Trong các đời làm quân sư của Ngô thì ai là sứng đáng nhất?

Thảo luận trong 'Những game Tam Quốc Chí khác' bắt đầu bởi Titan42, 19/2/09.

  1. InvisibleWind

    InvisibleWind Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    4/6/16
    Bài viết:
    18
    Tam Quốc phân tranh , anh hùng quật khởi .

    Có người dũng mãnh thiện chiến , trở thành mãnh tướng thanh danh hiển hách .
    Có người thông hiểu binh pháp , biết khiến cho người khác tin phục , trở thành đại tướng .
    Có người giỏi việc an dân , xây dựng quốc gia , trở thành nội chính trọng thần .
    Có người nhìn xa trông rộng , xem xét bố cục thấu suốt , sắp xếp chu đáo , biết lắng nghe lời phải , khiến tướng sĩ một lòng , trở thành nguyên soái .
    Cũng có người chí khí thật lớn , dám nghĩ dám làm , lại được quần thần dốc lòng lao động đường phố trợ , trở thành quân chủ .

    Vậy còn quân sư ?
    Cũng không thiếu người tài .

    Ngụy trước có Hi Chí Tài , Quách Gia , sau vẫn còn Tuân Úc , Tuân Du , Giả Hủ , Trình Dục , Tư Mã Ý ... Nhân tài đông đúc .
    Thục trước có Từ Thứ ,Bàng Thống , Pháp Chính ,.. sau vẫn còn Gia Cát Lượng .
    Còn Ngô ...
    Người trí giả không thiếu , nhìn được thế cục cũng không ít , nhưng ở vào vị trí quân sư ...
    ... lại không thể kiếm dc một người , miễn cưỡng cũng chỉ có Lỗ Túc .

    Vì sao nói vậy ?

    Quân sư không những phải thông hiểu binh pháp , còn phải mưu trí đa đoan , lấy cái khuôn khổ cứng nhắc của binh pháp tạo ra những điều bất ngờ nằm ngoài binh pháp ,lại phải nhìn xa không chỉ một vài trận đánh , mà còn cả thế cục của quốc gia .

    Điều quan trọng nhất , là phải được quân chủ dùng ở vị trí như một quân sư .

    Bốn người nổi bật nhất bên Ngô có : Chu Du , Lỗ Túc , Lữ Mông và Lục Tốn. Những người còn lại như Trương Chiêu , Trương Hoành , Gia Cát Cẩn , Cố Ung ... đều thua một bậc .

    Chu Du:

    Chu Du tài kiêm văn võ , không chỉ được tướng sĩ và người Giang Đông kính trọng , mà cả Tôn Quyền cũng cực kì tin phục . Lời nói của Chu Du với Tôn Quyền, có trọng lượng còn hơn Gia Cát Lượng với Lưu Bị .
    Cùng Tôn Sách 3000 binh đoạt Giang Đông , lại phụ tá Tôn Quyền bảo vệ và mở rộng lãnh thổ . Trận Xích Bích hỏa thiêu quân Tào , trong thế binh lực thua kém , làm nên đại thắng . Là một trận chiến oanh liệt và nổi danh nhất thời Tam Quốc .
    Chu Du đánh bại chính là Tào Tháo đích thân chỉ huy . Người đương thời thắng thuyết phục Tào Tháo như vậy chỉ có Chu Du , không có ai khác . Ngay cả Gia Cát Lượng cũng không làm hoàn hảo được như Du.
    Không chỉ như vậy , khi còn sống , mọi quyết sách của Tôn Quyền , đều trước hỏi Chu Du .
    Nếu nói Chu Du tài năng đứng thứ 2 ở Đông Ngô , sẽ không có người đảm đương nổi vị trí thứ 1 .
    Du có tài năng của một quân sư , nhưng lại không phải là một quân sư .
    Vì Du có soái tài . Vị trí của Du còn quan trọng hơn cả quân sư .
    Nếu lựa chọn môt người làm tướng soái thời Tam Quốc , thì chỉ 1 người khác có thể cạnh tranh được với Chu Du là Tào Tháo.
    Khi Du còn sống , hoạch định chiến lược , lại đánh nam dẹp bắc , thể hiện ra tinh thần chí khí của một người anh hùng , muốn lao động đường phố trợ cho Quân Chủ của mình thống nhất đất nước .
    Đáng tiếc Chu Du mất sớm . Có lẽ cũng giống như câu nói , kẻ thập toàn thập mĩ , tất sống không thọ .
    Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa , việc Chu Du muốn hại Gia Cát Lượng , hay việc Gia Cát Lượng có thể chọc giận Chu Du chết, rõ ràng chỉ là điều được thêm vào nhằm làm nổi bật Gia Cát Lượng , vốn được La Quán Trung xem là chính thống . Bởi vì dựa vào tài trí đã được chứng minh bằng những chiến tích hiển hách , thì những mưu kế lúc đó của Gia Cát Lượng lẽ ra không thể nào ảnh hưởng đến Chu Du. Khi đọc đến những đoạn như vậy , Chu Du thể hiện ra là một người nóng nảy , đồng thời có cái nhìn nhỏ nhen , và bồng bột . Điều này rất vô lý và mâu thuẫn với những gì Chu Du thể hiện trước đó.
    Sau khi Du và Lỗ Túc mất , những thế hệ tiếp theo có cảm giác đã đánh mất hào khí khi trước . Không nghĩ về thiên hạ to lớn , chỉ lo mãi tranh giành mảnh đất nhỏ Kinh Châu , mâu thuẫn nhà Thục , và chỉ muốn giữ mà chẳng còn còn có chí Bắc tiến phạt Ngụy .Tôn Quyền cũng thành chết già Giang Đông .
    Chu Du chết là tổn thất của Ngô , cũng là tổn thất cho Thục .

