thứ nhất là hán việt không đọc theo cách phiên âm quan thoại bây giờ, lôi bính âm ra vô nghĩa. thứ hai là đọc là "ảo" mới đúng tiếng việt, "huyễn" mới là theo tiếng trung. mà nói đến ngày xưa cái bọn converter nhìn chữ cũng sai, vẫn nhớ thời đó có thể loại là thanh xuân giáo viên, đếch hiểu là tại sao lại là giáo viên, truyện về nghề giáo? về sau đọc convert qua QuickTranslator mới thấy là à từ này là từ hiệu, hiệu viên là vườn trường aka truyện về sinh hoạt học sinh sinh viên. rồi thì từ bá bị nhầm sang là phách, hoại nhầm sang là phôi. tới giờ vẫn không thiếu bộ truyện vẫn còn nguyên chỗ sai. mà đây là mấy từ có trong tiếng việt cả ngàn năm, đếch phải là từ mới gì mà bảo từ mới dùng mãi khắc quen. các bạn ý thức được là mình bị mấy thằng của khỉ nó lừa cả chục năm thì tự giác mà đổi, chứ chả lẽ cứ khăng khăng theo mấy thằng mù chữ? trong này toàn là trâu già 3x 4x tuổi đầu rồi có phải là thanh niên mới lớn nữa đâu, chả lẽ cũng muốn con mình về sau bị chúng bạn nó cười là hán việt cũng dốt?
Kiến thức nhiều quá nên ngáo hồ bách thảo vcl, cứ huyền huyễn với trọng sinh mà tới cho nó quen miệng
Nâng cao quan điểm quá bạn ơi, chả cần sau này, giờ bạn đứng dậy đi ra ngoài hỏi xung quanh thử được mấy người biết và hiểu? Số người có kiến thức, chịu khó đào sâu nghiên cứu nói cho cùng cũng chỉ là số ít, còn lại đa số cũng như ae trong này, dùng nhiều thành quen thôi
-trong này vô đây để đọc truyện chớ không phải học tiếng trung -Cái từ điển thiều chữ, vietphase mục đích là để dịch truyện trung sang tiếng việt đọc dễ hiểu, nhất... Tất nhiên nó có sai nhiều chỗ từ đầu nên tạo những từ nghĩa sai mà mọi người đọc quen riết khó sữa -Nói mấy cái này lại như ngày xưa tangthuvien đời đầu ngồi tranh cãi có nên bỏ "đích" hay ko, nói cho nhiều đến giờ thấy rõ nobodycảre....Đọc truyện mạng thôi mà đâu phải dịch thuật nghiêm túc -ổng góp ý nhẹ nhàng ví dụ bảo "cái từ huyền huyễn là sai, mọi người nên đọc đúng là huyền ảo" thì giang hồ nghe ờ ờ thôi, đây đi comment kiểu dạy bảo mấy thằng ngu thì ăn gạch free
Sun see quá rồi, tính ông kia vậy rồi kệ đi nghe cho vui thôi mắc gì nhảy lên. Thread này cũng chả có mấy người, nhiều góc nhìn là tốt mà.
Dạo này theo 2 bộ mô phỏng thấy hứng thú. Ngoài Mô Phỏng Thần ma, Mô phỏng trường sinh, còn truyện gì mô phỏng hay hay nữa không các bác
Nếu người có chú ý về văn học 1 chút thì biết ngay huyền huyễn là từ bên tàu, VN làm dek gì có. Bọn trẻ giờ nó đọc thì nó cũng biết thừa đây là từ của tàu mà. Có chửi thì chửi bọn web truyện để tag huyền huyễn ấy chứ
cũng khó nói khi bọn web truyện nó lấy tag từ tàu thì nó để nguyên si vậy chứ k dịch ra thành tiếng việt như thằng ttv ấy nó để nguyên hán việt luôn khỏi phải cải nhau cái nữa thuở đầu sơ khai cho việc trans cvt này thì huyền ảo dù k chính thức nhưng đa phần ae sẽ hiểu là thể loại truyện mang bối cảnh phương tây, hơi hướm fantasy hoặc D&D... còn huyền huyễn sau này nó mới xuất hiện là 1 dạng lai tạp của tiên hiệp và huyền ảo, bối cảnh thường là phong kiến tàu là chủ và thêm vào hệ thống rpg của các game... hiện tại thì cái tag huyền huyễn thật sự quá khó định nghĩa, nhiều khi đọc đô thị cũng có tag huyền huyễn do chính biên tập gốc nó thêm vào, VN mấy cvt cũng để y nguyên nên cũng chả trách được đại loại mấy cái trọng hay trùng... nghĩa chính xác tui hiểu nhưng nhiều khi do thói quen nên cũng gộp nó lại thành 1 nhưng khá là dị ứng mấy cái danh từ về họ mà sai hoàn toàn về nghĩa như Giả - Cổ, Trầm - Thẩm...
