Trung Quốc tử hình cựu giám đốc sân bay Bắc Kinh

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi Đế Thích Thiên, 10/8/09.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. Dark MonteCristo

    Dark MonteCristo Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    20/3/05
    Bài viết:
    1,448
    Chuẩn không cần chỉnh \m/
    Mình đã bảo cái gì cũng tương đối thôi, xoắn nhau thế.
     
  2. 我的電腦

    我的電腦 The Warrior of Light

    Tham gia ngày:
    29/8/06
    Bài viết:
    2,253
    Chuẩn bị màn lý sự cùn và công kích cá nhân . Quá quen thuộc rồi .

    Cậu kêu tôi đưa nguồn link chính thức chứng minh tin trên . Vậy xin hỏi thế nào là nguồn link chính thức ?? Chỉ cần trong bài viết có đề cập đến "Có hơn mười mấy quốc gia tạm thời kiểm duyệt youtube" là đc ?? Hay là phải tổng hợp lại và đưa ra đầy đủ thông tin chứng minh sự thật là có hơn mười mấy quốc gia tạm thời kiểm duyệt youtube ??

    Tôi viết cho cậu đọc ?? Tôi viết cho cậu tin ??

    Rảnh thì lên google mà search youtube từng bị bao nhiêu quốc gia tạm thời kiểm duyệt và chặn . Hỡ tí là đòi chưng nguồn tin CHÍNH THỨC , ngớ ngẫn .
     
  3. dice

    dice T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    5/6/08
    Bài viết:
    607
    Bác %^&%&^ (tên bác em lại chịu, chả viết ra được) viết trong bài viết của bác là "Có hơn mười mấy quốc gia tạm thời kiểm duyệt youtube" thì bác có nghĩa vụ phải chứng minh điều này là đúng, phỏng ạ? Bác có thể nêu ra bác nghe cái thông tin này ở đâu, bác cho em một số nguồn để mọi người tham khảo, v..v..

    Bác không thể yêu cầu người cùng tranh luận chứng minh điều này là sai, bởi vì đây là luận điểm bác đưa ra, bác phải chứng minh nó là đúng. Bác không thể đẩy trách nhiệm tìm kiếm luận chứng (thường khó khăn và rất mất thời gian) để khẳng định hoặc phủ định luận điểm của bác cho người cùng tranh luận được.

    Kính bác.
     
  4. 我的電腦

    我的電腦 The Warrior of Light

    Tham gia ngày:
    29/8/06
    Bài viết:
    2,253
    Thế thì tôi phải tổng hợp đủ hơn 10 mấy trường hợp lại rồi quăng lên đây ?? Tôi ko rảnh . Cứ xem như tôi nói láo đi .
     
  5. dice

    dice T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    5/6/08
    Bài viết:
    607
    Kiểm duyệt google hay youtube, là một dạng của kiểm duyệt thông tin.

    Em giới thiệu với các bác một bài viết bàn về kiểm duyệt thông tin. Bài viết tóm tắt tương đối đầy đủ các lý do thường được dùng để biện hộ cho hành vi kiểm duyệt thông tin (của Nhà nước hoặc một tổ chức, cá nhân nào đó).

    Sau đó bài viết bàn về các tổn hại của việc kiểm duyệt thông tin, dưới góc nhìn của kinh tế học. Vì chỉ đơn thuần là dưới góc nhìn kinh tế học, nên đoạn sau này mang giá trị tham khảo và nghiên cứu là chính. :D

    Cuối cùng, em cũng cóp luôn comment của bài viết này. Nội dung comment là chỉ ra các lý do để phản đối hành vi kiểm duyệt thông tin của Nhà nước, nhắc lại, của Nhà Nước.

    Duy Lý và Bất Duy Lý của Kiểm Duyệt Thông Tin

    [spoil]
    Chào các bạn. Một tuần mới đến và một bài mới lại lên, hi vọng đây không phải là bài cuối cùng trước khi Dự Trần tôi kiệt sức bỏ cuộc. Hôm nay xin được phét lác về chủ đề Duy Lý và Bất Duy Lý của Information Censorship. Đây là chủ đề tôi định bụng sẽ viết từ đầu tiên, nhưng cuối cùng nghĩ lại thấy khoai quá nên mãi hôm nay mới đụng đến.

