[Viet+]Mấy thằng vô thần sẽ mắc dại hơn tín đồ tôn giáo

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi ghostsos, 12/8/17.

  1. aragon0510

    aragon0510 SPARTAN John-117

    Tham gia ngày:
    27/1/06
    Bài viết:
    11,322
    Nơi ở:
    Kuopio, Finland,
    ta thấy cái này đẹp mà, nhìn mờ ảo
     
  2. namnh01283

    namnh01283 Samus Aran the Bounty Hunter ♞ Blade Knight ♞ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    17/11/08
    Bài viết:
    6,061
    In Nút tỳ we trust :4cool_beauty:
     
  3. HuyBerserker

    HuyBerserker Liệt Dương Tử Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    30/9/09
    Bài viết:
    8,115
    Nơi ở:
    10th Dimension
    Chủ nghĩa vô thần
    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

    [​IMG]
    Một phần trong loạt bài về
    [​IMG]
    • Khái niệm
    • Lịch sử
    [hiện]
    Phân loại[hiện]
    Luận cứ[hiện]
    Nhân vật[hiện]
    Liên quan[hiện]
    Chủ nghĩa vô thần (hay thuyết vô thần, vô thần luận), theo nghĩa rộng nhất, là sự thiếu vắng niềm tin vào sự tồn tại của thần linh.[1][2][3][4] Theo nghĩa hẹp hơn, chủ nghĩa vô thần là sự bác bỏ niềm tin rằng thần linh tồn tại.[5][6] Theo nghĩa hẹp hơn nữa, một cách cụ thể thì chủ nghĩa vô thần là quan điểm cho rằng không hề có thần linh.[1][2][7] Chủ nghĩa vô thần đối lập với chủ nghĩa hữu thần,[8][9] theo dạng chung nhất, là niềm tin rằng có ít nhất một vị thần tồn tại.[9][10][11]

    Nhiều người tự nhận là vô thần có thái độ hoài nghi với những gì siêu nhiên, với lý do là không có bằng chứng thực nghiệm về sự tồn tại của thần linh. Những người khác lập luận ủng hộ chủ nghĩa vô thần trên cơ sở triết học, xã hội và lịch sử. Tuy trong số những người tự nhận là vô thần có nhiều người thiên về các học thuyết triết học thế tục như chủ nghĩa nhân văn[12]chủ nghĩa tự nhiên[13], không có một hệ tư tưởng hay một bộ hành vi nào mà tất cả những người vô thần cùng chia sẻ[14]; và một số tôn giáo, chẳng hạn Kì-na giáoPhật giáo, không đòi hỏi đức tin vào một vị thần có vị cách.

    Trong các ngôn ngữ của châu Âu, thuật ngữ "vô thần" xuất phát từ cách gọi tên hàm ý bôi xấu (tiếng Hy Lạp: ἀθεότης atheotēs) dành cho những người hoặc những tín ngưỡng xung khắc với quốc giáo.[15] Với sự lan rộng của tư tưởng tự do, chủ nghĩa hoài nghisự phê phán tôn giáo, thuật ngữ này đã bắt đầu có được ngữ nghĩa cụ thể hơn và ngày càng được sử dụng như sự tự xác nhận của những người vô thần.



    Mục lục


    Các định nghĩa khác nhau[sửa | sửa mã nguồn]
    Các tác giả không thống nhất được cách tốt nhất để định nghĩa và giải thích về khái niệm "vô thần",[16] họ bất đồng về việc khái niệm này áp dụng cho các thực thể siêu nhiên nào, tự nó là một khẳng định hay chỉ là sự không tồn tại của một khẳng định, và nó có đòi hỏi một sự phủ nhận tường minh và có ý thức hay không. Người ta đã đưa ra nhiều phạm trù để cố gắng phân biệt các hình thức khác nhau của chủ nghĩa vô thần.

    Phạm vi[sửa | sửa mã nguồn]
    Một số tranh cãi và mù mờ ngữ nghĩa xung quanh việc định nghĩa "chủ nghĩa vô thần" phát sinh từ khó khăn trong việc đạt đến sự đồng thuận đối với định nghĩa của các từ như "thần" hay "chúa" (deitygod). Tính nhiều chiều của các khái niệm rất khác nhau về chúa và thần dẫn đến các ý niệm khác nhau về tầm áp dụng của chủ nghĩa vô thần. Ví dụ trong các ngữ cảnh mà "thuyết hữu thần" được định nghĩa là đức tin vào một vị chúa cá thể duy nhất, những người tin rằng có nhiều vị thần có thể được xem là những người vô thần, trong đó có những người theo thuyết thần giáo tự nhiên (deism) và thậm chí cả những người theo thuyết đa thần (polytheism). Trong thế kỉ 20, quan niệm này đã mất dần sự ủng hộ do thuyết hữu thần đã được hiểu là hàm chứa đức tin vào bất cứ cái gì có tính chất thần thánh.[17]

    Về các dạng hiện tượng bị phủ nhận, chủ nghĩa vô thần có thể chống lại bất cứ thứ gì từ sự tồn tại của một vị chúa trời tới sự tồn tại của bất cứ khái niệm tâm linh, siêu nhiên, hay siêu việt nào, chẳng hạn như các khái niệm của Ấn Độ giáoPhật giáo.[18]

    Hàm ý và tường minh[sửa | sửa mã nguồn]
    [​IMG]
    Sơ đồ minh họa quan hệ giữa các định nghĩa vô thần yếu/mạnh và hàm ý/tường minh.
    • Một người vô thần hàm ý chưa từng biết hay nghĩ đến đức tin vào thần thánh. Tình trạng này hàm ý rằng người này không có đức tin vào thần thánh.
    • Một người vô thần tường minh ngược lại đã có khái niệm về đức tin thánh thần. Có thể họ tuy nhận biết nhưng không có đức tin vào thần thánh, hay nghi ngờ sự tồn tại của thần thánh ("vô thần yếu"), hoặc họ chủ động khẳng định rằng thần thánh không tồn tại ("vô thần mạnh").
    Các định nghĩa về chủ nghĩa vô thần còn đa dạng trong mức độ quan tâm về các ý niệm về thần thánh mà một người cần có để có thể được coi là một người vô thần. Như đã nói trong phần mở đầu, chủ nghĩa vô thần còn được định nghĩa là đồng nghĩa với bất cứ hình thức nào của chủ nghĩa phi thần (non-theism), theo đó người không có đức tin vào một vị thần nào cũng được coi là một người vô thần. Người ta đã thống nhất rằng định nghĩa rộng này bao trùm cả trẻ sơ sinh và những người chưa từng được nghe nói về các ý niệm về thần thánh. Từ năm 1772, Nam tước d'Holbach đã nói rằng "Tất cả trẻ em được sinh ra là người vô thần; chúng không biết gì về Chúa"[19] Tương tự, George H. Smith (1979) đã cho rằng: "Người không biết về thuyết hữu thần là một người vô thần vì anh ta không tin vào một vị chúa nào. Phạm trù này cũng bao gồm một đứa trẻ đủ năng lực trừu tượng để hiểu các vấn đề liên quan nhưng lại chưa biết về các vấn đề đó. Thực tế rằng đứa trẻ không tin vào chúa đủ để coi nó là một người vô thần".[20] Smith lập nên thuật ngữ "chủ nghĩa vô thần hàm ý" (implicit atheism) để chỉ việc "không có đức tin mà không cố ý phủ nhận đức tin" và "chủ nghĩa vô thần tường minh" để chỉ định nghĩa thông thường về sự không tin một cách có ý thức.

