Vd cho dễ: sếp cũ - cũ của vợ, bà đó làm trưởng bộ phận mà gốc kế toán. Trước đó bả làm kế toán cho 1 cty dịch vụ kế toán, làm từ những ngày đầu & leo lên kế toán trưởng, xong cty đc lên sàn ck, chairman tri ân bả vì ko có bả là ổng ko thấy đc ngày này, 1 năm bả ko làm gì hết cũng ăn cổ tức 300tr, bả đứng giữa 2 lựa chọn: bán & giữ, bả giữ, vậy thôi. Làm công ăn lương cũng có dis có dat, cũng hên xui may rủi về bản chất khác đéo gì làm chủ đâu, rớt vô cty tào lao là thấy rủi rồi. Khác biệt duy nhất mà tui thấy là chuyện con ếch ấy, làm chủ chết nhanh như điện bước đi ko vững chắc là đùng cái chết đéo hiểu vì sao, làm công thì nhiều khi mình tưởng mình ổn chả sao đâu xong rớt vô cái kèo thúi nổi cộm trong cái topic này - già . Nói ngắn gọn là đầu tư cho bản thân là cách giảm thiểu rủi ro. Tui làm mảng vận hành cũng chỉ vì nó là cơ hội bằng vàng để nhìn thấy rủi ro đây - vấn đề là đi làm cứ leo lên 1 bước là càng thấy thêm rủi ro .
Thời buổi covid, nhân sự xịn xò còn chết đói nữa là mình, thôi tự nhủ lúc này vẫn còn có cơm ăn là được rồi
Má mới nghe con vợ xả stress hôm qua vụ này đây, dịch dẹt tiền thì ít nó ức chế ko muốn đẻ, mà nó vẫn muốn đẻ, thế là khóc lu loa lên... Tình cảnh nó khá hơn tui, mình thì kiểu ráng giữ tinh thần ổn định mà nó xòe ra hết mệt vl...
Vợ chồng đồng chí cầu toàn và tính toán xa quá đấy ... cứ đẻ đi thì sẽ biết nó không tốn kém như mình tưởng đâu.. Nhưng quỹ thời gian của bố mẹ chuyển sang cho nó thì nhiều đấy .
Đàn bà phụ nữ thì ít ai bình tĩnh với lý trí như đàn ông nên cũng chỉ có cách đó, chứ 2vc mà cùng xoè là cả nhà nát luôn
Cái đó do nó ấy chứ tui cũng bảo đã để dành tiền lo cho con đc trong 1-2 năm rồi thì còn gì mà phải lo nữa, nó sợ phát sinh thôi . Kiểu sợ mùa dịch này mà bầu bì ko đi khám bs đc lỡ có gì blah blah nữa, nói chung chắc lại tới tháng rồi... Chứ tui thì tính ra hơi cứng nhắc, cứ kế hoạch mà triển thôi ko đc thì tính lại chứ ko cưỡng cầu. Với cả nó toàn chơi với mấy đứa "đầu trên" ko nên ngó lên toàn thấy tốn tiền. Tốn như đám nhà giàu nuôi con thì VN này tàn lâu rồi... Uhm, qua giờ mình lảng đi tập trung làm việc & đốt thuốc cho bình tĩnh lại, chủ yếu để buông cho nó tự suy nghĩ ko sốt ruột mà can thiệp vào. Nó rớt vô vị trí nhàn ở cty siêu ổn định (ko sợ phá sản chỉ sợ gd chết - 6x tuổi rồi), chứ tui thì ngồi trên đống lửa từ đầu năm tới h, ko nói gì vì mình điều tiết mọi thứ thôi .
Tình hình chung cũng cố gắng, vợ ông may còn có cv ổn định chứ không như ông còn nặng nề nữa Tôi cũng vậy mà, trong tình hình kiểu này thì hành xử như ông là thích hợp nhất; vì cuống lên không giải quyết được gì cả
Nuôi con thì cho nó cái tốt nhất trong phạm vi mình có thể cho.. chứ mà cứ phải hóng đầu này.. hóng đầu nọ thì bao nhiêu cho đủ .. Như ta thì vừa nuôi con.. vừa trả góp căn hộ vẫn cứ tằng tằng.. cũng 1 phần vợ ta thì không care ở nhà nội nên h con cũng có sân chơi, thời buổi dịch bệnh ở nhà cũng có người trông.. mà căn hộ vẫn trả nỡ đều đều.. mọi thứ nó vẫn nằm trong kế hoạch cả
Thế mạnh nhất của tui trước nay vốn là bình chân như vại trước những chuyện kiểu này mà, xử lý rắc rối & những chuyện kiểu ad hoc riết nên tập thành tính tỉnh táo ăn vô ng` rồi, với cả bà già tui tánh cũng y vậy. Hồi ngoại tui sắp mất, cả họ hàng bâu tới bv xong từng ng` thay nhau vô thăm khóc sướt mướt, tui đứng ngoài phụ bà già việc chuẩn bị tới lúc về làm tang lễ thôi, ko đc vô thăm lần cuối, nhưng tui cũng ko mảy may gì cả, lo xong việc thì buồn buồn ít tháng rồi xong thôi. Uhm cái này tui nói mãi nó cũng ko nghe nên thôi , miễn kế hoạch chung ko bị ảnh hưởng thì lâu lâu nó tới tháng quấy chút cũng ko sao.