    Lỗ Túc:

    Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa , Lỗ Túc được thể hiện như một người rất thật thà , bị Gia Cát Lượng đùa bỡn .
    Chúng ta sẽ xem xét Lỗ Túc qua những sự kiện lịch sử , để có sự đánh giá khách quan hơn .

    "Sau khi Tôn Sách qua đời, Chu Du đã tiến cử ông với Tôn Quyền, em trai và cũng là người kế vị Tôn Sách. Ngay trong lần đầu tiên gặp mặt, Tôn Quyền đã rất ấn tượng với Lỗ Túc và rất tôn trọng ông, ngay sau đó ông đã từ chối hết tất cả khách được mời đến dự tiệc, chỉ giữ lại mỗ Lỗ Túc. Tôn Quyền đã mời Lỗ Túc đến ngồi cạnh ông và cả hai đã cùng đàm đạo về việc thiên hạ và thưởng rượu.
    Lỗ Túc đã đề xuất một sách lược cho Tôn Quyền về việc tranh đoạt và xưng bá toàn cõi Trung Hoa - đầu tiên phải cũng cố vững chắc sức mạnh của Tôn thị ở Giang Đông, kế đến tấn công Lưu Biểu chiếm lấy Kinh Châu (vùng đất bao gồm cả Hồ Bắc và Hồ Nam ngày nay) để mở rộng thế lực, nhằm thiết lập nên một căn cứ địa vững chắc và ly khai khỏi nhà Hán ở phía nam sông Dương Tử. Tôn Quyền kế đến sẽ xưng đế rồi mang quân bắc tiến, chiếm lấy toàn bộ Trung Nguyên (thời điểm đó đang nằm trọng sư kiểm soát của Tào Tháo) để thống nhất thiên hạ. Sách lược của Lỗ Túc về cơ bản không khác với Long Trung Tam Sách của Gia Cát Lượng khi cả 2 sách lược đều dự đoán về sự tam phân thiên hạ. Kế hoạch của Lỗ Túc bao gồm ba nhà Tào (Tào Tháo), Lưu (Lưu Chương), Tôn (Tôn Quyền) - kế hoạch của Gia Cát Lượng là ba nhà Tào (Tào Tháo), Lưu (Lưu Bị), Tôn
    (Tôn Quyền) và cả hai người cùng đưa ra nhận định rằng Tào Tháo chính là kẻ địch mạnh nhất trong số ba nhà."