    Trong nền văn hóa phương Tây, quan niệm rằng trẻ em được sinh ra vô thần mới xuất hiện tương đối gần đây. Trước thế kỷ 18 tại phương Tây, sự tồn tại của Chúa Trời được chấp nhận phổ biến đến mức thậm chí người ta nghi ngờ về khả năng tồn tại chủ nghĩa vô thần thực sự. Điều này được gọi là "thuyết bẩm sinh hữu thần" (theistic innatism) - quan niệm rằng tất cả mọi người tin vào Chúa ngay từ khi lọt lòng mẹ; quan niệm này hàm ý rằng những người vô thần đơn giản là không muốn thừa nhận.[21] Có một lập trường khẳng định rằng những người vô thần sẽ nhanh chóng tin vào Chúa trong những thời điểm khủng hoảng, rằng họ vẫn xưng tội trước khi chết, hoặc rằng "không có người vô thần trong hố cá nhân" (There are no atheists in foxholes - hàm ý rằng nhiều người tự nhận là vô thần thực ra thật sự tin vào Chúa Trời, và rằng trong những thời điểm cực kỳ căng thẳng hay sợ hãi, đức tin đó sẽ nổi lên và làm lu mờ xu hướng vô thần kém thực chất hơn).[22] Một số người đề xướng quan niệm này cho rằng lợi ích về nhân học của tôn giáo là ở chỗ đức tin tôn giáo giúp con người chịu được gian khổ tốt hơn. Một số người vô thần nhấn mạnh thực tế rằng đã có các ví dụ ngược lại với quan niệm trên, trong số đó là các ví dụ về "người vô thần trong hố cá nhân".[23]

    So sánh giữa vô thần mạnh và vô thần yếu[sửa | sửa mã nguồn]
    Các nhà triết học như Antony Flew,[24] Michael Martin[17]William L. Rowe[7] đã phân biệt giữa chủ nghĩa vô thần mạnh (tích cực) với chủ nghĩa vô thần yếu (tiêu cực). Chủ nghĩa vô thần mạnh là sự khẳng định tường minh rằng thần thánh không tồn tại. Còn chủ nghĩa vô thần yếu bao hàm tất cả các hình thức khác của thuyết phi thần (non-theism). Theo cách phân loại này, bất cứ ai không theo thuyết hữu thần thì chắc chắn phải là một người theo vô thần mạnh hoặc vô thần yếu[25]. Các thuật ngữ "yếu" và "mạnh" xuất hiện tương đối gần đây; tuy nhiên, các thuật ngữ vô thần "tiêu cực" và "tích cực" đã được sử dụng trong các tài liệu triết học[24] và (với một nghĩa hơi khác) trong các biện giải Công giáo.[26]Theo cách định nghĩa này về chủ nghĩa vô thần, hầu hết những người theo thuyết bất khả tri được xem là những người vô thần yếu.

    Trong khi những người như Martin khẳng định rằng thuyết bất khả tri dẫn tới chủ nghĩa vô thần yếu, đa số những người theo thuyết bất khả tri lại cho rằng quan niệm của mình tách biệt hẳn với chủ nghĩa vô thần[27][28]—thuyết mà họ có thể xem là thiếu cơ sở và ít thuyết phục chẳng kém thuyết hữu thần.[27] Việc không thể đạt được các tri thức chứng minh hay phủ nhận sự tồn tại của thần thánh (quan niệm của thuyết bất khả tri) đôi khi được xem là một ngụ ý rằng chủ nghĩa vô thần cũng đòi hỏi một niềm tin thiếu căn cứ (leap of faith).[29][30] Các phản ứng thường gặp của những người vô thần đối với lập luận trên gồm có lập luận rằng các khẳng định "tôn giáo" chưa được chứng minh xứng đáng bị nghi ngờ không kém gì tất cả các khẳng định chưa được chứng minh khác[31] và rằng việc không thể chứng minh được sự tồn tại của một vị chúa trời không dẫn đến xác suất ngang bằng cho khả năng vị chúa đó tồn tai.[32] Nhà triết học người Scotland J. J. C. Smart thậm chí còn lập luận rằng "đôi khi một người thực sự vô thần có thể tự miêu tả mình, thậm chí miêu tả rất nhiệt tình, là một người theo thuyết bất khả tri, vì chủ nghĩa hoài nghi triết học bị tổng quát hóa quá mức đã ngăn cản chúng ta khẳng định bất cứ điều gì mình biết, có lẽ chỉ ngoại trừ các chân lý toán học và logic."[33] Tiếp đó, một số tác giả vô thần nổi tiếng như Richard Dawkins thiên về hướng phân biệt các quan điểm hữu thần, bất khả tri, vô thần bằng xác suất mà quan điểm đó gán cho khẳng định "Ảo tưởng về Chúa trời".[34]

    Cơ sở lý luận[sửa | sửa mã nguồn]
    Cách phân loại khái quát nhất về cơ sở lý luận vô thần là phân biệt giữa vô thần thực tiễn và vô thần lý thuyết. Mỗi hình thức khác nhau của vô thần lý thuyết xuất phát từ một cơ sở lý luận hay luận cứ triết học cụ thể nào đó. Ngược lại, vô thần thực tiễn không đòi hỏi một luận cứ cụ thể và có thể bao gồm sự không quan tâm và không biết về ý niệm thần thánh hay chúa trời.

