[TT] Banzai Banzai Banzai

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi daltons, 22/10/19.

  1. bloodomen

    bloodomen Temet nosce GVN LEGENDARY ⛨ Empire Gladiator ⛨ Moderator

    Tham gia ngày:
    13/3/03
    Bài viết:
    35,413
    Nơi ở:
    HCM
    Có ai đc tận mắt thấy hình dạng của tam chủng thần khí ngoài thiên hoàng đâu, nên mặc định toàn là fake.
     
  2. daltons

    daltons Sam Fisher, Third Echelon Agent GameOver Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    28/1/09
    Bài viết:
    15,436
    Dòng dõi Thiên hoàng bây giờ hình như cũng không phải nhánh chính ?
     
  3. Trùm online

    Trùm online Dante, the strongest Demon Slayer ⚔️ Dragon Knight ⚔️ CHAMPION Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    28/7/06
    Bài viết:
    14,424
    Tam chủng thần khí thì 2 cái theo Itachi xuống lỗ rồi. 1 cái thì trong tay thằng Orochimaru mà thằng này tuổi bòi với Naruto. Thiên Hoàng mấy tuổi :2cool_misdoubt:
     
  4. toila13

    toila13 In memory of Desmond Miles Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    7/10/11
    Bài viết:
    18,120
    thiên hoành tên Naruto kìa=))
     
  5. SienRyu

    SienRyu One-winged Angel Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    2/8/08
    Bài viết:
    7,942
    Nơi ở:
    Shambhala
    Qua Thái mới biết bên đó sùng bái vua chúa thế nào, ko phải trông bù nhìn như Jap đâu!

    Mà kể cũng đúng, vua Thái (đời trước) có ơn với dân cả về kinh tế, văn hoá xã hội
     
  6. _Great_Paladin_

    _Great_Paladin_ snake, snake, snaaaake Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    24/1/08
    Bài viết:
    8,226
    Nơi ở:
    Ho Chi Minh City
    thiên hoàng có một dòng 1, từ số 1 tới 126 =)), là hoàng gia liên tục thuần khiết nhất thế giới.
     
  7. daltons

    daltons Sam Fisher, Third Echelon Agent GameOver Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    28/1/09
    Bài viết:
    15,436
    Hoàng gia Thái còn nắm quân đội mà , còn cầm súng là còn quyền lực
     
  8. SienRyu

    SienRyu One-winged Angel Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    2/8/08
    Bài viết:
    7,942
    Nơi ở:
    Shambhala
    Có nằm toàn quyền ko nhỉ? trước nghe mấy vụ đảo chính gì đó, nói chug là rối rắm vl
     
  9. aragon0510

    aragon0510 SPARTAN John-117

    Tham gia ngày:
    27/1/06
    Bài viết:
    11,322
    Nơi ở:
    Kuopio, Finland,
    Nó ignore hết mẹ gvn rồi làm gì còn ai nc w nó nữa =))
     
  10. Nomurasan

    Nomurasan Zael ♥ Calista Moderator Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    17/1/08
    Bài viết:
    14,837
    bù nhìn lol gì? chẳng qua cải cái hiến pháp triệt để mẹ nó từ năm 45 rồi (mà cái đó là do thằng Mỹ ép), thiên hoàng từ bỏ quyền lực và địa vị thần thánh, mở rộng dân chủ và xây dựng hình ảnh hoàng gia thân thiện. Chứ cái nc lòn nào trên tg này kính vua bằng dân Nhật nữa?
     
  11. gin-1994

    gin-1994 Baldur's Gate GameOver Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    10/7/09
    Bài viết:
    42,266
    thiên hoàng cũng là giáo chủ của shinto ( thần đạo ) đấy, k bù nhìn đâu
     
  12. Công Chúa Gián

    Công Chúa Gián Persian Prince

    Tham gia ngày:
    18/9/16
    Bài viết:
    3,614
    Trả bọn nước ngoài mỗi đứa 10k yen , tụi nó lại chả đứng đầy đường hô :4cool_doubt:
     
  13. _Great_Paladin_

    _Great_Paladin_ snake, snake, snaaaake Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    24/1/08
    Bài viết:
    8,226
    Nơi ở:
    Ho Chi Minh City
    Nhật thì nó rất tôn kính thiên hoàng, nhưng đó là già già trung trung đổ lên, chứ bọn giới trẻ giờ nó cũng quẩy thôi :)) nhiều đứa còn chả quan tâm thiên hoàng lên ngôi cmg đâu.
     
  14. Thiên Vân

    Thiên Vân Mario & Luigi Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    19/1/08
    Bài viết:
    770
    Nơi ở:
    vinh city
    Kính con mẹ gì, ngoài cái tên đặt theo lịch thì quần chúng nhân dân đi coi ngày điện hạ lên ngôi đc 1 nhúm. Ko đc như bọn Thái lọ thì cũng phải như hoàng gia anh hoặc hoàng thân brunei ấy
     
  15. Kylo Ren

    Kylo Ren C O N T R A

    Tham gia ngày:
    24/9/16
    Bài viết:
    1,544
    Vua chua mà còn quyền lực thì phải như bọn A rập đấy. Kiểu như thằng vua giờ đứng trước mặt kêu “mai lôi thằng này ra chém” thì có nước quỳ xuống xin tha mạng hoặc hô hào nhân quyền kêu cứu. Còn Nhật hoàng hay mấy vua châu âu hô chém chắc tụi nó giơ ngón giữa ra “bitch please” liền =))
     
  16. Cộng Mạng

    Cộng Mạng T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    30/7/12
    Bài viết:
    553
    Hơn trăm năm trước.

    Lễ đăng quang của Thiên Hoàng Meiji được tổ chức vào ngày 27 tháng 8 năm Keiō thứ 4 (1868). Ban đầu lễ được dự định tổ chức vào tháng 11 của năm trước đó, nhưng sự tình trong nước chưa ổn định, không cho phép tổ chức nghi lễ và cũng không có đủ thời gian để chuẩn bị chu đáo đành phải hoãn đến năm sau. Vì quốc sự bận rộn nên mãi đến tháng 5 năm Keiō thứ 4 mới bắt đầu nghiên cứu nghi lễ một cách chu đáo. Iwakura Tomomi ra lệnh cho phủ tri sự Thần kỳ quan là Kamei Koremi tìm hiểu trong các ghi chép cổ, quyết định dựa trên khuôn khổ của "Hoàng quốc thần duệ kế thừa", thư tịch ghi lại các nghi lễ cổ lai của Nhật Bản và có thể tin tưởng được. Iwakura tin chắc rằng các nghi lễ truyền thống từ trước đến nay, chẳng qua chỉ là mô phỏng theo chế độ nghi lễ của Trung Quốc. Iwakura nghĩ rằng trong đợt cải cách lớn này, cần phải thay đổi lại các nghi lễ để làm khuôn mẫu cho những buổi đăng quang trong tương lai.

    Đến tháng 8, mệnh lệnh chính thức được ban xuống Kamei và Thần kỳ quan Fukuba Bisei để ấn định các nghi lễ trong buổi đăng quang theo hình thức mới. Lúc này, Fukuba đưa ra một đề xuất rõ ràng là khó thích hợp với truyền thống cổ lai. Fukuba nói rằng trước đây, Tokugawa Nariaki có hiến tặng cho Thiên Hoàng Kōmei một mô hình Địa cầu. Mục đích của Nariaki là cho Thiên Hoàng Kōmei biết về Thế giới bên ngoài, để phát dương quốc uy Nhật Bản ra bốn phương. Fukuba nói tiếp, nếu như đặt quả Địa cầu này ở trung tâm buổi lễ đăng quang thì có thể thổi chí khí của bá quan và các nha lại lên cao, khiến ý thức của họ về việc làm rạng danh đất nước càng thêm sâu sắc. Đồng thời, vạn dân cũng sẽ xúc động trước sâu sắc trong bầu không khí trang nghiêm của nghi lễ. (1) Fukuba cũng đề nghị rằng lời tuyên mệnh của Thiên Hoàng trong lễ đăng quang, cũng như mọi lời cầu nguyện theo nghi lễ đều nên thể hiện mong muốn của vạn dân. Từ trước đến nay, nghi lễ chính thức được giới hạn trong vòng các quý tộc có địa vị cao, nhưng từ bây giờ sẽ được mở rộng đến vạn dân. Đây cũng là mục đích của Iwakura.