Ngoài cách đối mặt riết quen thì có phương pháp gì khác không huynh? Tính em hay kiểu gặp chuyện khó khăn chút là não nó rối tung, không suy nghĩ sáng suốt để tuè từ xử lý, cứ bị cuốn vào vòng xoáy suy nghĩ về cái chuyện đó mãi, không làm việc khác được, mặc dù biết ngồi đần đó nghĩ về nó thì cũng k thay đổi được. Lúc chuyện qua đi, có tự xem lại, tự nhắc mình thế này thế kia, nhưng đụng chuyện cũng lại y hệt.
Thói quen của tôi là, gặp chuyện vui hay chuyện buồn thì cứ tập trung vào logic của vấn đề, không cuống lên, tập trung vào cách giải quyết vấn đề, chứ không phải tìm cách tập trung vào bản chất của vấn đề. Bị té xe, tìm cách kêu cứu hoặc sơ cứu, gọi bạn bè, ví dụ vậy. Hồi mẹ tôi bị té gãy xương háng, nghĩ thôi đã...., mà lúc đó cũng chỉ cố gắng về nhà trông nhà để bố lên chăm rồi chờ mổ.
tâm sự tí, mình mất việc đầu tháng, từ đó đến giờ gửi gần 130 cái hồ sơn xin việc rồi nhưng chỉ có 2 chỗ gọi mà đều ở thành phố khác. Mình đang phân vân là kiếm việc khác hay là kiếm nhà ở chỗ làm mới.
Lần đầu tui đối mặt với biến cố là công việc, từ 2013, nên nói ko phải do quen thì cũng ko hẳn. Nhưng tóm lại thì chưa bao h phải cấp cứu nên cũng ko thể đưa lời khuyên chung, nhưng trong tất cả những chuyện khác - kể cả cháy nhà, thì: dành 2-5 phút để panic 1 mình. Đừng nghĩ mọi thứ gấp, ngoài chuyện sinh tử, trên đời đéo có gì là gấp hết. Tui luôn dành nhiu đó tg tránh đi, thường là sẵn đốt luôn điếu thuốc định thần. Riết quen thì tg này sẽ ngắn dài tùy độ stress. Định thần rồi thì chia nhỏ thành các bước: h cần làm gì nắm từng ngón tay mà nhẩm, xong thì triển. Tuyệt đối ko "nghĩ lại" mà là "nghĩ tiếp", kiểu bước này fail ok bước kế - như hồi đó căn kế nhà tui cháy, ng ta tạt xô từ trên xuống đéo ăn thua, ok tui bỏ xuống nhà qua bước kế gom đồ dễ cháy ở nhà đó - nghĩa là sớm muộn cũng lan xuống, mình có tạt chung thì cũng chỉ chậm đi chứ nó ko dừng lan -> đi hốt cho nhanh lên. Xong hết việc rồi giải quyết hậu quả nếu có xong rồi thôi, ko nhìn lại nhớ gì lại hết ngoài những cái chốt xong hết.
H mà out ra thì nghĩ cho kĩ. Dịch ở vn đang chuyển biến xấu, ko kiểm soát 100% được nữa phải nới ra để cho lây, vừa chữa vừa phát triển kinh tế chuyển sang giai đoạn cầm cự. Có nghĩa là cơ hội việc làm cứ ít dần đi, bọn trẻ còn bán mạng được chứ tầm tuổi ae thì khó khăn lắm. Đợi sang năm hoặc thậm chí năm nữa khi mình tự sản xuất được vắc xin mới khá hơn, lúc đó nghĩ lại chưa muộn.
Ông nào có vợ có gia đình thì nên bám trụ, cái này chả muốn nói nhưng $$ hiện tại là số 1, còn ông nào đang 1 mình như mình thì không quá sợ hãi. Chờ qua thời tính tiếp.