[tuoitre] Thật hay giả

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi Interista, 26/1/23.

  1. Diệp Mịch 2.0

    Diệp Mịch 2.0 Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    4/10/22
    Bài viết:
    1,122
    Thằng bạn đi xem về tấm tắt khen hay, ý nghĩa, phản ánh đúng thực trạng xã hội và giới trẻ bây giờ.
    360C5F27-E3C0-4F28-857F-60C2AED56542.jpeg
     
    TheOldKnight and JCH like this.
  2. Happye

    Happye Persian Prince

    Tham gia ngày:
    30/12/14
    Bài viết:
    3,909
    Đúng với số ít thôi, chứ đa số gia đình mà như cái phim này thì xã hội này nát cmnr.
    Xem phim không đồng cảm đc với bất cứ tuyến nhân vật nào, ai cũng sai một cách quá đáng, hoàn cảnh nhân vật bị cường điệu đến vô lý, cái phản cảm nhất là chửi vô tội vạ.
     
  3. Kal El

    Kal El Sonic the Hedgehog

    Tham gia ngày:
    11/5/20
    Bài viết:
    4,729
    Ít ra còn đỡ hơn cái đống đặc sản chị chị em em của Hằng Trinh. Rác rưởi nước cống thật sự. Đéo hiểu nghĩ gì đi làm phim về 2 con công nhân nghành, câu view bằng cái body chảy xệ của con Trinh =)) phim TT coi tạm ổn, hay nhất là Mèo đi hia :))
     
    demoman184, sai2000, scuuby and 2 others like this.
  4. Diệp Mịch 2.0

    Diệp Mịch 2.0 Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    4/10/22
    Bài viết:
    1,122
    Phù hợp thị hiếu đa phần người xem, nội dụng hay quá hàn lâm quá lại vắng khác thôi
     
  5. .tieunhilang

    .tieunhilang Liu Kang, Champion of Earthrealm

    Tham gia ngày:
    5/10/11
    Bài viết:
    5,043
    Hôm nay, vô tình lướt qua một bài review nói rằng phim của Trấn Thành mang hơi hướng phim Hong Kong thập niên 1990, tôi mới cười mỉm chi, nghĩ: Nếu bảo phim của Trấn Thành nói nhiều như phim truyền hình ATV, TVB thì đúng. Điện ảnh Hong Kong, Đài Loan thập niên 1980s, 1990s thời đó vẫn là rất kiệm lời thoại đấy nhé.

    Cái sự chí chóe, ồn ào này đã trở thành một đặc trưng rất riêng, không lẫn với phim của ai được. Tôi có cảm giác, các nhân vật trong phim của Thành mang rối loạn lo âu ám ảnh sợ người khác không hiểu mình; họ vật vã với khao khát được lắng nghe, được thông cảm. Ngay như trên mạng xã hội, cần likes, cần views, cần shares để làm gì, nếu không phải là muốn có người lắng nghe, cần người công nhận? Vì vậy, cái chuyện nói to, nói nhiều, thậm chí kêu gào, chửi rủa, khóc lóc chỉ để được lắng nghe cũng là dễ hiểu.

    Thực ra, không phải chỉ mỗi các nhân vật trong phim của Thành như vậy, mà một bộ phận người lao động bình dân trong xã hội Việt Nam đương đại cũng vậy. Họ đang bươn chải, vật lộn với một thị trường lao động ngày càng khắc nghiệt, vừa phải đối diện với sự thay đổi mau chóng của tiến bộ công nghệ, và sự du nhập các giá trị tự do của nền văn minh tư bản phương Tây. Trong hoàn cảnh đó, việc phân định đúng sai trở nên không rõ ràng. Đối với những người hầu như không có sức ảnh hưởng trong xã hội, như ông lái xe ôm, bà bán bánh canh, thì còn ai có thể trút những gánh nặng tâm lý đó ngoài thành viên gia đình, và những người thân xung quanh họ?

    Đây là niché của Thành, và Thành đã khai thác thị trường ngách này cực kỳ thành công. Nếu chúng ta nhìn vào danh sách phim Việt có doanh thu cao nhất cho đến thời điểm này, ngoại trừ "Nhà bà Nữ" và "Bố Già," có mấy tác phẩm điện ảnh thực sự tập trung vào tâm lý xã hội của tầng lớp lao động bình dân? Gần đây nhất có "Tro tàn rực rỡ," "Đêm tối rực rỡ," và "Ròm." Tuy nhiên, sự lan tỏa của ba phim này (đều nằm ngoài Top 30) lại không bằng hai phim kia của Thành, dù giá trị nghệ thuật và thông điệp đều xứng đáng được ca ngợi. Rõ ràng là đề tài này chưa được khai phá nhiều ở góc độ phim giải trí.