    Và đương nhiên, đầu lãnh Âm dương sư cũng được hạ lệnh chọn ngày lành tháng tốt để tổ chức nghi lễ. Âm dương sư đề xuất tổ chức vào giờ thìn (khoảng 8 giờ sáng) ngày 27 tháng 8. Từng vị trí, vai trò trong nghi lễ đều được chọn lựa, và họ cũng chỉ thị thay đổi nhiều thứ trong khuôn khổ của nghi thức truyền thống. Tất cả thay đổi đều dựa trên các văn kiện thời cổ đại. Lễ phục theo kiểu nhà Đường được sử dụng từ thời trung cổ, thì nay bị bãi bỏ. Các đền thờ, chùa chiền chủ yếu cũng được cúng kiến, dâng lễ để cầu không xảy ra nạn mưa gió trong ngày đăng quang. (2) Sứ giả cũng được phái đến sơn lăng của Thiên Hoàng Jimmu, Thiên Hoàng Tenchi và lăng của 3 đời Thiên Hoàng gần đây để báo cáo về lễ đăng quang sẽ diễn ra trong thời gian tới. Lễ đăng quang được tiến hành hết sức tỉ mỉ, từng động tác của những người than dự đều được thực hiện theo đúng kế hoạch. Những nghi thức này được miêu tả kỹ càng trong "Meiji Tennō-ki" với hơn 5 trang giấy chi chít chữ. Buổi sáng hôm đó, Thiên Hoàng mặc trang phục Sokutai ở điện Seiryō. Việc này có ý nghĩa thoát ly khỏi truyền thống lễ phục theo kiểu nhà Đường được áp dụng kể từ thời trung cổ. Thiên Hoàng băng qua hành lang Nagabashi dẫn đến điện Shishin, nơi tổ chức nghi lễ vào nửa sau giờ tỵ (khoảng 11 giờ sáng). Hai Mệnh phụ đi phía trước, tiếp theo là hai nữ quan Chưởng thị theo sau, một người cầm Ngự kiếm Kusanagi còn người kia mang theo Thần kính Yata-no-kagami và Câu ngọc Yasakani. Đi phía sau Thiên Hoàng là viên Biện sự Ano Kinmi mang theo hộp đựng cái hốt, và một viên Biện sự khác đỡ phần gấu váy của ngài. Thiên Hoàng tiến đến bệ cao được che chắn bằng bức trướng đã chuẩn bị sẵn ở điện Shishin từ phía Bắc (cửa sau) rồi ngồi lên ngai vàng. Lúc này người tham dự vẫn chưa thể nhìn thấy Thiên Hoàng. Hai Chưởng thị an trí Ngự kiếm cùng Ngọc tỉ, thần kiếm lên hai chiếc bàn nhỏ đặt bên trái ngai vàng rồi rút lui. Biện sự Ano Kinmi dâng hốt cho Thiên Hoàng, còn Yanagihara Mitsunaru đặt giày của ngài lên hàng đầu tiên ở hàng sau của ngai vàng. Tiếng chiêng báo hiệu vang lên, hai nữ quan vén bức trước ở mặt phía Nam của ngai vàng (mặt trước). Lúc này hội chúng mới bắt đầu nhìn thấy Thiên Hoàng. Theo hiệu lệnh của viên Chấp trượng, quần thần đều phủ phục trước mặt Thiên Hoàng. Biện sự Kadeno Kōji Sukenari dâng lên Thiên Hoàng lễ phục Nusa (lễ phục may bằng vải để cúng dường thần linh), tiếp theo là tri sự Thần kỳ quan Takatsukasa Sukehiro tiến đến ngự tiền, nhận lấy Nusa. Khi nghi thức này kết thúc thì viên Điển nghi Fusehara Nobutaru yêu cầu thi lễ lại lần nữa, viên Tán giả hô thông báo rồi quần thần lại phủ phục thi lễ. Lúc này Tuyên mệnh sứ Reizei Tametada tiến đến ngự tiền, đứng vào chỗ đã định sẵn, cất cao giọng đọc lời tuyên mệnh, tuyên bố vị Thiên Hoàng mới đăng quang kế vị. Tiếp theo là phần đọc lời chúc tụng Thiên Hoàng được trường thọ, quốc gia phồn vinh. Viên linh quan (nhạc sư) tấu lên bài ca như sau:


    "Watatsumi no

    Hamano masago wo

    Kazoe tsutsu

    Kimi ga chitose no

    Arikazu ni sen" (3)


    (Tạm dịch: tôi đếm số cát, bên bờ biển lớn, cầu chúc đời trị vì của ngài, cũng nhiều như số cát)


    Khi bài ca kết thúc, Fusehara Nobutaru ra hiệu lệnh để quần thần nhất tề thi lễ lần nữa. Thân vương Takahito đi bằng đầu gối đến trước Thiên Hoàng, tuyên bố kết thúc buổi lễ kế vị. Theo tiếng chiêng hiệu lệnh, hai Mệnh phụ hạ trướng xuống, hội chúng không còn trông thấy Thiên Hoàng. Thiên Hoàng rút lui từ mặt phía Bắc, còn các quan Nghị định, Tham dự kéo đến Tiểu Ngự sở, dâng lời chúc tụng buổi lễ đăng quang đã kết thúc tốt đẹp. Các quan dự lễ khác cũng rút lui theo tiếng trống hiệu lệnh. Đến giờ ngọ thì kết thúc mọi nghi lễ. Lúc này cơn mưa không ngớt từ trước bổng nhiên tạnh hẳn, để lộ bầu trời trong xanh. Người người trông thấy thảy đều hoan hỷ, cho rằng đây là điềm lành. Trong ngày này, quan lại được nghỉ ngơi, dân chúng cũng dừng công việc để ăn mừng.


    Để thắt chặt mối quan hệ giữa Thiên Hoàng và quốc dân, trước ngày đăng quang, Triều Đình cũng đã ấn định tiết Thiên trường lấy ngày sinh của Thiên Hoàng (22 tháng 9) làm ngày lễ của quốc dân. (4) Tập tục lấy sinh nhật của Thiên Hoàng là ngày lễ đã thấy có từ năm Hōki thứ 6 (775) nhưng tập tục này đã bị gián đoạn suốt một thời gian dài. Tập tục này được khôi phục trong thời kỳ này thể hiện ý đồ của chính phủ muốn khôi phục các giá trị vốn có từ thời cổ đại.

    Ngày 8 tháng 9, niên hiệu (5) được đổi từ Keiō sang Meiji, đồng thời quy định một đời một niên hiệu (6) cũng được ban hành. Bản thân từ "Meiji" (Minh Trị) vốn xuất phát từ một đoạn trong cuốn sách bói toán cổ của Trung Quốc là Dịch kinh: "thánh nhân nam diện nhi thính thiên hạ, hướng minh nhi trị" (bậc thánh nhân ngoảnh mặt về phương Nam mà lắng nghe thiên hạ, hướng về chỗ sáng mà cai trị). Trước khi công bố niên hiệu, Thiên Hoàng tự thân đến Nội thị sở, nghe hai nhà Kiyohara và Sugawara, quyết định niên hiệu nhờ quẻ gieo trong số 2, 3 cái tên dự phòng. (7) Nhưng việc này không chỉ dừng lại ở ý nghĩa niên hiệu, và có lẽ đương thường Thiên Hoàng cũng không biết được rằng ngài đã chọn cái tên mà hậu thế về sau biết đến ngài, gọi ngài bằng cái tên đó. Bình thường, các vị Thiên Hoàng từ trước đều được biết đến qua địa danh nơi các ngài sinh sống, hoặc qua thụy hiệu sau khi qua đời (như cha và ông nội của Thiên Hoàng Meiji đều như vậy). Từ "Meiji" (Minh Trị) được giải nghĩa là "cai trị một cách sáng suốt" và có vẻ như đây là danh xưng rất phù hợp với tính chất thời trị vì của Thiên Hoàng Meiji. Cha và ông nội của ngài được truy tặng thụy hiệu là "Kōmei" (Hiếu Minh) và "Ninkyō" (Nhân Hiếu) dù thể hiện được điềm tốt lành trong cái tên, nhưng lại thiếu vắng tính chất như ở thời Meiji.


