có 34 người sống là: Yến Thanh, Lý Tuấn, Đồng Uy, Đồng Mãnh, Võ Tòng, Lỗ Trí Thâm, Công Tôn Thắng, An Đạo Toàn, Hoàng Phủ Đoan, Kim Đại Kiện, Tiêu Nhượng, Nhạc Hòa, Quan Thắng, Hô Duyên Chước, Sài Tiến, Lý Ứng, Chu Đồng, Đái Tông, Nguyễn Tiểu Thất, Chu Vũ, Hoàng Tín, Tôn Lập, Phàn Thuỵ, Lăng Chấn, Bùi Tuyên, Tưởng Kinh, Đỗ Hưng, Tống Thanh, Trâu Nhuận, Sái Khánh, Dương Lâm, Dương Xuân, Tôn Tân, Cố Đại Tẩu.
Sau khi đọc Thủy Hử có bình của Kim Thánh Thán thì tớ cho rằng tác giả Hậu Thủy Hử hoàn toàn không hiểu gì Thủy Hử cả.
Thời Thiên trong phim bị phục kích trong thành đá đè hay tên bắn chết mất ròi, Lúc đầu coi TH mình còn nhầm với TQC nữa chứ, thấy cũng có 3 a e( Giang, Xung, Quỳ), trước đó có tập tành đọc truyện chữ TQC _ Nói về võ côgn thì Lâm Xung chắc là vô đối trong TH rồi _Cái địa bàn của LSB thấy giống 1 vùng nào đó của VN, nhớ hồi chống Pháp có 1 cụ cũng lập căn cứ giữa đầm lầy, hiểm trở dễ thủ khó công
Xét về võ trong Thủy Hử thì khó lắm, mỗi người có một khả năng, không thể so sánh được. Đặc biệt nhất có lẽ là 2 người: Lư Tuấn Nghĩa và Thạch Tú. Lư Tuấn Nghĩa nổi danh đất Hà Bắc, được tôn là Ngọc Kỳ Lân, tất không phải đơn giản. Thạch Tú một mình ném đá đánh bại hết người này đến người khác của Lương Sơn Bạc.
trong truyện : Lư Tuấn Nghĩa dở ẹc, bị vợ lừa rồi còn bị thằng quản gia nó hại, chắc danh tiếng la do bơm vá thôi, Yến Thanh nói mãi mà kô nghe ...Được cái đọc truyện này, lần đầu tiên biết đuợc danh hiệu : Lãng tử:)
Võ Tòng có cặp giới đao cực sắc đấy. Lư Tuấn Nghĩa bị vợ lừa, quản gia hại là do mải tập võ mà quên thỏa mãn vợ :P Cái đang bàn là võ công cơ mà.
Cái này đọc có hơi phóng đại Tống Giang không nhỉ? Gì đâu mà anh hùng hảo hán hay đạo tặc gì nghe tên Tống Giang đều quỳ xuống cả. Ổng cũng chỉ là người coi ngục thôi chứ có gì cao sang; giúp đc vài người mà cuối cùng bại vì mẹ con 1 con hát.
Nếu xét về võ công sở trường đấu nhau 1vs1 thì có lẽ Lâm Xung là mạnh nhất.Nếu chiến tay không thì đề cử Võ Tòng cho chức 1st .
