Trong các đời làm quân sư của Ngô thì ai là sứng đáng nhất?

Thảo luận trong 'Những game Tam Quốc Chí khác' bắt đầu bởi Titan42, 19/2/09.

  1. kily2121983

    kily2121983 Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    11/4/09
    Bài viết:
    54
    Nơi ở:
    TP.HCM
    Binh của Tiên Chủ chỉ có quân đoàn của Triệu anh hùng là giỏi,còn lại bọn Trương Nam,Phùng Tập,Ngô Ban chỉ giỏi ngồi trong thành ăn nhậu,bốc phét.Bọn Mã Lương thì giỏi chạy trốn (2 lần đều thoát chết:)) ) Hoàng Huyền thì gặp ai đầu đó :)).Thế làm sao mà đánh đấm nổi :))
     
  2. Game là nhất

    Game là nhất Nam Việt Đại tướng quân

    Tham gia ngày:
    11/1/09
    Bài viết:
    1,928
    Nơi ở:
    Chỗ đó đó.....
    Anh Triệu đến lúc này già rồi,xung vào làm quân đoàn dự bị chứ cũng có hơn gì mấy quân đoàn kia??
     
  3. zinzin_1992

    zinzin_1992 Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    28/11/08
    Bài viết:
    366
    bên Ngô không quan tâm lắm thế nên chọn luôn 3 cha con Tôn Kiên , Tôn Sách , Tôn Quyền :D
     
  4. Titan42

    Titan42 Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    15/5/08
    Bài viết:
    744
    Nơi ở:
    Da Nang, Vietnam

    Viết rất khá, nhưng có điều tất cả chỉ tại Tôn Quyền nhu nhược quá mà hóa suy + thêm các đàn em, đàn con sau này rất ngu,sau này võ chỉ có mỗi Văn Ương, văn thì có mỗi Lục Kháng(con Lục Tốn), họan quan thì nhiều, nên đành phải mất nước..........
     
  5. GiaCát KhổngMinh

    GiaCát KhổngMinh Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    11/4/09
    Bài viết:
    89
    Titan tiên sinh có nhầm chăng, Văn Ương đâu phải tướng nhà Ngô :(
     
  6. kily2121983

    kily2121983 Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    11/4/09
    Bài viết:
    54
    Nơi ở:
    TP.HCM
    Văn Ương có gia nhập Ngô nhưng sau đó cho qua giúp Gia Cát Đản,do chê tiền lương bên Ngô thấp,lại bắt tăng ca và đi công tác xa nên cộng với chuyện Đản giết cha,chửi ông nội,chê người yêu của Uơng nên Ương bất bình về lại với Tư Mã Chiêu;))
     
  7. GiaCát KhổngMinh

    GiaCát KhổngMinh Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    11/4/09
    Bài viết:
    89
    Gia nhập có tý xíu kể ra làm chi :))
    Thực ra sau này Ngô vẫn còn kha khá nhân tài: Thịnh, Phụng, Chu Phường chẳng hạn.
     
  8. Game là nhất

    Game là nhất Nam Việt Đại tướng quân

    Tham gia ngày:
    11/1/09
    Bài viết:
    1,928
    Nơi ở:
    Chỗ đó đó.....
    Không phải đâu, Ngô đang dư tiền thừa thải nên mua thằng HLV Đản về, mua thêm tiền đạo cấm:Ương quyết tâm vô địch giải ngoại hạng kì này. Chẳng ngờ thằng Đản chỉ đạo dở ẹt, đội hình toàn bị Ngụy bắt bài, lại thường xuyên chửi Ương éo biết cách ghi bàn nên Ương sinh tức mét thằng Quyền-chủ tịch sa thải Đản đó mà.Nhận thấy CLB Ngô không đủ sức lãnh cúp, lại thêm thằng Ương mỗi tháng phải trả cho mấy triệu bảng=)) nên đến mùa chuyển nhượng Quyền bán cho Ngụy đấy mà.
     
  9. thachngo

    thachngo Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    28/6/06
    Bài viết:
    439
    Mạn phép một tí,mình thấy topic cũng nhiều anh em tranh luận,dài hơn 4 trang,thế mà cái tiêu đề của topic lại viết sai chính tả,sao không edit lại nhỉ >:D<
     
  10. TheReturned

    TheReturned Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    29/4/09
    Bài viết:
    111
    @all
    Lữ Mông không ai gọi là quân sư -> đó là tướng tài thôi
    bên Ngô chỉ có 1 quân sư là Chu Du
    chu du chết thì có Luc tốn và sau này là lục kháng
    vì thế có lẽ Chu Du nổi tiếng nhất vì đã để lại khá nhiều chiến công : giúp tôn sách bình đông ngô, lập kế phá tạo trên Xích Bích
     
  11. phucvodoi

    phucvodoi Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    23/9/07
    Bài viết:
    230
    Nơi ở:
    Where is the love ?
    Chờ tí để gọi La tiên sinh về xem ai có tài nhất =))
     
  12. Love Jill

    Love Jill Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    17/10/08
    Bài viết:
    250
    Chu Du hơn Lục Tốn chứ , Chu Du 10 tuổi đã đi đánh giặc khăn vàng một người văn võ song toàn giỏi thi ca âm luật , uống say đến 3 tuần rượu mà vẫn có thể chỉ ra nốt nhạc đánh sai trong dàn nhạc cung đình
    Còn việc đố kị GCL rồi tức chết là hoàn toàn bịa đặt hết ( là do thằng cha La Quán Trung quá ái mộ GCL mà vùi dập Chu Du thôi diều này bây giờ được đính chính rùi , cả cái kế thuyền cỏ mượn tên bây giờ cũng bị các nhà khoa học bảo là phi lý )
    Chu Du sớm khẳng định tài năng của mình hơn Lục Tốn
     
  13. Game là nhất

    Game là nhất Nam Việt Đại tướng quân

    Tham gia ngày:
    11/1/09
    Bài viết:
    1,928
    Nơi ở:
    Chỗ đó đó.....
    Cho mình xin cái link tư liệu trên, ở đây không ai nói rõ về việc này cả!

