- Quân Mông bất bại ở Trung Hoa và Châu Âu, nhưng thảm bại tại Đại Việt trong cuộc chiến chống Nguyên-Mông lần I đời Trần. - Sau đó thái tử Thoát Hoan nhà Nguyên đem đại quân 50 vạn sang lần II, rồi vài chục vạn lần III, kết cục đều thảm bại. "Hịch tướng sĩ " của Trần Quốc Tuấn ra đời trong thời gian này. Trần Quốc Tuấn, hiệu là Hưng Đạo Vương, là 1 trong các Đại tướng vĩ đại nhất thế giới thời trung cổ, đã được thế giới bầu chọn. Trong các chiến thắng này ta bắt được 2 tướng đáng chú ý là Toa Đô và Ô Mã Nhi (Thoát hoan phải chui vào ống đồng trốn thoát). - Mỗi khi nước ta có loạn là bị ngoại xâm đe dọa. Cuối đời Trần, nước ta lại bị quân Minh xâm lược. Nhưng kết cục như thế nào chắc các bác đã biết ở "Bình Ngô Đại cáo" của Nguyễn Trãi : " Đánh 1 trận sạch không kình ngạc Đánh 2 trận tan tác chim muông " ... Và còn nhiều câu khác rất hay, bác nào nhớ trích thử ra xem... - Cuối Hậu Lê là Trịnh - Nguyễn phân tranh. Thời này cũng giống Tam Quốc, xuất hiện nhiều nhân tài. Nguyễn Bỉnh Khiêm chỉ đường cho chúa Nguyễn Hoàng vào nam gây dựng cơ đồ (Ai còn nhớ câu chỉ đường đó nói thử xem nào, tui quên mất rồi), rồi Đào Duy Từ, ... - Trịnh - Nguyễn phân tranh được Quang Trung giải quyết nhanh chóng. Sau đó ông đại thắng 29 vạn quân Thanh trong 5 hay mấy ngày Tết gì đó. - Sau Tây Sơn của Nguyễn Huệ là nhà Nguyễn của Nguyễn Ánh. Thời này kết thúc khá thảm hại và nhục nhã. Nếu Quang Trung Hoàng Đế mà sống thọ cỡ Lưu Bị thì bọn Tây kia dễ gì xâm lấn nước ta được ? - Cách Mạng Tháng Tám 1945 kết thúc PK, nước ta chuyển sang Dân chủ Cộng hoà, và bây giờ là Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. À mà từ đây nước ta lại có thêm một Đại tướng của thế giới nữa - Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Lịch sử ta ở giai đoạn này vô cùng hào hùng và oanh liệt (Mĩ từng dự định ném bom nguyên tử xuống VN, hú hồn... mà nếu vậy thì chú Sam chắc sẽ lãnh vài quả tên lửa đạn đạo của Liên Xô rồi...). ....Mấy dòng trên đây tui trích trong cuốn "Tóm tắt Lịch Sử VN" do tui chép lại lời đọc của Thầy Cô hồi còn thi "Bảy sắc cầu vồng" cho trường tui (PTTH, cách đây 5 năm)...
Xin nói rõ cho sao_lai_the luon để bạn khỏi thắc mắc: Tam tự kinh thì mỗi câu chỉ có 3 chữ,mà không nói chính xác thời điểm xảy ra những sự kiện trên,vì vậy nếu chỉ dựa vào Tam Tự Kinh thì khó có thể phản ánh chính xác được.Tam Tự Kinh chủ yếu để xác định rõ trình tự trước sau của các thời điểm thôi.Vì vậy cần phải tham khảo những tài liệu khác,nhưng vẫn trên cái gốc là Tam Tự kinh. Còn đã nói thì nói cho trót,nên bàn luôn lịch sử cận đại thì cũng hoàn toàn là cần thiết.
Sẵn đây xin bổ sung luôn cho HL rõ: _Việc Việt Câu Tiễn giết Ngô Phù Sai là vào năm 473B.C khi xưa nước Việt mất,Việt Câu Tiễn có ý muốn tự tử nhưng Phạm Lãi và 1 ông gì nữa(quên tên rồi) khuyên Câu Tiễn nên hàng Ngô,sau đó đem châu báu và gái đẹp nước Việt(Bao gồm cả Tây Thi) cống nạp cho Ngô,sau đó ông ta nằm gai nếm mật,thậm chí nếm phân của Phù Sai để chẩn đoán bệnh tình...dần dần đã chiếm được lòng tin của hắn.Trong khi đó nước Việt vẫn âm thầm chuẩn bị binh lực,do không phòng bị kịp mà Phù Sai chết thảm. Người xưa có câu:Hết chim trên cao,cung tên quăng vào 1 xó;hết thỏ thì làm thịt chó săn,vể điểm này Câu Tiễn áp dụng triệt để,Phạm Lãi biết trước nên chạy trốn,còn ông kia(quên tên tức thật đấy) do ở lại nên chị chết thảm,Việt Câu Tiễn nói với ông rằng: Khi trước ngươi hiến cho ta bảy kế để phục quốc,nay ta mới dùng 3 thì việc lớn đã thành,còn 4 việc nữa mong ngươi xuống suối vàng hiến cho tiên đế ta dùng,rồi ban cho thanh gươm buộc tự tử. Sau này Lưu Bang cũng không khác Câu Tiễn là mấy,chưa có ông vua nào trong lịch sử tàn sát công thần thẳng tay như Lưu Bang,giết Hàn Tín,Anh Bố,Bành Việt dã man nhất là đem Bành Việt làm mắm,tàn ác vô cùng...Dù Hạng Vũ có hung bạo 1 chút,nhưng là do hắn tính cương cường chứ không xảo quyệt,giả nhân giả nghĩa như Lưu Bang,chỉ có Trương Lương và Trần Bình là thoát được hoạ này,trương Lương từ quan về ở ẩn,còn Trần Bình nhờ giỏi luồn lách nên cũng an toàn mà hưởng lộc đến hết đời. Còn 1 điểm nữa mình muốn nói là đời Tống quân sự không yếu như HL nói,lúc này Trung Quốc chế ra được 1 loại hoả tiễn cực mạnh,sau này các loại tàu bè trên thế giới đều áp dụng loại hoả tiễn này,lúc này so với Châu âu thì văn minh Trung Quốc cực thịnh. Khi Thiết Mộc Chân diệt Kim,ông ta muốn nhân thể diệt luôn nước Tống,nhưng chỉ sau khi ông chết,mãi đến năm 1233 Oa Hoạt Đài,con trai của Thành Cát Tư Hãn mới lấy được Trung Nguyên. Còn vị tướng bình Nam năm 1258 tên là Ngột Lương Cáp Đài thì phải.
Cigarrete: Thanks. Chuyện Câu Tiễn/Phù Sai/Phạm Lãi/Tây Thi thì HL có đọc, coi phim, coi cải lương qua rồi. Chỉ là không nhớ nó xảy ra khoản năm mấy thôi. Nói thật thì lúc đọc truyện hay coi phim, HL thấy có cảm tình với Phù Sai hơn mặc dù Câu Tiễn là vua Việt. Ít ra Phù Sai cũng quân tử hơn. Mà trong suốt lịch sử, đúng là hồng nhan bạc mệnh. Les grandes beautés connaissent souvent des sorts fatals. Tội nghiệp cho Tây Thi, Điêu Thuyền, Vương Chiêu Quân. Đúng là lúc này văn minh của Trung Hoa từ thời xưa so với văn minh Châu Âu cao hơn nhưng những phát minh của họ, họ đâu có sử dụng triệt để đâu. Ví dụ như thuốc pháo. Người TQ lúc bấy giờ chỉ lấy đem đi làm pháo bông bắn chơi trong khi người Châu Âu khi họ biết được thì đem sáng chế ra đạn dược cho súng ống rồi. Đến thời nhà Minh, Chu Nguyên Chương hủ lậu đống cửa ải không giao thiệp với nước ngoài nữa. Tưởng rằng ta đây vẫn là đệ nhất thế giới nhưng đâu ai ngờ văn minh Châu Âu thời gian sau đã hơn trội Trung Hoa rồi. Người ta thì tiến lên vùn vụt, mình thì nằm có một chỗ -> thua. À, đố tất cả có ai biết ai nói mấy câu này không 1. "Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế." 2. "Nước trong leo leo cá đốp cá" 3. Chiến Quốc tứ công tử gồm những ai? 4. Kiến An thất tử là những ai (hint Tam Quốc)? 5. Có một cô công chúa đời Trần phải cống cho Thoát Hoan, cô công chúa ấy là ai?