    [​IMG]

    Ở Việt Nam ta mà nói đến kiểm duyệt thì tức là đang nói đến một thứ nhạy cảm. Từ kiểm duyệt phát ra từ miệng các bác trong ngành sẽ ngay lập tức gây phản cảm cho người nghe, còn nếu được phát ra từ miệng các bác ngoài ngành thì sẽ là một tín hiệu làm các bác trong ngành phải cảnh giác – “à thằng này chắc đang tìm cách bôi xấu chế độ”.

    Ấy thế nhưng nhìn rộng ra một tí thì kiểm duyệt thông tin là cái tồn tại ở mọi chỗ mọi nơi và ở mức độ nhất định thì ai cũng thích kiểm duyệt. Tại sao lại như vậy? Vì (1) trong nhiều trường hợp thì kiểm duyệt ít nhiều mang lại những lợi ích nhất định cho người bị kiểm duyệt và (2) trong hầu như tất cả các trường hợp nó đều mang lại lợi ích cho người thực hiện việc kiểm duyệt. Điểm số (2) là điểm hiển nhiên đúng, vì nếu không có lợi gì cho mình, hoặc cho tổ chức mà mình đại diện, thì mất công kiểm duyệt làm cái #$%* gì phỏng ạ.

    Bây giờ hãy nói đến điểm số (1) – những lợi ích đối với người bị kiểm duyệt. Có lẽ có tới ba vạn chín nghìn lý do khác nhau giải thích tại sao kiểm duyệt lại tốt cho người bị kiểm duyệt. Dưới đây chỉ là một vài điểm nhấn vẫn thường được nhắc tới:

    1. Lọc bớt các thông tin không thích hợp để giảm chi phí tìm kiếm. Thí dụ các search engines như google, yahoo hay msn đều làm việc này. Kiểu kiểm duyệt này chỉ có ý nghĩa khi người thực hiện biết rõ người bị kiểm duyệt đang muốn tìm kiếm gì, và qua khả năng lọc tin của mình để giúp người bị kiểm duyệt tìm đúng cái mà họ muốn tìm. Không thể dùng lý do này để giải thích các trường hợp kiểm duyệt như anh ba Tàu yêu cầu google, yahoo và msn ngăn chặn người Trung Quốc tìm kiếm các thông tin về dân chủ nhân quyền này nọ.

    2. Bảo vệ công chúng khỏi các thông tin sai lệch. Thí dụ nhiều tay buôn bán chứng khoán không có lương tâm ở Việt Nam thường vẫn sử dụng chiêu bài lên các diễn đàn tung tin vịt để gây ảnh hưởng tới giá cổ phiếu. Đây là một lý do hết sức nặng cân để biện minh cho kiểm duyệt. Tuy nhiên, nó vẫn gặp phải phê phán là: làm thế nào người kiểm duyệt luôn biết được thông tin nào đúng thông tin nào sai để ngăn cản các thông tin sai? Nếu người kiểm duyệt cũng gà mờ, thì như dân ta vẫn nói “nhiệt tình cộng với ngu dốt thành ra phá hoại”- ý tốt của anh ta có khi đem vào thực hiện lại có hại nhiều hơn là lợi.