Ngoài các giá trị về giai cấp và thời đại...v.v.. thì có có một điểm tui rất thích ở Thủy Hử. Đó là mối quan hệ tình cảm giữa nam giới và nam giới (ko phải kiểu Đông Phương Bất Bại và Dương Liên Đình nhé) được coi trọng hơn so với quan hệ Nam nữ, đúng với tinh thần "Anh em như tay chân, vợ con như áo mặc":-* Như thế thì ko ai đáng yêu bằng Hoa Vinh và Lý Quỳ cả. Tình cảm của 2 người này d/v Tống Giang trước sau như một, trong khi một số hảo hán bỏ Tống Giang thì 2 người vẫn chung thủy đến lúc chết. Coi phim đoạn Tống Giang, Hoa Vinh, Lý Quỳ uống thuốc độc mà miệng nói "ko hối hận" thật thương cho họ. Tống Giang hay giúp đỡ những kẻ khốn khó, được giang hồ nể trọng cũng có lý, chưa chắc đã là phóng đại? Còn những người "quỳ" như bạn nói, hình như đa số đều chịu ơn của Tống Giang, điển hình là bọn Lưu Đường, thì việc gặp ân nhân mà quỳ cũng đâu có gì phóng đại? Khi đối trận với Quan Thắng, Thắng hỏi bọn Lương Sơn là Tống Giang chỉ là kẻ tiểu lại, sao lại sùng bái đến thế? Quan tướng quân hỏi vậy vì hắn chưa chịu ơn của Tống Giang, và hắn cũng ko phải là người trong "giang hồ":) Cũng phải thông cảm cho bác Tống=.=, tui nghĩ lúc chưa đi làm cướp, Tống Giang có ý thức như mọi nho sĩ, tức là làm quan thăng tiến, rạng rỡ tổ tông. Nhưng trót dại giao du với bọn Tiều Cái, rồi giết người, bị đi đày, tất nhiên bị bác ấy bị shock thôi, và đúc kết cho tâm sự ấy là bài thơ trên gác Tần Dương. Khi đã làm cướp rồi, thì cái ý thức tên mình sẽ bị nhơ nhuốc trong sử sách, nhục nhã tổ tông đã dằn vặt bác ấy lắm, dằn vặt đến nỗi làm cho bác ấy ngu muội. Vì xưa nay nhưng người đã từng làm cướp, giết người, có ai làm quan được yên ổn? Không có Cao Cầu này cũng có Cao Cầu khác moi móc cái quá khứ ấy lên:( Đa số đều nhất trí, nhưng có một bộ phận cho rằng Lư Tuấn Nghĩa khá hơn Lâm Xung vs Lỗ Trí Thâm: [video]u7GEAm8DCxY&NR=1[/video] Lư Tuấn Nghĩa vs Sử Văn Cung. Tay Sử Văn Cung này ghê gớm lắm, đánh thương hay bắn tiễn đều xuất sắc, bắn chết Tiều cái ca ca, vài hiệp đã đâm bị thương dũng tướng Tần Minh, Hoa Vinh bắn lén hắn cũng tránh được. Thế mà chỉ với 2,3 hiệp, Lư Tuấn Nghĩa đã cho tên này đo ván. Tuy hắn chạy suốt đêm mệt mỏi nhưng cũng công nhận trình anh Nghĩa rất cao [video]J6GjVo3CWqI[/video]
Hê hê, để tóm lại về Tống Giang thì có thể nói rằng đây là con người gian ngoan giảo hoạt vào hàng đệ nhất. Hiện tại mới có Lưu Bị trong Tam Quốc là đạt mức ngang với anh này
Theo như mình biết thì ngoài Công Tôn Thắng sau khi đánh Vương Khánh phải quay về núi theo lời thầy thì 106 người còn lại đều theo Tống Giang đi đánh Phương Lạp. Trước khi xuất quân thì triều đình giữ lại 5 người là An Đạo Toàn, Tiêu Nhượng... còn lại 101 người. Như vậy có thể thấy rằng tất cả bọn họ đều là người trọng tình trọng nghĩa, không bỏ đại ca của mình lúc nguy khốn dù rằng đại ca của họ.... Xét vể tướng của Lương Sơn ngoài Lâm Xung ra mình thấy còn có Quan Thắng và Hô Diên Chước là 2 cái tên thuộc loại khủng Võ công của 2 người này nếu không hơn thì cũng không kém so với Lâm giáo đầu. Ngoài ra họ còn đều là loại đại tướng, có thể thồng cầm binh đánh trận, phá thành, tinh thông trận pháp... . ___________Auto Merge________________ . Xét vể tướng của Lương Sơn ngoài Lâm Xung ra mình thấy còn có Quan Thắng và Hô Diên Chước là 2 cái tên thuộc loại khủng Võ công của 2 người này nếu không hơn thì cũng không kém so với Lâm giáo đầu. Ngoài ra họ còn đều là loại đại tướng, có thể thồng lĩnh hàng chục vạn quân, điều binh khiển tướng đánh trận, phá thành, tinh thông trận pháp... P/s:do không thấy nút sửa bài nên post double, mod ghép hai bài lại giùm : D
Sau khi đánh Phương Lạp xong thì thế nào?:). Bọn họ người muốn làm quan thì đi làm quan (bọn Lư Tuấn Nghĩa, Hô Diên Chước...) ; kẻ ko muốn làm quan thì bỏ đi (bọn Lý Tuấn, Yến Thanh, thậm chí cả Võ Tòng...). Trong khi ấy, Hoa Vinh đã từ quan để theo Tống Giang vì lo sợ bọn Cao Cầu sẽ hãm hại. Xét ra, một cách khách quan, thì ai cũng có tình có lý, khó có thể chê trách dc,nhưng tình nghĩa của ai cảm động được mọi người thì đến đây lại tùy vào quan điểm. Như Hoa Vinh ấy, trước bỏ chức quan ở trại Thanh Phong theo Tống Giang lên Lương Sơn, sau lại từ quan để bảo vệ Tống Giang sau cuộc chinh phạt Phương Lạp. Xét ra rõ ràng là trước sau như một, hay nói cách khác, ko có gì có thể thay đổi được tấm lòng của Hoa Vinh dành cho Ca ca của mình. Người như Hoa Vinh, ai chả muốn được làm tri kỷ? Nhưng chỉ có Tống Giang có may mắn đó. Chưa có trận nào sống chết giữa họ thì bảo ai võ nghệ cao hơn cũng là ko có căn cứ. Những cuộc đụng độ của họ đều là giữa chiến trường vì thế tất nhiên là thuộc dạng Mã chiến. Xem Bao Thanh Thiên 2008, Triển Chiêu tuy thắng khi đấu kiểu giang hồ nhưng lại thua tay gì đó khi mã chiến và Triển Chiêu thừa nhận tay kia là vô địch khi đấu trên ngựa. Quan Thắng và Hô Diên Chước chưa thấy họ bộ chiến bao giờ, còn Lâm Xung thì thấy cả Bộ chiến và Mã chiến đều xuất sắc. Tôi tạm cho về võ học thì Lâm Xung có phần hơn đấy.