    Sau khi lễ đăng quang kết thúc thì nảy sinh một công việc lớn tiếp theo đối với vị Thiên Hoàng trẻ tuổi. Đó là chuyến đi đến Tōkyō (Edo). Chuyến đi này đã được bố cáo từ ngày 4 tháng 8 trước đó và phát sinh từ suy nghĩ của Thiên Hoàng: "hải nội nhất gia Đông Tây đồng thị" (trong nước một nhà, Đông Tây đều được xem trọng như nhau) nên Edo được đổi tên thành Tōkyō (Đông Kinh), tức "kinh đô phía Đông". Lý do chính thức của chuyến đi như sau: từ mùa xuân năm nay trở về trước, dân chúng các xứ phía Đông đã nếm mùi khổ nạn qua nhiều đợt giao binh nên từ trước, Thiên Hoàng đã ấp ủ mong muốn được an ủi trăm họ những vùng này. Và chuyến đi đến Tōkyō chính là để thực hiện mong nước của Thiên Hoàng. Có vẻ Iwakura Tomomi cũng hết sức chú trọng chuyến đi này. Iwakura chủ trương rằng nên công bố chính thức ngày xuất phát vào hôm sau buổi đăng quang. Ngày 25 tháng 8, Iwakura đề nghị các quan Nghị định, Tham dự về việc chỉ định ai sẽ theo cùng Thiên Hoàng Đến Tōkyō, ai sẽ ở lại Kyōto để giải quyết chính vụ, giữ nhiệm vụ bảo vệ kinh đô.

    Bấy giờ cũng có tiếng phản đối chuyến đi Tōkyō, cho rằng còn quá sớm và việc phát giác âm mưu của Thân vương Asahiko cũng như quân hạm của cựu Mạc phủ đều chạy về các xứ phía Đông, và lúc này vẫn chưa hoàn toàn trấn áp được những nơi đó. Tuy nhiên Etō Shimpei, người đề xuất ý tưởng dời đô về Tōkyō, lại chủ trương mạnh mẽ rằng cần phải đến Tōkyō ngay lập tức. Etō nói rằng dân chúng các xứ phía Đông lâu nay đã quen với ân hệ của Võ gia Tokugawa, không biết đến uy quang từ ái của Thiên Hoàng. Nhà Tokugawa sụp đổ khiến dân chúng phía Đông cảm thấy như bị cướp mất chủ nhân, và họ không biết phải hướng suy nghĩ đó vào đâu. Nếu như chỉ vì sợ hạm đội của giặc mà hoãn chuyến đi của Thiên Hoàng thì tân chính phủ của ngài không chỉ đánh mất lòng tin trong ngoài, mà còn bỏ mất cơ hội có một không hai để nắm bắt được lòng dân các xứ phía Đông, cái hại không thể lường được. Lời hùng biện mạnh mẽ của Etō và sự nhạy bén chính trị của Iwakura đã khiến đa số nghiêng về hướng nên xuất phát đến Tōkyō ngay lập tức.

    Tuy nhiên tiếng phản đối chưa hẳn đã chấm dứt. Lý do không chỉ ở việc chưa hoàn toàn trấn áp được vùng Ōu, ở đó toàn những kẻ nguy hiểm, mà còn nằm ở chi phí cho chuyến đi. Kể từ sau trận đánh ở Toba, Fushimi thì chính phủ đã xuất nhiều khoản chi lớn. Những người phản đối vin vào chi phí để lo sợ, rằng chi phí cho chuyến đi đến Tōkyō của Thiên Hoàng cùng đoàn tùy tùng sẽ khiến ngân khố của đất nước này kiệt quệ, vốn trước đó cũng đang lâm nguy về mặt tài chính. Đối với thị dân Kyōto, họ cũng lo ngại rằng chuyến đi này là điềm báo trước cho việc dời đô về Tōkyō. (Quan Tham dự Ōkubo Toshimichi được biết đến như một người ủng hộ phe chủ trương dời đô) (8)

    Trái lại, đối với thị dân Tōkyō thì họ nôn nóng mong đợi chuyến đi của Thiên Hoàng. Mạc phủ đã bị giải thể, Edo (Tōkyō) đã mất đi giá trị chính trị nên họ lo sợ rằng thành phố sẽ không còn biết dựa vào đâu. Đây không phải nỗi lo của chỉ mỗi thị dân Tōkyō. Earnest Satow còn viết trong nhật ký rằng:

    "Các Daimyō từ trước đến nay vẫn ra vào các hiệu buôn, đặt vật phẩm thì nay đều trở về xứ của họ khiến các thương nhân, chủ thương điếm buồn rầu. Dĩ nhiên không thể tránh khỏi việc giảm nhân khẩu. Edo là một trong những đô thị hào nhoáng nhất Cực Đông, vậy mà nay suy vi thì sao không buồn. Edo không có những công trình kiến trúc công cộng to lớn, nhưng thành phố nằm ven biển và cũng có mấy khu vui chơi cho các Daimyō dọc thành phố. Thành quách đều có hào sâu, tường thành uy nghi là những phiến đá lớn nằm chồng lên nhau. Những rặng cây tùng đổ bóng đẹp như tranh vẽ nên trong thành phố vẫn có nhiều nơi mang vẻ thôn quê, và tất cả đều mang lại ấn tượng to lớn". (9)

    Giọng văn buồn bã của Satow tỏ ý nuối tiếc rằng khi Tướng Quân và các Daimyō rời bỏ Edo thì thành phố sẽ mất đi sự vĩ đại và vẻ đẹp vốn có của nó. Cả một vùng gồm các dinh thự Võ gia nay trở nên hoang phế như khu đất chết. Con đường duy nhất để phục hồi giá trị cho thành phố chính là biến nó thành thủ đô của nước Nhật, và đây cũng là ý đồ của Ōkubo. Ōkubo đến Tōkyō với vai trò lao động đường phố tá cho vị trí Đông Chinh Đại Tổng Đốc. Ngày 13 tháng 9, Ōkubo trở về Kyōto, chủ trương gay gắt rằng cần phải quyết đoán, nhanh chóng đến Tōkyō. Cuối cùng, Triều nghị quyết định ngày 20 tháng 9 sẽ xuất phát. Sang tuần sau thì có tin báo thắng trận từ vùng Ōu, đến ngày 15 thì phiên trấn Sendai đầu hàng quan quân. Phụng liễn của Thiên Hoàng xuất phát đến Tōkyō vào ngày 20 như dự định. Thiên Hoàng Đến điện Shishin vào giờ thìn (khoảng 8 giờ sáng) và lên Phụng liễn từ đây. Thiên Hoàng mang theo kính thần Yata-no-kagami, một trong tam chủng thần khí, xuất phải từ cổng Kenrei. Đoàn người theo cùng lên đến hơn 3300 người, dẫn đầu là Iwakura Tomomi, Nakayama Tadayasu, Date Munenari, Ikeda Akimasa (chúa phiên Okayama) và Kido Takayoshi. Người hộ vệ kính thần là Katō Akizane, chúa phiên trấn Minakuchi. (10) Hoàng Thái hậu và Nội Thân Vương Sumiko tiễn đoàn người tại cổng Dōgi. Các vị công hầu, quý tộc và chư hầu các phiên đóng tại Kyōto cũng đứng xếp hàng bên ngoài Nam môn để đưa tiễn. Dọc đường, dân chúng bất kể nam phụ lão ấu đều kéo đến xếp hàng cúi chào khi Phụng liễn đi qua. Tuy không có người đi trước mở đường, cũng không có yêu cầu phải tránh đường nhưng trăm họ dọc đường đều xếp hàng trang nghiêm ngay thẳng, không có cảnh chen lấn xô đẩy. Suốt đường đi luôn không ngớt tiếng vỗ tay đánh phách tiễn đưa đoàn người.