    Người cao kiến thường có cái nhìn giống nhau . Lỗ Túc có thể thấy được điều Gia Cát Lượng thấy , tất là người đại trí .
    Về mặt sách lược , có thể thấy ông vượt qua tất cả các trọng thần của Đông Ngô (có lẽ vượt cả Chu Du). Đừng quên trước đó , chưa từng ai đưa ra một con đường lớn để thành mục tiêu cho Đông Ngô phát triển . Sau khi ông và Chu Du mất , thì cũng không còn ai đủ sức để hiểu và thực hiện sách lược này .
    Về mặt mưu trí , khi chiến dịch Xích Bích xảy ra, ông giữ vai trò tham mưu cho Chu Du .Cho nên trận Xích Bích công của Gia Cát Lượng thì chưa chắc đã có , mà Lỗ Túc thì không thể thiếu công . Tuy nhiên điều này không được ghi nhận lại .

    Khi Chu Du mất , Lỗ Túc lên thay nắm quyền . Ông đại diện Đông Ngô cho Lưu Bị mượn Kinh Châu . Về chuyện này có nhiều cách nhìn nhận , chúng ta sẽ không nói tới có nên cho mượn hãy không , mà trước hết phân tích tình thế lúc bấy giờ .
    + Tào Tháo : trận Xích Bích đã qua được 2 năm , và đã ổn định lại cục diện , có thể xuất binh xuống Đông Ngô .
    + Lưu Bị : Đã chiếm được phần lớn Kinh Châu . Lại thêm Lưu Bị từng ở Kinh Châu đã lâu , nên được các tầng lớp ủng hộ . Tướng giỏi có Quan , Trương , Triệu , Hoàng.., quân sư có Gia Cát Lượng , Bàng Thống ,..., binh lực cũng không còn yếu như trước đây , đại thế đã thành . Tuy chưa thể khiến Kinh Châu thành đường đồng vách sắt, nhưng chính là muốn đánh hạ Kinh Châu trong thời gian ngắn là không thể .
    + Tôn Quyền : Chu Du vừa mới mất .
    Dưới tình thế này , căn bản không phải là chuyện cho mượn hay không cho mượn Kinh Châu nữa . Mà là nên làm thế nào mới là tốt nhất .
    Kinh Châu dù không cho mượn, thì Lưu Bị cũng đã giữ gần hết rồi . Muốn đòi là không có khả năng . Còn muốn đoạt lại , trước là chưa chắc có thể thắng được Lưu Bị , sau là dù thắng thì sau đó cũng tổn thất , binh sĩ mệt mỏi , không chống nổi nếu Tào Tháo nam hạ . Lại thêm hiện giờ Đông Ngô rối ren , Chu Du vừa mất , lòng quân bất ổn ,chưa tìm được một người thực sự có soái tài . Lỗ Túc dù tài trí nhưng cũng không phải là soái tài vậy .
    Muốn lấy lại Kinh Châu lúc đó , là không thể .
    Đã không thể lấy , vậy thì thuận nước dong thuyền . Ngoại giao bàn rằng cho mượn Kinh Châu , dời bộ chỉ huy đến Lục Khẩu , để Lưu Bị toàn quyền kiểm soát toàn bộ biên giới Kinh Châu . Thực chất chẳng mất mát gì . Lại thêm 4 điều lợi :
    Thứ 1 dời bộ chỉ huy ra Lục Khẩu thì Lưu Bị sẽ an tâm hơn mà toàn lực chỉa mũi nhọn về các hướng khác .
    Thứ 2 Tào Tháo nghe tin tất hiểu Tôn Lưu 2 nhà liên minh đã thành , sẽ không vội vàng xua quân nam tiến .
    Thứ 3 đã có tiếng "cho mượn" , tất sẽ có lúc "đến đòi" ,chỉ cần thời cơ đến sẽ đòi lại được , đòi không được thì đoạt về được , lại thêm danh chính ngôn thuận , làm tốt có thể vừa lấy lại Kinh Châu , lại không ảnh hưởng liên minh 2 nhà .
    Thứ 4 có thể tận dụng được thêm thời gian để củng cố lại Đông Ngô, sau khi Chu Du vừa mất , Đông Ngô trước mắt cần không phải là đất đai , mà là thời gian để ổn định và sắp xếp lại. Chu Du quá quan trọng với Đông Ngô , Chu Du mất , Đông Ngô tất cũng rung chuyển lớn .
    Cho nên quyết định cho mượn Kinh Châu này , chính là cách ứng đối tình thế phù hợp .