    Tôi là người hai lần thất bại trong việc đặt vé xem "Nhà bà Nữ," và từ chỗ rạp phim xuống chỗ giữ xe, tôi chứng kiến có những người dân tỉnh sẵn sàng chạy xe máy hơn 30km từ Hội An, hay Điện Bàn ra Đà Nẵng giữa trời mưa rét lạnh chỉ để chờ xem "Nhà bà Nữ." Họ đến xem phim của Thành nhưng cũng là để giải tỏa khao khát được lắng nghe, được thông cảm.

    Là một người nghiên cứu kinh tế, bản thân tôi khi chọn phim để xem cũng bị ảnh hưởng phần nhiều bởi điều đó. Điện ảnh là phương tiện lưu trữ lịch sử, sự vận động tâm lý, cảm xúc nhân sinh, lối tư duy trong những thời đại mà chúng ta không bao giờ trải nghiệm được. Tôi tin rằng những phim như "Đêm tối rực rỡ," "Ròm," và thậm chí cả phim của Thành vẫn mang những giá trị bình luận xã hội. 30-50 năm sau, khi thế hệ tương lai muốn nhìn nhận tâm lý tầng lớp trong giai đoạn 2020s, giá trị lịch sử và thời đại của những phim này là khó có thể phủ nhận.

    Lịch sử điện ảnh thế giới đi từ phim câm (silent film) sang phim có âm thanh, có thoại. Trong những năm 1930, trong giai đoạn chuyển giao giữa phim câm sang phim có thoại, Philip K. Scheuer, một nhà phê bình phim thời đó đã nói rằng: "Lời thoại là đạo cụ của kẻ lười biếng khi viết kịch bản phim." ("Talk is still the lazy man's prop in the writing of motion pictures"). Nhưng cố đạo diễn người Mỹ Sidney Lumet trong cuốn sách "Making Movies" (1996) lại có quan điểm khác: "Hội thoại không phải là không có tính điện ảnh. Điều mấu chốt là không nên mâu thuẫn giữa cảm nhận thị giác và thính giác. Tại sao ta không thể đạt được điều tốt nhất đến từ cả hai?" ("Dialogue is not uncinematic. The point is that there’s no war between the visual and the aural. Why not the best of both?"). Rõ ràng, vai trò của thoại trong điện ảnh cũng thay đổi theo thời gian và bối cảnh xã hội, và cũng không có cái quy chuẩn nào nhất định cả.

    Cũng như, nếu bạn hỏi tôi, một người từng ở Mỹ, đón nhận giá trị giáo dục ở Mỹ, rằng phim Mỹ như nào. Thì tôi xin nói thẳng: Phim Mỹ kịch lắm, nói nhiều lắm; xem phim châu Âu đi cho đúng tinh thần điện ảnh.

    Trong khi đó, điện ảnh Việt Nam lại chuyển mình từ thoại quá nhiều, thoại quá văn học, quá khiêng cưỡng, đến mức độ tiết chế hơn, đời thường hơn. Ở đây, Trấn Thành có một thành công thứ hai: Mang được ngôn ngữ đời thường lên màn ảnh một cách gần như trọn vẹn. Tuy nhiên, tôi có cảm giác Thành đang có sự nhầm lẫn giữa "thoại đời thường" và "thoại điện ảnh." Không phải cứ bê nguyên xi ngoài đời lên phim là thành thoại điện ảnh. Ngoài đời, hai vợ chồng cãi nhau có khi dài 10-20 câu, nhưng lên phim chỉ cần 5 câu mấu chốt là khán giả đã cảm nhận được sự ức chế rồi. Phim càng nhiều thoại, thì càng hướng sự chú ý vào tâm lý nhân vật hơn là chuyển động hình ảnh.

    Tôi lấy ví dụ như trong phim "Hồi thứ 11" của điện ảnh Trung Quốc, Châu Tấn đóng vai một người vợ thuộc tầng lớp bình dân, tính tình thô lỗ, thích áp đảo chồng, dạy chồng như dạy con. Chỉ riêng ánh mắt, biểu cảm cau có, lời nói cộc cằn xấc xược chứ không cần quá ồn ào, nhiều lời cũng đủ khiến người xem cảm nhận vai trò chi phối của người đàn bà này trong gia đình.

    Những diễn viên Thành chọn lựa đều là những người có thực lực, thoại quá nhiều đôi khi lại là trở ngại trong thăng hoa sáng tạo của người diễn viên. Có vẻ như Thành cũng đang mắc phải cái ám ảnh của đối tượng khán giả mà mình hướng tới: Sợ người khác không hiểu mình.

    Cũng khó cho Thành vì đối tượng khán giả mà phim hướng tới có tính chất đặc thù, họ không tiếp nhận thông điệp của phim như cái cách các nhà phê bình phim, các đối tượng khán giả vốn quen thuộc với điện ảnh thế giới hay thưởng thức. "Ý tại ngôn ngoại" đôi khi lại không thể truyền đạt hết những điều người làm phim muốn nói.

