Thông tin về chất lượng vắc xin

Thảo luận trong 'Tin tức COVID trong nước và quốc tế' bắt đầu bởi Kronpas1997, 1/8/21.

  1. quocquang911

    quocquang911 Mario & Luigi Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    1/8/04
    Bài viết:
    859
    Đơn giản là vì đéo có thằng chó mang danh giáo sư / nhà khoa học nào lên FB tuyên bố rằng CP Việt Nam đã chọn phe Tư bản, bán mình cho Mỹ, đi ngược lại với tinh thần CNXH, phản bội người anh em Cuba, bỏ ra 25$/dose để mua thứ vaccine sử dụng 1 thứ công nghệ chưa qua kiểm định lâu dài và chỉ có tác dụng trong vài tháng ngắn ngủi ? Phải chăng có lợi ích nhóm trong việc cấu kết mua vaccine của Mỹ Tân ?

    Đó, lý do vậy đó.
     
    jumper thích bài này.
  2. flame1602

    flame1602 C O N T R A

    Tham gia ngày:
    7/1/06
    Bài viết:
    1,875
    Nơi ở:
    Fear Street
    Uẩ bên phường mấy bác có nói gì về vụ chích cho bé từ 3-18 tuổi không. Tại sao lại cấm trẻ trên 1 tuổi vô mấy trung tâm mua sắm, rồi rục rịch lên lịch chích cho trẻ từ 3-18t. Chích vac gì, tại sao phải chích????
     
    CrAzy AsSaSsIn thích bài này.
  3. creativealtair

    creativealtair snake, snake, snaaaake

    Tham gia ngày:
    6/5/08
    Bài viết:
    8,213
    Nơi ở:
    Siwa
    mới đề xuất trên báo chứ có khỉ khô gì đâu
     
    CrAzy AsSaSsIn thích bài này.
  4. CrAzy AsSaSsIn

    CrAzy AsSaSsIn Legend of Zelda Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    26/4/05
    Bài viết:
    1,084
    Các trường mầm non vừa nhận công văn hoả tốc này
     

    Các file đính kèm:

  5. Storm_Dance

    Storm_Dance Dante, the strongest Demon Slayer

    Tham gia ngày:
    21/10/16
    Bài viết:
    14,170
    nó vẫn để là có chích thì theo khuyến cáo cuả bộ y tế và nhà sản xuất
    Tui nghĩ xin số liệu thống kê coi có bao nhiêu bé để còn tính trước, chứ chờ tới lúc đc phép chích lại ko có thuốc như trước...
     
  6. matran241091

    matran241091 Sonic the Hedgehog Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    13/11/06
    Bài viết:
    4,509
    Nơi ở:
    Bá Thiên Bang
    thì thống kê trước vài tháng thôi
    q7 đã thu thập thông tin trẻ 13-18 từ tháng 8 rồi
     
  7. creativealtair

    creativealtair snake, snake, snaaaake

    Tham gia ngày:
    6/5/08
    Bài viết:
    8,213
    Nơi ở:
    Siwa
    Phát hiện mới về tác dụng phụ của Pfizer, Moderna và AstraZeneca
    Kết quả từ nhóm phân tích ở Berlin, Đức, đã phủ nhận quan điểm cho rằng tiêm vaccine Covid-19 nào tốt hơn, ít có nguy cơ gặp tác dụng phụ.

    Vaccine Covid-19 vẫn là công cụ tốt nhất để con người chung sống với đại dịch. Song, nó không hoàn hảo. Người tiêm chủng có thể gặp tác dụng phụ từ nhẹ đến nặng. Hiệu quả của vaccine Covid-19 cũng không kéo dài mãi mãi.

    Mới đây, nhóm chuyên gia tại công ty phân tích dữ liệu y dược Lampe & Company GmbH & Co. KG ở Berlin, Đức, đã so sánh mức độ nghiêm trọng mà người tiêm có thể gặp phải khi tiêm một trong 3 vaccine Covid-19: Pfizer, Moderna và AstraZeneca. Nghiên cứu được đăng tải trên medrxiv và đang chờ phản biện.