    [​IMG]

    3. Ngăn chặn thông tin có thể gây tổn thương đến người khác. Thí dụ không cho các cháu dưới 18 tuổi xem phim người lớn [như phim Vàng Anh?], không đăng các bức tranh hay hình ảnh quá ghê sợ trên báo chí hoặc trên truyền hình. Wikipedia cũng đề cập đến loại kiểm duyệt này và gọi nó là Moral Censorhip – kiểm duyệt đạo đức. Kiểu kiểm duyệt này thì ở đâu cũng có, trong mọi quốc gia và mọi nền văn hóa. Lý do này áp dụng đối với con trẻ thì hiếm có ai phản đối được. Ví dụ tương đối rùng rợn đối với các bậc phụ huynh là trường hợp được đăng trên vnexpress hồi cuối tháng 9 vừa rồi: hai đứa nhỏ chơi trò “cô dâu – chú dể” không có bố mẹ kiểm soát đã vào internet xem phim sex rồi thực hành theo. Khi “cô dâu” mang bầu thì chú dể bị đem ra tòa sử tù 7 năm! (thật không hiểu quan tòa nghĩ gì)

    4. Không truyền bá các thông tin có thể gây phẫn nộ cho một nhóm người. Thí dụ không đăng các bức tranh, cartoon hay phim ảnh đả kích các vấn đề dân tộc, tôn giáo hay giới tính. Wikipedia cũng nói đến vấn đề nhỏ hơn nhưng giống với cái chúng tôi nói tới ở đây dưới cái tên là Religious Censorship – kiểm duyệt tôn giáo. Loại kiểm duyệt này thì miễn bàn.Với những người luôn tâm niệm “tôn trọng sự khác biệt” nhiều khi cũng thượng cẳng chân hạ cẳng tay với nhau chứ đừng nói những người lúc nào cũng bừng bừng lửa căm thù. Ví dụ nổi bật về vụ này là trường hợp tờ Jyllands-Posten đăng bức hình cartoon về ông Muhammad – đấng tiên tri của người Hồi Giáo. Vụ này đã dẫn tới các cuộc biểu tình và động loạn ở khắp nơi trên thế giới với khoảng hơn trăm người bị bắn chết. Bạn đọc nào muốn tìm hiểu thêm chi tiết có thể đọc thêm trên wikipedia.

    5. Bảo vệ lợi ích quốc gia: Với một số thể chế độc đoán như Mianma, việc kiểm duyệt thông tin còn nhằm để bảo vệ chế độ đương quyền. Thí dụ trong thời căng thẳng cao điểm hồi tháng 9 vừa rồi, chính quyền Than Shwe đã cắt phéng internet và mạng điện thoại di động để người dân hết đường thông tin cho nhau. Ở các nước khác, ngay cả Mỹ, người ta cũng hay viện lý do “national security” (an ninh quốc gia) để kiểm duyệt các tin bị cho là nhạy cảm – thí dụ như tin liên quan đến việc quân đội Mỹ đánh đập tù nhân hay những chuyện bẩn thỉu tương tự như vậy. Kiểm duyệt để bảo vệ lợi ích quốc gia đôi khi cũng là một việc làm chính đáng, tuy nhiên nó đôi khi không có cơ sở rõ ràng và dễ bị khai thác một cách tùy tiện bởi những người cầm quyền.

    Kinh Tế Học và Kiểm Duyệt Thông Tin

    Nếu dùng góc nhìn của kinh tế học chính thống để nhận định về kiểm duyệt thì hầu như không có gì nhiều để nói. Con người mà kinh tế học chính thống nghiên cứu là con người duy lý thuần túy. Người duy lý thuần túy không thể tức dận hay phẫn nộ vì thông tin, cũng không thể tổn thương vì thông tin. Chỉ có một hướng duy nhất để biện minh cho kiểm duyệt là nó nâng cao chất lượng thông tin. Nghiên cứu về chất lượng thông tin là một hướng nghiên cứu đang bùng nổ trong kinh tế và chắc trong tương lai sẽ có người ẵm giải Nobel từ các khám phá trong lĩnh vực này.