    Chả đâu xa, ngay chính tôi cũng gặp thách thức khi xem "The Banshees of Inisherin." Nếu chỉ dựa vào phần thoại phim, sẽ rất khó nắm được hoàn cảnh nhân vật nếu không đọc về Nội chiến Ireland đầu thế kỷ 20. Văn hóa đời sống nông thôn ở một hòn đảo xa xôi cách chúng ta khoảng 100 năm, tận bên trời Âu, cũng là một trở ngại khác. Không hiểu điều đó, chúng ta sẽ khó lí giải hoàn toàn vì sao người chị của Padraic đi đến quyết định rời khỏi hòn đảo, thà chấp nhận một tương lai vô định.

    Công bằng mà nói, phim của Thành thường phải đối mặt với những sự hằn học không cần thiết. Nói ít quá, người xem lại khó hiểu. Nói nhiều quá, người ta lại bảo mình đạo lý, dạy đời. Tôi không theo dõi sự nghiệp của Thành nên không hiểu lí do vì sao Thành bị như vậy. Đối với một người làm phim không chuyên, không được đào tạo chính quy, thì sản phẩm của Thành là không tệ.

    Điểm cân bằng giữa cảm nhận thị giác và thính giác mà Sidney Lumet nói đến thì tôi mong đợi ở phim thứ ba, thứ tư Thành sẽ làm được điều đó.

    https://www.facebook.com/doquangtu/...X4fDBatE8n3j3htpiWgMrVHbXKcn3BaaVTAzcU7UQprkl
     
  6. Lông Trắng

    Lông Trắng Mayor of SimCity

    Tham gia ngày:
    18/2/20
    Bài viết:
    4,046
    Nữ chánh là em gái Lệ Tổ.
    Logic phim cứ là đàn ông auto sai. Nam chính từ bỏ gia đình, tài sản nghìn tỷ để yêu nữ chính, lỡ làm nữ 9 có bầu đã nhận trách nhiệm nuôi nữ 9, bỏ toàn bộ tài sản 1 tỷ đồng làm quán cafe theo ước mơ của nữ 9, cuối cùng vì anh hết tiền lỡ chửi nữ 9 một câu (và bị chửi lại n câu), nhưng mà tóm lại là anh sai rồi. Kết phim mọi người đều hạnh phúc trừ nam 9, con anh mất, tiền mất, thằng bạn anh hớt bồ anh, nữ 9 thì coi anh chỉ là sự bồng bột tuổi trẻ vì mẹ khắt khe, còn anh thì vẫn lẽo đẽo theo nữ 9 không được tha thứ. Uả cái kết gì vậy?
     
  7. ging1212

    ging1212 Trên thông thiên văn,dưới tường địa lý Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    12/8/06
    Bài viết:
    10,093
    Nơi ở:
    TTVX City
    Uấy bài này của phim truyền hình vác lên phim điện ảnh luôn à.

    Bảo sao thời nay nhiều em ảo tưởng :-<
     
  8. Kira_h2c

    Kira_h2c title khác. Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/7/08
    Bài viết:
    6,971
    Nơi ở:
    h2c1989
    Kịch bản gì mà vãi lờ thế?
     
  9. Netorare01

    Netorare01 Samus Aran the Bounty Hunter

    Tham gia ngày:
    30/3/21
    Bài viết:
    6,034
    Đệch cái kịch bản. Kiểu như vợ bầu đi kua trai rồi phải tìm cách dỗ vợ bầu à !logic

    Đến ạ thằng viết kịch bản :2cool_burn_joss_sti
     
    hatavn thích bài này.
  10. Lông Trắng

    Lông Trắng Mayor of SimCity

    Tham gia ngày:
    18/2/20
    Bài viết:
    4,046
    Tôi cũng không hiểu logic phim. Trailer thì giật tít câu “Con thà thất bại trong ước mơ của con còn hơn thành công trong ước mơ của mẹ.” Mở bài rất okie cho thấy gia đình áp bức ra làm sao.

    Có spoil nội dung phim:
    Đến khi nữ chính ra đi thực hiện ước mơ của mình, và đó là dính bầu, ăn bám bạn trai, không làm gì, tay trắng ra khỏi nhà được ngoại cho 30 tr thì thuê nhà 10tr/ tháng, ăn lẩu bò wagyu.