    Đoàn người đi từ phố Sanjō về phía Đông, đến Awataguchi thì dừng chân nghỉ tại Shōren-in, tự viện phái Thiên Thai dành cho người trong Hoàng tộc. Thiên Hoàng dùng bữa trưa tại đây rồi đổi sang kiệu ván gỗ nhỏ nhẹ, tiện dụng cho việc đi xa. Đoàn người đến dốc Keage, đi qua quán trà Yakko, băng qua Higashi-yama rồi đến Yamashina. Dọc đường, Thiên Hoàng hướng về phía sơn lăng của Thiên Hoàng Tenchi mà vái lạy từ xa. Đoàn người đến Ōtsu vào cuối giờ mùi (khoảng 3 giờ chiều), Thiên Hoàng nghỉ chân tại một lữ quán đã được chọn sẵn, còn thần kính được an trí ở một căn nhà khác. Lúc bấy giờ có quyền Trung Nạp ngôn Ōhara Shigetomi phi ngựa đuổi theo đoàn, đề nghị trở về Kyōto ngay lập tức. Theo lời Ōhara thì trong khi đang hành lễ tại đền thờ Toyouke Daijingū vào ngày 16 tháng này thì cổng Torii ở đền Kōdaijingū đột nhiên rơi xuống. Các Thần quân cho rằng đây là lời cảnh cáo của Nữ thần Thái dương Amaterasu nên lập tức phái sứ giả báo cáo lên Triều đình. Từ trước đây Ōhara vốn đã phản đối việc tiến về phía Đông nên nhân cơ hội này phi ngựa đến để cản trở. Tuy nhiên Iwakura không mảy may dao động trước đề nghị của Ōhara. Iwakura hứa sẽ dâng lời thệ nguyện lên thần linh rồi cho Ōhara quay về Kyōto.

    Trong ngày hôm đó (thật ra là ở tất cả những nơi ghé đến trên đường đến Tōkyō) Thiên Hoàng ra lệnh cúng dường cho tất cả các đền thờ trên đường đi. Ngài còn ban thưởng tiền cho người cao tuổi, hiếu tử, trinh phụ, trung bộc và khen thưởng những người làm việc công ích. Ngoài ra còn ban ân huệ cho người mang bệnh nặng, người gặp nạn và kẻ khốn cùng. Chi phí cho việc này lên đến con số khổng lồ, nhưng rất may phần lớn chi phí trong chuyến đi đều do các phú thương ở Kyōto và Ōsaka gánh vác, điển hình là thương gia Mitsui Jirō Uemon. (11)

    Đoàn người tiến theo con đường Tōkaidō nối giữa Kyōto và Tōkyō. Đến ngày 22 tháng 9 thì có tin báo phiên trấn Aizu đầu hàng, ngày 23 thì có phiên Shōnai, đến ngày 6 tháng 10 thì có phiên Nagaoka, ngày 9 thì có phiên Morioka, các phiên trấn vùng Ōu và Echigo đều quy thuận. Chỉ còn mỗi lực lượng của Enomoto Takeaki ở Ezo là còn phản kháng quan quân.


    Không rõ vị Thiên Hoàng trẻ nghĩ gì về chuyến du hành với quy mô lớn như thế này. Dần dà thơ Waka trở thành phương tiện chủ yếu để Thiên Hoàng biểu lộ tình cảm, nhưng có vẻ như không có bài thơ nào về ấn tượng trong chuyến đi này. Tuy nhiên trong "Meiji Tennō-ki" thỉnh thoảng cũng đề cập đến những điều làm Thiên Hoàng xúc động. Ngày 27 tháng 9, chẳng bao lâu sau khi đi qua vùng Atsuta, Thiên Hoàng cho dừng kiệu để ngắm nhìn cảnh nông dân thu hoạch lúa. Iwakura cho mang hạt lúa từ chỗ nông dân đến, dâng lên Thiên Hoàng. Lúc này chúa phiên Owari là Tokugawa Naganari dâng lên Thiên Hoàng bài thơ Waka:


    "Karishi ho no

    Sukunaki mireba

    Aware nari

    Ōmitakara no

    Kokoro ya ikani"


    (Tạm dịch: khi ta nhận thấy, hạt lúa thu được ít ỏi, không tránh buồn lòng, chẳng hay thần dân của ngài, cảm thấy ra sao)


    "Ōmitakara" trong bài thơ là chữ "đại ngự điền tộc", chỉ người nông dân là thần dân của Thiên Hoàng. (12) Theo ghi chép thì Thiên Hoàng còn ban thưởng kẹo bánh cho nông dân để ủy lạo công khó nhọc của họ. Dù bất kính, nhưng chuyện này có thể khiến người đọc liên tưởng đến chuyện Vương hậu Pháp quốc Marie Antoinette. Khi dân chúng đói khổ, không có bánh mỳ để ăn thì bà Marie Antoinette nói rằng: "nếu không có bánh mỳ thì cho họ ăn bánh ngọt cũng được mà".

    Ngày 1 tháng 10, Thiên Hoàng lần đầu tiên được ngắm nhìn Thái bình dương từ trên đồi Shiomizaka ở Shizuoka. Có lẽ đây là ghi chép về vị Thiên Hoàng đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản ngắm nhìn Thái bình dương. Tuy nhiên phản ứng của ngài ra sao thì không được ghi lại. Nhưng cho dù Thiên Hoàng có lặng thinh đi nữa thì cũng có thể, Kido Takayoshi đã cảm động mà buột miệng rằng: "từ nay bắt đầu làm rạng danh Hoàng uy sang bờ biển bên kia". Ngày hôm sau, Thiên Hoàng lên thuyền nhỏ băng qua hồ Hamana. Có ghi chép rằng mặt hồ tĩnh lặng, "Thiên nhan rất đỗi vui mừng". (13) Lúc này Iwakura Tomomi ngâm một bài thơ Waka, dù khiêm tốn không thể hiện cảm tưởng của mình về chuyến đi.


    "Nami kaze no

    Arai no umi wa

    Na nomi nite

    Mifune shizuka ni

    Watari mashi keri" (14)


    (Tạm dịch: sóng to gió lớn, chỉ là tiếng đồn, ngự thuyền qua hồ, nhẹ nhàng thong thả)


    Ngoài ra trong chuyến đi cũng còn nhiều dịp khác khiến Thiên Hoàng hứng thú. Khi qua sông Ōi-gawa, (15) con sông rộng nhất Nhật Bản và rất khó vượt, một chiếc cầu ván được lắp đặt để Thiên Hoàng qua sông. Khi đến sông Tenryū-gawa, sông Abe-gawa thì thuyền xếp nối đuôi nhau, trên kê ván làm cầu để Thiên Hoàng băng qua. Đây hẳn là khoảnh khắc mới mẻ hơn đối với Thiên Hoàng. Nhưng khoảnh khắc đáng nhớ nhất lưu lại trong ký ức của Thiên Hoàng chính là khi ngắm nhìn đỉnh núi Fuji vào ngày 7 tháng 10. Có lẽ đây là lần đầu tiên một vị Thiên Hoàng ngắm nhìn núi Fuji vốn là đề tài bất tận của văn chương, thơ phú. Thiên Hoàng Meiji còn ra lệnh cho từng người trong đoàn tùy tùng của mình làm một bài thơ Waka về núi Fuji cho đến khi đoàn người đến Tōkyō. Buổi chiều hôm đó, sau khi đến Mishima thì Thiên Hoàng vào lữ điếm đã được chọn làm nơi nghỉ chân từ trước, từ đây có thể ngắm nhìn núi Fuji thỏa thích.