    Vô thần thực tiễn[sửa | sửa mã nguồn]
    Trong chủ nghĩa vô thần "thực tiễn" hay "thực dụng", các cá nhân sống như thể không có thần thánh và họ giải thích các hiện tượng tự nhiên mà không dùng đến những khái niệm có tính chất thần thánh. Sự tồn tại của thần thánh không bị phủ nhận, nhưng có thể được xem là không cần thiết hoặc vô ích; thần thánh không mang lại mục đích sống, cũng không gây ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày.[35] Một hình thức vô thần thực tiễn khác với các hàm ý về cộng đồng khoa họcchủ nghĩa tự nhiên phương pháp luận (methodological naturalism)—sự "chấp nhận ngầm hay giả thiết về chủ nghĩa tự nhiên triết học trong phương pháp khoa học, không quan trọng việc có chấp nhận hay tin tưởng nó hay không".[36]

    Chủ nghĩa vô thần thực tiễn có nhiều hình thức khác nhau:

    • Thiếu động cơ tôn giáo - đức tin vào chúa trời hay thần thánh không tạo động cơ cho hành động đạo đức, hành động tôn giáo, hay bất cứ dạng hành động nào khác;
    • Chủ động loại bỏ các vấn đề về chúa trời hay thần thánh và tôn giáo ra khỏi hoạt động tìm kiếm tri thức hay các hoạt động thực tiễn.
    • Không quan tâm đến các vấn đề về chúa trời hay thần thánh và tôn giáo; hoặc
    • Không biết - không có bất cứ ý niệm nào về chúa trời. hay thần thánh[37]
    Vô thần lý thuyết[sửa | sửa mã nguồn]
    Xem thêm: Sự tồn tại của Chúa Trời, Nguồn gốc tôn giáo, và Tâm lý học tiến hóa về tôn giáo
    Về khía cạnh lý thuyết, hoặc tu hành, chủ nghĩa vô thần thừa nhận một cách tường minh các luận cứ chống lại sự tồn tại của thánh thần, phản ứng lại các luận cứ hữu thần như luận cứ mục đích hoặc thuyết đánh cược của Pascal (Pascal's Wager). Các lập luận lý thuyết cho việc phủ nhận thần thánh dựa trên các dạng thức tâm lý học, xã hội học, siêu hình học và nhận thức luận đa dạng.

    Các luận cứ nhận thức luận[sửa | sửa mã nguồn]
    Xem thêm: Chủ nghĩa vô thần bất khả triChủ nghĩa bất khả nhận tri thần học
    Chủ nghĩa vô thần nhận thức luận lý luận rằng con người ta không thể nhận biết về Chúa Trời hay xác định sự tồn tại của Chúa Trời. Nền tảng của chủ nghĩa vô thần nhận thức luận là thuyết bất khả tri - một học thuyết có nhiều dạng thức đa dạng. Trong triết học về tính nội tại, thần thánh là một phần không thể tách biệt của chính thế giới, trong đó có tâm thức của con người, và ý thức của mỗi người bị khóa chặt trong chủ thể. Theo dạng thức bất khả tri này, hạn chế về góc nhìn đó ngăn cản mọi suy diễn khách quan từ đức tin vào một vị thần tới các khẳng định về sự tồn tại của vị thần đó. Thuyết bất khả tri duy lý của KantThời kỳ Khai sáng chỉ chấp nhận các tri thức thu được từ việc suy luận hợp lý của con người; dạng vô thần này khẳng định rằng về nguyên tắc ta không thể nhận thức được thần thánh, và do đó ta không thể biết thần thánh có tồn tại hay không. Dựa trên các quan niệm của David Hume, chủ nghĩa hoài nghi khẳng định rằng sự xác tín về thứ gì cũng là bất khả thi, do đó người ta không bao giờ có thể nhận biết được sự tồn tại của Chúa Trời.[38] Việc gán thuyết bất khả tri cho chủ nghĩa vô thần là điều còn đang bị tranh cãi; thuyết này còn có thể được xem là một thế giới quan cơ bản và độc lập.[35]

    Các dạng thức lập luận vô thần khác mà có thể xếp vào loại nhận thức luận, trong đó có chủ nghĩa chứng thực logicchủ nghĩa bất khả tri lãnh đạm (ignosticism), khẳng định rằng các thuật ngữ cơ bản như "Chúa Trời" và các phát biểu như "Chúa Trời là đấng toàn năng" vô nghĩa hay không thể hiểu được. Chủ nghĩa bất khả nhận tri thần học (theological noncognitivism) cho rằng câu "Chúa Trời tồn tại" không biểu đạt một mệnh đề, trái lại, nó vô nghĩa về mặt nhận thức. Người ta đã tranh luận xung quanh việc các trường hợp như trên có thể xếp vào dạng nào của chủ nghĩa vô thần hay thuyết bất khả tri hay không. Các nhà triết học A. J. AyerTheodore M. Drange không đồng ý xếp vào thể loại nào vì cả hai loại này đều chấp nhận "Chúa Trời tồn tại" là một mệnh đề; thay vào đó, họ đặt chủ nghĩa bất khả nhận tri (noncognitivism) vào một thể loại riêng.[39][40]

    Các luận cứ siêu hình[sửa | sửa mã nguồn]
    Xem thêm: Thuyết nhất nguyênThuyết thực hữu
    Chủ nghĩa vô thần siêu hình dựa trên thuyết nhất nguyên siêu hình—quan niệm rằng thực tại là đồng nhất và không thể phân chia. Những người vô thần siêu hình tuyệt đối đồng ý với một hình thức nào đó của thuyết thực hữu, do đó họ phủ nhận thẳng sự tồn tại của những gì phi vật lý. Những người vô thần tương đối giữ một thái độ phủ nhận ngầm đối với khái niệm về Chúa, dựa trên sự phi lý giữa các triết thuyết của họ và các thuộc tính thường được cho là của Chúa Trời, chẳng hạn như tính siêu việt, một khía cạnh cá thể, hoặc thể thống nhất. Các ví dụ về chủ nghĩa vô thần siêu hình tương đối bao gồm thuyết phiếm thần, thuyết thần tồn tại nơi vạn vật (panentheism) và thuyết thần giáo tự nhiên.[41]

    Các luận cứ kinh tế học, xã hội học, tâm lý học[sửa | sửa mã nguồn]
    [​IMG]
    Epicurus được coi là người đầu tiên phát triển vấn đề về cái ác. David Hume, trong Đối thoại về Tôn giáo Tự nhiên (1779) đã trích lời Epicurus khi phát biểu luận cứ đó trong hình thức một chuỗi câu hỏi:[42] "Chúa muốn ngăn chặn cái ác nhưng không thể? nếu thế thì ngài bất lực... Chúa vừa muốn ngăn chặn vừa có thể làm điều này? vậy thì tại sao các ác vẫn tồn tại?"
    Xem thêm: Tâm lý học tôn giáoThần kinh học tâm linh
    Các nhà triết học như Ludwig Feuerbach[43]Sigmund Freud lập luận rằng Chúa Trời và các đức tin tôn giáo khác là các phát minh của con người, được tạo ra để thỏa mãn các nhu cầu hay ý muốn đa dạng về tâm lý hoặc tình cảm. Đây cũng là quan điểm của nhiều Phật tử.[44] Chịu ảnh hưởng từ các tác phẩm của Feuerbach, Karl MarxFriedrich Engels, lập luận rằng đức tin vào Chúa Trời và tôn giáo là các công cụ xã hội mà những người có quyền lực sử dụng để áp bức giai cấp lao động. Theo Mikhail Bakunin, "ý niệm về Chúa hàm ý sự từ bỏ lý tính và công lý của con người; nó là sự phủ nhận kiên quyết nhất đối với quyền tự do của con người, và nó dẫn đến kết quả tất yếu là sự nô lệ của loài người về lý thuyết cũng như thực tế". Đảo ngược câu cách ngôn nổi tiếng của Voltaire "Nếu không có Chúa thì cần phải phát minh ra Chúa", Bakunin nói "Nếu quả là có Chúa thì cần phải bãi bỏ ông ta".[45]