To HL : 1."Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế." Câu này là do Ngô Thời Nhiệm nói với bạn học của ổng là Đặng Trần Thường. Thời đó Nhiệm theo Tây Sơn còn Thường theo Nguyễn Ánh. Sau khi Tây Sơn bị diệt, Nhiệm bị bắt, Thường định hạ nhục địch thủ nên ra câu đối "Ai công hầu, ai khanh tướng, trong trần ai, ai dễ biết ai". Nhiệm dùng câu trên để đối lại. Trước khi chết Nhiệm còn làm bài thơ nhắc Thường nhớ về điển tích Lưu Bang diệt công thần. Quả nhiên sau này Thường bị chết thảm. 2."Nước trong leo leo cá đốp cá" . Câu này tôi không biết, mới nghe lần đầu à. 3.Chiến Quốc tứ công tử gồm những ai? Tôi chỉ biết có 3 người : Tín Lăng Quân Ngụy Công Tử,Bình Nguyên Quân Triệu Thắng (2 ông này là em vợ anh rể), Mạnh Thường Quân Điền Văn. 4.Kiến An thất tử là những ai Thua. Theo như tui biết thì có Lưu Biểu+ mấy ông trong đám của Tư Mã Huy,bạn bè của Khổng Minh & Từ Thứ. 5.Có một cô công chúa đời Trần phải cống cho Thoát Hoan, cô công chúa ấy là ai? Đó là An Tư Công Chúa. Tuy nhiên sau này đánh được quân Mông thì công chúa được cứu thoát, hình như sau lấy 1 ông vương gia gì đó. To Cigarrete : 1.Ông đó là đại phu Văn Chủng. Cùng với Phạm Lãi là 2 đại công thần giúp Việt Vương Câu Tiễn xưng bá thiên hạ. Cuối cùng bị chết thảm. Chỉ có Phạm Lãi là người nhìn xa trông rộng, lấy được nàng Tây Thi sắc nước hương trời, sau này trở thành Đào Chu Công đi buôn bán giàu nhất thiên hạ. 2. May cho chú Lưu Bang là không giết Thừa Tướng Trần Bình, nếu không thiên hạ của họ Lưu đã mất từ lâu. Chính ông này là người tiêu diệt họ hàng Lữ Hậu, giữ vững ngai vàng cho nhà Hán. Tiện đây đưa mấy câu đố góp vui cùng huynh đệ : 1. Vợ của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là ai? Có quan hệ vởi ông như thế nào? Làm sao 2 người lấy được nhau/ 2.Hưng Đạo Vương có tất cả mấy người con?
Câu Tiễn là vua Việt,nhưng không phải là nước ta(Nam Việt),cái tên Nam Việt ngay từ thời Triệu Đà đã có không biết trước đó đã có chưa thì mình chịu,mà trong sách sử thì Triệu Đà là vị vua trường thọ nhất suốt lịch sử từ Đông sang Tây=>Vậy việc đế Nghiêu làm vua 100 năm chỉ mang tính ước lệ. Câu "nước trong leo lẻo cá đớp cá" theo mình biết thì đây là vế đối của 1 tên quan hống hách đặt ra khi trói một học trò nghèo(nếu mình nhớ không lầm thì học trò này là Cao Bá Quát),và đặt ra điều kiện nếu đối được thì sẽ thả ra,và người học trò đối lại"trời nắng chang chang người trói người". To roninvn:Ờ,thì ra ông này là Văn Chủng,mình cũng chỉ nhớ ông này tên Chủng thôi. Trần Bình không chỉ có công giúp Bang tiêu diệt dòng họ Lữ Hậu mà nhiều lần giúp Bang giữ nước,một lần,quân Phiên đánh rất rát thế tưởng chừng không chống lại được,nhưng Trần Bình biết được vợ của tướng Phiên rất hay ghen,nên ông loan tin triều đình sẽ cống nạp nhiều gái đẹp,quả nhiên bà này sợ chồng bị lũ con gái Hán mê hoặc nên đã khuyên chồng rút lui. Thời Lưu Bang,Triệu Đà cầm đầu nước Nam Việt,có thể nói là ngang ngửa với Trung Quốc,khi ấy ông đã có ý định lấy Trung Nguyên,chỉ nhờ Lưu Bang cho sứ sang doạ sẽ phá hết mồ mả tổ tiên của Triệu nên ông này mới thôi.
1. Ronin trả lời rất chính xác. 2. Cigarrette trả lời đúng phân nữa. Đúng là Cao Bá Quát trả lời lại câu đối là "trời nắng chang chang, người trói người." Người nói câu đối kia với Cao Bá Quát chính là vua Minh Mạng. 3. Ronin trả lời đúng 3 vị: Tín Lăng Quân Ngụy Võ Kỵ (Ngụy); Bình Nguyên Quân Triệu Thắng (Triệu); Mạnh Thường Quân Điền Văn (Tề); người thứ Tư là Xuân Thân Quân Hoàng Yết (Sở). 4. Kiến An thất tử không có Lưu Biểu. Thôi câu này khó, bật mí ra vài ông dễ nhé: Khổng Dung (cháu 20 đời của Khổng Tử), Từ Cẩn. Còn 5 ông còn lại bắt đầu họ Vương, Lưu, Nguyễn, Ung, Trần (ông này hồi đầu theo Hà Tiến, sau Viên Thiệu, cuối cùng Tào Tháo). 5. Ronin trả lời đúng rồi. To Ronin: 1. Không biết vợ của Hưng Đạo Vương. Chỉ biết mẹ à. 2. Nếu không nhớ lầm thì có 6 người con: 4 trai, 2 gái. Do Ronin và Cigarrette đã trả lời đúng mấy câu cũ, thêm vô câu hỏi mới: 1. Mẹ của Hưng Đạo Vương là ai? 2. Ai nói câu sau đây: "Cây xuống rồng, trồng đất rắn, long vẫn hoàn long." 3. Đời nhà Tần có một nhà bút thiệp đại tài lưu danh thiên sử, ông này là ai?