Nếu xét đến quan hệ của đám giang hồ với Tống Giang thì sẽ dễ hiểu vì sao lại có nhiều người đi làm quan. Ở đây không phải vấn đề nghĩa khí hay tình cảm gì cả. Hoa Vinh không phải bỏ quan về theo Tống Giang, không nhầm thì là gần khi Tống Giang bị ban rượu mới đi thăm. Trong võ thuật và quân sự chưa thấy 2 từ Bộ chiến và Mã chiến. Khi xét đến chương trình huấn luyện cũng như yêu cầu đối với các quan võ ngày xưa thì luôn có 2 phần là võ thuật và binh pháp. Võ thuật thường bao gồm cả đánh trên ngựa và đánh trên mặt đất. Vì thế bảo 2 vị kia không thấy đánh trên mặt đất bao giờ là vì họ không được cho đất để trổ tài thôi.
Hài, thế là còn may đấy...Truyện này của Thi Nai Am thật ra đã phải viết lại rất nhiều, tư tưởng đã bị mấy bố phong kiến kìm hãm, cái gì mà Tông Giang đầu hàng rồi biết bị uống rượu độc mà vẫn uống, rặt một kiểu ngu trung của Tàu muốn nhồi nhét vào đầu dân ngu...hồi nhỏ đọc thấy thương tiếc các anh hùng lắm, giờ thấy toàn anh hung ngu lâu, óanh cho đã , rồi về làm dưới trướng , đúng là có chỉ có kiểu viết truyện cho triều đình nó mới thế
Sau khi đánh xong Phương Lạp có một người nói với họ Tống là nếu ngày trước tiểu đệ giữa đường bỏ rơi nhân huynh thì mới là kẻ vô tình bạc nghĩa còn như nay nhân huynh đã công thành danh toại xin cho tiểu đệ được thỏa nguyện. Trước, 108 người tụ tập trên Lương Sơn vì họ cùng chung lý tưởng là thế thiên hành đạo. Sau khi đánh giặc về mỗi người một nơi bởi lý tưởng đã không còn giống nhau. Lúc trở về có bao nhiêu người làm quan ngoại trừ họ Tống và một số đai tướng trước kia từng phục vụ triều đình. Đa phần các hảo hán Lương Sơn là người thích tự do không thích cảnh gò bó nên họ bỏ đi cũng là tội? Hơn 3/4 trong số họ nằm xuống ở phương Nam để Tống Giang mang chữ trung còn là chưa tận nghĩa? Những người như Võ Tòng, Yến Thanh, Lý Tuấn... sau khi đánh giặc xong không làm quan bỏ đi mới là đáng coi trọng. Đánh giặc xong về triều đình lĩnh thưởng như Tống Giang trong lịch sử không thiếu còn dám rũ bỏ công danh sống theo lý tưởng của mình mới là đáng trọng. Ngoài ra bạn nên nhớ là triều đình không bao giờ cho những người sống sót còn lại ở gần nhau bởi họ sợ rằng một ngày nào đó những người này sẽ tập trung lại làm phản nên dùng chính sách chia để trị phân mỗi người một nơi xa nhau. Thế nên tôi nghĩ rằng cho dù những người còn lại muốn đến sống cùng Tống Giang thì ông ta cũng tìm cách để đuuôir khéo để tránh bị triều đình nghi ngờ. CÒn mấy vị tướng kia xin để lát nữa tranh luận với bạn tiếp.