    Các luận cứ logic và hiện sinh[sửa | sửa mã nguồn]
    Xem thêm: Sự tồn tại của Chúa TrờiVấn đề sự dữ
    Chủ nghĩa vô thần logic khẳng định rằng nhiều ý niệm về thần linh, chẳng hạn như Thiên Chúa cá thể của Ki-tô giáo, được gán cho các phẩm chất mâu thuẫn lẫn nhau về logic. Những người vô thần này đưa ra các lập luận bằng suy diễn logic phản bác sự tồn tại của Chúa. Các lập luận này khẳng định sự không tương thích giữa những nét nhất định, chẳng hạn như sự hoàn hảo, vị thế đấng tạo hóa, tính bất biến, sự toàn tri toàn thức, sự hiện diện ở mọi nơi (omnipresence), toàn năng, vô cùng nhân từ (omnibenevolence), siêu việt, tính người (một thực thể kiểu như người), phi vật chất, công bằng và lòng khoan dung.[46]

    Các nhà vô thần theo trường phái thần luận thuyết (theodicy) tin rằng không thể dung hòa thế giới như họ trải nghiệm với các đức tính mà các nhà thần học thường gán cho Chúa Trời và các vị thần. Họ lập luận rằng không thể tồn tại một vị Chúa vừa toàn tri vừa toàn năng và vừa vô cùng nhân từ, đạo đức bởi nếu có vị Chúa như thế thì tại sao thế giới này vẫn có cái ác, cái xấu, khổ đau ? [47] Tất-đạt-đa Cồ-đàm(Thích Ca Mâu Ni), người sáng lập ra Phật giáo, cũng đưa ra những lập luận phản bác sự tồn tại của một đấng toàn năng, sáng tạo thế giới từ hàng nghìn năm trước.[48]

    Các luận cứ theo thuyết loài người là trung tâm[sửa | sửa mã nguồn]
    Xem thêm: Nhân loại học triết họcChủ nghĩa nhân văn
     
  4. HuyBerserker

    HuyBerserker Liệt Dương Tử Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    30/9/09
    Bài viết:
    8,115
    Nơi ở:
    10th Dimension
    Trường phái vô thần mang tính xây dựng hay theo thuyết giá trị (axiology) phủ nhận sự tồn tại của thần thánh để nghiêng về một "sự tuyệt đối cao hơn", chẳng hạn như nhân loại. Hình thức vô thần này coi nhân loại như là nguồn gốc tuyệt đối của luân lý và các giá trị, và cho phép các cá nhân giải quyết các vấn đề đạo đức mà không cần viện đến Chúa. Marx, Nietzsche, Freud và Sartre đều sử dụng luận cứ này để truyền đạt các thông điệp về tự do, phát triển đầy đủ (full-development), và niềm hạnh phúc không bị kìm giữ.[35]

    Một trong những phê phán phổ biến nhất đối với chủ nghĩa vô thần lại có hướng ngược lại—rằng việc phủ nhận sự tồn tại của một vị Chúa công bằng dẫn tới chủ nghĩa tương đối về đạo đức (moral relativism), để con người ta ở tình trạng không có nền tảng về đạo đức hay luân lý,[49] hoặc làm cho cuộc sống trở nên vô nghĩa và đau khổ.[50] Blaise Pascal đưa ra quan điểm này năm 1669.[51]

    Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

    Bài chi tiết: Lịch sử chủ nghĩa vô thần
    Thời cổ đại[sửa | sửa mã nguồn]
    Tuy thuật ngữ "vô thần" mới xuất hiện ở châu Âu từ thế kỷ 16 tại Pháp,[52][53] các quan niệm mà ngày nay được ghi nhận là vô thần đã được ghi lại từ thời cổ đại.

    Tôn giáo cổ Ấn Độ[sửa | sửa mã nguồn]

    Bài chi tiết: Chủ nghĩa vô thần trong Ấn Độ giáo
    Người ta đã tìm thấy các trường phái vô thần trong Ấn Độ giáo—một tôn giáo có xu hướng hữu thần rất mạnh.[54] Trường phái triết học Cārvāka có tính chất triệt để duy vật và phản thần đã bắt nguồn từ Ấn Độ vào khoảng thế kỷ thứ 6 trước Công Nguyên. Đây có lẽ là trường phái triết học vô thần rõ rệt nhất của Ấn Độ. Nhánh triết học Ấn Độ này được coi là một hệ thống không chính thống (heterodox) và không được xem là một phần của 6 trường phái chính thống của Ấn Độ giáo.[55][56] Chatterjee và Datta giải thích rằng hiểu biết của các nhà nghiên cứu về triết học Cārvāka phân mảnh, chỉ dựa chủ yếu trên các phê phán của các trường phái khác, và không phải một truyền thống còn phát triển:


    Tuy chủ nghĩa duy vật ở hình thức này hay hình thức khác đã luôn hiện diện ở Ấn Độ, được nhắc đến đôi chỗ trong kinh Vệ Đà, kinh sách Phật giáo, các bộ sử thi, cũng như trong các tác phẩm triết học ra đời muộn hơn, chúng ta không tìm thấy một tài liệu có hệ thống nào về chủ nghĩa duy vật, hay một trường phái có tổ chức nào tương tự như kiểu các trường phái triết học. Nhưng hầu như tất cả các tác phẩm của các trường phái khác đều nói đến các quan điểm duy vật khi phủ nhận chúng. Kiến thức của chúng ta về chủ nghĩa duy vật Ấn Độ chỉ dựa chủ yếu vào những điều này.[57]



    Các trường phái triết học Ấn Độ khác được coi là vô thần bao gồm Samkhya cổ điểnPurva Mimamsa. Sự phủ nhận một đấng tạo hóa cá thể cũng được thấy trong Kì na giáo và Phật giáo ở Ấn Độ.[58]

    Phật giáo là tôn giáo không có khái niệm về một đấng tác tạo hay thần có vị cách, Phật cũng không tự nhận mình là thần thánh. Vũ trụ quan Phật giáo có nhiều vị thần, nhưng trái với quan niệm thường gặp ở các tôn giáo khác về tính bất biến và vĩnh cửu của thần thánh, các vị này cũng trải qua quá trình sinh tử như con người. Ngoài ra, trong nhiều nền văn hóa, Phật giáo cùng tồn tại một cách hòa hợp với các quan niệm thần thánh bản địa. Nhưng về bản chất, việc có tồn tại các vị thần thánh hay thượng đế hay không không phải là mối quan tâm của Phật giáo.