    Chu Du đúng là tức chết trong quân không ai giải thích được có phải Lượng làm không nhưng cũng không thể bác bỏ vấn đề!
    Thuyền cỏ mượn tên thì có kẻ đồn do chính Ngô làm chứ không phải Lượng, vậy phi lý ở chỗ nào!Nhỡ Lượng là người hiến kế thì ai biết cho được.

    Bởi vì Tốn sinh sau Du, vả lại Tốn củng nổi lên từ một gã thư sinh trẻ tuổi giống như Du, nhưng Tốn khác Du ở chỗ: Du thì cần Túc tiến cử mới có công, còn Tốn thì có công xong mới được tiến cử:))
     
  14. Love Jill

    Love Jill Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    17/10/08
    Bài viết:
    250
    Những "bịa đặt chết người" trong Tam Quốc diễn nghĩa (phần 2): Nỗi oan dậy đất của Chu Du trước Gia Cát Lượng

    Tính cách, thái độ, tài năng của những nhân vật lớn như Gia Cát Lượng, Chu Du, Tào Tháo, Lưu Bị, Tôn Quyền... và những sự kiện lớn trong "Tam Quốc diễn nghĩa" thật - giả đến đâu, chúng ta sẽ dần dần được sáng tỏ.

    Hãy bắt đầu từ nhân vật nổi tiếng Chu Du của Đông Ngô.

    Gia Cát Lượng chưa bao giờ chọc tức Chu Du

    Nhắc tới Chu Du, người ta liền nghĩ tới Tam khí Chu Du, chết vì tính đố kỵ; Nhớ câu Chu Du than thở: “Đã sinh Du sao còn sinh Lượng”. Nhưng đó là trong tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa, nó hoàn toàn không giống Chu Du trong lịch sử.

    Trong lịch sử, Gia Cát Lượng chưa bao giờ chọc tức Chu Du, và Chu Du cũng chưa bao giờ tức thổ huyết mà chết. Vì sao? Vì Chu Du là một con người rất có bản lĩnh. Tam quốc chí đánh giá rất cao về ông: “Cởi mở, khí phách hơn người”. Người cùng thời cũng rất trân trọng ông.

    Lưu Bị nhận xét về Chu Du là “rất độ lượng”. Tưởng Cán - danh sĩ Hoài Hải, nói ông “là con người thanh lịch”. Nhân đây xin minh oan cho Tưởng Cán. Tưởng Cán sang Giang Đông sau khi trận Xích Bích đã xảy ra 2 năm, không làm gì có chuyện Tưởng Cán trộm thư của Sái Mạo gửi Chu Du. Bộ mặt Tưởng Cán cũng không gớm ghiếc, mũi trắng lốp như trong hí kịch. Trái lại, Tưởng Cán khá đẹp trai. Sách Giang biểu truyện chép: “Cán dung mạo đẹp, có tài hùng biện, khắp Giang - Hoài không có đối thủ”.

    Chu Du: Thiên hạ đệ nhất nam tử Giang Đông

    Chu Du tuổi trẻ tài cao, nổi tiếng đẹp trai ở Giang Đông. Tam quốc chí chép ông “khôi ngô hùng vĩ, dung mạo tuyệt đẹp” và còn nói thêm “người Giang Đông gọi ông là Chu Lang. Lang là chỉ người đàn ông anh tuấn, kêu bằng Lang là để tán dương vẻ đẹp của người được gọi. Giang Đông có hai người được gọi là Lang: Chu Du và Tôn Sách.

    Đương nhiên, một con người được kêu bằng Lang không chỉ ở dung mạo đẹp, mà còn ở khí chất, ở tâm hồn. Chu Du có đầy đủ khí chất cao thượng, tài hoa. Ông rất chú ý trau dồi nhân phẩm, giỏi trận mạc, am hiểu nghệ thuật, nhất là âm nhạc. Ngay cả khi rượu đã 3 tuần, tức đã ngà ngà say, ông vẫn chỉ ra nốt nhạc đánh sai trong dàn nhạc cung đình. Vậy nên mới có chuyện người đương thời lưu truyền câu “khúc hữu ngộ, Chu Lang cố” (khi nốt nhạc đánh sai, Chu Lang liền ngó về phía đó). Một con người tài hoa như vậy, với âm nhạc mà còn thế, chắc chắn biết điều binh khiển tướng, nắm vững nghệ thuật tiến hành chiến tranh.

    Chu Du quả rất giỏi trận mạc. Trong trận Xích Bích, ông là Tổng chỉ huy liên quân Tôn - Lưu. Về phong độ Chu Du, Tô Đông Pha đã miêu tả trong Xích Bích hoài cổ: “Nhớ Công Cẩn năm xưa, khi Tiểu Kiều mới sánh duyên cùng, hào hoa phong nhã, quạt lông khăn lượt, nói cười đấy mà kẻ cường địch tan thành tro bụi”.

    Tướng chiến trường vẫn quạt lông, khăn lụa

    Tam Quốc, Thuỷ Hử ảnh hưởng sâu sắc đến xã hội Trung Quốc.

    Dân chúng quan tâm đến Tam Quốc diễn nghĩa không kém các nhà sử học.

    Như trên đã nói, trong 4 tác phẩm văn học cổ điển, tuy người ta có câu: “Khi rảnh mà không bình Hồng lâu mộng thì đọc thiên kinh vạn quyển cũng bằng thừa”, nhưng dân chúng thì lại thích Tam Quốc và Thủy Hử.