    Twist lớn nhất phim là khúc đầu ai cũng tưởng các phụ huynh sẽ sai, cuối cùng nói câu nào chuẩn câu đó. Ông bố nam 9 phán nữ 9 sẽ vô văn hoá y như mẹ và sau đó ẻm chửi tục y như bà bán bánh canh. Nữ 9 sống vô trách nhiệm, sảy thai về nhà rồi bà mẹ thương con bỏ tiền cho nó mở tiệm gốm đúng ước mơ, xong ẻm kết câu “Cứ sai đi vì cuộc đời cho phép”??? Tức là bọn trẻ cứ chơi bời tới bến để bố mẹ mủi lòng rồi chiều chúng nó à?
     
  11. tuan_hope 2

    tuan_hope 2 SPARTAN John-117

    Tham gia ngày:
    18/1/11
    Bài viết:
    11,003
    Con main nó còn hãm lờ hơn nhiều, đòi hỏi hưởng thụ vật chất ở nhà sang ăn bò xịn nhưng ko giúp gì cho thằng ny chỉ ăn bám thôi. Hùng hồn nói với bà mẹ "thà loser in my dream còn hơn winner in your dream" nhưng khi loser thật lại xách váy về nhà ăn bám mẹ tiếp.

    Phim này mà đổi thành "nhà ông Nam" rồi đảo giới tính dàn nhân vật chắc khán giả lại gào lên đàn ông gia trưởng toxic các thứ...

    nhân sinh quan của thằng Jared Lệ tổ này có vấn đề nặng, từ cái phim cua lại con lao động đường phố...
     
  12. Sonny_2802

    Sonny_2802 Chí.

    Tham gia ngày:
    6/9/21
    Bài viết:
    366
    Nơi ở:
    Làng Vũ Đại
    Đúng coi xong cuối phim cái kết hơi lấn cấn, tiếc cho nam chính đẹp trai, ga lăng, tốt tính thì lại bị vùi dập k thương tiếc
     
    aoden thích bài này.
  13. Lông Trắng

    Lông Trắng Mayor of SimCity

    Tham gia ngày:
    18/2/20
    Bài viết:
    4,046
    Tôi thấy tội nhất câu bà mẹ hỏi “Nếu mẹ không cấm thì con còn muốn có bầu với thằng đó không?”, xong em ý cười khinh bỉ.
    Cảm thấy cuộc đời nam 9, bao nhiêu đau khổ trải qua như trò đùa.
     
  14. Sonny_2802

    Sonny_2802 Chí.

    Tham gia ngày:
    6/9/21
    Bài viết:
    366
    Nơi ở:
    Làng Vũ Đại
    Thêm cái phi logic nữa là thằng lệ tổ giấu ở đâu 5 cây vàng hay thế nhỉ, rồi xong đi đâu chết đâu cũng méo biết, k biết còn tiền mà đi bụi k nữa.
     
    aoden thích bài này.
  15. Lông Trắng

    Lông Trắng Mayor of SimCity

    Tham gia ngày:
    18/2/20
    Bài viết:
    4,046
    Phi logic nữa là cả phim thấy mỗi Lệ Tổ quần quật làm phục vụ quán bánh canh trong khi hai đứa con gái bà Nữ bán kem trộn và phá. Cả phim cũng thấy anh bức xúc vì quần quật lao động mà không được trả công, bị chửi như chó. Thế mà cuối phim anh dù không được trả công vẫn có 5 cây vàng (chả lẽ anh ăn trộm?), và dị nữa là anh bỏ đi quán vẫn chạy như bt dù không có người làm? Em nữ 9 còn mở thêm cửa hàng gốm????
     
  16. sdfgh

    sdfgh Dân liều mạng Tàu ngầm GVN

    Tham gia ngày:
    14/8/03
    Bài viết:
    8,437
    Nơi ở:
    Ngày ngày ngắm biển
    Nghe các bác kể mà đến ạ với cái phim. Vậy mà doanh thu của nó trên trăm tỷ. Khó hiểu.:2cool_burn_joss_sti
     
    Netorare01 thích bài này.
  17. Nô

    Phantom, je t'aime pour toujours GVN CHAMPION ⚔️ Dragon Knight ⚔️ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    27/10/05
    Bài viết:
    14,587
    Nơi ở:
    Nhà Rael
    logic gì ẻ chảy quá vậy
     
  18. whatever1414

    whatever1414 One-winged Angel

    Tham gia ngày:
    4/1/20
    Bài viết:
    7,996
    Nơi ở:
    You Know Where To Find Me
    Vì phim nó gãi đúng tâm lý của bọn bỏ tiền ra đi xem chứ sao.
     
    aoden thích bài này.
  19. windy1992

    windy1992 Red, Pokémon champion Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    25/10/08
    Bài viết:
    7,279
    Mẹ đi xem về khen hay :v
     
  20. aoden

    aoden Red, Pokémon champion

    Tham gia ngày:
    15/12/18
    Bài viết:
    7,167
    Đọc review mấy bác thì thấy phim như cớt
     

Chia sẻ trang này