Trung tâm Hỗ trợ tâm lý và các vấn đề liên quan đến trầm cảm, Stress cuộc sống!

Thảo luận trong 'Thư giãn' bắt đầu bởi Tia Sáng, 21/7/17.

  1. lastsamurai

    lastsamurai Chuyên viên tâm lý Nhân Viên Y Tế

    Tham gia ngày:
    22/8/05
    Bài viết:
    4,531
    Bác cần hỗ trợ điều gì thêm không ? Lúc này thì bác đã có những cách gì để vượt qua nỗi cô đơn trong mình ? Và ngoài bạn kia ra thì ai là người bác giữ những mối quan hệ xã hội để không cảm thấy lạc lõng và tác biệt ? Mình vẫn chưa nắm

    Có nhiều chuyện liên quan tới cảm giác stress của bác mình có thể hiểu - nó là kết quả của một chuỗi những chuyện không như ý, đụng đâu cũng trục trặc nhưng không thể đỡ được - chơi games gặp players không nên gặp, vợ thì phải nhường, đọc truyện nhảy hố thì hết chương... những chuyện này đều không giải quyết được bởi chính mình, nó là những chuyện tự nhiên như ngoài kia. Bực không xả được thì thành stress, bác có thể cũng đang bí bách trong chính môi trường của mình khi không làm được gì khác hơn là ở nhà cùng vợ con. Và cách bác nói "bực bội là mắng con miết" là một cách xả của tâm trí, cơ chế tự vệ hoán vị, Displacement - giận cá chém thớt. Nó giúp bác giảm stress phần nào trogn lúc đó, nhưng lại để lại hậu quả là không khí trong nhà bác ngày càng nặng nề hơn.

    Mình thử list cho bác 1 loạt những hoạt động tốt hơn bác có thể làm, cho chính bản thân bác mà không ảnh hưởng tới ai, vừa giúp bác giảm căng thẳng và lo âu, vừa giúp bác tạm gác những vấn đề mình không thay đổi được và biết đâu có thể có những suy nghĩ khác tốt hơn, bớt áp lực hơn. Bác có thể chọn thử 1,2 hay nhiều trong số những hoạt động này, thực hành và thử ghi nhận lại kết quả xem có khiến tinh thần bác khá hơn không nhé !

    Game có thể đổi, truyện cũng có nhiều bộ chung thể loại - nhưng nếu bản thân kẹt trong cảm xúc tức giận, nổi nóng không giải tỏa kia thì nó sẽ khiến cho mối quan hệ gia đình và người xung quanh rạn nứt, gây ra những tổn thương không đáng cho con trẻ.