    Một hướng khác của kinh tế học là không nhìn nhận con người như những chủ thể duy lý tuyệt đối. Người ta gọi những nghiên cứu này là kinh tế học hành vi (behavior economics). Nhánh behavior economics đã phát triển được một đoạn khá dài và đã động đến một số vấn đề thú vị trong cái bất duy lý của hành vi của con người như bounded rationality (duy lý hạn chế – chỉ suy nghĩ được ở mức độ nhất định chứ không thể quá phức tạp), bounded willpower (bản lĩnh kém – đôi khi làm những việc mà về lâu dài không có lợi cho mình) và bounded self-interest (vị kỷ hạn chế – không phải lúc nào cũng chỉ nghĩ đến mình). Tuy nhiên nếu muốn dùng behavior economics để giải thích lý do cần kiểm duyệt thì buộc phải thừa nhận là có những người duy lý hơn người khác, chính quyền duy lý hơn công chúng… và vì tôi coi giả định như vậy là tương đối vô căn cứ, tôi sẽ không bàn thêm theo hướng này nữa.

    [​IMG]

    Bây giờ quay lại vấn đề chất lượng thông tin. Bạn thử dành vài phút để nghĩ xem mô hình hóa chất lượng thông tin như thế nào? Thông thường khi nói đến thông tin, người ta thường đặt câu hỏi “biết đến đâu? biết tới mức nào?” và mô hình hóa nó dưới dạng một hàm số xác suất. Với mô hình này, người ta có thể nói: “mặc dù tôi không biết chính xác chuyện gì sẽ diễn ra, tôi có thể biết khả năng xảy ra của một biến cố bất kỳ là bao nhiêu”. Thí dụ một chàng trai đi hỏi vợ thời các cụ có khi không biết mặt vợ chưa cưới. Nhưng nếu chàng trai nghe nhiều người nói cô nàng xinh đẹp, chân dài, mũi tẹt rất duyên…và những thông tin này không mâu thuẫn nhau, thì chàng có thể hình dung ở mức tương đối đại khái nàng sẽ như thế nào.

    Mô hình này sẽ gặp phải vấn đề nếu trong mớ thông tin của bạn có các thông tin trái ngược, lẫn lộn với nhau. Trong trường hợp trên, giả như chàng trai gặp phải 2 luồng thông tin trái chiều, một số người thì cho biết nàng tóc dài, bụng thon, ngực nở, má hồng, lông trắng…nói chung là theo hướng diễn tả một người với 80% xinh, 20% vừa vừa, và 0% xấu. Trong khi một số người khác thì lại bảo nàng mặt rỗ, môi thâm, ngực teo, chân vòng kiềng… nói chung theo hướng diễn tả một người với 10% vừa vừa, 0% xinh và 90% xấu.

    Như vậy trong trường hợp này chàng có đến 2 hàm số phân phối xác suất khác nhau. Kinh tế học gọi là ambiguity[1] (- tạm dịch là nhiễu loạn- hướng nghiên cứu này tương đối mới nên không thấy ai update lên wikipedia cả lol). Giả như thông tin quá nhiễu loạn và bạn có tới hàng trăm hàm phân phối xác suất khác nhau thì ngay như bạn là một người duy lý, bạn cũng sẽ điên cái đầu vì chẳng biết cái nào đúng cái nào sai để mà tối ưu hóa!

    Trong những trường hợp thông tin bị nhiễu loạn như vậy, giả như có một thể chế [nhà nước chẳng hạn] chỉ lối đưa đường, gạn đục khơi trong, diệt trừ đi những thông tin sai, để chỉ còn lại những thông tin đúng thì cuộc sống của chúng ta sẽ đơn giản hơn và tốt đẹp hơn nhiều. Chính vì điều này có vẻ rất hợp lý nên cả tôi và bạn khi nghe đến chuyện [giả sử như] công an kinh tế vào cuộc để săn lùng và bỏ tù những kẻ tung tin vịt hòng gây rối loạn thị trường thì chúng ta sẽ cùng thở phào nhẹ nhõm. Là vì sao? vì như vậy chúng ta hi vọng môi trường thông tin sẽ trong lành hơn và chúng ta đỡ gặp phải tình trạng nhiễu loạn thông tin.