Chính bác cũng nói trong này là lũ già trâu. Già trâu có cái là thế giới quan nó vững, bác khó có thể thuyết phục đám trong này. Tôi á, tôi không có ý định nghiên cứu tiếng trung, nên kệ bác. Bác hiểu chứ? ?? Ông vú tranh luận nhẹ tý đc không.
Có vẻ bạn vẫn chưa hiểu được vấn đề. Để mình nói với bạn tại sao dùng ''huyễn'' hay ''ảo'' đều được vẫn được. Đầu tiên phải nói sơ qua rằng: cái tiếng Việt mà bạn và mình đang dùng để giao tiếp này này, nó thuộc ngữ hệ Việt-Mường. Và trong xuyên suốt lịch sử tồn tại và phát triển thì nó thay đổi liên tục, cũng giống như bất kì một ngôn ngữ nào khác. Vô số từ mới được sinh ra và vô số từ biến mất. Sự biến đổi của một ngôn ngữ nó phụ thuộc vào tất cộng đồng người sử dụng ngôn ngữ đó, chứ không phụ thuộc vào quy định nào cả. Tiếng địa phương vùng miền, từ mượn, từ du nhập, ... là những thứ ảnh hưởng đến điều này. Bạn nói là có những từ tồn tại cả ngàn năm nay mình thấy chưa chắc đã đúng. Chỉ 200 năm thôi là ngôn ngữ nó đã rất khác rồi. Những từ bạn nói có khi cũng chỉ xuất hiện một vài trăm năm trở lại đây thôi, cũng có khi ban đầu là từ đi mượn - cái này hoàn toàn bình thường, điển hình như Nhật Bản là một quốc gia có rất nhiều từ đi mượn. Bạn muốn phải đúng tiếng Việt, nhưng tiếng Tiếng Việt là như thế nào ? Bạn hiểu gì về nó ? Bạn biết gì về cái âm thanh phát ra từ mồm bạn hàng ngày ? Tìm hiểu tiếng Việt mà chúng ta ngày nay phải quay lại lịch sử phát triển của cộng đồng sử dụng thứ ngôn ngữ này. Khi xưa cha ông chúng ta mở mang bờ cõi, bị đô hộ, thôn tính đồng hóa và bị ảnh hưởng các sắc dân khác ... đều trực tiếp tác động lên ngôn ngữ chúng ta sử dụng ngày nay. Trong lịch sử, khi một quốc gia thâu tóm láng giềng bênh cạnh thì việc giết sạch người dân nước đó hoặc bắt họ nói tiếng nói của mình là vô khả thi vì nhân khẩu luôn là một tài nguyên quan trọn. Do đó biện pháp được sử dụng thường là đồng hóa để người dân nô quốc đến thế hệ thứ 2 thứ 3 sẽ quên luôn thứ tiếng của tổ tiên mình. (Pháp nó đô hộ nước mình có vài chục năm mà dân ta bây giờ sử dụng một đống từ đi mượn trong tiếng Pháp. Còn mấy nước châu Phi thì là bằng chứng rõ nhất. Mặc dù là từ đi mượn nhưng ngày nay chúng ta vẫn còn sử dụng và coi như một phần của tiếng Việt. VD: ghi đông, gác đờ bu, ... ). Tất nhiên cũng có những lần giao thoa ngôn ngữ nhẹ nhàng chứ không hoàn toàn chỉ có chiến tranh. Trong quá khứ cộng đồng người sử dụng ngôn ngữ Việt sinh sống trong một khu vực nhỏ hơn ngày nay rất nhiều: - Khoảng năm 1400 thì trên bản đồ không có chỗ cho chúng ta đâu, chỉ có một quận gọi là Giao Chỉ ( tên gọi như thời 2 bà Trưng) thuộc về nhà Minh trung quốc. Lúc đấy là đang bị đô hộ, ngôn ngữ chắc chắn bị ảnh hưởng rất nhiều. - Khoảng năm 1300 thì nhà Trần cư ngụ trong một khu vực rất là bé so với hiện nay gọi là Đại Việt, bên trên là Nhà Tống sau là nhà Nguyên; còn có Đại Lý nữa. Bên dưới là đế chế Khơ Me và một thằng cũng không to hơn so với Đại Việt là mấy gọi là Chăm Pa. Thằng này tuy bé nhưng rất hung hãn thiện chiến, vua chúng là Chế Bồng Nga, cưỡi voi 5 lần đánh đến tận Thăng Long, nhảy Gangnam Style trước cổng thành mà quân dân nhà Trần trong thành bất lực. Nhưng sau này cũng bị tướng phe ta là Trần Khát Chân giết thôi, hô hô. Tuy