    -TẬP THỂ DỤC VÀ TẬP THIỀN
    • Người không tập luyện thể dục thường xuyên, cơ thể sẽ dễ bị uể oải, suy nhược và có sức đề kháng kém. Dù ở nhà và không được ra ngoài nhưng cũng không nên bỏ bê tập luyện tăng cường thể chất nhé.
    • Hãy thử tạo thói quen thiền mỗi ngày. Việc thiền sẽ giúp bạn thanh lọc cơ thể và dọn sạch tâm trí sau một ngày làm việc và học tập vất vả.
    -LÀM MỚI KHÔNG GIAN SỐNG VÀ LÀM VIỆC
    • Hầu như tất cả chúng ta đều đang phải làm việc ở nhà. Vậy nên sao không thử biến không gian làm việc trở thành một nơi truyền cảm hứng khiến bạn nhìn vào là muốn học ngay nhỉ? Bạn có thể thực hiện này bằng nhiều cách khác nhau tùy sở thích, như thay đổi góc học tập theo phong cách tối giản chẳng hạn. Bạn cũng nên chú ý tới môi trường sống xung quanh mình, hãy biến nó trở thành một nơi bạn cảm thấy thư giãn và thoải mái.
    -HỌC MỘT NGOẠI NGỮ MỚI
    • Việc nghỉ dịch tạo cho chúng ta rất nhiều thời gian rảnh, đây một cơ hội không thể hoàn hảo hơn để học thêm ngôn ngữ mới. Thay vào lướt face hay chơi game cả ngày, hãy dành thời gian tự học một ngoại ngữ xem sao, việc này vừa giúp bạn sử dụng thời gian hiệu quả hơn; đồng thời tạo ra nhiều cơ hội cho tương lai.
    -NGHỈ GIẢI LAO ĐỊNH KÌ
    • Nhiều người có thói quen ngồi yên một chỗ làm việc trong thời gian dài. Việc này về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng tới cột sống và sức khỏe; cũng như hiệu suất công việc của bạn. Hãy dừng ngay thói quen có hại này lại. Thay vào đó bạn có thể đứng dậy, vươn vai hoặc đi một vòng quanh nhà cứ sau mỗi 30 phút làm việc. Vừa có lợi cho sức khỏe, vừa giúp thư giãn đầu óc phải không nào?
    -LÊN LỊCH CHO MỘT NGÀY LÍ TƯỞNG
    • Tạo ra một lịch trình cố định sẽ giúp bạn làm việc có tổ chức, ngăn nắp và năng suất công việc tăng lên đáng kể. Bạn có thể lấy ngay một tờ giấy và thiết kế những lịch trình phù hợp nhất với bạn, ví dụ như: thói quen buổi sáng, thói quen buổi tối,... để sử dụng một ngày hợp lý và có nhiều thời gian rảnh hơn để làm những gì mình thích.
    -TẠO CÁC THÓI QUEN MỚI
    • Cũng như việc học ngoại ngữ, đây là khoảng thời gian vô cùng thích hợp để tạo các thói quen mới. Hãy nghĩ về những điều mà bạn muốn bản thân phát triển, từ đó lựa chọn thói quen phù hợp đưa vào cuộc sống của mình. Ví dụ như nếu bạn muốn bản thân gọn gàng và ngăn nắp hơn, hãy thử dọn giường vào mỗi buổi sáng xem sao?
    -VIẾT CÁC THÓI QUEN VÀO TO-DO LIST
    • Nếu bạn ghi các thói quen bạn đang muốn thực hiện vào To-do list, bạn sẽ không quên được và dễ dàng hoàn thành nó hơn. Những thói quen thường chỉ tốn rất ít thời gian của bạn, nên bạn có thể gạch bỏ nó khỏi To-do list một cách không mấy khó khăn.
    -ĐỐI XỬ TỐT VỚI BẢN THÂN
    • Mặc dù ở nhà, chúng ta khó tránh khỏi việc phải đối mặt với hàng tá deadlines và những bài kiểm tra phải hoàn thành, và điều đó có thể khiến bạn vô cùng căng thẳng và mệt mỏi. Vì thế, ta cũng nên dành thời gian để thưởng cho bản thân vì đã cố gắng và nỗ lực mỗi ngày. Như tự thưởng cho mình một bộ phim sau một ngày làm việc dài chẳng hạn. Be kind to yourself.
    Nội dung bài viết được tham khảo từ video "8 THINGS YOU CAN DO TO IMPROVE YOURSELF IN QUARANTINE - develop habits, getting productive & health" của WaystoStudy.
     
    Chỉnh sửa cuối: 24/8/21
    tomoboy, V.A, Alucard2005 and 6 others like this.
  2. dark_slayer_83

    dark_slayer_83 Long Phụng Hòa Minh Moderator Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    19/4/02
    Bài viết:
    16,743
    Xem diệt di gút nhật nhiều khi thấy videocall k rên đâu, nó bụm miệng rồi màn hình rung liên tục
     
  3. lastsamurai

    lastsamurai Chuyên viên tâm lý Nhân Viên Y Tế

    Tham gia ngày:
    22/8/05
    Bài viết:
    4,531
    Một trong những vấn đề của rối loạn trầm cảm là các pha hưng cảm xen lẫn trầm cảm. Có lẽ đây cũng không phải là lần đầu bác đối mặt với vấn đề này. Có một chuyện mình có thể hỏi là bác sĩ trước có giải thích kỹ cho vợ chồng bác về bệnh trạng của vợ mình chưa ? Và ghi trên toa là F mấy - có vấn đề rối loạn lưỡng cực chưa? Và hai vợ chồng đã có những cách thức nào để vượt qua nó - ngoại trừ uống thuốc ổn định thần kinh, thuốc chống trầm cảm ?