    Trên thực tế không phải Hồng lâu mộng ánh hưởng sâu sắc trong xã hội Trung Quốc, mà là Tam Quốc và Thủy Hử.

    Một số nhân vật trong Tam quốc được suy tôn là tổ sư của nghề này nghề nọ, nhưng tuyệt nhiên không một ai trong Hồng lâu mộng được tôn sùng như trong Tam Quốc.

    Quạt lông là quạt làm bằng lông vũ, khăn lượt là khăn đội đầu bằng lụa xanh. Ung dung biết mấy! Hào hoa biết mấy! Dưới triều đại phong kiến, giới quí tộc và quan lại thường đội mũ. Mũ cao ngất ngưởng, áo rộng thùng thình. Nhưng đến cuối đời Đông Hán, khăn lượt quạt lông là cái mốt của danh sĩ. Làm tướng mà khăn lượt quạt lông, thì tính cách nho nhã càng nổi bật.

    Ta có thể hình dung một cảnh tượng như sau: Tào Tháo bày thủy trận trên Trường Giang, chiến thuyền san sát, cờ xí rợp trời, người yếu bóng vía trông thấy mà hồn bay phách lạc. Vậy mà Chu Du vẫn quạt lông khăn lượt, ung dung tự tại, tính toán không sót một kẽ hở, cuối cùng đại phá quân Tào bằng chiến thuật lấy yếu đánh mạnh, để lại một chiến thắng lừng danh kim cổ, là niềm cảm hứng bất tận cho thơ ca ngàn đời sau đó.

    Tuy nhiên, chiến tranh không phải là nghệ thuật, không chỉ cười cợt mà cường địch tan thành tro bụi. Khi chỉ huy trận Xích Bích, Chu Du lấy Tiểu Kiều đã 10 năm, chứ không phải mới thành hôn như Tô Đông Pha viết trong Xích Bích hoài cổ.

    Tô Đông Pha viết vậy để khắc họa càng đậm tính cách Chu Du, người hùng trong trận Xích Bích. Tuy rằng không thể coi văn học là lịch sử, nhưng vẻ hào hoa phong nhã của Chu Du trong đời thường đúng như Tô Đông Pha miêu tả.

    Quan trường, tình trường, chiến trường đều mỹ mãn

    Chu Du năm 24 tuổi đã được Tôn Sách phong chức Kiến Uy Trung Lang Tướng, cai quản toàn bộ lực lượng quân sự Giang Đông. Cũng vào năm này, Chu Du lấy Tiểu Kiều, Tôn Sách lấy Đại Kiều, hai hoa khôi Giang Đông, ái nữ của Kiều Công. Có thể thấy Chu Du là con người mà về quan trường, tình trường, chiến trường đều mỹ mãn, không có lý do gì để ganh tị với người khác, lại càng không thể nhỏ nhen, ghen ghét người tài đến mức tức hộc máu mà chết.

    Đúng là Chu Du và Lưu Bị khi công khai, khi ngấm ngầm có sự tranh chấp quyết liệt. Ông đã từng đề nghị Tôn Quyền giam lỏng Lưu Bị, chia rẽ Quan Công - Trương Phi. Nhưng đó là vì quyền lợi chính trị của Đông Ngô mà ông là một thành viên quan trọng. Đây là nhiệm vụ chính trị, không liên quan gì đến bản tính của ông.

    Và còn chuyện này nữa. Khi ấy Chu Du ngại là ngại Lưu Bị, chứ không ngại Gia Cát Lượng. Đơn giản là khi ấy Gia Cát Lượng mới ra khỏi lều tranh, chưa có tiếng tăm gì, chưa phải là đối thủ của Chu Du. Chỉ vài nét phác họa như thế, đủ để ta thấy Chu Du mắc tiếng oan dậy đất với những chuyện đối đầu với Gia Cát Lượng.

    Ba bộ mặt của nhân vật và sự kiện lịch sử

    Thực ra, rất nhiều sự kiện và nhân vật lịch sử đều có ba bộ mặt, ba hình tượng lịch sử. Một là, bộ mặt ghi lại trong chính sử, gọi là hình tượng lịch sử, là bộ mặt do các nhà sử học chủ trương. Cũng cần nói thêm rằng, hình tượng lịch sử có khi cũng không đúng với bộ mặt thật trong lịch sử. Vì sao vậy? Vì rằng trong tay ta không còn những tài liệu nguyên thủy, cũng không thể dựng người xưa ngồi dậy để hỏi han, mà dù có hỏi thì chưa chắc đẫ nói thực. Vậy là ta phải dựa vào những gì ghi chép về lịch sử, chủ yếu là trong chính sử.

    Nhưng chính sử đôi khi cũng có chỗ không tin cậy. Chính vì vậy mà nhà sử học nổi tiếng Lã Tư Dật từng cảnh báo: “Một số ghi chép trong “Tam Quốc chí” và “Hậu Hán thư” chưa chắc đã đủ độ tin cậy”. Thí dụ, nhà Thục - Hán không đặt chức quan chép sử, vậy nên những ghi chép về Thục - Hán đều dựa vào chuyện kể, hoặc tin tức vỉa hè, khiến chúng ta chỉ còn hy vọng vào những khảo chứng của các nhà sử học. Rồi thì, quan điểm của các nhà sử học cũng không thống nhất. Tất cả những cái đó, khiến lịch sử càng xa thì tam sao thất bản càng lớn, “Tam Quốc diễn nghĩa” đã chứng minh điều đó.