    Ngày mùng 8, đoàn người phải vượt qua núi Hakone. Thiên Hoàng xuất phát rời khỏi lữ điếm ở Mishima từ rạng sáng giờ dần (khoảng 5 giờ sáng) và đến ga Hakone vào giờ ăn trưa như dự định. Khi băng qua hồ Ashi, Thiên Hoàng muốn xem săn bắn nhưng lại sợ làm phiền đến dân bản địa. Kido Takayoshi nhận biết ý muốn của Thiên Hoàng nên bàn bạc với Egawa Tarōzaemon, xạ thủ nghênh đón Thiên Hoàng tại ranh giới hai xứ Suruga và Izu từ ngày hôm trước. Egawa lệnh cho một người theo cùng dùng súng bắn chim trên mặt hồ ngay trước mặt Thiên Hoàng. Viên đạn trúng một con vịt, Egawa mang đến dâng lên Thiên Hoàng. Thiên Hoàng nhận được thì lấy làm vui mừng, ban thưởng cho người tùy tùng của Egawa 500 xấp tiền. Ngày hôm sau, Thiên Hoàng lệnh cho các đạo binh đi cùng từ các phiên trấn xạ kích vào bầy quạ trên đá. Đáng tiếc là đạn không trúng phát này, bầy quạ hoảng loạn bay đi mất. Thiên Hoàng còn cho ngư dân giăng lưới đánh cá. Ngư dân thả cá vào trong mấy gầu nước hồ rồi mang đến trước Thiên Hoàng. Lúc này có ghi chép rằng "Thiên nhan sắc khí rạng rỡ".


    Thiên Hoàng Meiji đến Tōkyō vào ngày 13 tháng 10. Đại Tổng Đốc Thân vương Taruhito, Trấn tướng Sanjō Sanetomi, tri sự phủ Tōkyō là Karamasu Mitsue cùng các quan khác ra nghênh đón Thiên Hoàng ở Shinagawa. Các vị Thân vương, quý tộc và chư hầu đi cùng Thiên Hoàng đều đội mão, mặc quan phục, đeo kiếm tiến vào thành phố. Các hàng sĩ phu từ tam đẳng quan trở lên đều mặc trang phục Hitatare, hông đeo kiếm và thảy đều cưỡi ngựa. Người đề xuất ý tưởng này, để lại ấn tượng sâu mạnh mẽ chính là Iwakura Tomomi. Theo lời Iwakura thì suốt một thời gian dài sống dưới sự cai trị của Võ môn, tâm tính dân chúng miền Kantō trở nên mạnh bạo quyết liệt. Vì vậy, để chế ngự được họ thì đầu tiên phải cho họ thấy cái lễ của Triều đình qua y phục để làm tâm tính họ nhu hòa.

    Đoàn người đưa Thiên Hoàng Đến nghỉ chân tại chùa Zōjō-ji, tại đây Thiên Hoàng đổi kiệu sang Phụng liễn. Đoàn đi từ khu Shiba, qua khu Shimbashi, Kyōbashi rồi từ cổng Wadakura tiến vào thành Edo. Nhạc công đi trước vừa thổi khảy đàn thổi sáo, dẫn đường cho đoàn. Mọi nha dịch, quan lại từ tam đẳng trở lên ở Tōkyō đều ra ngoài cổng Sakashita xếp hàng để đón rước. Khoảng cuối giờ mùi (3 giờ chiều) thì Thiên Hoàng vào Tây thành. Từ lúc này trở đi, thành Edo trở thành nơi cư ngụ của Hoàng thất và được đổi tên là thành Tōkyō. Trong ngày này, mấy trăm nghìn người kéo đến chiêm bái đoàn rước Thiên Hoàng. Dân chúng cảm động phát khóc vì "không ngờ lại có ngày được bái kiến tôn nhan của bậc Thiên tử có trăm vạn cỗ xe".

    Những cuộc giao tranh vẫn chưa kết thúc. Thực tế là ngày 27 tháng 10, quan quân đã nếm mùi thất bại trước quân hạm của Enomoto Takeaki ở Ezo. (16) Tuy nhiên phần lớn ý kiến đều cho rằng quân phản loạn không còn là mối đe dọa nguy hiểm đối với tân chính phủ nữa. (17)

    Ngày 2 tháng 11, Thân vương Taruhito trả lại cờ gấm và tiết đao cho Thiên Hoàng. Điều này có ý nghĩa là sự phản kháng của các phiên Ōu và Echigo đối với quan quân đã chấm dứt.

    Ngày 4 tháng 11, Thiên Hoàng ban cho thị dân Tōkyō nhiều rượu ngon để ăn mừng việc ngài thân đến đây. Lượng rượu ban ra lên đến khoảng 2990 thùng. Ngoài ra còn ban cho 550 bình rượu làm bằng thiếc và 1700 miếng mực khô. Tổng chi phí cho lần này 14038 lượng. Cư dân Tōkyō dừng công việc, nghỉ ngơi trong 2 ngày để ăn mừng thỏa thích. Việc này cũng trở thành đề tài cho văn chương đầu thời Meiji, đơn cử là bài thất ngôn tuyệt cú của nhà thơ Hán Ōnuma Chinzan như sau:


    "Thiên tử thiên đô bố sủng hoa

    Đông kinh nhi nữ mỹ như hoa

    Tu tri Áp thủy thâu Âu độ

    Đa thiểu trâm thân bất cố gia"


    (Tạm dịch: Thiên tử dời đô, ban cho "sủng hoa", biết chốn Áp thủy chẳng bằng Âu độ, công hầu thảy đều quên nhà cũ)


    "Sủng hoa" ở đây chính là rượu do Thiên Hoàng ban tặng. Áp thủy chính là con sông Kamo-gawa ở Kyōto, còn Âu độ là sông Sumida ở Tōkyō. Khi biết cảnh sống ở Kyōto không bằng được Tōkyō thì các quý tộc lại quên mất nhà cửa tổ tiên truyền đời ở Kyōto. Thực tế là ngày 27 tháng 1, khi có ý kiến cho rằng Thiên Hoàng cần trở về Kyōto vào tháng sau thì Sanjō Sanetomi, người đứng đầu các quý tộc lại cho rằng không thể rời bỏ Tōkyō. Sanjō chủ trương rằng sự hưng vong của quốc gia gắn liền với thái độ ủng hộ hay thờ ơ của người Kantō. Nếu Thiên Hoàng sớm trở về Kyōto thì nhất định sẽ đánh mất lòng dân Kantō. Sự hưng vong của vùng Kantō gắn liền với hưng vong của toàn lãnh thổ Nhật Bản. Cho dù có mất đi Kyōto và vùng Settsu lân cận mà giữ được Tōkyō thì không phải là mất cả thiên hạ.

    Trong thời gian ở Tōkyō, Thiên Hoàng cũng gặp gỡ nhiều người quan trọng với tư cách cá nhân. Ngài tiếp kiến Nội Thân Vương Chikako, hiện giờ được biết đến với cái tên Kazu-no-miya. Hẳn là Thiên Hoàng đã trò chuyện, gợi lại những kỷ niệm cũ về cố Thiên Hoàng Kōmei, anh trai của Kazu-no-miya. Ngày 23 tháng 11, Thiên Hoàng cũng tiếp kiến chúa phiên Mito là Tokugawa Akitake, hỏi sự tình ngoại quốc sau một năm du học tại Pháp. Có vẻ báo cáo của Akitake đã khiến Thiên Hoàng hứng thú, nên từ đó trở đi ngài thường xuyên triệu Akitake đến để hỏi về sự tình các nước Tây phương. Đầu tháng 12, Akitake được phái đến vùng Ezo để chinh phạt phiến quân đang phản kháng ở Hakodate. (19) Lúc này Akitake chỉ mới 15 tuổi, và rõ ràng được cử đi dẹp loạn không phải vì tài năng quân sự mà là vì cái danh chúa phiên Mito. Có lẽ việc đặt một người của dòng họ Tokugawa, em trai của vị Tướng Quân cuối cùng vào đội quân chinh phạt là để làm dao động các cựu Mạc thần đang ủng hộ Enomoto Takeaki.


    Trong thời gian ở Tōkyō, Thiên Hoàng Meiji cũng bắt đầu điều đình với viên chức ngoại giao các nước đang đóng tại Yokohama. Nội dung điều đình gồm các vấn đề: yêu cầu các nước từ bỏ thái độ trung lập trước xung đột giữa quân chính phủ và phiến quân, việc thảo phạt quân phản loạn ở Hakodate, việc đối xử với tín đồ Cơ Đốc giáo và việc phát hành tiền giấy. Những việc thương lượng này không tiến triển thuận lợi. Đoàn đại biểu ngoại quốc do Harry Parkes dẫn đầu đã từ chối xem xét những yêu cầu có thể ảnh hưởng đến quyền mậu dịch bất khả xâm phạm ở Hakodate và những vùng khác.