    Thời cổ điển ở phương Tây[sửa | sửa mã nguồn]
    Chủ nghĩa vô thần phương Tây có gốc rễ từ triết học Hy Lạp tiền Socrates, nhưng không nổi lên như là một thế giới quan rõ rệt cho đến cuối thời kỳ Khai sáng.[59] Diagoras xứ Melos, triết gia Hy Lạp thế kỷ 5 trước Công Nguyên, được xem là "người vô thần đầu tiên",[60], chỉ trích mạnh mẽ tôn giáo và chủ nghĩa huyền bí. Critias coi tôn giáo là một phát minh của con người nhằm dọa cho dân chúng sợ hãi mà phải tuân theo các quy tắc đạo đức.[61] Những người theo thuyết nguyên tử như Democritus cố gắng giải thích thế giới theo một cách thuần túy duy vật, hoàn toàn không viện đến cái gì tâm linh hay huyền bí.[62] ProdicusProtagoras nằm trong số các triết gia tiền Socrates khác cũng có quan điểm vô thần.[63] Vào thế kỷ 3 trước Công Nguyên, các triết gia Hy Lạp Theodorus[64]Strato xứ Lampsacus[65] cũng không tin là có các vị thần.

    [​IMG]
    Socrates bị Meletus kết tội không tin vào thần thánh. Họa phẩm của Jacques-Louis David, Metropolitan Museum of Art.


    Socrates (khoảng 471–399 TCN) đã bị buộc tội báng bổ thần thánh (xem song đề Euthyphro) vì ông đã khơi gợi ra việc chất vấn về các vị thần chính thống. Tuy Socrates phản đối cáo buộc rằng ông là một "người hoàn toàn vô thần"[66] vì ông không thể là người vô thần khi ông tin vào các linh hồn, cuối cùng ông vẫn bị kết án tử hình.[67]

    Euhemerus (khoảng 330–260 TCN) công bố quan điểm của mình rằng thần thánh chỉ là các nhà lãnh đạo, tướng lĩnh và vị tiền bối trong quá khứ đã được phong thần, và rằng việc tôn sùng những người này và các tôn giáo về bản chất là sự tiếp nối của các vương quốc đã biến mất và các cấu trúc chính trị thời kỳ trước.[68] Tuy không triệt để là một người vô thần, về sau Euhemerus đã bị chỉ trích là đã "phát tán chủ nghĩa vô thần ra khắp thế giới bằng cách xóa tan các vị thần thánh".[69]

    Nhà duy vật theo thuyết nguyên tử Epicurus (khoảng 341–270 TCN) phản bác nhiều thuyết tôn giáo, trong đó có sự tồn tại sau khi chết (lai thế) hoặc một vị thần tiên; ông coi linh hồn là cái thuần túy vật chất và không bất tử. Trong khi thuyết Epicurus (chủ nghĩa hưởng lạc) không phủ nhận sự tồn tại của các vị thần, nhưng ông tin rằng nếu có thần thánh thì họ không quan tâm đến loài người.[70]

    Nhà thơ La Mã Lucretius (khoảng 99–55 TCN) cũng đồng ý rằng nếu có thần thánh thì họ không quan tâm đến loài người và không thể tác động lên thế giới tự nhiên. Vì lý do này, ông tin rằng loài người không nên sợ hãi những gì siêu nhiên. Ông giảng giải cặn kẽ về các quan niệm của ông theo trường phái Epicurus về vũ trụ, nguyên tử, linh hồn, sự không bất tử và tôn giáo trong tác phẩm De rerum natura (Về bản chất của sự vật),[71] tác phẩm này đã phổ biến triết học Epicurus ở La Mã.[72]

    Nhà triết học La Mã Sextus Empiricus cho rằng người ta nên ngừng phán xét về gần như tất cả các đức tin—một hình thức của chủ nghĩa hoài nghi được gọi là chủ nghĩa hoài nghi Pyrrho (Pyrrhonism), rằng không có gì ác một cách cố hữu, và rằng người ta có thể đạt được ataraxia (sự bình yên trong tâm thức) bằng cách ngừng chỉ trích phán xét. Nhiều tác phẩm của ông vẫn còn được lưu lại đã có một ảnh hưởng lâu dài đến các nhà triết học sau này[73].

    Ý nghĩa của "vô thần" thay đổi theo tiến trình của thời cổ điển. Những tín đồ Ki-tô giáo thời kỳ đầu đã bị những người không theo Ki-tô giáo coi là vô thần vì họ không tin vào các vị thần của các tín ngưỡng đa thần.[74] Thời Đế chế La Mã, những người Ki-tô giáo bị hành quyết vì họ phủ nhận các vị thần La Mã nói chung và tục thờ phụng hoàng đế nói riêng. Khi Ki-tô giáo trở thành quốc giáo của La Mã năm 381 dưới thời Theodosius I, dị giáo Ki-tô giáo bắt đầu trở thành một tội đáng bị trừng phạt.[75]

    Thời Trung cổ và thời Phục Hưng[sửa | sửa mã nguồn]
    Các quan điểm vô thần hiếm khi được ủng hộ ở châu Âu trong thời Trung cổ (xem Tòa án dị giáo). Thay vào đó, siêu hình học, tôn giáo và thần học là những mối quan tâm chủ yếu.[76] Tuy nhiên, trong thời kỳ này có những phong trào đã đẩy mạnh các khái niệm không chính thống về Thiên Chúa Ki-tô giáo, trong đó có những quan niệm khác nhau về thiên nhiên, sự siêu việt và khả năng tri thức của Thiên Chúa. Các cá nhân và các nhóm như John Scotus Eriugena, David xứ Dinant, Amalric xứ Bena, và Linh hồn Tự do (Brüder und Schwestern des freien Geistes) gìn giữ các quan điểm Ki-tô giáo với các xu hướng của thuyết phiếm thần. Nicholas xứ Cusa tin tưởng ở một hình thức của thuyết duy tín mà ông gọi là docta ignorantia (sự thiếu hiểu biết một cách có tri thức), khẳng định rằng Chúa Trời vượt ra ngoài khả năng phạm trù hóa của con người và tri thức của chúng ta về Chúa chỉ nằm trong phạm vi của sự phỏng đoán. William xứ Ockham tạo cảm hứng cho các xu hướng phản-siêu hình bằng quan niệm của ông về giới hạn duy danh (nominalistic) của tri thức con người đối với các đối tượng đặc biệt, và ông khẳng định rằng trí tuệ con người không có khả năng hiểu được bản chất thánh thần dù bằng trực quan hay lý luận. Những người ủng hộ Ockham, chẳng hạn John xứ MirecourtNicholas xứ Autrecourt đã đẩy quan niệm này ra xa hơn. Kết quả là sự chia rẽ giữa đức tin và lý tính đã ảnh hưởng đến các nhà thần học sau này như John Wycliffe, Jan HusMartin Luther.[76]