    Nhóm tuổi có nguy cơ gặp tác dụng phụ cao hơn
    Để đưa ra kết luận, các tác giả đã phân tích 12 tài liệu, bài báo đã công bố về các tác dụng sau tiêm vaccine Covid-19, được công bố từ ngày 31/5. Các bài báo đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ, Cơ quan Y tế châu Âu sử dụng làm cơ sở phê duyệt 3 loại vaccine Covid-19.

    Từ đây, nhóm chuyên gia nhận thấy vaccine Pfizer, Moderna và AstraZeneca đều có thể khiến người tiêm gặp phản ứng nhẹ như mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ, ớn lạnh, sốt. Nhìn chung, tất cả vaccine được tiêm đều dung nạp tốt và sinh kháng thể bảo vệ.

    Các tác dụng phụ được báo cáo nhiều nhất sau liều vaccine AstraZeneca đầu tiên. Ngược lại, người tiêm vaccine Pfizer và Moderna gặp tác dụng phụ nhiều hơn sau khi tiêm mũi thứ hai. Số lượng các tác dụng phụ có thể gặp phải đều tương đương.

    “Nhìn chung, bất kể liều lượng, tần suất, các vaccine Covid-19 đều có nguy cơ gây ra các tác dụng phụ tương đương nhau. Điều này cho thấy khả năng gặp phản ứng phụ của một người tiêm không phụ thuộc công thức điều chế ra loại vaccine Covid-19 đó (ví dụ virus vector hoặc mRNA)”, nghiên cứu viết. Điều này cũng có nghĩa không có chuyện lựa chọn vaccine Covid-19 để ít gặp tác dụng phụ hơn.

    Tại một số quốc gia, từ tháng 2, nhiều nơi báo cáo dữ liệu cho thấy tỷ lệ gặp tác dụng phụ ở AstraZeneca cao hơn so với khi tiêm vaccine mRNA (Moderna, Pfizer). Chẳng hạn tại Đức, tỷ lệ gặp tác dụng phụ khi tiêm AstraZeneca là 7,6/1.000 so với 1,6-2,9/1.000 của vaccine mRNA.

    [​IMG]
    Bảng so sánh tỷ lệ gặp tác dụng phụ của 3 loại vaccine Covid-19. Ảnh: Lampe & Company GmbH & Co. KG.

    Ngoài ra, nhóm tác giả cũng phát hiện người trong độ tuổi 18-55 gặp tác dụng phụ nhiều hơn nhóm trên 55 tuổi. Kết quả này được quan sát ở cả 3 loại Pfizer, Moderna, AstraZeneca. Điều đó trái ngược với nhiều quan điểm trước đây cho rằng người cao tuổi nên tiêm AstraZeneca vì nó ít gây tác dụng phụ với nhóm tuổi này. Bởi nguy cơ gặp tác dụng phụ ở cả 3 loại vaccine Covid-19 nói trên là như nhau, nó khác biệt ở nhóm tuổi.

    Trong số các triệu chứng sau tiêm, tình trạng thường gặp nhất là mệt mỏi. Dấu hiệu này được ghi nhận ở người tiêm 18-55 tuổi lần lượt là 75,5%, 59% và 67,6%, tương ứng ba loại vaccine AstraZeneca, Pfizer, Moderna. Tương tự, đây cũng là triệu chứng phổ biến nhất ở người tiêm trên 55 tuổi với tỷ lệ gặp phải lần lượt là 50%, 51%, 58,3%.

    Tình trạng sốt là hiếm gặp nhất. Đặc biệt, người trên 55 tuổi không gặp vấn đề này khi tiêm vaccine AstraZeneca. Tỷ lệ gặp phải ở các nhóm tuổi, các vaccine Covid-19 đều thấp, dưới 25%.

    Bên cạnh đó, nguy cơ hình thành cục máu đông, huyết khối rất hiếm sau tiêm. Nhóm chuyên gia đã không tìm thấy báo cáo về bất kỳ trường hợp nào trong các thử nghiệm lâm sàng.