    Có nhiều loại trầm cảm khi điều trị ổn về nhận thức sẽ cần tới sự hỗ trợ của 1 chuyên viên tâm lý để giúp cả người bệnh lẫn người chăm sóc, ở cùng người bệnh chuẩn bị tinh thần thật tốt để đương đầu với các triệu chứng và suy nghĩ bất thường về bệnh, giúp tạo nên một hệ biện pháp hỗ trợ cho cả 2 trong những tình huống bất thần và các pha của bệnh. Đồng thời cũng giúp người bệnh đào sâu vào những yếu tố tiềm ẩn gây trầm cảm nhưng không chú ý, những cơ chế ẩn tàng của bệnh. Hướng điều trị hiện đại là cần sự kết hợp giữa tâm thần và tâm lý, nên qua dịch bác cũng thử tìm hiểu xem nhé !

    Một điều khác là stress của người chăm sóc, bác cũng có cuộc sống riêng như những gì bác chia sẻ, công việc, team, môi trường quanh bác. Nhiều thứ không như ý mình lắm, đặc biệt làm cảm giác "Không thể chiu đựng đám ngu mà lì này !!!!". Và nghe kể thì trong giai đoạn này những vấn đề của bác tích tụ cũng mấp mé muốn bung dưới tác động của môi trường và xã hội, nhưng rất mừng là bác còn đủ bình tĩnh để chia sẻ lên đây và chăm sóc vợ mình chu đáo, nó vẫn là một hành vi củng cố bản thân. Bác vẫn đủ tỉnh táo và biết cách cân bằng lại những vấn đề của mình.
     
  4. lastsamurai

    lastsamurai Chuyên viên tâm lý Nhân Viên Y Tế

    Tham gia ngày:
    22/8/05
    Bài viết:
    4,531
    Bác bị trầm cảm như vầy có đi khám, dùng thuốc hay nhận sự hỗ trợ nào về tâm lý không ?
     
  5. Bệnh Sói

    Bệnh Sói Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    11/6/18
    Bài viết:
    1,494
    Nơi ở:
    Ngày ngày ngắm biển
    Đi khám bác sĩ chẩn đoán là trầm cảm nặng, không loạn thần, f32.2 thì phải. Cho thuốc về uống mà tui không tin mấy cái thuốc này chữa hết bệnh nên quăng sổ, quăng cả thuốc, tự mình tìm tòi đọc sách về tâm lý, nch với bạn bè. Khoảng thời gian đó rất nhiều lần muốn tự sát, đã từng tự sát hụt 1 lần. Sau đó thì bệnh nó giảm dần, ý nghĩ tiêu cực cũng giảm theo. Tới bây giờ thì có vẻ nó hết hẳn. Chỉ còn rối loạn cảm xúc với rối loạn lo âu hành hạ làm nhiều khi mặt đỏ bừng, khó tiêu, mệt mỏi.
     
    Chỉnh sửa cuối: 24/8/21
  6. Tia Sáng

    Tia Sáng Zack Snyder =thất bại của Holyweed Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    25/11/10
    Bài viết:
    11,015
    Nơi ở:
    Viện Tâm Thần
    Nó có sở thích ăn uống gì đặc biệt không? Tìm cách đầu độc nó không? Mừa này nó chết CA không quan tâm điều tra đâu.
     
    Bệnh Sói thích bài này.
  7. Bệnh Sói

    Bệnh Sói Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    11/6/18
    Bài viết:
    1,494
    Nơi ở:
    Ngày ngày ngắm biển
    Nó chỉ thích uống rượu thôi. Hôm đi khám, bác sĩ y tá hỏi nó cái gì nó cũng không thèm trả lời. Khám + băng về nó còn quăng cả sổ, quăng cả thuốc dọc đường, mất luôn.
    Nói ác chứ giờ chỉ mong nó chết sớm chừng nào tốt chừng đó.
     