    Thời Phục Hưng không làm được nhiều để mở rộng phạm vi của tư tưởng tự do và các chất vấn hoài nghi. Các cá nhân như Leonardo da Vinci đã hướng tới việc thực nghiệm như là một phương pháp để giải thích và phản đối các luận cứ từ giới chức tôn giáo (argumentum ad verecundiam). Những người phê phán tôn giáo và Nhà thờ trong thời kỳ này còn có Niccolò Machiavelli, Bonaventure des PériersFrançois Rabelais.[73]

    Thời cận đại[sửa | sửa mã nguồn]
    Thời Phục Hưng và thời kỳ phong trào Cải cách Kháng cách đã chứng kiến một sự trỗi dậy của nhiệt tình tôn giáo, thể hiện ở sự nở rộ của các giáo phái, hội hữu ái và tinh thần mộ đạo mới trong thế giới Ki-tô giáo, và sự xuất hiện ngày càng nhiều của các giáo phái Kháng cách khổ hạnh chẳng hạn như các giáo phái theo tư tưởng Calvin. Thời kỳ của sự đối địch giữa các nhà thờ này đã cho phép một phạm vi rộng lớn hơn cho các suy đoán thần học và triết học, nhiều suy đoán trong số đó sau này đã được dùng để đẩy mạnh một thế giới quan hoài nghi về tôn giáo.

    Các phê phán Ki-tô giáo xuất hiện ngày càng nhiều trong các thế kỷ 17 và 18, đặc biệt ở PhápAnh. Một số nhà tư tưởng Kháng cách, chẳng hạn Thomas Hobbes, ủng hộ một triết học duy vật và chủ nghĩa hoài nghi đối với các hiện tượng siêu nhiên. Cuối thế kỷ 17, thuyết thần giáo tự nhiên bắt đầu được ủng hộ công khai bởi các trí thức như John Toland.[77] Tuy chê cười Ki-tô giáo, nhưng nhiều người theo thuyết thần giáo tự nhiên xem thường chủ nghĩa vô thần. Người vô thần đầu tiên lột bỏ tấm áo choàng của thuyết thần giáo tự nhiên, thẳng thừng phủ nhận sự tồn tại của thần thánh, là Jean Meslier, một tu sĩ người Pháp sống ở cuối thế kỷ 17, đầu thế kỷ 18.[78] Theo sau ông là các nhà tư tưởng vô thần công khai khác, chẳng hạn như Nam tước Baron d'Holbach, Jacques-André Naigeon ở cuối thế kỷ 18, khi mà việc thể hiện sự bất tín vào Chúa Trời đã trở nên đỡ nguy hiểm hơn.[79] David Hume là người tiêu biểu có hệ thống nhất về tư tưởng Khai sáng. Ông phát triển một nhận thức luận hoài nghi với nền móng là chủ nghĩa kinh nghiệm, nhấn mạnh cơ sở siêu hình của thần học tự nhiên.

    [​IMG]
    Cuốn Bản chất của Ki-tô giáo của Ludwig Feuerbach (1841) đã có ảnh hưởng lớn tới các triết gia như Engels, Marx, David StraussNietzsche. Ông xem Chúa Trời là một phát minh của con người và coi các hoạt động tôn giáo là để thỏa mãn mong ước.


    Cách mạng Pháp đã đưa chủ nghĩa vô thần ra ngoài các phòng trà để đến với công chúng. Các cố gắng thi hành Hiến pháp dân sự của giới Tăng lữ (Constitution civile du clergé) đã dẫn tới bạo lực chống giới tăng lữ và việc nhiều tăng lữ bị trục xuất khỏi nước Pháp. Các sự kiện chính trị hỗn loạn tại Paris thời cách mạng cuối cùng đã dẫn đến việc phe cấp tiến Jacobin đoạt được quyền lực năm 1793, mở ra thời kỳ Chuyên chính Dân chủ Cách mạng Jacobin, mà người Pháp gọi là la Terreur (thời kỳ Khủng bố). Tại đỉnh điểm, nhiều người vô thần trong giới quân sự đã cố gắng dùng vũ lực để loại bỏ hoàn toàn Ki-tô giáo khỏi nước Pháp, thay thế tôn giáo bằng Culte de la Raison (Sự tôn thờ lý tính). Những vụ khủng bố này kết thúc sau khi Robespierre bị tử hình (vụ Đảo chính tháng Nóng), nhưng một số biện pháp thế tục hóa của thời kỳ này vẫn là một di sản bền vững của nền chính trị Pháp.

    Trong thời kỳ Napoléon, việc thế tục hóa xã hội Pháp đã được đưa vào hiến pháp, và cách mạng được xuất khẩu sang Bắc Ý với hy vọng tạo ra các nền cộng hòa dễ uốn nắn. Vào thế kỷ 19, nhiều nhà vô thần và các nhà tư tưởng chống tôn giáo khác đã dành công sức của mình cho cách mạnh xã hội và chính trị, tạo điều kiện cho các cuộc nổi dậy năm 1848, Risorgimento ở Ý và sự phát triển của một phong trào xã hội chủ nghĩa quốc tế.

    Tại nửa cuối thế kỷ 19, chủ nghĩa vô thần lên vị trí nổi bật dưới ảnh hưởng của các nhà triết học duy lýtự do tư tưởng. Nhiều triết gia Đức nổi bật trong thời kỳ này đã phủ nhận sự tồn tại của thần thánh và có thái độ phê phán tôn giáo, trong đó có Ludwig Feuerbach, Arthur Schopenhauer, Karl MarxFriedrich Nietzsche.[80][81]

     
  5. Daedalus_10

    Daedalus_10 Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    14/5/12
    Bài viết:
    333
    mỹ nó cũng mộ đạo lắm. coi 1 cái nhà thờ lớn nè
    [​IMG]

     
  6. HuyBerserker

    HuyBerserker Liệt Dương Tử Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    30/9/09
    Bài viết:
    8,115
    Nơi ở:
    10th Dimension
    Từ năm 1900[sửa | sửa mã nguồn]
    Chủ nghĩa vô thần trong thế kỉ 20, đặc biệt trong hình thức vô thần thực tiễn, đã phát triển mạnh trong nhiều xã hội. Tư tưởng vô thần được ghi nhận bởi nhiều triết thuyết khác rộng hơn, chẳng hạn như chủ nghĩa hiện sinh, thuyết khách quan, chủ nghĩa nhân văn thế tục, thuyết hư vô (nihilism), chủ nghĩa chứng thực logic (logical positivism), chủ nghĩa Marx, thuyết nam nữ bình quyền[82] và các phong trào khoa học và duy lý nói chung.