    Mặc dù vai trò giảm nhiễu của nhà nước có vẻ hợp lý- dù gì họ cũng là nhưng người có thông tin tốt hơn dân thường- điều cần lưu ý là khi người ta kiểm soát thông tin của bạn, cũng có nghĩa là người ta kiểm soát suy nghĩ và hành vi của bạn. Điều này rất dễ thấy qua ví dụ chàng trai đi hỏi vợ ở trên. Giả sử luồng thông tin “nàng xinh” bị kiểm duyệt đi và chàng là một người duy lý thì chàng sẽ không đi hỏi cưới cô gái kia. Đảo lại, nếu luồng thông tin “nàng xấu” bị kiểm duyệt đi thì chàng sẽ đi hỏi cưới. Biết được điều này, người kiểm duyệt có thể điều khiển hành vi của chàng như điều kiển một con rối thông qua việc quyết định cho chàng trai biết gì và không biết gì. Vì thế, nếu bạn giống tôi- một người không thần tượng bất kỳ nhà nước nào- thì có lẽ bạn sẽ không ủng hộ kiểm duyệt, ngay cả khi nó dựa trên lập luận rất thuyết phục là giảm nhiễu thông tin.

    Dự Trần
    [/spoil]

    [spoil]
    Việc kiểm duyệt thông tin của nhà nước, bất kể trong chế độ nào, vừa mang tính phi lý, vừa mang tính phi pháp.

    Xin lấy ví dụ về những hoàn cảnh mà kiểm duyệt thông tin là hợp lý và hợp pháp. Cha mẹ có quyền, và có trách nhiệm, bảo vệ và hướng dẫn con cái trong việc tiếp nhận và xử lý thông tin. Trong một gia đình người bố và mẹ có thể cài đặt những phần mềm để ngăn chặn truy nhập những trang web mà họ không muốn con cái vào xem. Bố mẹ cũng có thể làm điều tương tự đối với các phương tiện giải trí khác như sách, báo, video, TV và games. Trong một gia đình khác, ông bố và bà mẹ có thể có những hình thức và tính chất kiểm duyệt thông tin khác đối với con cái họ. Như vậy vấn đề cốt lõi ở đây là bố mẹ có QUYỀN và có TRÁCH NHIỆM. Trong phạm vi gia đình, quyền và trách nhiệm kiểm soát thông tin của cha mẹ đối với con cái tương đối rộng rãi và thường không bị ngăn trở bởi luật lệ.

    Trong một công ty, ban giám đốc có quyền định ra thông tin nào được phép cho ai xem, thông tin nào được phép phổ biến trong công ty, thông nào được phép đưa ra ngoài. Họ làm như vậy vì họ là những cá nhân chịu trách nhiệm cao nhất về hoạt động, hình ảnh, và sự tồn tại của doanh nghiệp. Quyền và trách nhiệm kiểm soát thông tin của các tổ chức bị giới hạn nhiều hơn so với phạm vi gia đình vì họ phải báo cáo về hoạt động và thuế đến các cơ quan nhà nước có trách nhiệm, hoặc lên công ty mẹ, hoặc các tổ chức cung cấp vốn. Một lần nữa khái niệm QUYỀN và TRÁCH NHIỆM và trung tâm của vấn đề kiểm duyệt thông tin.

    Nhà nước có quyền kiểm duyệt thông tin của công dân không? Nhà nước có trách nhiệm kiểm duyệt thông tin của công dân không? Về cơ bản cả hai câu hỏi này có cùng câu trả lời là KHÔNG. Trong một số trường hợp, khi luật pháp cho phép, nhà nước có một trách nhiệm khá giới hạn đối với thông tin của dân.

    Khác với cha mẹ và chủ công ty, nhà nước không phải là cha mẹ dân, cũng không phải là chủ sở hữu tài sản và thông tin của dân, mà thực chất quan hệ này có chiều ngược lại, tức là có dân mới có nhà nước, dân là chủ của nhà nước. Vì thế cho nên về nguyên tắc nhà nước không có lý gì để có thể tự cho mình cái quyền kiểm soát thông tin của dân.