    Tác dụng phụ của vaccine Covid-19 chỉ mang tính tạm thời
    Đây là điều đầu tiên mà nhóm chuyên gia khẳng định trong công trình của mình. So với nhiễm nCoV, nguy cơ mắc các vấn đề hậu Covid-19, tác dụng phụ của vaccine là tạm thời và đa số không khiến người tiêm phải nhập viện.

    Hiện nay, một số nghiên cứu chỉ ra nguy cơ bị viêm cơ tim ở người trẻ tiêm vaccine mRNA, huyết khối tĩnh mạch sau tiêm AstraZeneca. Dù vậy, tất cả khuyến cáo trên thế giới đều chung quan điểm tác dụng phụ có thể gặp phải đều nhẹ và sẽ hết sau vài ngày.

    Các triệu chứng như sốt, mệt mỏi, khó chịu tại chỗ tiêm hoặc đau nhức cơ đều là dấu hiệu cho thấy phản ứng miễn dịch đang thực sự diễn ra. Các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn chỉ là những trường hợp cá biệt: Dị ứng phản vệ do kháng nguyên hoặc do các thành phần khác có trong vaccine. Những ca này rất hiếm và xảy ra rất nhanh sau mũi tiêm.

    Do đó, một lần nữa, nhóm phân tích tại Berlin, Đức, nhấn mạnh chúng ta nên tiêm vaccine Covid-19 ngay khi có cơ hội. Bạn không nên chần chừ, lựa chọn vaccine bởi nguy cơ gặp tác dụng phụ phụ thuộc cơ địa từng người. Vaccine Covid-19 vẫn là con đường an toàn nhất, nguy cơ gặp tác dụng phụ thấp hơn rất nhiều khả năng phải nhập viện, tử vong khi nhiễm nCoV.
     
    Chỉnh sửa cuối: 20/10/21
    jumper thích bài này.
  8. thitavipho

    thitavipho Sonic the Hedgehog Lão Làng GVN Nhân Viên Y Tế

    Tham gia ngày:
    19/2/11
    Bài viết:
    4,897
    Đoạn bôi đen là ae ko nghiên kíu Sinopharm rồi :))
     
  9. thitavipho

    thitavipho Sonic the Hedgehog Lão Làng GVN Nhân Viên Y Tế

    Tham gia ngày:
    19/2/11
    Bài viết:
    4,897
     
    creativealtair thích bài này.
  10. Storm_Dance

    Storm_Dance Dante, the strongest Demon Slayer

    Tham gia ngày:
    21/10/16
    Bài viết:
    14,170
    Colin Powell bị ung thư bạch cầu nên hệ miễn dịch yếu hẳn rồi, tuổi cao sức yếu nên 3 mũi vaccine cũng chịu thua
     
  11. jumper

    jumper Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/6/03
    Bài viết:
    26,769
  12. creativealtair

    creativealtair snake, snake, snaaaake

    Tham gia ngày:
    6/5/08
    Bài viết:
    8,213
    Nơi ở:
    Siwa
    Bí mật của Pfizer
    Một báo cáo mới đây cáo buộc Pfizer dùng quyền lực trong tay để tối đa hóa lợi nhuận trong lúc thế giới “khát” vaccine Covid-19. Báo cáo được viết dựa trên các hợp đồng bị rò rỉ.

    [​IMG]

    Với doanh số 3,5 tỷ liều, vaccine ngừa Covid-19 do hãng dược Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Đức) cùng phát triển là một thành công lớn. Theo ước tính, doanh thu từ loại vaccine này sẽ còn có thể gấp đôi trong năm 2022.

    Thế nhưng, việc các nước mua vaccine Pfizer đã và đang được thực hiện đằng sau một lớp màn bí mật. Sự bí mật ấy khiến công chúng ít có khả năng soi xét quyền lực ngày một lớn trong tay hãng dược khổng lồ của Mỹ, Washington Post viết.