Kiến thức của tui còn kém chỉ biết câu 2 là của bà Đoàn Thị Điểm chửi xỏ ông Quỳnh thôi . Nhưng tôi muốn hỏi các bác đã tốt nghiệp đại học chưa vậy (mặc dù tôi biết đậu đại học hay không thì không nghiên cứu làm sao biết được những chuyện này)
1. Mẹ của Hưng Đạo Vương là Thuận Thiên công chúa, vợ của An Sinh Vương Trần Liễu, anh trai của vua Trần Thái Tông - Trầ Cảnh và có một giai thoại xung quanh bà (câu chuyện này là do mình nghe ngóng được thôi nhé, không phải là chính xác trong sử sách đâu). Số là Trần Cảnh và Lý Chiêu Hoàng không có con trai nên Trần Thủ Độ và vợ là Thiên Cực công chúa ép Trần Cảnh phải bỏ Chiêu Hoàng mà lấy Thuận Thiên Công chúa tức là chị dâu của ông (bà này lúc này đã có bầu 3 tháng). Trần Liễu tức điên lên bỏ ra sông cái làm loạn còn Trần Thái Tông (Trần Cảnh ức quá mà bỏ lên đỉnh Phù Vân đi tu). Sau bị Trần Thủ Độ thúc ép ghê quá nên đành phải xuống núi, còn Trần Liễu phải quy hàng vì quân lực quá mỏng. Ông truyền cái hận này cho con là Trần Quốc Tuấn, mong muốn con tìm cơ hội rửa nhục. Bà Thuận Thiên lấy Trần Cảnh sinh được 4 con (đứa đầu là con riêng), người con thứ hai là Trần Quang Khải, thứ 3 là Trần Ích Tắc (thằng cha này về sau phản bội), thứ tư là Trần Nhật Duật và hai công chúa nữa. Sau này khi Trần Quốc Tuấn làm Quốc Công Tiết Chế đánh Nguyên Mông, Trần Quang Khải là Thượng Tướng Thái Sư nắm binh quyền trong tay, hai ông này nhớ thù trước nên hay "ngáng bạc" nhau, làm mất đoàn kết. Rốt cục Trần Quốc Tuấn (lúc này chưa phải là Trần Hưng Đạo đâu nhe) đành nhịn thù riêng, vì nghĩa lớn sang thuyền tắm cho Trần Quang Khải để giảng hoà, hai người cùng dốc lòng lao động đường phố vua (anh ruột của Trần Quốc Tuấn và anh cùng mẹ khác cha với Trần Quang Khải). Câu chuyện này đến nay vẫn được truyền tụng, ca ngợi mãi. Trần Hưng Đạo bỏ qua thù riêng, anh em đoàn kết đánh đuổi ngoại xâm nhưng ít ai nhắc tới cái thù riêng đó thực sự là gì.
Đáp án nè : 1. Vợ của Hưng Đạo Vương là Thiên Thành công chúa, con vua Trần Thái Tông. Chuyện về 2 người này hay không kém gì mấy film hành động. Nguyên là 2 người đã quen biết nhau từ trước nhưng mọi người xung quanh không biết. Đến khi vua định đem gả cô công chúa này cho con trai 1 ông vương gia (quên mất tên rồi) thì Trần Hưng Đạo mới về quê xin cha là An Sinh Vương Trần Liễu hỏi cưới. Nhưng Trần Liễu thấy con là người tài năng, chưa muốn để con lấy vợ sớm (cha này đang muốn con tìm cách cướp lại ngôi báu) nên không chịu. Thế là đến hôm đám cưới, ở bên ngoài tân lang & quan khách đang uống rượu thì Trần Quốc Tuân xông vào phòng tân hôn...động phòng cùng cô dâu. Sau đó cướp cô dâu chạy mất. Sau này An Sinh Vương Trần Liễu biết chuyện, không những trách phạt mà lại còn khen :"Vậy mới xứng đáng là con ta chứ." 2.Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn có tất cả 4 người con :Hưng Vũ Vương Trần Quốc Nghiễn, HưngTrí Vương Trần Quốc Hiện, Hưng Nhựng Vương Trần Quốc Tảng (ông này có lần khuyên cha nên cướp lại ngôi báu nên bị cha rượt chém, cấm cửa không cho về. Ông này rất giỏi nhưng ăn chơi cũng tàn bạo lém, là tác giả của bài thơ "Phóng cuồng ca"). Người con thứ 4 là Anh Nguyên quận chúa, gả cho tướng quân Phạm Ngũ Lão. Có sách nói rằng bà là con nuôi, nhưng cũng có sách nói là con đẻ nhưng vì có quy định những người trong tôn thất họ Trần không được lấy người ngoài nên bị giáng xuống làm con nuôi để lấy tướng quân họ Phạm. To HL : 2.Câu "Cây xuống rồng, trồng đất rắn, long vẫn hoàn long." là cấu đối của Đoàn Thị Điểm thách đối với Trạng Quỳnh, Trạng đối lại là "Quả dưa chuột tuột thẳng gang,thử chơi thì thử.". Bà này học giỏi, ra nhiều câu đối khó dã man. Cho đến nay vẫn chưa có ai đối lại câu "Da trắng vỗ bì bạch" của bà. 3.Không chắc lắm , nhưng tôi đoán đó là Thương Ưởng. To Misuto: Câu nói của Nguyễn Bỉnh Khiêm chỉ đường cho Nguyễn Hoàng vào Nam lập nghiệp là "Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân". Chỉ một câu này mà giúp cho cương thổ của nước ta mở rộng đến tận đất mũi. Quả là không hổ danh Trình Quốc Công vậy. Câu đố mới: Ở Vn ai là người đầu tiên cân được 1 con voi, nêu rõ cách cân của ông?
Nếu mình nhớ không lầm thì đó là Trạng Lường - Lương Thế Vinh. Ông dắt con voi lên 1 cái thuyền, sau đó đánh dấu mực nước trên mạn thuyền. Sau đó ông chuyển voi xuống và xếp đá lên thuyền đến khi nào mực nước ở mạn thuyền đúng bằng mức đã đánh dấu thì ông mới cho cân từng hòn đá một rồi cộng lại thì ra được trọng lượng của con voi (gần giống Acsimet) Tham gia một tí cho vui:Hãy cho biết tên các nữ tướng của Hai Bà Trưng
hahhah hay thật... lâu rùi mới xem được cuộc tranh luận có ý nghĩa như thế này... biết sớm thì tui đâu có ở bên sq làm gì... cho tui tham gia với nha... theo tui biết, về việc nước Nam Việt, hoàn toàn không phải là nước Việt Nam ta....... Nam Việt, là tập hợp Bách Việt, việc Triệu Đà tấn công An Dương Vương cũng chỉ là công việc thống nhất dân Bách Việt thôi... hic hic... nhưng tiếc rằng, hai bộ tộc người Việt (Âu Lạc và Lạc Việt) này rất "ngoan cố"... cho nên công việc này cho đến nay vẫn chưa có ai làm được ..... ehhehe...... còn về sự xuất hiện của Việt Nam, theo tài liệu tôi có được thì vào năm 1804, vua Gia Long đi sứ sang Trung Quốc xin đặt quốc hiệu là Nam Việt, hoàng đế Càng Long nhà Thanh cho rằng nếu đặt là Nam Việt, sợ nhầm với Nam Việt ngày xưa... nên mới cho đặt là Việt Nam, tức có nghĩa là người Việt sống phương Nam (không phải là Bách Việt)... và như thế Việt Nam xuất hiện. còn vấn đề vợ của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, theo tui nhớ là ... một công chúa nhà Trần nào đó (lâu quá nên quên rùi, bạn có thể tìm hiểu trong "Trần Thủ Độ và sự nghiệp nhà Trần"), và Trần Quốc Tuấn iu nhau... nhưng cô công chúa nọ bị ép gã cho người khác... vào đêm tân hôn ... Trần Quốc Tuấn đã vượt rào... cướp cô dâu.... ----> thù hận chồng chéo... và tôi xin "minh oan" cho thượng tướng Trần Quang Khải là... ông là người văn tài võ lượt.. không kém gì Trần Quốc Tuấn (chỉ vì Trần Quốc Tuấn là Nguyên Soái nên mới nổi tiếng hơn thôi)... khi có giặc ngoại xâm... vua tôi nhà Trần có ý ngại mối thù nhà của Trần Quốc Tuấn, có ý phong cho ông làm Nguyên Soái đánh đuổi ngoại xam, nhưng, ông đã khuyên vua tôi nhà Trần, nên phong cho Trần Quốc Tuấn làm Nguyên Soái, để yên cái thù nhà, củng cố nội bộ.... thử hỏi có ai rộng lượng hơn ông không, đã từ bỏ lợi ích của bản thân, vì lợi ích của nhân dân ....... tôi xin đố các bạn nước ta có bao nhiêu quốc hiệu ??? tên của các Quốc Hiệu trên ???