    Chủ nghĩa chứng thực logic và thuyết khoa học vạn năng (scientism) đã mở đường cho chủ nghĩa chứng thực mới (neopositivism), triết học phân tích (analytical philosophy), thuyết cấu trúc (structuralism) và chủ nghĩa tự nhiên. Chủ nghĩa chứng thực mới và triết học phân tích đã loại bỏ thuyết siêu hình và chủ nghĩa duy lý cổ điển để hướng về chủ nghĩa kinh nghiệm chặt chẽ và thuyết duy danh nhận thức luận. Những người nổi bật như Bertrand Russell phủ nhận mạnh mẽ đức tin vào Chúa Trời. Trong tác phẩm thời kỳ đầu của mình, Ludwig Wittgenstein đã cố gắng tách riêng ngôn ngữ siêu hình và siêu nhiên ra khỏi nghị luận duy lý. A. J. Ayer dùng lập trường gắn bó với khoa học thực nghiệm để khẳng định tính bất khả kiểm chứng và vô nghĩa của các phát biểu tôn giáo. Trong mối liên quan đó, thuyết cấu trúc ứng dụng của Lévi-Strauss dẫn nguồn gốc của ngôn ngữ tôn giáo về tiềm thức của con người khi phủ nhận ý nghĩa siêu việt của ngôn ngữ đó. J. N. FindlayJ. J. C. Smart lập luận rằng sự tồn tại của Chúa Trời về logic là không cần thiết. Các nhà tự nhiên học và nhất nguyên duy vật như John Dewey coi thế giới tự nhiên là cơ sở của mọi thứ, họ phủ nhận sự tồn tại của Chúa Trời hay sự bất tử.[33][83]

    Thế kỷ 20 còn chứng kiến sự lớn mạnh về chính trị của chủ nghĩa vô thần, được khích lệ bởi diễn giải về các tác phẩm của MarxEngels. Sau Cách mạng tháng Mười ở Nga năm 1917, tự do tôn giáo cho các tôn giáo nhỏ đã tồn tại được vài năm, trước khi các chính sách của Stalin chuyển sang hướng kiềm chế tôn giáo. Liên Xô và các quốc gia cộng sản khác chủ động truyền bá chủ nghĩa vô thần và phản đối tôn giáo, thường bằng các biện pháp bạo lưc.[84][85]

    [​IMG]
    The "Bốn Kỵ binh Phi Khải huyền": Richard Dawkins, Christopher Hitchens, Daniel DennettSam Harris


    Những người đi đầu khác như E. V. Ramasami Naicker (Periyar), một lãnh đạo vô thần nổi bật của Ấn Độ, đấu tranh chống lại Ấn Độ giáođẳng cấp Bà-la-môn do phân biệt đối xử và chia rẽ nhân dân dưới danh nghĩa đẳng cấp và tôn giáo.[86] Điều này thể hiện rõ năm 1956 khi ông đeo cho thần Rama của Ấn Độ giáo một tràng hoa kết từ những chiếc dép và đưa ra những tuyên bố phản thần[87].

    Năm 1966, tạp chí Time đặt câu hỏi "Phải chăng Chúa đã chết?" ("Is God Dead?")[88] khi bàn về phong trào thần học về cái chết của Chúa, trích dẫn ước lượng rằng gần một nửa dân chúng trên thế giới sống dưới một quyền lực phản tôn giáo, và hàng triệu người khác ở châu Phi, châu Á và Nam Mỹ có vẻ thiếu kiến thức về Thiên Chúa Ki-tô giáo[89]. Năm sau, chính phủ Albania của Enver Hoxha công bố lệnh đóng cửa tất cả các cơ sở tôn giáo trong cả nước, tuyên bố Albania là quốc gia vô thần đầu tiên trên thế giới[90]. Các chính phủ này đã làm tăng các liên hệ tiêu cực về chủ nghĩa vô thần, đặc biệt khi tinh thần chống cộng sản ở Hoa Kỳ đang mạnh mẽ, bất chấp một thực tế là các nhà vô thần nổi bật cũng là những người theo chủ nghĩa chống cộng[91].

    Sau khi Bức tường Berlin sụp đổ, số các chính phủ chủ động chống tôn giáo đã giảm đi đáng kể. Năm 2006, Timothy Shah của Pew Forumghi nhận "một xu hướng toàn cầu của tất cả các nhóm tôn giáo chính, trong đó các phong trào dựa vào Chúa Trời và đức tin đang được chứng kiến sự tin tưởng và ảnh hưởng ngày càng cao trong thế đối đầu với các phong trào và hệ tư tưởng thế tục"[92]. Nhưng Gregory S. Paul và Phil Zuckerman coi đây chỉ là một huyền thoại và cho rằng tình hình thực tế phức tạp và nhiều sắc thái hơn nhiều.[93]

    Nhân khẩu học[sửa | sửa mã nguồn]
    [​IMG]
    Tỷ lệ người vô thần và bất khả tri trên thể giới năm 2007 theo điều tra của Đại học Cambridge[94]


    Khó có thể xác định được số người vô thần trên toàn thế giới. Những người tham gia các cuộc thăm dò ý kiến về tôn giáo và tín ngưỡng có thể định nghĩa khái niệm "vô thần" không giống nhau hoặc có sự phân biệt khác nhau giữa vô thần, các đức tin phi tôn giáo, tôn giáo phi thần và các đức tin tâm linh[95] Ngoài ra, dân chúng ở một số vùng trên thế giới không nhận mình là người vô thần để tránh bị xã hội kì thị, phân biệt đối xửđàn áp.[96] Một cuộc thăm dò năm 2007 công bố tại từ điển Encyclopædia Britannica cho thấy số người không theo tôn giáo chiếm 11,7% dân số thế giới và số người vô thần chiếm khoảng 2,3%. Các con số này không bao gồm những người theo các tôn giáo vô thần, chẳng hạn một số tín đồ Phật giáo.[97] Một cuộc thăm dò vào tháng 11-12 năm 2006 được công bố tại báo Financial Times đưa ra các tỷ lệ tại Hoa Kỳ và 5 nước châu Âu. Theo đó, tỷ lệ người Mỹ nói rằng mình có một đức tin nào đó vào thượng đế hay đấng tối cao là 73% và cao hơn tỷ lệ tương ứng của châu Âu. Còn đối với những người trưởng thành được thăm dò ý kiến ở châu Âu, nước Ý có tỷ lệ thể hiện đức tin cao nhất (62%), còn Pháp có tỷ lệ thấp nhất (27%). Tại Pháp, 32% tuyên bố mình là người vô thần, ngoài ra còn có 32% khác tuyên bố mình theo thuyết bất khả tri.[98] Một cuộc thăm dò chính thức của Liên minh châu Âu thu được các kết quả tương đồng: 18% dân số EU không tin vào một vị thượng đế nào; 27% chấp nhận sự tồn tại của "sức sống tâm linh" ("spiritual life force") nào đó, trong khi 52% khẳng định đức tin vào một vị thượng đế cụ thể. Tỷ lệ những người có đức tin tăng lên 65% ở những người chỉ đi học đến tuổi 15; trong những người tham gia thăm dò ý kiến, những người nhận là xuất thân từ các gia đình giáo dục nghiêm khắc có tỷ lệ tin vào thượng đế cao hơn những người cho rằng mình xuất thân từ gia đình ít quy củ nghiêm khắc.[99]