    Ngày 19/10, Public Citizen - một nhóm hoạt động vì quyền lợi người tiêu dùng có trụ sở tại Washington, D.C. - công bố bản báo cáo được hoàn thành dựa trên những hợp đồng bị rò rỉ mà chính phủ các nước ký với Pfizer.

    Báo cáo này đã làm sáng tỏ cách Pfizer dùng quyền lực trong tay để “đùn đẩy rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận”, theo Public Citizen.

    “Những bản hợp đồng ấy liên tục đặt lợi ích của Pfizer lên trước vấn đề y tế công cộng cấp bách”, Zain Rizvi, nhà nghiên cứu viết bản báo cáo trên, nhận định.

    Những bản hợp đồng bí mật
    Tới nay, Pfizer đã ký kết chính thức 73 thỏa thuận bán vaccine ngừa Covid-19 của hãng. Nhưng chỉ 5 hợp đồng trong số đó được chính phủ các nước công khai sau khi đã bị “cắt xén đáng kể”, theo Minh Bạch Quốc tế - tổ chức chống tham nhũng.

    “Hành động không công bố hợp đồng ra trước công chúng hoặc công bố văn bản bị cắt bỏ nhiều chỗ có nghĩa là chúng ta không biết thời điểm hoặc cách thức vaccine được chuyển đến, chuyện gì sẽ xảy ra nếu có vấn đề, cũng như rủi ro tài chính mà bên mua phải chịu”, Tom Wright, quản lý nghiên cứu tại chương trình y tế của Minh Bạch Quốc tế, nói.

    Phần lớn những điều đã biết về hợp đồng của Pfizer chỉ xuất hiện qua các vụ rò rỉ, thường là từ báo chí địa phương hoặc tổ chức tin tức quốc tế.

    Public Citizen đã phân tích một bản thảo hợp đồng không qua chỉnh sửa giữa Pfizer và Albania, cũng như hợp đồng chính thức từ Brazil, Colombia, Cộng hòa Dominica, Peru và Ủy ban châu Âu. Những văn bản do Chile, Mỹ và Anh công bố sau kiểm duyệt cũng cung cấp thêm thông tin nền nhưng thiếu các chi tiết then chốt.

    Ví dụ, hợp đồng Pfizer ký với Brazil cấm nước này “đưa ra bất cứ thông báo công khai nào về sự tồn tại, chủ đề hoặc điều khoản của thỏa thuận”, cũng như cấm đưa ra bình luận về mối quan hệ với Pfizer mà chưa được đồng ý bằng văn bản.

    Sharon Castillo, một phát ngôn viên của Pfizer, cho rằng các điều khoản bảo mật “là điều phổ biến trong các hợp đồng thương mại” và “nhằm xây dựng lòng tin giữa các bên, cũng như để bảo vệ bí mật thương mại xuất hiện trong quá trình đàm phán hay trong bản hợp đồng chính thức”.

    “Một số yêu cầu trong hợp đồng khá cực đoan”
    Sau khi ký kết hợp đồng, Pfizer vẫn giữ quyền kiểm soát nguồn cung vaccine, theo Public Citizen.

    Chẳng hạn, chính phủ Brazil bị hạn chế nhận hoặc mua lại vaccine Pfizer từ các nước khác khi chưa được hãng này đồng ý, theo Public Citizen. Brazil cũng bị hạn chế tặng, phân phối, xuất khẩu hoặc chuyển vaccine Pfizer ra ngoài đất nước khi chưa được hãng cho phép.

    Hậu quả khi làm trái hợp đồng có thể rất nghiêm trọng. Nếu Brazil nhận vaccine viện trợ khi chưa được phép, đây sẽ bị coi là “hành vi xâm phạm không thể cứu vãn” và Pfizer có thể lập tức chấm dứt hợp đồng. Khi đó, Brazil sẽ phải trả đầy đủ tiền cho số vaccine đã đặt mua.

    Trong hợp đồng với Albania, Brazil và Colombia, Pfizer còn đưa vào các điều khoản cho phép hãng này đơn phương thay đổi lịch trình vận chuyển vaccine trong tình trạng thiếu hụt.