tui xin bổ thêm là Nguyễn Trãi cũng bị chu di cuộc thanh trừng đẫm máu, và kế hoạch "Trăm Hoa Đua Nở", ma` Mao chủ tịch mượn tay Giang Thanh.... hic hic hạt muối chia đôi còn cục đường thì ăn hết,.... chắc là tại vì muối mặn.... da là bì... trắng là bạch cho tới nay có rất nhiều câu đáp như "trời xanh màu thiên thanh" ....trời là thiên, xanh là thanh... thiên thanh là từ láy... nhưng rất tiếc là không phải từ tượng thanh ..... "rừng sâu mưa lâm thâm".... rừng là lâm, sâu là thâm... nhưng tiếc rằng cũng không chỉnh... lâm thâm là từ tượng thanh ... nhưng không phải từ láy ... tại vì "vỗ nghe bì bạch" lại là từ láy hán việt tượng thanh.... cho nên bo' tay ..... xin nói thêm một giai thoại về "trạng Trình" có lần Trịnh Kiểm đến hỏi Nguyễn Bỉnh Khiêm về thế cuộc thời bấy giờ và xin Ông cho lời khuyên, Nguyễn Bĩnh Khiêm cho Trịnh Kiểm một câu "Lê tồn Trịnh tại, Lê bại Trịnh vong" .... sau này quả không sai...
tôi xin bổ sung thêm, ......... khi Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán năm 938... trước đó khoảng 300 năm, tức là khoảng thế kỉ thứ 7, Lí Bí lập ra nước Vạn Xuân ......... người ta thường nói sử Việt Nam có các Họ sau... Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê, Nguyễn... xin bổ sung thêm là : vào cuối đời Trần, Thái Sư Hồ Quý Ly đã lộng quyền hình thành thế lực rất lớn, từng bước một xoá hết vây cánh nhà Trần, tương tự cách mà Trần Thủ Độ xoá ngôi nhà Lý....(quả là có luật Nhân Quả) ... Sau, Hồ Quý Ly, lập ra nhà Hồ, đặt tên nước là Đại Ngu (có nghĩa là sự yên vui lớn) hehhe không nên hiểu lầm .... Hồ Quý Ly là thiên tài kinh tế, đã lần đầu tiên cho in tiền giấy ở nước ta,... bên cạnh đó còn chế ra súng thần công... tuy nhiên nhà Hồ không tồn tại được lâu ... sau đó tới đời hậu Trần... (tui hong nhớ rõ là ai).cũng không tồn tại dược lâu..... sau bị quân Minh xâm lấn... sau đó ... hào khí Lam Sơn, đứng đầu là Lê Lợi, và Nguyễn Trãi (có thuyết cho rằng Nguyễn Trãi chỉ là người dân tộc ít người (có ai biết ba của Nguyễn Trãi là ai không??) Lê Lợi thấy Ông có tài nên mời về làm quân sư đó là cái lợi thứ nhất, cái lợi thứ hai là có thể mượn sức của người dân tộc mà kháng chiến chống quân Minh, cái lợi thứ 3 là, Ông có thể cho mọi người thấy Ông trọng dụng người tài ở khắp nơi, hòng thu phục nhân tâm), Nguyễn Trãi đã giúp Lê Lợi rất nhiều trong công cuộc kháng chiến, và phải kể đến "kỉ xảo" của Nguyễn Trãi là, Ông đã khắc trên lá cây "Lê Lợi vi sư, Nguyễn Trãi vi thần", rồi cho thả theo thượng nguồn... nhân dân bắt được, cho là ý trời... cũng với "chiêu thức" cao thâm này mà Lê Lợi đoạt được chính nghĩa, thu phục được nhân tâm.... sau khi đã đuổi được giặc Minh, Nguyễn Trãi đã giúp Lê Lợi rất nhiều trong công cuộc ổn định đất với "Bình Ngô Đại Cáo" bản tuyên ngôn độc lập lần thứ 2 của dân tộc ta ..... và sau cùng là cái giá phải trả cho một khai quốc công thần ..... hic vào cuối đời Hậu Lê, đất nước loạn lạc, Trịnh Kiểm lộng quyền, Nguyễn Hoàng sợ quá chạy vào Nam, lấy sông Gianh làm giới tuyến, xưng là chúa Nguyễn, được sự giúp đỡ của Đào Duy Từ (thật ra Đào Duy Từ chỉ là kép hát, nhưng tài học thì vô cùng uyên bác), phía Bắc cho xây thành luỹ chống quân Trịnh, phía Nam liên tục mỡ bờ cõi, chúa Nguyễn truyền ngôi được 9 đời... nhà Nguyễn vừa có công vừa có tội là như vậy (đã có công mỡ mang bờ cõi xuống phương Nam vào, nhưng lại bảo thủ "bế quan, toả cảng" dẫn tới tình trạng bị phương Tây đô hộ hơn trăm năm) sau đó nhà Tây Sơn xuất hiện với 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, và Nguyễn Huệ... đã thống nhất được đất nước, sau đó Nguyễn Ánh cầu cứu quân Xiêm La, Nguyễn Huệ đã diệt gọn 5 vạn quân này trong một đêm tại Rạch Gầm- Xoài Mút, sau đó là sự xâm lang từ phương Bắc, với 29 vạn quân Thanh, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, đặt niên hiệu là Quang Trung, hành quân thần tốc ra Bắc, chỉ trong 5 ngày đã đuổi sạch 29 vạn quân Thanh, .... sau.. Nguyễn Huệ mượn cớ cầu hôn công chúa nhà Thanh, để khởi binh, đòi lại Lưỡng Quảng, tức Quảng Đông và Quảng Tây, theo tôi là vô lí tại vì Lưỡng Quảng này chưa từng là của ta, đó là của Nam Việt khi xưa, hoàn toàn không dính tới Việt Nam.... đúng là lí luận của kẻ mạnh .... sau quả đúng là Nguyễn Huệ đã đau ruột thừa mà chết, khi đó ông chỉ ngoài 30 ... kết thúc cuộc đời cầm quân bách chiến bách thắng một cách.... lãng nhách.... và sau đó Nguyễn Ánh đã khôi phục lại nhà Nguyễn, năm 1804 nước ta đổi quốc hiệu thành Việt Nam, truyền được 13 đời ..... 1. Gia Long 2. Minh Mạng 3. Thiệu Trị 4. Tự Đức 5. Dục Đức 6. Hiệp Hoà 7. Kiến Phúc 8. Hàm Nghi 9. Đồng Khánh 10.Thành Thái 11.Duy Tân 12.Khải Định 13. Bảo Đại không biết có nhớ đúng hông nữa... hic và sau đó... chúng ta từ từ bàn tiếp ... hic ... mỏi tay quá rùi B-) tui xin đố có ai biết phương pháp hành quân thần tốc của Nguyễn Huệ không ???