    Dân tạo nên nhà nước để làm những việc mà từng cá nhân công dân không có khả năng, hoặc không có thời gian để làm. Nhà nước không có quyền làm những việc mà dân không giao phó cho nhà nước. Nhà nước không có quyền áp đặt ý kiến của nó lên ý nguyện cá nhân của từng người dân trong những việc thuộc phạm vi cuộc sống riêng tư, gia đình, công việc, vân vân. Trẻ em dưới 18 tuổi xem phim porno ở nhà thì đó là phạm vi quyền và trách nhiệm của bố mẹ. Trong giờ làm việc mà nhân viên lại xem ảnh người mẫu thì đó là trách nhiệm và quyền của ban giám đốc. Người dân trao đổi thông tin với nhau trên internet, điện thoại, thư tín, là trách nhiệm cá nhân của từng người tham gia.

    Trong một số hoàn cảnh cụ thể nhà nước được giao trách nhiệm, có hạn chế, để kiểm soát hành vi thông tin của cá nhân. Ví dụ trẻ con ở trường trong giờ học dùng điện thoại di động nói chuyện với bên ngoài thì hiệu trưởng có quyền phạt học sinh đó, trong phạm vi trách nhiệm của mình. Tuy nhiên, hiệu trưởng không có quyền cấm trẻ em mang điện thoại di động, một phương tiện truy nhập thông tin, đến trường. Ở phạm vi an ninh, nhà nước được dân giao trách nhiệm rộng hơn trong việc thu thập và giữ thông tin, ví dụ như bí mật quân sự hay thông tin tình báo.

    Trên lĩnh vực truyền thông đại chúng, trong những chế độ độc tài hoặc toàn trị, nhà nước thường tự cho mình quyền và trách nhiệm kiểm soát thông tin của dân. Điều này phi lý và thường phi pháp. Những chế độ phi lý và phi pháp này thường viện dân hai lý do AN NINH và ĐẠO ĐỨC để biện minh cho chính sách và luật lệ của mình.

    Xin bàn chi tiết về hai khái niệm này. Đúng là nhà nước ở trong tất cả các hệ thống chính trị đều được dân giao quyền đảm bảo an ninh, nhưng đó là an ninh của dân chứ không phải là an ninh của nhà nước. Nếu nhà nước chỉ đảm bảo an ninh của chính nó, hay coi trọng an ninh của chính nó trên hết, thì nó đã đứng về phía đối nghịch với dân. Vì thế một nhà nước đang đứng về phía dân không có lý do gì để kiểm duyệt thông tin vì lợi ích của mình. Một nhà nước chính đáng sẽ bỏ nhiều công sức để truy tìm và trừng trị kẻ phát tán thông tin cá nhân của công dân hay bôi nhọ phẩm giá của công dân hơn là bắt giam và bỏ tù những người bêu riếu chế độ trên các phương tiện đại chúng.

    Nhà nước không có quyền và trách nhiệm định nghĩa và cai trị bằng đạo đức. Vì sao? Bởi vì đạo đức có tính chất tự nguyện, thuộc phạm vi cá nhân và cộng đồng, không phải do bắt buộc, rất khó định lượng, nhiều khi bị hoàn cảnh và văn hóa chi phối. Thêm nữa, như đã nói ở trên, có dân mới có nhà nước, dân là cội rễ của nhà nước, dân là nền tảng của đạo đức chứ không phải nhà nước, do đó nhà nước không có bất kỳ một tư cách chính đáng nào để giảng đạo đức và trừng phạt dân theo tiêu chuẩn đạo đức của nó.

    ĐCB[/spoil]

    http://www.minhbien.org/?p=117#_ftnref1

    Bài viết này là từ blog minhbien.org. Điều buồn cười là chính blog này đang bị chặn ở Việt Nam. Lý do tại sao thì em không rõ, bởi vì các tác giả viết bài trên blog này đều cũng đang viết bài đăng trên nhiều tờ báo khác ở Việt Nam như tuanvietnam, TBKTSG... :D
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này