    Sau khi xem xét hợp đồng giữa Pfizer với chính phủ các nước, các chuyên gia nhận định rằng một số yêu cầu trong đó khá cực đoan, theo Washington Post.

    Trong luật pháp quốc tế, các quốc gia trong một số trường hợp sẽ được hưởng quyền miễn trừ quốc gia, tức là nước đó không thể bị các công ty cưỡng chế thi hành phán quyết trọng tài (bao gồm việc bị buộc phải bồi thường tài sản).

    Nhưng trong hợp đồng ký với Pfizer, chính phủ Brazil, Chile, Colombia và CH Dominica đều từ bỏ “quyền miễn trừ khỏi bị thu giữ bất cứ tài sản nào [của các nước này] với mục đích phòng ngừa”.

    “Chuyện này gần giống như việc Pfizer yêu cầu Mỹ đem hẻm núi Grand Canyon ra làm vật thế chấp vậy”, giáo sư luật y tế công cộng Lawrence Gostin thuộc Đại học George nhận định.

    Phía Pfizer bác bỏ logic trên. “Pfizer chưa và tuyệt đối không có ý định can thiệp vào bất cứ tài sản nào có ý nghĩa về mặt ngoại giao, quân sự, hoặc văn hóa của bất cứ nước nào”, bà Castillo nói. “Mọi phát ngôn đi ngược lại điều đó là vô trách nhiệm và sai sự thật”.

    Pfizer dường như "nắm đằng chuôi"
    Các khía cạnh như trong những bản hợp đồng nói trên không phải điều hiếm thấy, bao gồm việc sử dụng tòa trọng tài và các điều khoản bảo vệ pháp lý.

    “Các công ty dược phẩm có một số lo ngại”, Julia Barnes-Weise, Giám đốc viện chính sách Xúc tiến Liên minh Đổi mới Chăm sóc y tế Toàn cầu (GHIAA), nhận định. “Một trong số đó là việc họ có thể phải chịu trách nhiệm đối với bất cứ thương tích nào dường như bắt nguồn từ vaccine của họ, đặc biệt là khi loại vaccine đó chưa được phê duyệt”.

    Những điều khoản hợp đồng liên quan tới quyền miễn trừ quốc gia có thể là cách để Pfizer cố giảm rủi ro trong các hoạt động mà hãng này ít có khả năng kiểm soát, như việc giám sát công tác bảo quản và phân phối vaccine ở các nước, bà Barnes-Weise nói.

    Cũng theo bà Barnes-Weise, Pfizer còn có thể lo lắng về rủi ro bị thừa cơ khởi kiện ở những quốc gia hãng này chưa xin cấp bằng sáng chế.

    Một số nước, bao gồm Mỹ, có quy định pháp lý để bảo vệ các nhà sản xuất vaccine trước nghĩa vụ bồi thường, nhưng đa số quốc gia không có dạng quy định này, theo Washington Post.

    Dù vậy, Minh bạch Quốc tế cho rằng ít nhất 4 hợp đồng hoặc bản thảo hợp đồng của Pfizer đi “xa hơn nhiều” so với các nhà phát triển vaccine khác, với “phần nhiều rủi ro được đẩy cho phía chính phủ các nước… kể cả khi sai sót thuộc về phía nhà phát triển vaccine hoặc đối tác trong chuỗi cung ứng”.

    Suerie Moon, đồng Giám đốc trung tâm y tế toàn cầu thuộc Viện Cao học Nghiên cứu Phát triển và Quốc tế tại Geneva, cũng cho rằng quy định giới hạn viện trợ vaccine thật “tồi tệ” và “đi ngược lại mục tiêu đưa vaccine tới tay người cần càng sớm càng tốt”.

    Bà Castillo cho biết Pfizer hiện không khởi kiện chính quyền bất cứ nước nào về vấn đề liên quan tới vaccine ngừa Covid-19 của hãng này.