    Hai là, hình tượng lịch sử của các nhân vật lịch sử trong tác phẩm văn nghệ (thơ ca, tiểu thuyết, hí kịch...) ta gọi là hình tượng văn học do các văn nghệ sĩ dựng nên trong tác phẩm văn học, mà Chu Du, Gia Cát Lượng, Lưu Bị, Tào Tháo, Tôn Quyền... trong Tam Quốc diễn nghĩa là những trường hợp điển hình. Những nhân vật lịch sử này đã được La Quán Trung gán cho một bộ mặt hoàn toàn khác trong chính sử và cả trong đời thường. Cụ thể như thế nào, xin dành cho khi nhắc đến từng người trong bài này.

    Ba là, hình tượng các nhân vật lịch sử do dân chúng dựng nên, ta gọi là hình tượng dân gian. Vì rằng, trong con mắt mỗi chúng ta hầu như đều có một nhân vật lịch sử mà ta thích hoặc không ưa. Hợp với mình thì thích, không hợp với mình thì không ưa. Hoặc ai tô vẽ gì cũng mặc, nhân vật lịch sử có thế nào thì nói thế ấy, không thêm không bớt. Hình tượng dân gian này nhiều khi khác xa hình tượng văn học.

    Thí dụ: Trong “Tam Quốc diễn nghĩa”, Lưu Bị được giới thiệu là dòng dõi hoàng tộc, hậu duệ của Trung Sơn Tĩnh vương, Hoàng đế đất Ba Thục, nhưng trong dân gian thì được coi là ông tổ của nghề đan lát, vì ông này xuất thân từ nghề dệt chiếu, đan giày cỏ; Quan Công xuất thân từ nghề buôn (ông này có cửa hiệu tạp hóa trước khi kết nghĩa vườn đào) nên dân gian thờ là Thần Tài; Trương Phi là võ tướng, dũng mãnh là thế, nhưng lại được coi là ông tổ của nghề đồ tể, vì Trương Phi xuất thân làm nghề mổ lợn.

    Cũng vậy, trong Thủy Hử, Tống Công Minh (Tống Giang) được coi là ông tổ của nghề cướp đường, Thời Thiên được coi là ông tổ của nghề trộm cắp. Và còn nhiều thí dụ khác nữa, ở đây không kể hết.

    Dịch giả Trần Đình Hiến

    Nguồn :http://www.khampha24h.com/modules.php?
     
  15. Love Jill

    Love Jill Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    17/10/08
    Bài viết:
    250
    Chu Du: Một hình tượng đa nhân cách?


    Là một nhân vật lịch sử nhưng Chu Du lại luôn tồn tại hai hình ảnh đối lập rất rõ rệt: một trong chính sử, một là dã sử, một là chính thống, một là dân gian. Và hơn 1800 năm sau, những gì người ta biết về Chu Du hoàn toàn không còn giống như một Chu Du đã từng tồn tại trong thực tế nữa.
    Năm 210, khi trận chiến Xích Bích kết thúc chưa đầy hai năm, Chu Du đột tử. Khi đó, Chu Du mới 36 tuổi, tài năng và sự nghiệp đang ở độ chín muồi. Đối với sự bất hạnh của Chu Du, người ta cũng có nhiều cách nói. Trong sử sách, nguyên nhân cái chết của Chu Du là vì một lần không may bị trúng tên. Còn dân gian nhất mực tin rằng tuổi trẻ mà chết như vậy chỉ là vì “bụng dạ Chu Du quá ư hẹp hòi”.

    Từ sự thay đổi quan niệm của các sử gia

    Về nhân vật Chu Du, các sử gia bình luận rất ít nên ảnh hưởng đối với đời sau không nhiều.

    Trong Tam Quốc chí, Trần Thọ đánh giá rất cao về Chu Du. Về mặt chính trị, Chu Du là người nhìn xa trông rộng, lòng trung sáng rõ. Về mặt quân sự, Du đảm lược hơn người, trí dũng song toàn. Về mặt tu dưỡng nhân cách, Du tính tình hòa nhã, phóng khoáng, cao nhã. Tác giả Trần Thọ là sử gia sinh sau Chu Du 20 năm. Tuy ông miêu tả về nhân vật Chu Du khá sơ lược nhưng gần như là một hình ảnh hoàn mỹ và phần nào đó không thể nói là không gần với sự thực.

    Những bình giá của tác giả Tam Quốc chí đối với Chu Du vẫn có thể coi là xác đáng. Nhưng đến thời Đông Tấn, quan niệm xã hội thay đổi khiến cho sự đánh giá của các sử gia thay đổi theo. Đông Tấn là một triều đình an phận ở Giang Đông, để bảo vệ địa vị thống trị của mình, họ bắt đầu viết những bài văn luận trên quan điểm chính thống. Họ bắt đầu chọn Thục Hán, cũng thế lực cát cứ một phương làm chính thống. Từ đó, người ta bắt đầu cho rằng Chu Du là kẻ “tiểu nhân”.

    Sau đó hàng trăm năm, cuộc tranh nghị tính chính thống giữa Thục và Ngụy vẫn diễn ra vô cùng sôi nổi. Điều thú vị là thời kỳ Ngụy Tấn, sĩ đại phu Huyền Phong hô hào sùng thượng cá tính, vì thế khi phê phán đả kích nhân vật thường rất khoan dung và xa vời, rất ít người phân định rõ thiện - ác thành hai cực. Vì thế cuộc tranh nghị chính thống hay không ở thời kỳ này không phải là hoàn toàn đối lập.