    Ngày 19 tháng 11, trung tâm giao dịch Tōkyō được thiết lập, tâm điểm tranh luận giữa Nhật Bản và ngoại quốc trong suốt thời gian dài là cảng Niigata cuối cùng cũng được mở cửa. Trung tâm giao dịch Tōkyō nằm ở Teppōzu, Tsukiji. Nơi này được khai phá để làm khu ngụ cư cho người ngoại quốc. Tầng lớp Võ sĩ bị cấm ra vào khu vực ngụ cư này nếu không có thẻ cho phép. Ý đồ của việc cấm Võ sĩ ra vào khu vực này là để trấn an nỗi sợ hãi của người ngoại quốc đối với các Võ sĩ đeo kiếm, nhưng tất nhiên việc này cũng ảnh hưởng xấu đến uy tín của giới Võ sĩ. Chẳng lâu sau thì các Võ sĩ được giao cho việc bảo vệ thuyền của người ngoại quốc. Đây là chuyện mà chẳng một ai trong giới Võ sĩ có thể lường trước. Nhà thơ Ōnuma Chinzan có làm một bài thơ Hán nói về cảnh khổ của giới Võ sĩ lúc bấy giờ: (20)


    "Tiểu Dương Châu thị tân Đảo Nguyên

    Quan ha bang sĩ hộ man thuyền

    Lang khuyến mạc đới lưỡng điều thiết

    Lang khuyến tu đới thập vạn tiền"


    (Tạm dịch: Tiểu Dương Châu chính là khu Shimabara mới, Võ sĩ nước ta bị uy hiếp đi hộ vệ thuyền lũ mọi, kỹ nữ khuyên đừng mang kiếm, có mang thì mang 10 vạn tiền)


    Dương Châu là khu làng chơi nổi danh ở Trung Quốc, tương đương với khu Shimabara ở Nhật. Mùa đông năm Meiji thứ nhất (1868), khu dinh thự của các Daimyō ở Teppōzu bị phá bỏ, nguyên cả khu này được khai phá thành nơi trú ngụ cho người ngoại quốc. Đồng thời, một khu ăn chơi mới được thành lập ở khu vực lân cận, lấy tên là Shimabara (Đảo Nguyên) theo tên của khu làng chơi ở Kyōto. Hai câu cuối trong bài thơ ám chỉ rằng đối với các kỹ nữ ở khu Shin (tân) Shimabara thì thân phận, địa vị của khách chơi không quan trọng bằng tiền bạc của họ. Đây là một nỗi nhục không kém phần ê chề đối với các Võ sĩ bị giao cho công việc bảo vệ thuyền của người ngoại quốc, trong khi mấy năm trước đó hãy còn đậm tư tưởng Nhương Di.

    Ngày 22, 23 tháng 11, Thiên Hoàng liên tục tiếp kiến Công sứ ngoại quốc. Đây là bằng chứng cho thấy mong muốn của Thiên Hoàng là thúc đẩy quan hệ hữu hảo giữa Nhật Bản và các nước Tây phương. Trưa ngày 22, Công sứ các nước Ý, Pháp, Hà Lan vào chầu trong thành Tōkyō. (21) Trong thành cử hành lễ bồng súng, các quan Biện sự, Phán sự, Tri sự về ngoại bang đều ra nghênh đón. Trong khi các Công sứ được thết đãi trà bánh thì Thiên Hoàng xuất ngự ra đại sảnh, nhạc công bắt đầu tấu nhạc. Quan Tri sự hướng dẫn các Công sứ đến trước Thiên Hoàng, xướng tên các Công sứ cho quan lao động đường phố tương làm nhiệm vụ thông dịch. Quan lao động đường phố tương tâu lại với Thiên Hoàng. Công sứ đệ trình quốc thư, tâu lại mệnh lệnh nhận được từ chính phủ nước mình. Tiếp theo, những người tùy tùng theo cùng các Công sứ cũng yết kiến Thiên Hoàng tương tự. Kết thúc buổi tiếp kiến, các Công sứ lùi ra, Thiên Hoàng trở vào trong và nhạc công cũng ngừng tấu nhạc.

    Ba vị Công sứ cùng những người ngoại quốc vào Triều được hướng dẫn đến nơi tiếp đãi sang trọng, được thết cả món Nhật và món Âu. Nếu nhìn tức góc độ tập tục ngoại giao với các nước Tây phương thì hôm đó không phải là ngày đặc biệt, nhưng việc thết đãi yến tiệc với các quan chức ngoại giao là điều chưa từng có tiền lệ ở Nhật. Điều đáng nói là chính phủ có đủ tự tin để đường đường tổ chức yến tiệc thành công tốt đẹp. Càng ngạc nhiên hơn nữa khi biết việc này xảy ra chưa đầy 2 năm kể từ sau khi Thiên Hoàng Kōmei qua đời. Thiên Hoàng Kōmei cho rằng sự có mặt của người ngoại quốc ở Nhật Bản là sự sỉ nhục không bút mực nào tả xiết đối với thần linh, cho nên ngài nhất quyết không chịu gặp người ngoại quốc. Trái lại, vị Thiên Hoàng trẻ tuổi tỏ ra tiến bộ khi gặp gỡ người ngoại quốc, và ngài còn thường bày tỏ thiện cảm đối với họ, không chỉ riêng trong thời kỳ này.


    Ngày 28 tháng 11, Thiên Hoàng Meiji lần đầu tiên lên quân hạm Nhật Bản, thị sát về cách vận hành tàu thuyền. Trước đó thì Iwakura Tomomi và Sanjō Sanetomi cũng khuyên Thiên Hoàng nên lên quân hạm để ra khơi Yokohama. Tuy nhiên việc này vấp phải sự phản đối từ ông ngoại ngài là Nakayama Tadayasu với lý do sợ đánh mất Thần kiếm, ngọc tỷ và kính thần. Cuối cùng, Thánh ý quyết định sẽ lên thuyền nhưng để lại tam chủng thần khí ở ngự điện Hama, cho canh phòng cẩn mật. Khi Thiên Hoàng lên hạm Fuji thì quân hạm Mỹ quốc cũng nổ 21 phát phát chúc mừng. Sau đó hạm Fuji cũng nổ pháo đáp lại. Các thị thần theo hầu Thiên Hoàng (Nghị định Nakayama Tadayasu, Tham dự Ōkubo Toshimichi trở xuống) nghe tiếng pháo mà sợ mất mật, trong khi ký lục viết rằng "Long nhan lộ vẻ vui mừng". Những năm về sau, khi nghe tiếng nổ ở gần hoặc những âm thanh tương tự, Thiên Hoàng vẫn luôn giữ vẻ bình thản, trái ngược với giai thoại Thiên Hoàng ngất tỉnh khi nghe tiếng đạn pháo thời nhỏ.

    Chuyến thăm quân hạm của Thiên Hoàng đã kết thúc tốt đẹp. Có ghi chép rằng ngày hôm đó trời quang mây tạnh, không gợn sóng gió và tâm trạng của Thiên Hoàng phấn khởi. Dường như đây là điềm báo trước tương lai sáng sủa của hải quân Nhật Bản. Ngày hôm sau, Thiên Hoàng ra sắc dụ cho rằng chấn chỉnh hải quân là nhiệm vụ khẩn cấp, phải càng nỗ lực phấn đấu hơn nữa.