    Mỹ có năng lực thay đổi cục diện
    Một vài yêu cầu trong hợp đồng của Pfizer dường như đã làm chậm tiến độ triển khai tiêm chủng tại một số quốc gia. Ít nhất hai quốc gia đã công khai chỉ trích yêu cầu của hãng này sau khi rời bàn đàm phán. Nhưng sau đó, cả hai đều đạt thỏa thuận với Pfizer.

    Tháng một, Brazil công khai tuyên bố rằng Pfizer kiên quyết giữ các điều khoản hợp đồng “bất công và khó chấp nhận”.

    Chỉ vài tháng sau, Brazil ký hợp đồng trị giá một tỷ USD với gã khổng lồ ngành dược để mua 100 triệu liều. Bản hợp đồng bị rò rỉ giữa hai bên có chứa nhiều điều khoản Brazil từng phản đối, theo Public Citizen.

    Argentina cũng từ chối quá trình đàm phán ban đầu với Pfizer. Cựu bộ trưởng Y tế của nước này từng nhận xét rằng hãng này “cư xử rất tệ” và đưa ra các yêu cầu không phù hợp luật pháp Argentina.

    Một thời gian sau, Argentina đồng ý mua 20 triệu liều vaccine Pfizer. Nội dung giao kết giữa hai bên chưa được công bố.

    Cơ chế chia sẻ vaccine COVAX đến nay mới mua được 40 triệu liều vaccine trực tiếp từ Pfizer, trong lúc có một số thông tin cho biết giữa hai bên đã có mâu thuẫn trong các cuộc đàm phán tiếp theo.

    Sau đó, COVAX đạt thỏa thuận với Mỹ. Theo thỏa thuận này, Washington sẽ mua và phân phối 500 triệu liều vaccine Pfizer tới các nước thu nhập thấp thông qua COVAX.

    Trong bản báo cáo ngày 19/10, Public Citizen kêu gọi chính phủ Mỹ dùng sức ảnh hưởng của mình để buộc Pfizer có cách tiếp cận khác, bao gồm việc yêu cầu hãng này chia sẻ công nghệ và quyền sở hữu trí tuệ để các bên khác cũng có khả năng sản xuất vaccine.

    “Cộng đồng quốc tế không thể cho phép các tập đoàn dược phẩm tiếp tục nắm quyền quyết định”, Rizvi, tác giả bản báo cáo, nói. “Chính quyền Biden có thể có hành động để cân bằng cán cân ấy”.
     
  13. cnak08

    cnak08 snake, snake, snaaaake Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    10/10/08
    Bài viết:
    8,057
    Nơi ở:
    Buôn Ma Thuột
  14. quocviet0908

    quocviet0908 🍁 Thu Thơ Thẩn 🍁 ⚔️ Dragon Knight ⚔️ CHAMPION Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    30/3/07
    Bài viết:
    13,981
    Nơi ở:
    Xì Gờn
  15. creativealtair

    creativealtair snake, snake, snaaaake

    Tham gia ngày:
    6/5/08
    Bài viết:
    8,213
    Nơi ở:
    Siwa
  16. lastsamurai

    lastsamurai Chuyên viên tâm lý Nhân Viên Y Tế

    Tham gia ngày:
    22/8/05
    Bài viết:
    4,531
  17. urusei

    urusei A.D.M.I.N Ẩn GameVN Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/12/04
    Bài viết:
    22,555
  18. lang băm

    lang băm You Must Construct Additional Pylons GameOver

    Tham gia ngày:
    18/4/18
    Bài viết:
    8,982
  19. blueskyvan

    blueskyvan One-winged Angel Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/2/07
    Bài viết:
    7,585
    Ko thể tin dc. !choang Hành UAE có khác
     
  20. thanhlongvn

    thanhlongvn The Warrior of Light

    Tham gia ngày:
    10/9/05
    Bài viết:
    2,119
    Nơi ở:
    Cosmo Entelecheia
    UAE hợp tác đóng vỏ như VN làm với SputnikV thôi, bên trong là Verocell của Sinopharm
     

Chia sẻ trang này