    Cho đến thời Đường, khi chín châu đã thống nhất, quan niệm lịch sử lại một lần nữa có sự biến đổi. Cuộc tranh luận về tính chính thống bắt đầu xuất hiện trong các tác phẩm Đường thi. Đầu tiên là Đỗ Phủ. Bậc thi thánh một mực sùng bái Gia Cát Lượng của Thục Hán, bày tỏ một sự đồng tình sâu sắc đối với vị danh tướng lo cho nước cho dân này. Một người khác cũng không thể không nhắc tới là Đỗ Mục. Vị thi nhân nàykhông hề che đậy việc phê phán chế giễu Chu Du trong các tác phẩm của mình: “Đông phong bất dữ Chu lang tiện, Đổng Tước xuân thâm tỏa nhị Kiều” (Nếu gió Đông không giúp cho anh chàng họ Chu, thì lầu Đổng Tước đã khóa giữ hai nàng Kiều rồi). Cũng từ đây lịch sử trong văn học bắt đầu xuất hiện sự sai lệch.

    Đến đời Tống, việc sửa sang sử sách có phần rất được chú ý. Các sử gia thường tính toán sự thực lịch sử sao cho phù hợp với quan điểm chính trị. Cũng ở thời kỳ này, các cuộc tranh luận của các phái văn nhân chính khách diễn ra vô cùng sôi nổi. Trong đó, cuộc tranh luận tính chính thống trong Tam Quốc lôi cuốn được rất nhiều các vị đại gia trên văn đàn thời bấy giờ tham gia. Cuối cùng Lý học của Chu Hy chiếm thế thượng phong. Với sự thắng thế của Lý học Chu Hy, quan điểm Thục là vua, Ngụy là giặc, việc “tôn Lưu biếm Tào” cũng bắt đầu trở thành quan điểm chính thống.

    Sau đó, các triều đại Nguyên, Minh, Thanh, rất nhiều sử gia kế thừa quan điểm của Chu Hy “Thục vua, Ngụy giặc”. Việc khen chê thiện ác của các nhân vật cũng theo quan điểm đó mà nhìn nhận đánh giá. Họ gạt ra ngoài tất cả những chi tiết, sự kiện đi ngược lại với quan điểm của mình. Và đương nhiên Chu Du cũng không phải là ngoại lệ.

    Đến sự biến tướng trong quan niệm dân gian


    Nếu như trong quan niệm chính thống, hình tượng Chu Du có sự biến đổi dần dần để thích ứng với quan điểm chính trị qua từng triều đại, thì ngược lại, hình ảnh Chu Du trong văn hóa dân gian ngay từ đầu đã xuất hiện những sai lệch rất lớn, hoàn toàn xa lạ với hình ảnh Chu Du trong sử sách.

    Những câu chuyện về các nhân vật Tam Quốc, trong đó có Chu bắt đầu được lưu truyền trong dân gian sau khi thời kỳ Tam Quốc kết thúc không lâu. Nhưng đến đời Tống, hình ảnh của Chu Du đã bị bẻ ngoặt đi đến mức không thể tưởng tượng. Đến nay, những tư liệu về Chu Du mà niên đại xa nhất có thể tìm thấy chính là thoại bản Tam phân sự lược xuất hiện vào thời gian giữa Tống và Nguyên. Trong thoại bản được tạo ra từ nhu cầu giải trí của tầng lớp thị dân bắt đầu phát triển lúc bây giờ, hình tượng Chu Du đã trở nên rất xa lạ, xuất hiện sự thay đổi về chất.

    Về mặt chính trị, Chu Du có cái nhìn hẹp hòi, chỉ vì tư lợi mà không đoái hoài đến an nguy của đất nước. Về quân sự, bề ngoài Chu Du có vẻ tài hoa nhưng thực chất bên trong tài trí bình thường, thất bại không ít lần. Về mặt tu dưỡng nhân cách, Chu Du là kẻ thích lớn tham công, bụng dạ hẹp hòi.

    Nói như cách nói của Ngô Kim Hoa, chuyên gia nghiên cứu cổ tịch của Đại học Phúc Đán, thoại bản là một sản phẩm mang tính giải trí của tầng lớp thị dân, nó không chịu sự chi phối của quan điểm chính thống.

    Có thể thấy rằng, thiện - ác trong quan niệm của tầng lớp thị dân tại thời kỳ này đã không lấy sự chuyển dịch của quan điểm chính thống của tầng lớp thống trị. Sự khen chê của họ đối với các nhân vật là có chỗ đứng riêng và xuất phát điểm riêng của mình. Họ “tôn Lưu”, ủng hộ “Thục vua” thì đương nhiên đối với Chu Du, kẻ ở "tập đoàn" đối lập, họ không có cảm tình tốt đẹp gì.

    Khuynh hướng sáng tác ảnh hưởng quan điểm này của tầng lớp thị dân được thể hiện tiếp tục rất rõ trong tạp kịch đời Nguyên. Như thế cùng với một nhân vật tài hoa trong quan điểm bác học quan phương hình thành nên một hình tượng đối lập của Chu Du được sinh ra vào giữa thời Tống Nguyên, trong sự quan chiếu ý thức mạnh mẽ của tầng lớp thị dân. Sau đó nhờ sự lưu truyền rộng rãi của Hý khúc, quan niệm về một Chu Du tiểu nhân, hẹp hòi và thiển cận trở nên cực kỳ phổ biến, nhà nhà đều tỏ, người người đều thông.

    Sự xuất hiện của La Quán Trung và tác phẩm Tam Quốc diễn nghĩa đã hoàn thành quá trình biến đổi của hình tượng Chu Du trong quan niệm dân gian. Ông đã triệt để lấy hình tượng Chu Du gắn vào những tiêu chí đầy mâu thuẫn của một tiểu thuyết diễn nghĩa.