    Ngày 3 tháng 12, Phù tướng Iwakura Tomomi và phó Tri sự về ngoại bang là Higashikuze Michitomi đến thăm Công sứ quán Anh quốc ở Yokohama, yêu cầu giải trừ thái độ trung lập trước xung đột giữa quân chính phủ và quân cựu Mạc phủ. Sở dĩ yêu cầu này trở nên khẩn cấp là vì phía chính phủ muốn sớm có được thiết giáp hạm Stonewall Jackson do Mỹ chế tạo. Ban đầu, cựu Mạc phủ là bên đứng ra ký kết mua chiến hạm này. Nhưng trước khi chiến hạm được giao cho Mạc phủ thì nước Nhật đã tách thành 2 lực lượng đối lập nhau. Vì vậy liệt cường chọn thái độ trung lập, chần chừ không giao chiến hạm cho bên nào. Phía chính phủ cũng đã nhiều lần yêu cầu giải trừ thái độ trung lập, nhưng liệt cường từ chối, cho nên hạm Stonewall Jackson bị giữ ở cảng Yokohama. Iwakura và Higashikuze chủ trương rằng bây giờ chiến tranh đã kết thúc, liệt cường không có lý do gì để giữ thái độ trung lập. Bấy giờ Satow cũng ghi lại như sau từ câu trả lời của Harry Parkes:


    "Các Công sứ dù muốn tuyên bố chiến tranh đã chấm dứt nhưng dường như họ không muốn giao chiến hạm Stonewall Jackson. Vì vậy họ không muốn xóa bỏ thái độ trung lập để lấy cớ cho việc bảo lưu chiến hạm". (22)

    Satow còn viết tiếp:


    "Chúng tôi thấy đây là điều hết sức vô lý. Iwakura lặp lại toàn bộ điều đã nói ở hội nghị lần trước, rằng chính phủ của Mikado muốn có Stonewall Jackson không phải để tấn công Enomoto, và Iwakura còn nói thêm rằng cũng nghĩ đến việc đối xử khoan dung với Enomoto. Trưởng đoàn Iwakura nghĩ rằng chiến tranh đã kết thúc nên đương nhiên đã chấm dứt thái độ trung lập, nói rõ bản thân mình luôn muốn nhắc đến điều này qua văn bản. Iwakura cũng nói rằng Mikado đang mong đợi câu trả lời của các Công sứ nên ra lệnh cho mình lưu lại 5 ngày, sau khi giải quyết được vấn đề này thì đến cảng Shimizu ở Tōkaidō để gia nhập đoàn trở về Kyōto. Iwakura cũng nói mình muốn thay Mikado tặng quà nên muốn biết sở thích của ngài Harry." (23)


    Harry Parkes đã làm đủ mọi cách để thuyết phục các Công sứ, nên rốt cuộc họ cũng đồng ý từ bỏ thái độ trung lập vào ngày 28 tháng 12. Không rõ lời tuyên bố của Iwakura rằng quân của Mikado sẽ không dùng chiến hạm Stonewall Jackson để tấn công Enomoto là như thế nào. Nếu giả định rằng Satow không hiểu sai lời Iwakura thì rõ ràng Iwakura đã nói dối. Sự thật là ngay sau khi liệt cường giải trừ thái độ trung lập, chính phủ nhận được Stonewall Jackson liền gửi chiến hạm đến Hakodate. Stonewall Jackson đã chiến đấu quyết liệt với quân Enomoto trên biển. (24) Nhưng Iwakura đã không nói dối về việc đối xử khoan dung với Enomoto. Ngày 18 tháng 5 năm Meiji thứ 2 (1869), Enomoto đầu hàng quan quân và bị cầm tù 3 năm, đến năm Meiji thứ 5 thì được đặc xá và lập tức được cất nhắc lên vị trí sứ khai khẩn Hokkaidō.

    Các chúa phiên can dự vào việc mưu phản cũng được ân xá khoan hồng. Sau khi cuộc chiến ở vùng Ōu kết thúc thì Thiên Hoàng liền viết sắc thư với ý như sau: thưởng phạt là việc lớn của thiên hạ, một mình Trẫm không thể quyết định. Cần phải tổ chức hội nghị rộng rãi, xét trên tinh thần chí công vô tư, không được mắc sai lầm.

    Cựu phiên chủ Aizu là Matsudaira Katamori, vốn cũng mắc tội mưu phản và phải xử lý nghiêm nhưng cũng được miễn chết. Sự thật là không chỉ mình Matsudaira Katamori, mà tất cả các chúa phiên mưu phản khác cũng đều được khoan hồng. Không một ai bị xử tử trong vụ chống lại chính phủ. Matsudaira Katamori bị xử quản thúc suốt đời ở phiên trấn Tottori, nhưng chẳng bao lâu sau thì được khoan hồng và bổ nhiệm vào vị trí quản lý đền thờ Tōshō-gū ở Nikkō. Các chúa phiên khác tuy bị tịch thu lãnh địa, nhưng phần lớn cũng được cấp cho lãnh địa mới. Duy chỉ có mỗi mình Kido Takayoshi là chủ trương phải xử tử những kẻ mưu phản. Kido cho rằng bản thân mình không ghét con người, nhưng lại ghét tội của hắn. Vì phường phản loạn mà rất nhiều trung thần nghĩa sĩ tận tâm vì nước đã bỏ mạng. Việc xử phạt là phép lớn của thiên hạ, dù có xử lý khoan dung cũng không được bẻ cong phép lớn này. Tuy nhiên lời nói của Kido không làm dao động các quan trong chính phủ. Đối xử khoan dung đã trở thành xu thế của thời đại.


    Ngày 8 tháng 12, Thiên Hoàng lên đường trở về Kyōto với lời hứa mùa xuân năm sau sẽ quay lại Tōkyō. Số người tùy tùng là 2153 người, ít hơn khá nhiều so với khi rời kinh đô. Việc này cho thấy mối nguy hiểm từ những kẻ đối địch đã giảm đi. Dọc đường Thiên Hoàng lại ngắm núi Fuji, thưởng ngoạn phong cảnh Miho Matsubara. Có thể sự thích thú không bằng được so với ấn tượng lần đầu tiên, nhưng bây giờ có đầy đủ lý do khiến Thiên Hoàng hài lòng. Chưa đầy 3 tháng kể từ khi rời khỏi Kyōto thì nhóm phản loạn ở xứ Ōu, Echigo đã bị trấn áp hoàn toàn. Thành phố Edo, cứ điểm của Mạc phủ Tokugawa trong hơn 200 năm qua, nay đã rơi vào tay Thiên Hoàng. Việc Phụng liễn của Thiên Hoàng theo đường Tōkaidō đến tận Tōkyō cũng chưa hề có tiền lệ, cũng là kết quả của việc đem uy quang của ngài từ Kyōto đến với trăm họ sinh sống ở nơi xa xôi. (25)

    Phụng liễn của Thiên Hoàng về đến Kyōto vào ngày 22 tháng 12. Đến ngày 25 thì lễ giỗ 3 năm cho Thiên Hoàng Kōmei cũng được tổ chức như dự định. Ba ngày sau, 28 tháng 12, cô dâu của Thiên Hoàng là Ichijō Haruko nhập cung. Chuyện vui này hoàn toàn phù hợp với vai trò kết lại một trong những năm quan trọng bậc nhất trong lịch sử Nhật Bản.



    Cước chú


    (1) Mô hình Địa cầu đóng vai trò quan trọng trong lễ đăng quan. ("Meiji Tennō-ki" cuốn 1, trang 805)

    (2) Cùng tư liệu trên, trang 796. Lời cầu nguyện không có tác dụng. Có mưa to giữa chừng buổi lễ.

    (3) Cùng tư liệu trên trang 812, "Kokin Wakashū" bài thứ 344.

    (4) "Meiji Tennō-ki" cuốn 1, trang 804. "Thiên trường" là từ xuất phát từ thành ngữ "thiên trường địa cữu", cầu nguyện cho Thiên Hoàng được trường thọ lâu dài như trời đất. Kể từ năm Meiji thứ 6 (1873), chính phủ áp dụng Tây lịch nên tiết Thiên trường được ấn định là ngày 3 tháng 11. Ngày sinh của Thiên Hoàng Meiji vào năm Kaei thứ 5 (1852) cũng được chuyển đổi từ Âm lịch sang Dương lịch.

    (5) Từ "niên hiệu" (nengō) được sử dụng cùng ý nghĩa với "nguyên hiệu" (gengō).