thế Chế Bồng Nga cũng góp phần đặt dấu chấm hết cho nhà Trần. - Khoảng năm 1200 thì nhà Lý còn có địa bàn nhỏ hơn cả nhà Trần, lúc này tiếng Việt mới xuất hiện thêm để có 6 thanh điệu - giai đoạn này thứ tiếng được sử dụng là tiếng Việt trung đại, nghe cũng rất khác so với bây giờ. Trước đó do ảnh hưởng của ngữ hệ Tai-Kadai nên chúng ta có 3 thanh điệu. Còn trước nước thì tiếng Việt vốn không có thanh điệu. - Năm 1041 ở trong lãnh thổ nhà Lý có một ông tên là Nùng Chí Cao, lãnh các các dân tộc phía Tây Bắc tác riêng ra thành một nhà nước độc lập gọi là Đại Lịch chống lại cả nhà Lý và nhà Tống. - Thế kỉ 10 thì Nhà Ngô sử dụng tiếng Việt và tiếng Hán lẫn lộn. - Cuối thế kỉ 3 TCN có một liên minh bộ tộc sử dụng ngữ hệ Tai-Kadai gọi là Âu Việt và liên minh các bộ tộc Việt gọi là Lạc Việt từ vùng sông Dương tử di cư xuống phía đông nam ( theo truyền thuyết thì Thục Phán An Dương Vương đã hợp nhất họ thành nhà nước Âu ). Sau đó có một cuộc giao thoa văn hóa ngôn ngữ và là thời kì gắn bó nhất của sắc dân Tai-Kadai với người Việt Mường cổ. Sau đó họ tiếp tục di cư về phía đông tạo thành các dân tộc Thái, Tày, Nùng, Choáng sinh sống ở các khu vực Tây Bắc Vn, Trung Quốc, Thái, Myanmar. - Khoảng thời gian này về sau là chúng ta đang chịu ách đô hộ 1000. Bộ phận sống ở vùng cao gìn giữ được bản sắc của Lạc Việt tạo thành dân tộc Mường, bộ phận người sống ở đồng bằng chịu ảnh hưởng của văn hóa, ngôn ngữ, nhân chủng phương bắc trở thành người Kinh. Người Mường, Kinh, Thổ, Chứt về cơ bản có thể hiểu nhau ở một mức độ nhất định, vì họ có chung ngữ hệ. Qua đây có thể thấy thứ tiếng chúng ta đang dùng nó cũng thay đổi trong lịch sử chứ không phải nó cứ y nguyên như thế. Ngàn năm là thời gian rất dài, nói một từ đã tồn tại trong tiếng Việt cả ngàn năm là rất không chắc chắn. Đó là việc của các nhà sử học, ngôn ngữ học. Mình với bạn chỉ là người bình thường thôi, không thể biết được chính xác những thứ như thế này. Ngôn ngữ đi đến từng vùng nó lại bị ảnh hưởng bởi chính người dân bản địa, dần dà tạo ra những ngôn ngữ mới. Bạn muốn đúng tiếng Việt nhưng ở đây tiếng Việt bạn muốn nói đến là cái gì ? Tiếng Việt của cộng đồng người sử dụng ngôn ngữ này hay tiếng Việt của riêng bạn ? Từ ngữ là phương tiện truyền tải thông tin và giao tiếp, không phải công cụ để làm khó nhau. Ví dụ như sau này con mình ra đường mà nói sai thì mình nghĩ là bình thường các bạn nó sẽ chỉ cho nó cách sử dụng cho đúng chứ không phải là ''hô hô, thằng này dốt hán việt quá''. Còn từ ''huyễn'' này thì mình nhìn thấy nó mấy chục năm nay rồi, trước cả cái thời rộ lên đọc truyện trên mạng, để đến khi lần đầu tiên đọc truyện không dịch đầy đủ mà thấy thì nó mình hiểu ngay. Tức là vốn mình đã có khái niệm về từ này rồi, lỗi không phải do converter hay người dịch, cũng không ai lừa mình cả. Tại sao lại như thế? Vì có những người xung quanh mình đã sử dụng nên mình vô hình dung học được từ họ, có thể bắt nguồn từ thời ông bà của mình mình thì sao. Dù trong từ điển không có nó đứng riêng một mình nhưng có có xuất hiện ghép cạnh từ khác: Nó đã xuất hiện tức là nó cũng nó giá trị biểu đạt ngữ nghĩa, chứng tỏ nó có trong tiếng Việt chứ không phải nó không có rồi nó nó là tiếng Hán. Nó có đánh