[TN] Bạo loạn bóng đá tại Indonesia, 127 người chết

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi amorphous1234, 2/10/22.

  1. DonovanD

    DonovanD Sonic the Hedgehog Winner Game Award 2024

    Tham gia ngày:
    6/6/19
    Bài viết:
    4,971
    vào hay không vào cũng chết à, bên Indo là chỉ cần thấy fan đối phương là nó canh nó đập luôn, còn fan chung thì ủng hộ 8-}
     
    snoopyy and HaQuyenn like this.
  2. resetlove21

    resetlove21 Leon S. Kennedy Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    11/10/06
    Bài viết:
    13,796
    ĐNA này chỉ có CĐV Mã và Indo là đều bẩn như nhau.
     
  3. I3lacKnight

    I3lacKnight C O N T R A Winner Game Award 2024 Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    26/12/13
    Bài viết:
    1,805
    Bọn ultra malay nhớ hồi sang vn ngoan như cún
     
  4. Mèo Bếu

    Mèo Bếu John Marston's Redemption ➳ Sharpshooter ⌖

    Tham gia ngày:
    25/8/20
    Bài viết:
    21,762
    [​IMG]

    Tôi muốn các bạn mạnh mẽ về cả tinh thần lẫn thể chất. Chúng ta không mong đợi những kẻ yếu đuối chiến đấu". Thông điệp trên được phát đi bằng loa trên đường phố bởi một đám đông mặc áo màu cam. Thoạt nhìn, nhiều người có thể lầm tưởng rằng đây là buổi huấn luyện của lực lượng dân quân hay đội quân nào đó.

    Nhưng không! Đó là nhóm cổ động viên của CLB Persija Jakarta diễu hành trên đường để "phô trương thanh thế". Chứng kiến cảnh tượng ấy, phóng viên David Lipson của tờ ABC (Australia) không khỏi rùng mình. Ông thừa nhận cứ ngỡ như đang tham gia buổi huấn luyện quân sự, chứ không đơn thuần xem bóng đá.

    Cuối cùng, sau khi trải nghiệm không khí bóng đá ở Indonesia, David Lipson đúc kết lại: "Đó là một trong những giải đấu bóng đá chết chóc nhất trên thế giới".

    Irlan Alarancia là kẻ chỉ huy của những cuộc diễu hành như vậy. Anh chàng luôn xuất hiện với dáng vẻ hiên ngang, đầu đội chiếc mũ đen và đôi mắt hằm hằm sát khí. Phóng viên David Lipson nhấn mạnh: "Có quá nhiều đội quân cuồng tín như vậy xuất hiện ở Indonesia. Thông thường, chỉ có những cổ động viên chủ nhà mới được phép đứng gần sân vận động".

    Ở Indonesia, có một cụm từ nổi tiếng để nói về vấn đề cổ vũ bóng đá là "Sampai mati". Dịch nôm na cụm từ này có nghĩa là "yêu cho đến chết". Chỉ một chi tiết đó thôi cũng đủ hiểu mức độ cuồng tín bóng đá ở xứ Vạn đảo.

    Irlan Alarancia có một vết sẹo dài trên mặt và mất một răng cửa. Đó được xem là "chiến tích" mà anh chàng này rất tự hào. Chia sẻ với phóng viên nước ngoài, Irlan Alarancia nở nụ cười toe toét: "Mọi người đàn ông đều thích chiến đấu. Từ khi còn học trung học, tôi đã thích chiến đấu. Sau đó, tôi gia nhập Jakmania (nhóm cổ động viên của Persija Jakarta), tôi hiểu được sự thù địch với Persib. Chúng tôi luôn chiến đấu mỗi khi gặp bọn họ".