Bổ sung thêm cho nó đầy đủ theo thứ tự thời gian: - Kinh Dương Vương - Lạc Long Quân - Hùng Vương (18 đời) - An Dương Vương - Triệu Vũ Vương (5 đời) - Trưng Vương - Triệu Vương - Lý Nam Đế - Lý Đào Lang Vương - Triệu Việt Vương - Lý Phật Tử - Mai Hắc Đế - Bố Cái Đại Vương - Khúc Thừa Dụ (3 đời) - Dương Đình Nghệ - Ngô Vương - Dương Bình Vương (Dương Tam Kha) - Ngô Nam Tấn Vương - Ngô Thiên Sách Vương - Loạn 12 sứ quân (nghe quen quen) - Đinh Tiên Hoàng (2 đời) - Lê Đại Hành (3 đời) - Lý Thái Tổ (9 đời) - Trần Thái Tông (12 đời) - Hồ Quý Ly (2 đời) - Trần Giản Định Đế - Trần Quý Khoáng - Lê Thái Tổ (Lê Sơ) 10 đời - Mạc Đăng Dung (10 đời song song tồn tại với nàh hậu Lê) - Lê Trang Tông (16 đời) - Tây Sơn (Nguyễn Nhạc -> Nguyễn Huệ -> Quang Toản) - Nguyễn Thế Tổ (13 đời) ------------------------------------------------------ Trên đây là sơ lược các triều đại của nước ta từ trước đến nay (có thể chưa thật đầy đủ), nếu có thời gian lục lọi lại mình sẽ post đầy đủ năm tháng và niên hiệu đầy đủ của các triều đại to tieuroi: - Cha của Nguyễn Trãi là Nguyễn Ứng Long tự là Phi Khanh quê ở Hải Dương. Việc ông có phải là người dân tộc hay không thì mình không dám chắc - Nguyên văn của câu truyền đơn trên lá đa là "Lê Lới vi quân - Nguyễn Trãi vi thần" nghĩa là Lê Lợi làm vua - Nguyễn Trãi làm quan(không phải "Lê Lợi vi sư - Nguyễn Trãi vi thần" ), việc làm này ý muốn cho mói người biết là trời đã định cho Lê Lợi làm vua rồi, cứ việc đi theo ông, không nghi ngại gì cả -Nguyễn Huệ không đòi Lưỡng Quảng về mà là xin làm của hồi môn cho công chúa
Phật Giáo luôn đi song hành cùng lịch sử Trung Hoa nên không thể thiếu được khi các bạn nói về lịch sử Trung Hoa!!! L ỊCH SỬ PHẬT GIÁO TRUNG HOA A. MỞ ÐỀ Như chúng ta đã biết qua trong bài học thứ nhất, cái của đạo Phật ở Ấn Ðộ, trong khi trưởng thành đã chia thành hai thân cây lớn, một thân cây hướng về phía Nam, tức là Nam tôn Phật Giáo, trong thân cây hướng về phía Bắc, tức là Bắc phương Phật Giáo. Nói đến Bắc Phương Phật Giáo, thí quốc độ lớn nhất và có một ảnh hưởng quyết định đến những nườc chung quanh là Trung hoa. Vậy muốn biết lịch sử truyền bá Phật Giáo ở Bắc phương hay Ðại-thừa Phật Giáo, chúng ta không thể không nguyên cứu sự phát-triển, sự thăng trầm của đạo Phật Trung hoa, từ khi đạo Phật mới du nhập vào cái khối người đông đảo nhất thế giới này cho đến thời cận đại. Khi chúng ta đã nhận thấy được những đường nét chính của lịch sử Phật Giáo Trung hoa, thì chúng ta cũng sẽ có được một vài khái niệm và màu sắc chính của đạo Phật ở Việt nam trong quá khứ. B. CHÁNH ÐỀ I. - THỜI KỲ SỞ KHỞI Theo các sách sử còn truyền lại, thì dân Trung hoa đã có nghe nói đến đạo Phật lâu lắm và rải rác rong dân chúng ở phía Tây, đã có người đã theo đạo Phật rồi. Hưng mãi đến đời nhà Ðông hán, niên hiệu Vĩnh bình năm thứ mười (T.L67) vua Minh Ðế sai các ông Vương Tuân, Thái Hâm, cả thảy mười tám người qua nước Ðaị Nhuc Chi (môt nươc1 ở phiá Tây, trên đường từ Ấn Ðộ sang Trung Quốc) để rước Phật về thờ và có mời được hai vị sư là Ca-Diếp Ma Ðằng (Kerssoapa Matanga) và Trúc Pháp Lan (Falan) qua Trung hoa. Vua Han Minh Ðế truyền dựng chùa Bạch Mã để thờ Phật và cho hai Ngài ở đó dịch kinh truyền Ðạo. Hai Ngài đã dịch kinh Tứ Thập Nhị Chương và mười sáu quyển kinh khác. Phật Giáo được thừa nhận ở Trung Quốc, được xây chùa, dịch kinh được bắt đầu từ đó. Dần dần đạo Phật càng bành trướng và càc nhà truyền Ðạo từ Tây-vứt lục đục kéo sang Trung Quốc, trong số đó có những bậc nổi tiếng nhất là Ngài An Thế Cao, Chi Lâu Ca Sấm, Chi Diệu, Trúc Phật Sóc. Số kinh chử Phạn dịch ra chử Hán trong thời kỳ sơ khởi này chúng đã lên đến 300 quyển. II. - NHỮNG THỜI KỲ HƯNG THỊNH Trong khoảng thời gian dài hơn hai ngàn năm từ khi bắt đầu du nhập vào Trung hoa cho đến hiện đại đạo Phật đã nhiều lần không thành và suy vong theo các thời đại. Cứ kể một cách tỷ mỷ sự hưng thịnh và suy vong một cách liên tiếp ấy, thì viết không biết bao nhiêu trang giấi mới xong, và độc giả cũng khó nhớ cho hết được. Vì thế phải giúp trí nhớ cho quý vị chúng tôi chỉ nêu lên những điểm chính, nổi bật nhất tronh lịch trình biến chuyển của Phật Giáo Trung hoa. Trước tiên chúng tôi phải nêu những thời kỳ hưng thịnh nhất, sau đò nêu những thời kỳ đen tối nhất, để quý vị có một khái niệm khá rỏ rệt nhất về lịch sử truyền bá Phật Giáo Trung hoa. Về sự hưng thịnh, chúng ta có thể ghi nhận bốn thời kỳ chíng sau đây: 1.- Thời kỳ thứ nhứt. Từ Tam Quốc đến Tây Tấn (thế kỷ thứ III đến thế kỷ thứ IV T.L). sau khi nhà Ðông Hán mất ngôi, nước Tàu bị chia làm ba khối, tức là thời Tam Quốc: Ngụy, Thục, Ngô. Mặc dù phân chia như thế, trong những nước ấy, từ vua chúa đến dân gian đều quy ngưỡng theo đạo Phật, và mỗi nước đều có những vị cao tăng từ Tây Vức sang truyền đạo: ở Ðông Ngô có Ngài Khương Tăng Hội, ở Bắc Ngụy có Ngài Ðàm Ma Ca La; ở Tây Thục có Ngài Châu Tử Hàng là một cao tăng Trung hoa, đã qua Tây Vức học chữ Phạn và tìm nguyên bản kinh chữ Phạn để dịch lại, hầu làm giàu thêm cho ko tàng kinh điển Trung hoa. Nhưng phải đợi đến đời Tây Tấn, Phật Giáo Trung hoa mới thấy được cái vẽ rực rỡ của thời kỳ thịnh phát thứ nhất. Năm 310 Tây lịch, dưới đời nhà Tây Tấn, niên hiệu Vĩnh Gia một vị cao tăng từ Tây Vức là Ngài Phật Ðộ Trừng sang thuyết pháp được nhân dân quy ngưỡng có hàng vạn, người. Ngài đã đào tạo được một số đệ tử có tiếng tăm như các Ngài: Ðạo An Pháp Hoa. Sau đó ít lâu,Ngài Cưu-Ma-La-Thập tiếp nối sự nghiệp hoằng dương chính pháp của các bật tiền bối và đã đưa đạo Phật Trung hoa đến một địa vị vô cùng rực rỡ. Chính trong giai đoạn thứ nhất nầy, Trung hoa bắt đầu có những tôn phái mới là Tam luận tôn và thành thật tôn. 2.