dấu (cũ) bên cạnh, chứng tỏ ngày nay có thể không được dùng thông tục nữa. Nên không loại trừ khả năng ''huyễn'' có thể là một từ địa phương hoặc từ cổ, hồi xưa được dùng. Nó không phải sản phẩm của converter, cũng không ai bị lừa cả. Có rất nhiều từ địa phương không có trong từ điển , mình xin lấy ví dụ ngay: - Ở Hải Phòng thay vì dùng từ ''ném'' thì rất nhiều người dùng từ ''đáp'' để thay thế. Họ không dùng từ ''bột canh'' mà lại gọi là ''súp''. Mình hồi xưa lên HN vào quán phở ăn xin súp không ai hiểu gì, may nhìn thấy gói vifon chỉ vào mới biết ở trên HN nó gọi là bột canh. - Ở Vĩnh Bảo ít ai nói ''sợ'' mà toàn nói là ''hốt'' - cũng chẳng có trong từ điển ... Mình là người Kinh, khi mình sử dụng những từ trên mà vẫn có một cộng đồng người Kinh hiểu mình thì không thể nói những từ trên là không phải tiếng Việt được. Nếu sau này con cháu cộng đồng người sử dụng những từ này không biết đến sự tồn chúng nữa thì tức là chúng biến mất khỏi tiếng Việt, nếu con cháu họ vẫn sử dụng thì những từ này vẫn tiếp tục được truyền xuống dưới. Đấy chính là tính chất của ngôn ngữ. 幻 - là kí tự có cả trong tiếng Nôm, tiếng Hán, Kanji tiếng Nhật. Thế kỉ XVII nhà Minh sụp đổ, vô số người Hán đi thuyền xuống phía nam, chủ yếu cập bến Đàng trong Việt Nam, gọi là người Minh Hương. Lâu dài họ sử dụng cả tiếng Việt lẫn tiếng Hán, có khả năng khi nhìn thấy chữ này họ gọi là huyễn. Con cháu họ cũng quen vậy, vài trăm năm, chưa chắc trong thời gian này không thể làm cho từ ''huyễn'' xuất hiện trong tiếng Việt. Sau này còn có nhiều người từ triều nhà Thanh chạy sang nữa làm cho cộng đồng gốc Hoa được duy trì. Tên vô số món ăn cũng xuất phát từ cộng đồng này rồi ngày nay được sử dụng trên cả nước. Do vậy mình có quan điểm là ''huyễn'' có thể tồn tại trong tiếng Việt theo hai cách. Một là bản thân nó vốn đã mang ý nghĩa. Hai là nó là một từ đi mượn. Lại nói về vấn đề từ đi mượn. Mình thấy nó là bình thường trong thời buổi hiện nay. Ví dụ: đi đâu chơi cứ kêu view đẹp, đi làm kêu chạy deadline. Mặc dù nó là tiếng nước ngoài thôi nhưng có khả năng vài chục năm nữa, chưa cần tới 100 năm trong từ điển tiếng Việt có ''viu'' với ''đết lai'' đấy. Cái này không chỉ có trong tiếng Việt mà cả tiếng Anh nữa. Hiện tại mình thấy tiếng Đức cũng đi mượn rất nhiều từ. Từ điển tiếng Đức năm 2020 so với quyển cũ năm 2003 thêm rất nhiều từ. Hồi trước mình gặp người Việt nói chuyện với người Việt mà thi thoảng cứ bồi từ tiếng nước ngoài vào mình thấy rất chuối và thắc mắc tại sao phải làm như vậy ? Tiếng việt hoàn toàn có đủ để biểu đạt ngữ nghĩa những từ đó. Đặc biệt hay gặp ở những người lớn tuổi bên này. Sau này mình mới biết là không phải vì họ muốn thể hiện hay gì đó mà vì không phải ai cũng đủ vốn từ vựng tiếng mẹ đẻ để mà sử dụng. Đặc biệt là những người không học hành gì nhiều. Như bên trên mình có ý kiến, từ ngữ là để giao tiếp. Bạn là chuyên gia ngôn ngữ, có vốn tiếng Việt toẹt vời, khi gặp một người như mình mà mình nói bạn hiểu ý mình muốn diễn đạt là được rồi, sao phải làm khó dễ nhau. Đấy là các bạn khác trong đây sẽ nói với bạn như thế. Còn khi bạn hỏi không sượng mồm à mình sẽ trả lời: ''hồ bách thảo, đấy là phong cách của tao''. Bạn thông cảm, vốn tiếng Việt mình hơi ít.