  8. lastsamurai

    lastsamurai Chuyên viên tâm lý Nhân Viên Y Tế

    Tham gia ngày:
    22/8/05
    Bài viết:
    4,531
    Cảm ơn bác đã chia sẻ.
    Giai đoạn trước thật là khó khăn với bác khi phải đương đầu với rối loạn trầm cảm như vậy. Và cũng rất mừng là bác vẫn còn ở đây post bài chia sẻ cùng mọi người, sau khi bao nhiêu suy nghĩ kia thôi thúc và kể cả hành động tự sát như kia. Bác cũng đã vượt qua được - ít nhất phần nào đó về những vấn đề trong tâm trí của mình, tìm ra cho mình những cách phù hợp để vượt qua nó
    Vậy bác có đi khám lại để chữa rối loạn lo âu và rối loạn cảm xúc không ?
    Một câu hỏi khác là bác lúc nầy cần hỗ trợ điều gì không - trong hoàn cảnh hiện tại lúc này ?
     
    kid146 and Bệnh Sói like this.
  9. Bệnh Sói

    Bệnh Sói Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    11/6/18
    Bài viết:
    1,494
    Nơi ở:
    Ngày ngày ngắm biển
    Tui đỡ hơn là từ lúc bắt đầu dịch, đang chờ hết dịch để đi khám lại xem thế nào. Mấy tháng nay hạn chế những gì gây vui buồn, xúc động với suy nghĩ.
    Hiện tại thì cũng ổn hơn nên nghĩ là không cần hỗ trợ gì. Mùa dịch này còn nhiều người tâm lý bất ổn hơn mình nên cảm ơn ông đã hỏi han. Chúc ông và gia đình, mọi người đều mạnh khỏe vượt qua dịch.
     
  10. wish_lady

    wish_lady T.E.T.Я.I.S Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    24/11/10
    Bài viết:
    634
    Cám ơn bác rất nhiều.

    Vợ mình đã được chẩn đoán rl lưỡng cực từ 2 tháng nay, sau khi xuất hiện các pha hưng cảm xen lẫn trầm cảm. Hiện tại mình cũng có liên hệ rất sát với bs điều trị để chỉnh thuốc kịp thời mỗi khi đảo pha, nhưng mình có cảm giác bệnh chưa khi nào diễn biến ổn định cả. Cả bs và ktv tư vấn tâm lý đều nhấn mạnh là ca bệnh này khó, cần td sát và kiên trì chứ không sốt ruột ngày 1 ngày 2 được, nhưng nói thật là mình rất lo. Hôm qua vợ mình còn xuất hiện tình trạng cười ko kìm chế được @@

    Bs điều trị có nhắn là nếu bản thân bn vẫn tự nhận thức được hành vi của mình là bất thường thì tức là bệnh đã bắt đầu đỡ dần, còn các triệu chứng của các lần đảo pha nếu xuất hiện thì chị ấy sẽ chỉnh thuốc (hôm qua chị ấy cắt setralin khi xuất hiện hưng cảm).

    Có lẽ mình sẽ liên hệ vs chị ktv để tư vấn các phương án khi xuất hiện các pha hưng cảm này vậy @@
     
    sushiman_to_PC thích bài này.
  11. lastsamurai

    lastsamurai Chuyên viên tâm lý Nhân Viên Y Tế

    Tham gia ngày:
    22/8/05
    Bài viết:
    4,531
    Mình sẽ không đi sâu hơn về việc điều trị - do mỗi bác sĩ sẽ có 1 tiên lượng và ê kip hỗ trợ riêng, và có lẽ vợ của bác cũng đã có nhận hỗ trợ tâm lý ? Mình cũng đồng thuận với ý kiến của bác sĩ, rối loạn trầm cảm có nhiều khả năng lớn dẫn tới rối loạn lưỡng cực. Và đây là một con đường dài, cần hỗ trợ từ nhiều phía chuyên môn, không chỉ cần dùng thuốc là đủ.

    Bác có hỏi vợ mình về ý thức tâm trạng của chị ấy gần đây ? Chị ấy biết mình đang cảm thấy ra sao không ?