    Trong cách nhìn của các nhà phê bình văn học, mâu thuẫn của La Quán Trung tựa hồ như được thể hiện rất rõ trong mâu thuẫn của tác phẩm Tam Quốc diễn nghĩa. Trong cuốn sách này, trừ Thục Hán vĩnh viễn là quang minh chính đại, một loạt các nhân vật thuộc tập đoàn Ngô và Ngụy, từ Tào Tháo đến Chu Du đều đầy sự mâu thuẫn. Là một văn nhân lưu lạc chốn giang hồ, La Quán Trung một mặt chịu ảnh hưởng của văn hóa bác học, đối với nhân vật Tam Quốc cố gắng để đưa chúng về với sự thực lịch sử. Nhưng mặt khác, việc sống trong môi trường thị dân cũng khiến cho ông không khỏi có sự đồng tình, ảnh hưởng đối với những bình giá của văn hóa thị dân, văn hóa thế tục.

    Một mặt, tác phẩm khẳng định Chu Du kết giao Tôn Sách, khai phá Giang Đông, xây dựng nên bá nghiệp nhà Ngô, tiến cử Lỗ Túc, thu dùng Cam Ninh, tiến cử người hiền, đặc biệt là dùng lửa phá địch, kiến lập công trạng rất lớn. Một mặt khác, khi phải đối mặt với nhân vật trung tâm của tập đoàn Lưu Bị, Chu Du không thể không có chỗ kém hơn. Đối với những nhân vật trung tâm này, Chu Du chỉ là cái nền để tôn lên tính chất quang minh chính đại của họ.

    Đến những năm 80 của thế kỷ trước khi cuốn sách bình về Tam Quốc diễn nghĩa thịnh hành ở Trung Quốc thì “Vũ phiến luân cân” (quạt lông khăn vải) và “Tam khí Chu Du” (ba lần trêu chọc Chu Du) trở thành những câu thành ngữ ăn sâu trong lòng mọi người. Và cho mãi đến nay những thiên kiến này đối với Chu Du vẫn chưa thể vứt bỏ đi được. Bất bình thay cho một Chu Du một anh hùng tài hoa phải mang tiếng xấu ngàn năm!

    Năm 210, khi trận chiến Xích Bích kết thúc chưa đầy hai năm, Chu Du đột tử. Khi đó, Chu Du mới 36 tuổi, tài năng và sự nghiệp đang ở độ chín muồi. Đối với sự bất hạnh của Chu Du, người ta cũng có nhiều cách nói. Trong sử sách, nguyên nhân cái chết của Chu Du là vì một lần không may bị trúng tên. Còn dân gian nhất mực tin rằng tuổi trẻ mà chết như vậy chỉ là vì “bụng dạ Chu Du quá ư hẹp hòi”.

    Từ sự thay đổi quan niệm của các sử gia…

    Về nhân vật Chu Du, các sử gia bình luận rất ít nên ảnh hưởng đối với đời sau không nhiều.

    Trong Tam Quốc chí, Trần Thọ đánh giá rất cao về Chu Du. Về mặt chính trị, Chu Du là người nhìn xa trông rộng, lòng trung sáng rõ. Về mặt quân sự, Du đảm lược hơn người, trí dũng song toàn. Về mặt tu dưỡng nhân cách, Du tính tình hòa nhã, phóng khoáng, cao nhã. Tác giả Trần Thọ là sử gia sinh sau Chu Du 20 năm. Tuy ông miêu tả về nhân vật Chu Du khá sơ lược nhưng gần như là một hình ảnh hoàn mỹ và phần nào đó không thể nói là không gần với sự thực.

    Những bình giá của tác giả Tam Quốc chí đối với Chu Du vẫn có thể coi là xác đáng. Nhưng đến thời Đông Tấn, quan niệm xã hội thay đổi khiến cho sự đánh giá của các sử gia thay đổi theo. Đông Tấn là một triều đình an phận ở Giang Đông, để bảo vệ địa vị thống trị của mình, họ bắt đầu viết những bài văn luận trên quan điểm chính thống. Họ bắt đầu chọn Thục Hán, cũng thế lực cát cứ một phương làm chính thống. Từ đó, người ta bắt đầu cho rằng Chu Du là kẻ “tiểu nhân”.

    Sau đó hàng trăm năm, cuộc tranh nghị tính chính thống giữa Thục và Ngụy vẫn diễn ra vô cùng sôi nổi. Điều thú vị là thời kỳ Ngụy Tấn, sĩ đại phu Huyền Phong hô hào sùng thượng cá tính, vì thế khi phê phán đả kích nhân vật thường rất khoan dung và xa vời, rất ít người phân định rõ thiện - ác thành hai cực. Vì thế cuộc tranh nghị chính thống hay không ở thời kỳ này không phải là hoàn toàn đối lập.

    Cho đến thời Đường, khi chín châu đã thống nhất, quan niệm lịch sử lại một lần nữa có sự biến đổi. Cuộc tranh luận về tính chính thống bắt đầu xuất hiện trong các tác phẩm Đường thi. Đầu tiên là Đỗ Phủ. Bậc thi thánh một mực sùng bái Gia Cát Lượng của Thục Hán, bày tỏ một sự đồng tình sâu sắc đối với vị danh tướng lo cho nước cho dân này. Một người khác cũng không thể không nhắc tới là Đỗ Mục. Vị thi nhân nàykhông hề che đậy việc phê phán chế giễu Chu Du trong các tác phẩm của mình: “Đông phong bất dữ Chu lang tiện, Đổng Tước xuân thâm tỏa nhị Kiều” (Nếu gió Đông không giúp cho anh chàng họ Chu, thì lầu Đổng Tước đã khóa giữ hai nàng Kiều rồi). Cũng từ đây lịch sử trong văn học bắt đầu xuất hiện sự sai lệch.