    Năm 215 , sau khi Quan Vũ từ chối trả Kinh Châu ,Tôn Quyền lệnh Lã Mông đoạt lại Trường Sa , Linh Lăng và Quế Dương , phái Lỗ Túc trấn giữ tại Ba Khâu.
    Đây cũng là lý do mà nói Lỗ Túc cũng chỉ có thể miễn cưỡng là một quân sư .
    Lệnh này của Tôn Quyền , đã tỏ ra nóng vội , và đi ngược với sách lược ban đầu của Lỗ Túc. Chỉ nhìn thấy Kinh Châu trước mắt , không thấy được cục thế về sau. Tin tưởng nếu Lỗ Túc được lên tiếng , tất sẽ phản đối chuyện này đấy . Nó có thể dễ dàng phá hư liên minh đã khó khăn thành lập .
    Lỗ Túc không giống như Chu Du . Tôn Quyền làm gì trước hỏi Chu Du rồi mới ra quyết sách , còn Lỗ Túc thì Tôn Quyền ra quyết sách rồi mới điều Lỗ Túc làm. Cho nên Chu Du tuy làm tướng soái vẫn có thể làm nhiệm vụ quân sư cho Tôn Quyền , còn Lỗ Túc thì không thể .
    Không chỉ Lỗ Túc , ngay Lã Mông và Lục Tốn cũng rơi vào tình trạng tương tự .
    Lỗ Túc giai đoạn này , không còn giống một vị quân sư trước khi thay Chu Du , mà đã làm tướng soái .
    Tuy vậy , Lỗ Túc vẫn có thể nghĩ cách để cứu vãn cho liên minh Tôn Lưu .
    Ông đã mời Quan Vũ cùng hội đàm. Trong suốt buổi hội đàm, binh sĩ hai bên chỉ được đứng cách trướng 100 bước, và những ai đến dự hội đàm chỉ được phép mang một thanh kiếm. Tam Quốc Diễn Nghĩa nói Lỗ Túc muốn giết Quan Vũ , điều này tất nhiên vô căn cứ . Nếu là vậy , Quan Vũ đã chết trong tay Lỗ Túc rồi .
    Sau khi quá trình đàm phán kết thúc , Tôn Quyền được "trả lại" Trường Sa , Quế Dương , còn Linh Lăng thì đưa lại Lưu Bị . Quan trọng là quan hệ liên minh vẫn tiếp tục, dù đã sứt mẻ .
    Sau khi Lỗ Túc mất , Tôn Quyền liên tục phát binh ở Kinh Châu , cuối cùng hạ sát Quan Vũ , tạo thành cục diện đại chiến Thục Ngô 2 nhà . Sau này tuy nối lại liên minh, nhưng Thục tổn thất quá lớn chạm đến nguyên khí , lại thêm liên minh không còn có sự gắn bó như trước , các tướng lĩnh bên Ngô ai cũng chỉ chăm chăm giữ vũng đất Ngô, bên Thục binh lực lại suy yếu , mấy lần ra Kỳ Sơn đều thất bại trở về . Thục Ngô 2 nhà lần lượt bị diệt .
    Huống chi dù Lỗ Túc có còn sống , thì cũng chưa chắc thay đổi được . Bởi quyết sách không nằm ở Lỗ Túc , mà ở Tôn Quyền .
    Trừ khi Chu Du sống lại .

    Nửa sự nghiệp trước của Lỗ Túc là quân sư , nửa sau không còn là một quân sư nữa , bởi khoảng cách với quân chủ đã trở nên xa rồi . Dùng Lỗ Túc như vậy chính là làm mai một tài năng của ông . Đáng tiếc ...

    Lã Mông:
    to be continue
     
  2. fanhero3

    fanhero3 The Warrior of Light Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/8/09
    Bài viết:
    2,306
    truyện của la quán trung toàn nâng bi bên thục thôi =)), thằng chu du con quan huyện lệnh trường an , ông tổ nó làm quan to nhiều đời , thuộc loại danh sĩ ..... , thằng chu du quân hết lương đi cướp của dân giàu thì thấy thằng lỗ túc có tài nên tiến cử tôn sách , chu du chết vì tên độc của tào nhân nhé =)) , quân ngô chia 2 đường tấn công tào tháo ,1 cái hạ bì tôn quyền cầm đầu và thái sử từ lên đĩa =)),
    1 đường chu du cầm đánh sang kinh châu nhé =))