    Sự lo lắng là tốt, bác cũng hiểu rõ về bản thân và suy nghĩ của mình dưới áp lực của cuộc sống và người phải chăm sóc người khác. Sự hiểu biết về tiến trình chữa lành và hồi phục của người bệnh sẽ giúp bác bớt lo và có thể giúp vợ mình tốt nhất, tạo cho chị ấy môi trường an toàn và vững chãi để vượt qua những lúc lên xuống trong lòng.
    Ý kiến cá nhân thì hưng cảm vẫn dễ thở hơn trầm cảm ở một mức nào đó, bác cũng có thể giảm lo lắng lại. Giờ thì cần hỗ trợ về các phương án khi xảy ra cơn hưng cảm là ổn. Bác cũng giữ sức khỏe thể chất và tinh thần nhé ! Ngay lúc này thì vợ bác chỉ có bác là gần nhất và bác là trụ cột cho chị ấy bám lấy.
     
  12. Walt123

    Walt123 Mayor of SimCity

    Tham gia ngày:
    19/9/17
    Bài viết:
    4,147
    @Andyhui vô tâm sự nè mikefriend, biết đâu gỡ rối được.
     
  13. diablo200

    diablo200 Guest

    Trầm cảm với stress nhận ra sao mấy fen. Dạo này mình ăn ít. Cáu gắt đột xuất, chơi game nhiều. Chơi game rồi làm việc ít nói chuyện vợ.
     
  14. Vouu3

    Vouu3 Liu Kang, Champion of Earthrealm

    Tham gia ngày:
    6/12/16
    Bài viết:
    5,367
    đang bị stress rồi đó bạn, giờ bạn cứ nghĩ trong đầu dịch tới sống nay chết mai thôi cứ trân trọng những người xung quanh đi đừng có lãnh cảm với vợ
     
  15. mashimuro

    mashimuro SEKIRO「隻腕の狼」 Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    16/11/04
    Bài viết:
    22,147
    Cái này là stress, trầm cảm là lúc nào trong lòng cũng nặng trịch, cổ họng như mắc nghẹn, lưng như đang đeo đá, nhìn cái gì cũng màu xám, nghĩ cái gì cũng tiêu cực, không hề có chút ánh sáng, niềm vui. Chơi game khuây khỏa rồi suy nghĩ vấn đề khác đi 1 chút, nhìn nhận mọi việc nhẹ nhàng 1 chút để nói chuyện tránh xung đột.
     
  16. lastsamurai

    lastsamurai Chuyên viên tâm lý Nhân Viên Y Tế

    Tham gia ngày:
    22/8/05
    Bài viết:
    4,531
    Về góc độ chuyên môn, stress (hay còn gọi là căng thẳng) là phản ứng của cơ thể trước một sự kiện hoặc tình huống gây áp lực cả về thể chất và tinh thần - với những biểu hiện như bồn chồn, cáu gắt, buồn bã hơn hẳn, bất mãn với thực tại của bản thân và không sao thay đổi được nó... nhưng trong 1 thời gian ngắn và người bị có thể nhận thức được mình đang bị gì .
    Trầm cảm ở mức độ nặng hơn, là việc bị xuống tinh thần trong một thời gian dài do nhiều yếu tố từ sinh lý tới khách quan như môi trường, tình huống khiến cho bản thân dần không thể suy nghĩ tích cực, không cảm thấy thoải mái, lúc nào cũng bi quan, tuyệt vọng. Người bị trầm cảm có thể khó nhận thấy tình hình xuống tinh thần dai dẳng của mình hoặc có nhận ra nhưng thường "không đủ sức hay muốn thay đổi" tình hình.
    Thuật ngữ trầm cảm thường được sử dụng để miêu tả giảm khí sắc hoặc nản lòng do những thất vọng (ví dụ tai họa tài chính, thiên tai, bệnh nặng) hoặc những mất mát (ví dụ như cái chết của người thân). Tuy nhiên, các thuật ngữ chuẩn hơn cho những loại khí sắc như vậy là mất tinh thần và sự thương tiếc

    Những cảm xúc tiêu cực về mất tinh thần và thương tiếc, không giống như những những cảm xúc của trầm cảm, xảy ra trong những đợt có xu hướng bị ràng buộc với những suy nghĩ hoặc việc nhắc lại về sự kiện gợi nhớ, được giải quyết khi các bối cảnh hoặc sự kiện cải thiện, có thể rải rác các giai đoạn cảm xúc tích cực và hài hước, và không đi cùng với việc bị xâm chiếm bởi cảm giác vô dụng và ghét bỏ bản thân. Giảm khí sắc thường kéo dài nhiều ngày hơn là hàng tuần hoặc hàng tháng, và suy nghĩ tự sát và mất chức năng kéo dài thì ít xảy ra hơn.