    Đến đời Tống, việc sửa sang sử sách có phần rất được chú ý. Các sử gia thường tính toán sự thực lịch sử sao cho phù hợp với quan điểm chính trị. Cũng ở thời kỳ này, các cuộc tranh luận của các phái văn nhân chính khách diễn ra vô cùng sôi nổi. Trong đó, cuộc tranh luận tính chính thống trong Tam Quốc lôi cuốn được rất nhiều các vị đại gia trên văn đàn thời bấy giờ tham gia. Cuối cùng Lý học của Chu Hy chiếm thế thượng phong. Với sự thắng thế của Lý học Chu Hy, quan điểm Thục là vua, Ngụy là giặc, việc “tôn Lưu biếm Tào” cũng bắt đầu trở thành quan điểm chính thống.

    Sau đó, các triều đại Nguyên, Minh, Thanh, rất nhiều sử gia kế thừa quan điểm của Chu Hy “Thục vua, Ngụy giặc”. Việc khen chê thiện ác của các nhân vật cũng theo quan điểm đó mà nhìn nhận đánh giá. Họ gạt ra ngoài tất cả những chi tiết, sự kiện đi ngược lại với quan điểm của mình. Và đương nhiên Chu Du cũng không phải là ngoại lệ.

    Đến sự biến tướng trong quan niệm dân gian

    Nếu như trong quan niệm chính thống, hình tượng Chu Du có sự biến đổi dần dần để thích ứng với quan điểm chính trị qua từng triều đại, thì ngược lại, hình ảnh Chu Du trong văn hóa dân gian ngay từ đầu đã xuất hiện những sai lệch rất lớn, hoàn toàn xa lạ với hình ảnh Chu Du trong sử sách.

    Những câu chuyện về các nhân vật Tam Quốc, trong đó có Chu bắt đầu được lưu truyền trong dân gian sau khi thời kỳ Tam Quốc kết thúc không lâu. Nhưng đến đời Tống, hình ảnh của Chu Du đã bị bẻ ngoặt đi đến mức không thể tưởng tượng. Đến nay, những tư liệu về Chu Du mà niên đại xa nhất có thể tìm thấy chính là thoại bản Tam phân sự lược xuất hiện vào thời gian giữa Tống và Nguyên. Trong thoại bản được tạo ra từ nhu cầu giải trí của tầng lớp thị dân bắt đầu phát triển lúc bây giờ, hình tượng Chu Du đã trở nên rất xa lạ, xuất hiện sự thay đổi về chất.

    Về mặt chính trị, Chu Du có cái nhìn hẹp hòi, chỉ vì tư lợi mà không đoái hoài đến an nguy của đất nước. Về quân sự, bề ngoài Chu Du có vẻ tài hoa nhưng thực chất bên trong tài trí bình thường, thất bại không ít lần. Về mặt tu dưỡng nhân cách, Chu Du là kẻ thích lớn tham công, bụng dạ hẹp hòi.

    Nói như cách nói của Ngô Kim Hoa, chuyên gia nghiên cứu cổ tịch của Đại học Phúc Đán, thoại bản là một sản phẩm mang tính giải trí của tầng lớp thị dân, nó không chịu sự chi phối của quan điểm chính thống.

    Có thể thấy rằng, thiện - ác trong quan niệm của tầng lớp thị dân tại thời kỳ này đã không lấy sự chuyển dịch của quan điểm chính thống của tầng lớp thống trị. Sự khen chê của họ đối với các nhân vật là có chỗ đứng riêng và xuất phát điểm riêng của mình. Họ “tôn Lưu”, ủng hộ “Thục vua” thì đương nhiên đối với Chu Du, kẻ ở "tập đoàn" đối lập, họ không có cảm tình tốt đẹp gì.

    Khuynh hướng sáng tác ảnh hưởng quan điểm này của tầng lớp thị dân được thể hiện tiếp tục rất rõ trong tạp kịch đời Nguyên. Như thế cùng với một nhân vật tài hoa trong quan điểm bác học quan phương hình thành nên một hình tượng đối lập của Chu Du được sinh ra vào giữa thời Tống Nguyên, trong sự quan chiếu ý thức mạnh mẽ của tầng lớp thị dân. Sau đó nhờ sự lưu truyền rộng rãi của Hý khúc, quan niệm về một Chu Du tiểu nhân, hẹp hòi và thiển cận trở nên cực kỳ phổ biến, nhà nhà đều tỏ, người người đều thông.

    Sự xuất hiện của La Quán Trung và tác phẩm Tam Quốc diễn nghĩa đã hoàn thành quá trình biến đổi của hình tượng Chu Du trong quan niệm dân gian. Ông đã triệt để lấy hình tượng Chu Du gắn vào những tiêu chí đầy mâu thuẫn của một tiểu thuyết diễn nghĩa.

    Trong cách nhìn của các nhà phê bình văn học, mâu thuẫn của La Quán Trung tựa hồ như được thể hiện rất rõ trong mâu thuẫn của tác phẩm Tam Quốc diễn nghĩa. Trong cuốn sách này, trừ Thục Hán vĩnh viễn là quang minh chính đại, một loạt các nhân vật thuộc tập đoàn Ngô và Ngụy, từ Tào Tháo đến Chu Du đều đầy sự mâu thuẫn. Là một văn nhân lưu lạc chốn giang hồ, La Quán Trung một mặt chịu ảnh hưởng của văn hóa bác học, đối với nhân vật Tam Quốc cố gắng để đưa chúng về với sự thực lịch sử. Nhưng mặt khác, việc sống trong môi trường thị dân cũng khiến cho ông không khỏi có sự đồng tình, ảnh hưởng đối với những bình giá của văn hóa thị dân, văn hóa thế tục.