- Thơì kỳ thứ hai. Dưới thời Nam Bắc triều (thế kỷ thứ V đến đến thế kỷ thứ VI ). Trong thời kỳ này nhiều vị cao tăng đã gây thêm uy thế cho đạo Phật cả trong dân gian lẫn cả triều đình, như Ngài Hệ Lâm được tham dự triều chính. Và đã nhiều ngài đã du nhập những tôn phái từ ngoài vào, hay sáng lập thêm nhựng tôn phái mới. Như ngài Bồ Dề Ðạt Ma đã từ Thiên Trúc sang truyền pháp Thiền Tôn, và là vị tổ đầu tiên của phái nầy ở Trung hoa; Ngài Tam Tạng Chơn Ðế dịch truyền luận Ðại-thừa Khởi tín, Ngài Ðàm Vô Sấm dịch truyền Niết Ban Tôn, Ngài Nam Nhạc đại sư lập Thiên Thai Tôn. Ðó là giai đoạn hưnh thịnh thứ hai của Phật Giáo Trung hoa. 3.- Thời kỳ thứ ba. Dưới đời nhà Ðường (thế kỷ thứ VII- IX ) vào khoảng đầu thế kỷ thứ bảy, dưới đời vua Ðường Thái Tôn (ông vua thứ hai đời đường), sau một thời gian bị phân tán vì giặc giã, đạo phập ở Trung hoa bắt đầu thịnh phát lại. Vị cao tăng đã mở đầu cho giai đoạn hưng thịnh nầy là Ngài Huyền-Trang, thường được gọi là Ðường Tam-Tạng pháp sư. Nhận thấy kinh điển ở nước nhà hoặc bị thiêu hủy thất lạc vì giặc giã, hay bị sai lạc nguyên bản vì dịch sai hay chép lộn, Ngài Huyền-Trang tự phát đại nguyện sang Ấn Ðộ, tìm học đạo với những bậc minh-sư, và đi chu du khắp Ấn Ðộ. Sau 15 năm, Ngài trở về Trung hoa, đem rất nhiều kinh tạng bằng Phạm-Văn và tổ chức cuộc phiên dịch sang Hán-Văn có trên 1.500 quyển. Vua Ðường Thái-Tôn rất quý trọng Ngài, truyền dựng chùa Ðại-Từ-Ân để Ngài dịch kinh truyền đạo (1). Chính Ngài Huyền-Trang và các đệ-tử của Ngài là những vị có công lớn trong việc làm sáng tỏ giáo-lý Pháp-tướng tôn ở Trung hoa. Sau Ngài Huyền-Trang , có Ngài Nghĩa-Tịnh cũng sang du lịch Ấn Ðộ bằng đường biển và cũng thỉnh kinh đem về dịng được 60 bộ, tổng cộng được 230 quyển. Từ đó, dưới thời Ðường, trừ một vài vị vua, còn hầu hết các vị khác, vị nào cũng ủng hộ, sùng bái đạo Phật, và đạo Phật được thâm nhập một cách mạnh mẽ trong dân gian. Xét trong bốn thời kỳ hưng thịnh, thì thời kỳ này là thời kỳ hưng thịng lừng lẫy nhất của Phật Giáo Trung Hoa. 4.- Thời kỳ thứ tư. Dưói đời nhà Minh. Từ khi nhà Ðường mất thien hạ, đến nhà Minh, trải qua mấy trăm năm trước Trung Hoa tuần tự trải qua các đời: Ngũ Ðại ( hậu Lương, hậu Ðường, hậu Tấn, hậu Hán, hậu Chu ). Nhà Tống, rồi đến nhà Nguyên. Trong các đời vua nầy, chỉ có nhà Tống là có thiện chí chấn-hưng Phật Giáo, sau một giai đoạn điêu tàn vì chiến tranh và sự phá hủy chùa chiền của vua Thế-Tôn nhà hậu Chu. Các vị vua nhà Tống đã sai sứ sang Tây-Vức thỉnh kinh cầu danh Tăng, và sắc dịch kinh điển, nên đạo Phật dần dần cũng được hồi phục, tuy có kém hơn trước. Nhưng phải đợi đến đời vua Thái-Tổ nhà Minh ( Chu Nguyên Chương) đạo Phật mới lấy lại được cái vẽ huy hoàng của những thời hưng thịnh trước. Minh Thái-Tổ, nguyên lúc nhỏ là một vị Sa-Di, nên khi lên ngôi, Ngài hết sức ủng hộ Phật Giáo. Ngài quy định phép tắc cho tăng-lữ,đặt những ty Tăng-cang, Tăng-chánh, Tăng-hội để chưởng lý các tăng-lữ.Ngài lại triệu tậpcác vị cao tăng ở Trường-Sơn để kiểm duyệt kinh tạng.Các vị vua kế vị vua Minh Thái-Tôn, cũng tiếp tục trùng hưng Phật Giáo, nhờ thế, đạo Phật ở Trung Hoa lại thêm một lần nữa có sắc thái huy hoàng của thời xưa. Nhưng đó cũng là thời kỳ hưng thịnh cuối cùng vậy. Thật thế, từ khi nhà Minh mất ngôi, sang nhà Thanh, mặc dù các vua chúa củng có ủng hộ Phật Giáo, nhưng trong nhân gian ít người hiểu thấu đạo lý của Phật, mà chỉ nghĩ đến cúng cấp, mê tín, dị đoan thôi. Phải đợi đến cuộc cách-mạng Tam-dân chủ-nghĩa (1912), đạo Phật mới trổi dậy bằng hình thức nghiên cứu Phật học và sự thành lập các hội Phật Giáo khắp trong nước. Nhưng đây lại thuộc vào thời kỳ cận đại và hiện đại Phật Giáo, mà chúng ta sẽ nghiên cứu trong một bài sau. III. - NHỮNG THỜI KỲ SUY VONG Như chúng ta đã biết, cuộc đời đã là vô thường, thì không có một việc gì có thể thoát ra ngoài cái luật chung ấy được. Ðạo Phật Trung Hoa đã có thời cực thịnh, như chúng ta đã thấy ở trên, tất cũng có thời kỳ suy vong mà chúng ta sắp đề cập sau đây. Nhà viết sử Phật Giáo Trung Hoa, khi nói đến nhưnỵg thời kỳ suy vong của Ðạo Phật thường tóm tắt trong một câu: “Tam Vỏ, nhất Tôn chi ách”. Câu này muốn nói cái thời vận đen tối của đạo Phật, nằm trong ba đời vua Võ “Thái Hoa nhà Hậu Ngụy, Võ -Ðế nhà Bắc-Chu, Võ-Tôn nhà Ðường” và trong một đời vua Thế-Tôn nhà hậu Chu. Dưới đây, chúng ta tuần tự nói đén bốn thời kỳ đen tối ấy: 1.- Thời kỳ thứ nhứt. Dưới đời hậu Ngụy Thái-Võ-Ðế ( 439-450 T.L). giữa thời Nam Bắc triều ( 420-588 ) trong lúc đạo Phật đang thịnh hành, vua chúa đang sùng mộ, giới tăng sĩ mỗi ngày một đông, thì đến niên hiệu Thaí-Bình Chơn-Quân thứ bảy (446 T.L) vua hậu Ngụy Thái-Võ-Ðế là một ông vua tàn bạo, nghe lời sàm tấu, tàn sát một cách ghê ghớm các tăng lữ và phá hủy kinh tượng chùa tháp trong nước. Nhưng vận mệnh của kẻ bạo tàn không thể lâu dài được, cho nên bốn năm sau khi thi hành thủ đoạn tàn ác trên, Thái-Võ-Ðế từ trần. Văn-thành vương lên nối ngôi, nhận thấy việc làm tàn ác, vô lý và nguy hại trên, nên đã truyền phục hưng Phật Giáo, nhờ đó đạo Phật dần dần lấy lại thanh-thế cũ. 2.