    Trong khi đó, bệnh rối loạn trầm cảm là một rối loạn tâm thần, làm thay đổi các hoạt động chức năng của não. Nó sẽ diễn ra khi cơn trầm cảm kéo dài liên tục trên 2-3 tháng và có ảnh hưởng tới sinh hoạt, đời sống của người bệnh. Rối loạn trầm cảm chỉ có thể được chẩn đoán bởi bác sĩ tâm thần hoặc người có chuyên môn.

    Tuy nhiên, các sự kiện và stress gây ra sự mất tinh thần và thương tiếc cũng có thể gây ra một giai đoạn trầm cảm chủ yếu, đặc biệt ở những người dễ bị tổn thương (ví dụ những người có tiền sử hoặc tiền sử gia đình trầm cảm).
    (TheoMDS -https://www.msdmanuals.com/vi/chuy%C3%AAn-gia/r%E1%BB%91i-lo%E1%BA%A1n-t%C3%A2m-th%E1%BA%A7n/r%E1%BB%91i-lo%E1%BA%A1n-kh%C3%AD-s%E1%BA%AFc/c%C3%A1c-r%E1%BB%91i-lo%E1%BA%A1n-tr%E1%BA%A7m-c%E1%BA%A3m)
     
    ♥Mĩm♥, Vouu3 and Bệnh Sói like this.
  17. lastsamurai

    lastsamurai Chuyên viên tâm lý Nhân Viên Y Tế

    Tham gia ngày:
    22/8/05
    Bài viết:
    4,531
    Hiện tại, trừ khi sử dụng các thang đo và test kết hợp cùng chẩn đoán lâm sàn của bác sĩ, chuyên viên tư vấn mới có thể đưa ra kết luận chính xác về trầm cảm thì có thể tham khảo phân biệt sơ lượt như này :
    Các dấu hiệu bệnh trầm cảm giai đoạn nhẹ có thể có nhiều nét tương đồng với bệnh stress. Căng thẳng có thể được khắc phục bằng cách thay đổi lối sống, tuy nhiên người bị trầm cảm có thể cần phải điều trị, chăm sóc đặc biệt để trở lại trạng thái bình thường. Những thay đổi tâm lý và thể chất khi bị trầm cảm là do các thay đổi hóa học bên trong của não bộ. Điều này khiến các triệu chứng của bệnh trầm cảm xảy ra nghiêm trọng và kéo dài lâu hơn căng thẳng, stress.

    Các dấu hiệu phân biệt căng thẳng và trầm cảm

    1. Rối loạn giấc ngủ

    Những người bị bệnh stress và trầm cảm đều gặp vấn đề với giấc ngủ. Người bị căng thẳng có thể trải qua tình trạng hoàn toàn tỉnh táo hoặc ngủ quá nhiều như một cách trốn tránh các vấn đề gây căng thẳng sắp xảy ra. Riêng với trầm cảm, người bệnh có thể mắc các vấn đề rối loạn giấc ngủ như mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều. Tuy nhiên, cho dù có ngủ trong nhiều giờ liền, người trầm cảm vẫn có cảm giác mệt mỏi, uể oải.

    2. Cảm giác quá sức hoặc tuyệt vọng

    Căng thẳng, stress xảy ra khi một người làm việc quá sức hay không đủ khả năng đối phó với các tình huống nào đó trong cuộc sống. Với trầm cảm, người bệnh thường xuyên cảm thấy buồn chán và tuyệt vọng trong bất kì tình huống.