    Một mặt, tác phẩm khẳng định Chu Du kết giao Tôn Sách, khai phá Giang Đông, xây dựng nên bá nghiệp nhà Ngô, tiến cử Lỗ Túc, thu dùng Cam Ninh, tiến cử người hiền, đặc biệt là dùng lửa phá địch, kiến lập công trạng rất lớn. Một mặt khác, khi phải đối mặt với nhân vật trung tâm của tập đoàn Lưu Bị, Chu Du không thể không có chỗ kém hơn. Đối với những nhân vật trung tâm này, Chu Du chỉ là cái nền để tôn lên tính chất quang minh chính đại của họ.

    Đến những năm 80 của thế kỷ trước khi cuốn sách bình về Tam Quốc diễn nghĩa thịnh hành ở Trung Quốc thì “Vũ phiến luân cân” (quạt lông khăn vải) và “Tam khí Chu Du” (ba lần trêu chọc Chu Du) trở thành những câu thành ngữ ăn sâu trong lòng mọi người. Và cho mãi đến nay những thiên kiến này đối với Chu Du vẫn chưa thể vứt bỏ đi được. Bất bình thay cho một Chu Du một anh hùng tài hoa phải mang tiếng xấu ngàn năm!

    Hy Văn (Vietimes) dịch từ Lịch sử quốc gia tiên phong


    Nguồn :http://vietimes.vietnamnet.vn/vn/nhietkevanhoa/5393/index.viet
     
  16. Game là nhất

    Game là nhất Nam Việt Đại tướng quân

    Tham gia ngày:
    11/1/09
    Bài viết:
    1,928
    Nơi ở:
    Chỗ đó đó.....
  17. empireatwar

    empireatwar Sora, Wielder of Keyblades

    Tham gia ngày:
    20/7/08
    Bài viết:
    12,163
    kô biết Ngũ Tử Tư có xứng đáng nhất kô mà ông này đâu có trong Tam quốc;))
     
  18. Charlie Austin

    Charlie Austin Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    20/3/14
    Bài viết:
    51
    Đối chiếu theo mình đọc truyện nhận xét và theo dõi cả TOTAL chỉ số trong RTK thì:
    1. Chu Du
    2. Lục Tốn
    3. Lục Kháng
    4. Lỗ Túc
    5. Gia Cát Khác
    6. Lã Mông
    7. Lục Khải
    8. Tôn Tuấn
    9. Tôn Lâm
     
  19. duyaha22

    duyaha22 Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    16/5/13
    Bài viết:
    19
    Nơi ở:
    AG LX
    Tôi không đồng ý vs pác vì chửi LHT như z
    Vì Quan Trương chết nên LHT mang bệnh tâm trạng (nếu rtk có bệnh này thì chắc hay lắm vd: một người thân của tướng đó chết đi, tướng đó khi ta trận hay đi sứ trong một thời gian ngắn Int và Lead của tướng đó giảm từ 10-15 điểm còn War tăng lên 15-20 điểm một thời gian ngắn bình tỉnh và hết bệnh)
    Vấn đề của bác giả sử bác có người yêu, bác bị con nhỏ đó đá bác cảm thấy bị hoảng suy nghĩ lung tung mất bình tĩnh, nhất thời muốn phanh thay thằng cua bồ bác k?
    Vào vấn đề như ai đã xem TQDN mấy hồi đầu thì cũng bk LHT là người ntn, ae kn còn hơn ae ruột nên họ chết thì LHT mới đầu óc mất ổn định, nghĩ ra chiến lượt tào lao dẫn đến thất bại.
    Còn Chu Du vs Lục Tốn thì theo tui Chu Du xịn hơn
    _Xích Bích lớn nhất trong tqdn chiến vs Tào Công không phải dễ gì, mưu mượn tay Tào chém Soái Trương góp phần lớn thành công cúa XB. Nếu Soài Trương còn sống thì quân Tào sẽ bk có gió đông, phe Tào sẽ cẩn thận trúng kế hỏa công của CD GCL, có thể hao binh nhiều nhưng thắng XB hoàn toàn vì số lượng quân khổng lồ của Tào. Nếu Soái Trương còn sống thì kế nối thuyền của Bàng Thống thất bại hoàn toàn (BT cũng có thể die) =) k có CD Đông Ngô sụp, mặt dù cũng có nhiều người giúp nhưng chủ ý cũng là của Chu Công Cẩn.
    _Chiến thắng Di Lăng của Lục Tốn là nhờ thế giặc nhàn, mặc dù một thân một ngựa, ngọn lửa Di Lăng cháy dài kinh khủng cũng không bằng 90 vạn quân Tào chết dưới ngọn lửa địa ngục trên sông XB ( của LT đốt rừng, còn CD đốt sông:) )quân Ngô XB chưa tới 10 vạn người(k rõ lắm) so với 90 vạn người cũng khó nói lắm.
    Không có mưu của LT thì cũng chỉ mất vài thành còn giữ được giang sơn, chưa tới nỗi mất
    Cả hai đều không phải đối thủ của GCL, là CD chết dưới tay GCL vì Kinh Châu, vì giang sơn của ngô trúng kế GCL sinh bệnh chết,, LT xém chết dưới tay GCL (Hoàng Thừa Ngạn không sống gần bát trận thì LT cũng die) vì tham công, muốn diệt LB lấy công mà chút nữa chết.
    Tui thích cả hai nhưng tui cho là CD hơn LT (dẫn chứng trên) và CD xứng đáng như tiêu đề đã nói
     
  20. duyaha22

    duyaha22 Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    16/5/13
    Bài viết:
    19
    Nơi ở:
    AG LX
    Int GCL CD QG BT TMY LT TU LỤC TỐN....
    Thứ tự
     

Chia sẻ trang này