống trị châu âu :)
Lính Higland mặc váy của Anh có thể gọi 9 regiment và 1 đội guard. Tụi lính này có melee atk cao hơn Foot chứ melee def và kĩ năng bắn vẫn còn thua. Cũng như mấy đơn vị Brunswick mặc đồ đen mũ có in đầu lâu như cướp biển, đem vào cho đa dạng quân đội đỡ chán chứ Foot vẫn là nhất, Foot Guard là best infantry in the world rồi. CA làm lính Anh xịn quá, từ thời ETW chỉ kém Phổ sang NTW là nhất, vậy mà qua Shogun 2 thì kém hơn cả Pháp và Mĩ , chắc để balance với cái Hải quân bá đạo (con Warrior-class ironclad) nếu chọn hợp tác với Anh.
theo mình thì Suvorov khi đó già rồi, sinh 1730, ra đi lúc 70 tuổi là vừa đẹp, chứ sống lâu hơn cũng ko có sức ra trận dài lâu dc. với lại từ khi Nappy lên nắm quyền thì cải cách quân đội Pháp nhiều rồi ( điển hình là thành lập Grande Armeé ) nên muốn đánh bại Nappy cũng thiệt hại nặng lắm chứ ko ít. btw: 42nd Black Watch là elite infantry thôi chứ ko phải Guard. còn best infantry in the world là theo CA + dân gian truyền miệng thôi, chứ theo mình thì ra trận thực tế Old Guard Grenadier của Nappy vẫn ngon hơn ( tất nhiên là ko tính tới trận Waterloo )
Best infantry in the world chắc là ám chỉ bộ binh của Anh luôn bác ạ .Còn mỗi nước nó sẽ có những regiment với những chiến công vang dội riêng. Giống Pháp có 84 ,95,112 regiment gì đấy được gọi là bést of the line infantry ấy . Theo mình Pháp vẫn mạnh về kỵ binh với pháo binh hơn.
theo mình qua các thời kỳ nói chung thì có lý chứ trong chiến tranh Napoleon thì Grande Armeé vẫn là vô địch, nhất là trong giai đoạn hoàng kim của Nappy 1800-1807. mình chưa đọc Osprey nhưng theo Napoleonistyka và Napolun thì công nhận chuyện này rồi. tại cơ bản Anh với Pháp chưa đánh nhau trận nào ra hồn trong giai đoạn này nên cũng chưa rõ dc thế nào, sau này Nappy sa lầy ở TBN với Nga thì ko còn nói làm gì, Waterloo thua âu cũng là tất yếu. chỉ tiếc có mấy thím ( cũng như một số người Anh ) thắng dc mỗi trận Waterloo áp đảo nên bay qua tâng bốc nước Anh lên mây xanh rồi dìm Nappy xuống ko thương tiếc, trong khi trận đó 1 phần công cũng có của von Blucher nữa mà
_ Bộ binh 2 nước Anh và Pháp có cách đánh hoàn toàn khác nhau đấy. Bọn Anh là nó chơi old school, fire volley 1 - 3 lượt rồi charge, chỉ bắn trong khoảng 50 bộ đổ lại để tăng tối đa độ chính xác, bộ binh Anh cũng chỉ dàn 2 hàng, và dàn ngang dài hết cỡ có thể, tiến quân luôn theo 1 line dài. _ Pháp thời Nap họ dùng cách hoàn toàn khác. Nếu quân Pháp trc cách mạng vẫn đánh kiểu cũ 3 hàng line, thì quân Pháp sau cách mạng, vì tận dụng cực kỳ nhiều lính tình nguyện / nghĩa vụ, chất lượng không đều nhau, ít được huấn luyện sẵn mà tăng kinh nghiệm theo từng chiến dịch, nên người Pháp dùng colume formation, di chuyển theo khối lớn sau đó khi tới gần thì tách ra thành line. Lúc bắn cũng ko bắn theo loạt, mà bắn tự do ở 100 bộ thậm chí hơn. _ Vì thế thành ra 2 trường phái : người Anh họ huấn luyện quân đội cực kỳ chuyên nghiệp, thậm chí khắc nghiệt, lính tuy ko nhiều nhưng huấn luyện bắn cực tốt. Nhưng vì ít người nên nếu oánh dài ngày, thì ko đủ lực lượng hậu bị. Người Pháp quân đội trưởng thành theo từng chiến dịch, chỉ cần quân cũ có kinh nghiệm ko bị nướng hết trong các chiến dịch, thì quân mới bổ sung sẽ rất nhanh được truyền kinh nghiệm và trưởng thành. Quân Pháp thời hoàng kim 1800 - 1810 chính là một đội quân ko đông, nhưng đều là lính cũ kinh nghiệm đầy mình, dày dạn chiến trận, đều là lũ bò từ trong đống xác chết thời cộng hoà - cách mạng Pháp. _ Nhưng Pháp cũng có nhược điểm, đó là do cách hành quân / cách bắn súng tự do, nên nếu 1 đội quân nhiều lính mới thì lập tức sụt chất lượng nghiêm trọng. Điển hình là sau chiến dịch Nga, hơn 1/2 lính Pháp dày dặn kinh nghiệm bị đông cứng ở Nga. Trân Leipzig hơn nửa là lính mới chiêu mộ, chất lượng sụt hẳn, vì chống lại liên minh với quân số cực đông, Nap phải chiêu mộ sll lính trơn chống lại. Sau trận Leipzig thì hầu hết bộ binh tinh nhuệ đều ngã xuống. Trận Waterloo, Nap lại tập hợp hầu như toàn bộ lính già vào đội Imperial Guard, thành ra các cánh bộ binh mới mộ toàn lính trơn, chẳng có kinh nghiệm gì, bắn súng rất kém cỏi, hành quân cũng chậm, toàn nhờ 1 hơi tăng tinh thần mà xông lên, đánh lâu mà ko thắng là thọt hẳn. Chính vì thế ở Waterloo, người Pháp đánh nửa ngày ko vượt qua nổi liên quân Anh ( ko phải toàn người Anh mà có ko ít lính Hà Lan, Bỉ, đánh thuê Đức ) cuối cùng sau vài chiêu đi sai, đành cam chịu đại bại :v _ Thực tế người Pháp thời Nap, đáng sợ là đội ngũ kỵ binh đông đảo và tinh nhuệ, với pháo binh bắn như súng nhắm :)