    (6) Trong các đời Thiên Hoàng trước đó, một vị Thiên Hoàng sử dụng nhiều niên hiệu qua từng các giai đoạn. Lý do của quyết định này không được nói rõ, có lẽ là vì cách tính năm theo kiểu niên hiệu của Nhật có hiệu suất kém, dễ nhầm lẫn hơn so với cách tính trong Tây lịch mà người dân đã quen.

    (7) Kể từ thế kỷ 12 trở đi thì, ngoại trừ một số rất ít trường hợp, dòng họ học giả Sugawara luôn được chỉ định để lựa chọn niên hiệu mới. Dòng họ Kiyohara (từ đầu thời Edo đã đổi thành họ Funabashi) được biết đến như dòng họ Nho học.

    (8) Satow viết trong nhật ký, "ngày 23 (tháng 8 năm 1868), tôi ăn tối cùng Komatsu và Nakai. Bữa tối này là để gặp chính khách Ōkubo, người xuất thân từ phiên Satsuma và là người đề xướng dời thủ đô từ Kyōto đến Ōsaka trong năm nay. Rốt cuộc, Edo được quyết định là trung tâm chính trị, tên mới là Tōkyō, tức thủ đô phía Đông. Tuy vậy tôi cũng tin rằng tầm ảnh hưởng của Ōkubo hãy còn lớn". (Ernest Satow, "A Diplomat in Japan" trang 380). Trong Tōyama Shigeki, "Tennō to Kazoku", trang 6-8 có đề cập lý do vì sao Ōkubo đề xướng dời đô. Về sau, Ōkubo thay đổi suy nghĩ, cho rằng Tōkyō thích hợp hơn.

    (9) Ernest Satow, "A Diplomat in Japan" trang 366.

    (10) Về cơ cấu đoàn người, tham khảo Yoshino Sakuzō, "Meiji bunka zenshū" cuốn 17, trang 197-205.

    (11) "Meiji Tennō-ki" cuốn 1, trang 839. Trong "Meiji bunka zenshū" cuốn 17, trang 206 có ghi chi tiết số tiền ban ra ở Ōtsu. Có người phụ nữ tên Riki hết lòng phụng dưỡng mẹ chồng, là tấm gương con dâu thảo và cũng thủ tiết giữ đạo thê với chồng là Yasubei. Vì nghĩa cao đẹp này mà Riki được ban cho 2,000 cuộn vải. Ngoài ra, cả thảy có 350 người già khác được ban thưởng, người trên 70 tuổi được 200 cuộn, người trên 90 tuổi được 500 cuộn.

    (12) "Meiji Tennō-ki" cuốn 1, trang 847. Tada Kōmon, "Iwakura-kō jikki" cuốn trung, trang 570 có ghi lại giai thoại tương tự. Ngày 21 tháng 9, Phụng liễn của Thiên Hoàng Đến Ishibe, trạm dừng chân ở Tōkaidō. Date Munenari đến gần bờ ruộng, ngắt 5 cuống lúa mang đến trước Thiên Hoàng, ngâm bài thơ rằng: Kimi mimase, itsuki no ame no, furi sugite, kariho no ine no, torimi sukunaki. Cả 2 giai thoại, 2 bài Waka đều truyền đạt cùng nội dung, rằng Thiên Hoàng chưa từng thấy người nông phu cày ruộng nào. Cả 2 người ngâm thơ đều muốn truyền đạt cho Thiên Hoàng về sự khó nhọc của người nông phu khi làm ra hạt lúa. "Iwakura-kō jikki" cuốn trung, trang 572 có ghi cùng giai thoại ở Atsuta, có thêm bài thơ của Tokugawa Naganari và Yoshikatsu.

    (13) "Meiji Tennō-ki" cuốn 1, trang 852. Về sau, Thiên Hoàng Meiji ghét đi tàu thuyền.

    (14) Cùng tư liệu trên, trang 852. "Arai" nghĩa là thô, (sóng) dữ, cũng đồng âm với địa danh (Tân Cư) gần đó. Bấy giờ mặt hồ phẳng lặng, không có sóng.

    (15) Iwakura ám thị rằng chính sách của Mạc phủ là để con sông luôn ở tình trạng khó vượt qua, để quan lại địa phương có thể kiểm tra đầy đủ người đi đường, và khi nguy cấp thì con sông trở thành bức tường ngăn kẻ thù từ phía Tây. (Tada Kōmon, "Iwakura-kō jikki", cuốn trung, trang 572-573, "Meiji Tennō-ki" cuốn 1, trang 854)

    (16) "Meiji Tennō-ki" cuốn 1, trang 878. Ngày 5 tháng 11, quân phản loạn chiếm thành Fukuyama.

    (17) Đây là kiến giải của Iwakura Tomomi. ("Meiji Tennō-ki" cuốn 1, trang 906)

    (18) Kinoshita Hyō, "Meiji shiwa" trang 3.

    (19) "Meiji Tennō-ki" cuốn 1, trang 913. Ngày 10 tháng 1 năm Meiji thứ 2, Akitake bị hoãn xuất chinh Hakodate vì quân phản loạn thất bại liên tiếp, mất khí thế và dường như sắp đầu hàng. Tuy nhiên trước đó Akitake đã kết thúc chuẩn bị cho chuyến xuất chinh, thỉnh nguyện tòng quân Thảo chinh như dự định. Đến ngày 25 cùng tháng, Akitake xuất phát đến Hakodate. ("Meiji Tennō-ki" cuốn 2, trang 11)

    (20) Kinoshita Hyō, "Meiji shiwa" trang 12.

    (21) Ngày 23, Công sứ các nước Anh, Mỹ, Phổ được mời đến dựa yến như hôm trước. Công sứ Anh Parkes dẫn the 6 viên thư ký của Công sứ quán, 13 tướng hải lục quân vào chầu. Đây là đoàn đại biểu với số người lớn nhất từ trước cho đến thời điểm này. ("Meiji Tennō-ki" cuốn 1, trang 903)

    (22) Ernest Satow, "A Diplomat in Japan", trang 404.

    (23) Cùng tư liệu trên, trang 404-405.

    (24) Không lâu sau đó thì Higashikuze thông báo không chính thức đến 6 vị Công sứ ngoại quốc rằng mùa xuân năm sau, Thiên Hoàng sẽ trở lại Tōkyō, nơi được dự định làm thủ đô mới của Nhật Bản. Higashikuze còn chỉ vị trí xây dựng Công sứ quán trong bản đồ Tōkyō.

    (25) Cuốn "Tennō no shōzō" của Taki Kōji là cuốn sách thú vị, đem lại hình ảnh của Thiên Hoàng về mặt thị giác cho dân chúng. Taki có nhiều tranh về chuyến tuần hành đến Tōkyō và những bức tranh này đều bán chạy. Bức vẽ đoàn người của Thiên Hoàng tiến vào thành Tōkyō bán rất chạy, mang lại cho dân chúng một kiểu trải nghiệm mang tính chính trị thông qua tranh ảnh.
     
  17. quadan

    quadan The Legend of Zelda Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    1/8/09
    Bài viết:
    4,180
    Dù là thế nhưng thật ra cũng méo biết được. Trong cái thời đại thịnh trị của samurai/shogun thì thiên hoàng chết xong cũng vài bận có đứa này đứa kia được bốc lên mà lý lịch không thực sự rõ ràng.
     
  18. _Great_Paladin_

    _Great_Paladin_ snake, snake, snaaaake Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    24/1/08
    Bài viết:
    8,226
    Nơi ở:
    Ho Chi Minh City
    nói cái này thì chịu vì căn bản là ko có gì để chứng thực.
     
  19. Kylo Ren

    Kylo Ren C O N T R A

    Tham gia ngày:
    24/9/16
    Bài viết:
    1,544
    Éo sao cả vì có pick đại thì cũng pick các chi khác của dòng chính thường là chi Fujiwara. Trường hợp có thể xảy ra nhất là bà hoàng hậu cho thiên hoàng đổ võ mà ko biết thôi =))
     
  20. thienphucyds

    thienphucyds C O N T R A Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    27/8/11
    Bài viết:
    1,870
    Nơi ở:
    Gon Sài Quề
    Nhìn lại tội ông thái tử Anh, không biết khi nào mới lên ngôi =))
     

Chia sẻ trang này