    3. Khó khăn trong việc giải quyết công việc

    Căng thẳng có thể khiến bạn làm việc không hiệu quả hoặc làm việc tốt hơn, còn tùy thuộc vào cách bạn giải quyết tình huống. Ngược lại, với người bị trầm cảm, họ thường có xu hướng gặp khó khăn khi đưa ra các quyết định, không giữ được sự tập trung, làm việc không hiệu quả kể cả khi nhận được sự giúp đỡ từ những người xung quanh. Những người bị trầm cảm nhẹ có thể sẽ vẫn làm việc được nhưng hiệu suất công việc giảm sút

    4. Dấu hiệu thể chất

    Cả căng thẳng và trầm cảm đều gây ra các thay đổi về thể trạng như tăng cân, mệt mỏi, sốt và run chân tay... Tuy nhiên, với những người bị căng thẳng, các triệu chứng này có xu hướng giảm nhẹ nếu nguyên nhân gây căng thẳng được kiểm soát. Nhưng với người bị trầm cảm, các triệu chứng này có xu hướng trở nên trầm trọng hơn, khiến người bệnh ngày càng thêm bất lực, buồn chán.

    5. Thay đổi tâm trạng

    Những người đang bị căng thẳng có thể cảm thấy lo lắng, hồi hộp, cáu kỉnh, chán nản. Người bị trầm cảm cũng có thể trở nên giận dữ vô cớ. Những cảm xúc cực đoan có thể làm tăng cảm giác tội lỗi, bất lực của người bệnh.

    6. Khuynh hướng tự tử

    Dù tình huống có quá sức đến thế nào, người bị căng thẳng cũng không có ý định tự tử. Nhưng trái ngược, người bị trầm cảm trong giai đoạn bệnh tiến triển rất hay có ý nghĩ tiêu cực này. Đặc biệt là những người bệnh trầm cảm nặng
     
    Chỉnh sửa cuối: 24/8/21
  18. cnak08

    cnak08 snake, snake, snaaaake Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    10/10/08
    Bài viết:
    8,057
    Nơi ở:
    Buôn Ma Thuột
    Căng thẳng là như này, tôi vừa edit xong

    [​IMG]

    Căng thẳng là phản ứng trước 1 hành vi gây áp lực lên cơ thể và cơ thể tìm kiểm sự an toàn ( thấy chó dữ đang tiến là chạy, thấy xe chạy tốc độ cao tiến về phía mình là né.....)
     
    Vouu3 and lastsamurai like this.
  19. cnak08

    cnak08 snake, snake, snaaaake Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    10/10/08
    Bài viết:
    8,057
    Nơi ở:
    Buôn Ma Thuột
    Còn trầm cảm thì không, rảnh thì nghe audio Rethinking Depression của Ilardy.

    Audio này là 1 trong 6 phần audio của khóa học "Rethinking Depression" của Calm. Khá lâu mình có đăng ký để xem tài liệu và tải audio.

    Về tác giả: Người nói là tiến sĩ Steve ILardi, một nhà khoa học nghiên cứu về thần kinh, cũng như trong cuốn sách The Depression Cure: The 6-Step Program to Beat Depression without Drugs ( tựa việt Phương pháp điều trị trầm cảm), phần mở đầu này, ông sẽ đề cập đến trầm cảm là gì, hiểu lầm về trầm cảm, và lối sống hiện đại tạo nên đại dịch trầm cảm lâm sàng thế nào.

    Tuy nhiên, trong audio ông cũng có nói chỉ mang tính chất giáo dục, không mang tính điều trị hoặc thay thế những phương pháp khác.

    Link audio: Depression and Modern Life.m4a - Google Drive
    Link script vừa nghe vừa xem tôi edit( Song ngữ Anh-Viêt) : Depression and Modern Life.docx - Google Drive
     
    F22Raptors and lastsamurai like this.
  20. Blackowl

    Blackowl Mega Man Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    13/1/04
    Bài viết:
    3,055
    Nơi ở:
    The Hell
    Tầm nhìn đường hầm là gi?Tunel Vision à?Nếu cái đó đẻ ám chỉ mắt thì không đúng lắm mà nó ám chỉ suy nghỉ nông cạn
     

Chia sẻ trang này