    Sự thù địch của Persija Jakarta và Persib đã kéo dài hàng thập kỷ. Lứa của Irlan Alarancia chỉ tiếp nối "truyền thống" của nhiều thế hệ đi trước. Nhưng vấn đề ở chỗ, một kẻ "thích chiến đấu" như Irlan Alarancia cũng bắt đầu ngán khi tình trạng bạo lực ngày càng leo thang: "Chúng tôi đang cố gắng làm dịu đi tình hình. Mọi thứ ngày càng trở nên nguy hiểm hơn. Sự kình địch đã vượt xa ranh giới".

    Câu chuyện về cái chết của Haringga Sirila (cổ động viên Persib) vào năm 2018 từng khiến làng bóng đá Indonesia rung chuyển. Chỉ một tuần sau khi nhận thẻ thành viên Jakmania, cổ động viên 23 tuổi này đã bị một nhóm quá khích của Persib tấn công trên đường. Mặc cho Haringga Sirila la hét, bỏ chạy và cầu cứu, đám đông hung hãn tấn công bằng nhiều vật dụng khác nhau.

    Chuẩn tướng Dedi Prasetyo chia sẻ: "Nạn nhân đã bị truy đuổi, cầu cứu những người bán hàng gần đó nhưng vẫn bị đám đông hung hãn tấn công bằng gậy, chai lọ và nhiều vật dụng khác". Sau đó, 13 kẻ đã bị bắt, trong đó có một người 40 tuổi và 7 trẻ vị thành niên. Dù tất cả đã phải trả giá vì tội ác của mình nhưng không thể xoa dịu mất mát quá lớn của gia đình Haringga Sirila.

    "Tại sao chúng lại giết chết Ari? Nó là cậu bé ngoan nhưng lại bị đánh chết chỉ vì xem một trận bóng. Nó không muốn tìm kiếm rắc rối mà chỉ thích xem bóng đá. Mọi người nói với tôi nó bị đâm, gãy cổ, gãy mũi. Làm sao để tôi ngừng nghĩ về những chuyện đó mỗi ngày" - mẹ của Haringga Sirila khóc nấc nghĩ về cậu con trai.

    Nhà báo thể thao Akmal Marhali từng nhấn mạnh: "Bóng đá ở Indonesia đưa người ta tới gần nghĩa địa hơn là để giải trí". Ông cho rằng sự thù địch sẽ không bao giờ chấm dứt bởi lối suy nghĩ "ăn miếng trả miếng" của những kẻ quá khích.

    Đa phần sự trả thù đều xuất phát từ sự kiện xuất phát từ lâu. Khi Persib tới sân của Persija Jakarta, một ai đó đã thiệt mạng. Rồi Persija Jakarta lại ghi nhớ mối thù này để tiếp đón Persib. Đây là truyền thống rất xấu trong làng bóng đá Indonesia", nhà báo Akmal Marhali chia

    Không chỉ ở cấp độ CLB, tình trạng bạo lực còn tới ở cấp độ đội tuyển quốc gia. Hiếm ở quốc gia nào, đội khách phải di chuyển tới sân bằng… xe bọc thép. Năm 2019, Malaysia đã cần một chiếc như vậy khi tới đây thi đấu ở vòng loại World Cup 2022 (giải đấu ở cấp độ FIFA). Cũng trong trận đấu đó, Bộ trưởng Bộ thể thao của Malaysia đã phải sơ tán khỏi sân vận động sau sự kích động của kẻ quá khích Indonesia.

    Chẳng nói đâu xa, ngay ở giải U19 Đông Nam Á vừa qua, U19 Việt Nam đã hứng chịu cơn thịnh nộ của người hâm mộ Indonesia (sau khi U19 Indonesia bị loại tức tưởi). Họ chặn xe bus và liên tục giơ biểu ngữ đe dọa. Tới mức, thầy trò HLV Đinh Thế Nam đã yêu cầu được bảo vệ nghiêm ngặt trong thời gian diễn ra giải đấu.
     
    HaQuyenn thích bài này.

Chia sẻ trang này