- Thời kỳ thứ hai. Dưới đời bắc Chu Võ-Ðế ( 574 T.L). Ðến đời Võ-Ðế nhà bắc Chu, Phật Giáo lại bị tai ách lần thứ hai. Vua ra sắc lệnh bãi bỏ Phật Giáo, bắt các tăng-sĩ về làm dân, xung vào binh nội; chùa chiền bị biến thành phủ đệ cho các vương hầu ở, dân chúng bị ngăn cấm không cho thờ cúng Phật. Nhưng ít năm sau, Võ-Ðế mất, Tuyên-đế nối ngôi, lại sắc chiếu phục hưng Phật Giáo, truyền dịch kinh luận. Nhờ đó, đến đời Tùy, Phật Giáo mới trở lại thạnh hành, vua quan đều quy-y Phật pháp. 3.- Thời kỳ thứ ba. Dưới đời Võ-Tôn nhà Ðường ( 840-847 T.L ). Tai ách thứ ba của Phật Giáo Trung Hoa xảy ra vào năm 845 T.L dưới đời Võ-Tôn nhà Ðường. Như chúng ta đã biết, đời Ðường là một giai đoạn cực thịnh của lịch sử Phật Giáo Trung Hoa, các vua chúa đời này đều sùng thượng đạo Phật. Nhưng đến đời Võ-Tôn là một ông vua sùng mộ Lão-giáo, nghe theo các đạo sĩ xúi giục, đã thẳng tay đàn áp đạo Phật cũng như các tôn giáo khác, bắt 265.000 tăng ni hoàn tục; những chuông thánh bằng đồng đều bị tịch thu để đúc tiền. Nhưng có lẽ các ông vua tàn ác không thể sống lâu, hai năm sau Võ-Ðế mất. Vua Tuyên-Tôn lên ngôi, lại hạ sắc tu bổ chùa chiền, chánh hưng Phật Giáo. 4.- Thời kỳ thứ tư. Dưới thời thế tôn nhà hậu chu ( khoảng giữa thế kỷ thứ X). Sau khi nhà đường mất ngôi, nước Trung Hoa làm mồi cho sự tranh giành xâu xé giữa các chư hầu, chiến tranh nỗi dậy khắp nơi, đạo Phật cũng chịu nhiều ảnh hưởng tai hại lớn vì thời cuộc. Thêm vào đó, còn có sự phá phách của một ông vua nhà Hậu-Chu là vua Thế-Tôn. Thế-Tôn rất ghét Phật Giáo, nên đã sắc chỉ phá hủy chùa chiền đến 30.336 ngôi, đem tượng đồng, chuông, khánh ra đúc tiền, các kinh tạng đều bị thiêu hủy hay bị thất lạc gần hết. Trước tình trạng đen tối ấy, đạo Phật Trung Hoa tưởng đến mất tích. Nhưng không ! Nhà Tống sau khi bình được thiên hạ, đã ra sức chánh hưng đạo Phật và sai sứ sang Tây-Vức thỉnh kinh và pháp sư về Trung Hoa Hoằng-dương chánh-pháp. IV. – SÁU VỊ TỔ THIỀN TÔNG TRUNG HOA Kể về các tôn phái Phật Giáo ở Trung Hoa, thì thiền tôn thì phát-triển mạnh mẽ và sâu rộng nhất. Ðiều đó củng không lấy làm lạ, vì thiền tôn rất thích hợp với phần đông căn cơ người Trung Hoa và các vị tổ của Thiền-Tôn là những vị thánh tăng rất được tín-đò sùng mộ. Dười đây chúng ta hãy biết qua về các vị Tổ ấy: Vị Tổ Thiền-Tôn truyền ở Trung Hoa đầu tiên là đức Bồ-Ðề Ðạt-Ma. Sau khi Ngài được Tổ Bát-Nhã-Ða-La truyền tâm pháp và phú chúc Ngài sang Trung Hoa truyền hóa vào đời vua lương Võ-Ðế ( 528 D.L). Ngài ngồi xây vào mặt tường tham thiền luôn trong chính năm, tại chùa Thiếu-Lâm. Ngài thị tịch tại chùa Thiên-Thánh ở vùng Vỏ-Môn, an táng tại chùa núi Hùng-Nhỉ bên cạnh chùa Ðịnh-Lâm. Trươc khi thị tịch, Tổ Ðạt-Ma có nói bài kệ để phú-chúc cho Ngài Huệ-Khả, tức Thành-Quang, (người đã chặt cánh tay để cầu pháp với Ngài Ðạt-Ma). Bài kệ ấy như sau: Hán văn: Ngô bổn lai tự độ Truyền pháp độ mê tình Nhứt hoa khai ngũ diệp Kết quả tự nhiên thành. Dịch nghĩa: Ta đến xứ Trung Quốc Thuyết pháp cứu mê tình Một bông nảy năm cánh Kết quả tự nhiên thành. Ngài Huệ Khả kế thừa Ngài Ðạt Ma, làm tổ thứ hai, Ngài tăng Xán làm tổ thứ ba, Ngài đạo tín là tổ thứ tư, Ngài Hoăng Nhẫn là tổ thứ năm và Ngài Huệ-Năng là tổ thứ sáu, tức là tổ cuối cùng của phái Thiền Tôn ở Trung Hoa. C. KẾT LUẬN Sau khi đọc lịch sử truyền bá Phật Giáo ở Trung Hoa, chúng ta có thể rút ra một vài nhận xét bổ ích sau đây: 1.- Ðạo Phật là một Tôn giáo ngoại lai, từ Ấn Ðộ truyền sang. Trong khi Phật Giáo ở Ấn Ðộ mỗi ngày mỗi suy đồi, thì Phật Giáo ở Trung Hoa mỗi ngày mỗi thêm thanh thế và cuối cùng chinh phục được hầu hết cả một khối người đông đảo nhất trên thế giới. Vì sao? Có lẽ vì ở Ấn Ðộ, các nhà lãnh đạo truyền giáo đã không biết thích nghi với hoàn cảnh, với sự tiến triển của thế giới của thời thế, cứ giữ chặt nếp sống cũ, trong khi ấy thì ở Trung Hoa, các nhà truyền giáo đã hiểu rõ căn cơ của quần chúng, biết thích nghi với hoàn cảnh và thời thế, luôn luôn phát huy những Tôn phái mới để đáp ứng cho những nhu cầu tinh thần của những lớp người. Do đó mà đạo Phật ở Trung Hoa không bị một tôn giáo nào lấn lướt được. 2.- Cũng như ở Việt nam, các triều đại ở Trung Hoa khi mới lên ngôi, thì các ông vua khai quốc bao giờ cũng sùng mộ đạo Phật và khuyến khích sự truyền giáo, còn các ông vua cuối cùng, trái lại, thường hay hủy phá đạo Phật, trước khi mất ngôi. Những sự kiện ấy cho phép ta kết luận rằng: Các ông vua khai quốc phần nhiều những vị có đức hạnh và sáng suốt nhận thấy cần phải chấn hưng Phật Giáo thì dân chúng mới được thuần lương và nước nhà mới thịnh trị. Trái lại, các ông vua cuối cùng phần nhiều là những hôn quân vô đạo, nên đã hủy phá Phật pháp. Vì thế, nước đã loạn lại càng loạn thêm và các ngai vàng của các ông cũng sụp đỗ theo với đà sụp đỗ của các nước. 3.- Ðạo Phật ở Trung Hoa có lúc thịnh và lúc suy. Trong sự tịnh suy ấy, công và tội của các ông vua rất lớn, nhưng không phải là tất cả. Các ông vua chỉ tăng cường thượng duyên, còn nguyên nhân chính, động cơ chính vẫn là giới tín đồ và nhất là giới lãnh đạo Phật Giáo. Khi mà tín đồ có đạo hạnh và lòng tin tưởng mạnh mẽ, các nhà truyền giáo có nhãn quan sáng suốt, thì dù các ông vua có muốn phá đạo cũng chỉ phá được một phần nào thôi. Cũng như khi mà tín đồ thiều đạo hạnh và lòng tin, các vị lãnh đạo thiếu tinh thần tiến thủ và sáng suốt, thì ông vua dù có muốn nâng đỡ đạo Phật, cũng chỉ nâng đỡ một phần nào thôi. Cho nên, bao giờ cũng thế, sự xây dựng hay sự phá hoại, trước tiên đều do ở bên trong mà ra cả.