    tào tháo mặc dù thua xích bích nhưng đất rộng người đông rất mạnh,
    kế đến là liên minh ngô thục là lỗ túc hiến kế nhé [đông ngô đánh với tào nguỵ rất nhiều trận trong thời gian lưu bị chiếm ích châu] , lưu bị đánh hán trung với tào tháo sau khi ngô nguỵ co trận tiêu diêu khét tiếng nhé =)),

    sau này gia cat lượng chinh phục nam man + luubie chiến ich châu +hán trung, đông ngô chiêm kinh châu liên minh nhưng Nguỵ 1 mình cân cả 2 và thống nhất nhé





    nói về vụ sau trận xích bích bên lưu bị ăn hôi kinh châu là giỏi thì cũng thua mấy chú =)) , giỏi thì đánh thẳng vào trung nguyên ấy =))
    bên lưu bị chiếm giang hạ chuyên để phòng thủ đông ngô và quân còn nguyên + quân chạy của lưu bị vơ vét trên đường trốn nữa có khi nhiều quân hơn thằng chu du ấy =)) , tướng thì quan trương triệu toàn nằm top 5 =)), + nguyên bầy danh sĩ kinh châu
    bên ngô thì có 1/2 cái đất dương châu, xâm lược ít đất bọn sơn việt ......tướng tá chia ra 2 hướng , lại bị dân kinh châu nó ghét =))

    trước trận xích bích , kinh châu và đông ngô đã đánh 1 trận giang hạ , kết thúc là hoàng tổ về với tổ tiên , thằng hoàng tổ này là con cháu danh sĩ kinh châu nhé =)) , bọn kinh châu và đông ngô nó thù nhau như triều tiên và hàn quốc vậy =))

    nói về bên ngô trước nhé :
    thứ 1 :tôn kiên hồi làm thái thú trường sa mộ binh không ngừng , chinh thu thuế má cướp lương nhà giàu , đi ngang qua tương dương gì đó chém chết kinh châu mục là thằng nào đó được sĩ tộc của kinh châu nó nâng lên
    sau khi ăn uống nhậu nhẹt với các chư hầu đánh đổng trác , trên đường về bị lưu biểu úp xọt =)) thù giết cha nhé =))
    thứ 2 : chu du dẫn quân đánh kinh châu do tào nhân chỉ huy gặp đủ loại khó khăn , dân kinh châu nó thù bọn đông ngô , trận xích bích thì giết con em chúng nó , địa hình bản đồ ....... nói tóm lại dân bản xứ nó đéo ưa =)) , tổng quân đội phải chia ra 1/2 hướng hạ bì cho tôn quyền thậm chí ít hơn , phải canh me bọn lưu bị cắn sau lưng [không tin có thể hỏi thằng lu bu ] thời nó hoạt động ở đất từ châu =))
    thư 3 , thứ 4 chắc cũng có mà lười tìm =))

    nói về bên lưu bị nè :
    thứ 1 : thằng lưu kỳ vẫn còn , đại loại là hưởng ít hương quả của bác lưu biểu để lại , mướn danh thằng này về đòi lại đất cha =))
    thứ 2 : lưu bị ăn nằm ôm đùi lưu biểu mua chuộc không ít danh sĩ và ngu dân kinh châu
    danh sĩ : bọn gia cát lượng , y tịch , từ thứ , mã lương, mã tốc, hoàng thừa ngạn , tư mã huy, nguỵ diện .........
    dân ngu : điển hình trận đơn dương chương bản dân theo chết như ruồi bu mật ... , ngoài ra sống lâu ở kinh châu nên quân lưu bị quen biết đường đất , được dân kinh châu yêu mến vì giải phóng quên hương ......
    thứ 3: trận xịch bịch ngồi nhàn bắt tù binh , khí giới , ngựa chiến ........ quân lực đầy đủ
    thứ 4, 5, 6 gì đó lười tìm =))

    với thiên thời , địa lợi , nhân hoà, việc bọn lưu bị ăn 1 đống thành kinh châu là chuyện quá đơn giản , trong khi bên đông ngô ăn ngập hành =))




    còn trận lục tốn đốt quân viễn chinh của lưu bị thì khỏi bàn , đến thằng tào phi nó xa tít mù tắp dựa vào thám tử cũng biết lưu bị thua là đủ biết rồi =))
     
    Chỉnh sửa cuối: 31/7/16

Chia sẻ trang này