Kiến An thất tử là những ai (hint Tam Quốc)? Giải đáp: Kiến An thất tử gồm Khổng Dung, Từ Cẩn, Vương Xan, Lưu Trịnh, Trần Lâm, Nguyên Vũ, Úng Sương. Đời nhà Tần có một nhà bút thiệp đại tài lưu danh thiên sử, ông này là ai? Giải đáp: Ông ta chính là Vương Hy Chi, biệt danh là Lan Đình. Sở dĩ ông có biệt danh này là do có lần ông và 41 danh sĩ đương thời tụ hợp tại Lan Đình để "tán dốc", nhân dịp này ông đã tự tay viết bài Tự Tập Thành gồm 28 hàng 324 chữ khiến tất cả mọi người ở đó ai cũng tâm phục khẩu phục. Có anh em nào ở đây thích nghiên cứu về thư pháp không vậy? 1. Thôi đố Tàu rồi giờ tới đố Việt, ai là nhà thư pháp thuộc hàng đệ nhất danh gia của nước Việt ta? to tuta: Thua. Không biết tên nữ tướng của Hai Bà Trưng. Nhưng hỏi lại, tên của chồng bà Trưng Trắc là gì (theo các bạn)? Edit: tieuroi: Bài bạn post liên tục khó theo dõi quá. Bây giờ mới nhìn thấy câu đố của bạn. Để về nhà rồi trả lời vậy. t
to hunglong : theo tui là Mãn Giác Thiền Sư... hic .. Thi Sách to Tuha : Ông đố tên nữ tướng của Hai Bà Trưng thì tui cũng bó tay ???
To tieuroi:bài viết Phật Giáo dài quá theo không nổi,hệ thống lại ngắn 1 chút cho anh em nhờ nhá. Tôi thấy ông Lê Lợi và Lưu Bang này có 3 điểm chung: _Có dùng quỉ kế để chứng tỏ mình được trời phù hộ,việc khởi nghĩa là ứng với mệnh trời. _Có 1 người chịu chết thay đó là Lê Lai và Kỉ Tín. _Cuối cùng là bạc đãi công thần,nhưng về mặt này thì chú Bang dã man hơn. Trích: 2.- Cũng như ở Việt nam, các triều đại ở Trung Hoa khi mới lên ngôi, thì các ông vua khai quốc bao giờ cũng sùng mộ đạo Phật và khuyến khích sự truyền giáo, còn các ông vua cuối cùng, trái lại, thường hay hủy phá đạo Phật, trước khi mất ngôi. Những sự kiện ấy cho phép ta kết luận rằng: Các ông vua khai quốc phần nhiều những vị có đức hạnh và sáng suốt nhận thấy cần phải chấn hưng Phật Giáo thì dân chúng mới được thuần lương và nước nhà mới thịnh trị. Trái lại, các ông vua cuối cùng phần nhiều là những hôn quân vô đạo, nên đã hủy phá Phật pháp. Vì thế, nước đã loạn lại càng loạn thêm và các ngai vàng của các ông cũng sụp đỗ theo với đà sụp đỗ của các nước. Một lời kết luận rất có ý nghĩa đấy.
Được tin quân Thanh đã chiếm Thăng Long, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ theo ý của các tướng sĩ, lên ngôi Hoàng đế để yên lòng người và có danh nghĩa rõ rệt. Vua Quang Trung chia quân ra làm 5 đạo: - Hai đạo theo đường biển vào sông Lục Đầu, để tiếp ứng mặt phải và chặn đường quân Thanh chạy về. - Hai đạo đi đường núi để tiếp ứng bên trái và đánh vào phía tây địch quân. - Đạo trung quân do vua Quang Trung điều khiển, tiến theo quan lộ thẳng ra Thăng Long. Còn theo sử sách ghi chép lại, quân ta đại thắng 4 trận: Trận Phú Xuyên: Đến sông Giản Thủy (địa giới Ninh Bình và Hà Nam), quân vua Quang Trung phá tan quân cần vương của vua Lê, rồi tiến đến Phú Xuyên bắt sống trọn đám quân do thám Thanh đóng ở đó, không một người nào chạy thoát để báo tin với các đồn kế cận. Trận Hà Hồi: Nửa đêm ngày mồng ba tháng giêng năm Kỷ Dậu (1789), quân vua Quang Trung đến vây kín đồn giặc, rồi bắc loa gọi hàng. Quân Thanh sợ hãi xin hàng, nộp cả quân lương và khí giới. Trận Ngọc Hồi: Mờ sáng ngày mồng năm, vua Quang Trung cho lệnh tiến đánh đồn Ngọc Hồi. Quân Tàu bắn súng ra như mưa. Vua Quang Trung sai lấy ván ghép lại thành mảnh to và quấn rơm cỏ ướt, cứ 20 người khiêng một mảnh, mang dao nhọn, lại có 20 người mang khí giới núp theo sau. Đến trước cửa đồn, quân sĩ bỏ ván xuống, rút dao xông vào chém. Quân đi sau cũng lăn xả vào đánh. Quân Tàu chống không nổi, bỏ chạy tán loạn. Quân Tây Sơn thừa thế đánh tràn tới, lấy được các đồn. Xác quân Thanh nằm ngổn ngang khắp đồng. Các tướng Thanh như Hứa Thế Hanh, Tôn Sĩ Long đều tử trận. Trận Đống Đa: Trong lúc vua Quang Trung kịch chiến ở Ngọc Hồi, đô đốc Long đem cánh tả quân đánh đồn Khương Thượng, gần gò Đống Đa. Sầm Nghi Đống chống không nổi, thắt cổ tự tử. Đô đốc Long tiến đánh Thăng Long. Tôn Sĩ Nghĩ bỏ cả ấn tín, chạy qua sông để lên mạn Bắc. Quân sĩ tranh nhau qua cầu, cầu đổ, chết đuối thây thầy sông. Đạo quân Vân Nam và Quý Châu đóng ở miền Sơn Tây vội vã chạy về. Nói tóm lại, trong bất kỳ trận đánh nào, ngoài sự lãnh đạo giỏi của tướng chỉ huy ra, còn phải phụ thuộc vào sự tài giỏi của quân tình báo nữa. Quân tình báo Tây Sơn lúc bấy giờ nắm bắt tin tức nhanh chóng nên vua Quang Trung mới nắm rõ hết tình thế của quân địch lúc bấy giờ ra sao và biết nên đánh vào đâu. Chiến thuật của ông là đánh thẳng vào sào huyệt cuối cùng của địch, tiêu diệt bổ tổng chỉ huy mặt trận của địch thì quân địch sẽ như rắn không đầu thôi. Do đó trước khi đánh lớn, ông trước tiên đã bắt sống toàn bộ lực lượng thám báo tiền tiêu của quân Thanh. Chính vì vậy, quân địch không có thể cấp báo tin tức về quân Tây Sơn cho các tướng lãnh cùng Tôn Sĩ Nghĩ nhanh chóng được. To Cigarrette: Kỷ Tín giả làm Hán Cao Tổ ra hàng Hạng Vũ để cho Hán Cao Tổ thoát chết, phải chăng đó ở trận Huỳnh Dương? Thời Xuân Thu, có lần Sở Chiêu Vương bị địch cướp trại, tướng Do Vu cũng vì chủ mà đã lấy lưng ra đỡ giáo cho vua mình. Đời nào cũng có trung thần và gian thần. Vận mệnh đất nước ra sao còn coi lại phe nào đông hơn. Còn về câu đố, tại sao HL lại đi hỏi tên chồng bà Trưng Trắc (ai học qua lịch sử hay biết chút đỉnh cũng biết tên chồng bà là Thi Sách rồi) nhưng tại vì lịch sử ghi tải cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng có nhiều vấn đề cần phải được xác định lại. Việc hỏi tên chồng bà Trưng Trắc là ai để xem trong anh em có ai đọc qua tài liệu phân tích chưa. Những vấn đề cần xác định lại bao gồm: 1. Tên chồng bà Trưng Trắc không phải là Thi Sách như sách lịch sử ghi tải 2. Lý do của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng không như sách lịch sử ghi tải 3. Kết thúc của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng không như sách lịch sử ghi tải