    Một lá thư in trong tạp chí Nature năm 1998 viết về một cuộc thăm dò cho kết quả là: trong các thành viên Viện khoa học quốc gia Hoa Kỳ (National Academy of Science), tỷ lệ người có đức tin vào một vị thượng đế cá thể hoặc lai thế (sự sống sau cái chết) chỉ là 7,0% - mức thấp nhất trong lịch sử, trong khi tỷ lệ này ở dân Mỹ là 85%[100]. Cũng năm đó Frank SullowayViện Công nghệ MassachusettsMichael ShermerĐại học Tiểu bang California (California State University) thực hiện một nghiên cứu mà kết quả thăm dò người Mỹ trưởng thành "có bằng cấp" (12% có bằng tiến sĩ, 62% tốt nghiệp đại học) cho thấy 64% tin vào Chúa Trời, và có sự tương quan cho thấy đức tin mạnh mẽ vào tôn giáo giảm dần khi học càng cao[101]. Mối tương quan nghịch giữa tôn giáo và trí tuệ đã được thấy ở 39 nghiên cứu khác trong thời gian từ 1927 đến 2002, theo một bài viết tại tạp chí Mensa[102]. Các phát kiến này cũng thuận với siêu - phân tích thống kê năm 1958 của Giáo sư Michael ArgyleĐại học Oxford. Ông phân tích 7 công trình nghiên cứu đã điều tra mối tương quan giữa thái độ đối với tôn giáo và chỉ số thông minh của các học sinh và sinh viên Mỹ. Tuy tìm thấy một mối tương quan nghịch rõ ràng, phân tích đã không chỉ ra mối quan hệ nhân quả mà ghi nhận rằng các nhân tố như nền tảng gia đình nghiêm khắc và tầng lớp xã hội có thể đã có ảnh hưởng[103]. Trong Điều tra Dân số và Cư trú năm 2006 của Úc, tại câu hỏi về tôn giáo, 18,7% dân số đánh dấu ô "không có tôn giáo" hoặc viết một câu trả lời mà sau đó được xếp vào diện không có tôn giáo. Câu hỏi này không bắt buộc, và có 11,2% dân số không trả lời.[104]

    Chủ nghĩa vô thần, tôn giáo và đạo đức[sửa | sửa mã nguồn]
    Xem thêm: Chủ nghĩa vô thần và tôn giáo, Phê phán chủ nghĩa vô thần, Luân lý học thế tục, và Đạo đức thế tục
    [​IMG]
    Đạo Phật không nói đến một đấng tác tạo nên thường được xem là phi thần.[105]


    Tuy những người tự nhận là vô thần thường được coi là không tôn giáo, một số giáo phái của một số tôn giáo lớn phủ nhận sự tồn tại của một đấng tác tạo có vị cách.[106] Những năm gần đây, một số giáo phái đã thu nạp một số tín đồ vô thần công khai, chẳng hạn như Do Thái giáo nhân văn (humanistic Judaism) hay người Do Thái vô thần[107][108] và những người vô thần Ki-tô giáo.[109][110][111]

    Theo cách hiểu chặt chẽ nhất, chủ nghĩa vô thần chứng thực không nói đến một niềm tin cụ thể nào ngoài sự không tin vào bất cứ thần thánh nào. Do đó những người vô thần có thể có các niềm tin tâm linh. Vì lý do này, người vô thần có thể có các niềm tin luân lý đa dạng, từ thuyết phổ quát đạo đức (moral universalism) của chủ nghĩa nhân văn, thuyết nói rằng cần áp dụng thống nhất một quy tắc đạo đức cho tất cả mọi người, tới thuyết hư vô đạo đức (moral nihilism), thuyết cho rằng đạo đức là vô nghĩa.[112]

    Tuy là một chân lý triết học, được bao hàm trong song đề Euthyphro của Plato rằng vai trò của các vị thần trong việc xác định đúng sai là không cần thiết hoặc có tính thất thường, luận cứ rằng đạo đức phải xuất phát từ Chúa Trời và không thể tồn tại mà không có một đấng đạo hóa thông thái đã là một đặc trưng dai dẳng của các cuộc tranh luận chính trị hay triết học.[113][114][115] Các quy tắc chung về đạo đức như "giết người là sai" được xem là luật thần thánh, đòi hỏi một nhà làm luật và phán xét thần thánh. Tuy nhiên, nhiều nhà vô thần lý luận rằng việc đối xử với đạo đức một cách quá pháp lý đã dùng đến một phép loại suy sai (false analogy), và đạo đức không phụ thuộc vào một nhà lập pháp theo cùng cách của các luật pháp.[116]

    Các nhà triết học Susan Neiman[117]Julian Baggini[118] cùng với một số người khác cho rằng cư xử một cách có đạo đức chỉ vì một quyền lực thần thánh đòi hỏi thì không phải là hành vi đạo đức chân chính mà chỉ là sự tuân phục mù quáng. Baggini lập luận rằng chủ nghĩa vô thần là một cơ sở tốt hơn cho luân lý học. Ông cho rằng một cơ sở đạo đức nằm ngoài các mệnh lệnh tôn giáo là cần thiết cho việc đánh giá tính đạo đức của chính các mệnh lệnh đó - để có thể nhận thức được rõ ràng, ví dụ "người hãy ăn cắp" là vô đạo đức, ngay cả khi tôn giáo của ai đó ra lệnh như vậy - và rằng những người vô thần do đó có lợi thế trong việc có xu hướng đưa ra một đánh giá như vậy.[119] Nhà triết học đương đại người Anh Martin Cohen đã đưa ra ví dụ có ý nghĩa quan trọng về các mệnh lệnh trong Kinh Thánh có tính chất ủng hộ tra tấn và chế độ nô lệ, ông coi đây là bằng chứng cho thấy các mệnh lệnh tôn giáo đã tuân theo các truyền thống chính trị và xã hội chứ không phải ngược lại. Nhưng ông cũng ghi nhận rằng có vẻ những nhà triết học được cho là vô tư và khách quan cũng đồng tình với xu hướng này.[120] Cohen phát triển luận cứ này một cách chi tiết hơn trong tác phẩm Political Philosophy from Plato to Mao (Triết học chính trị từ Plato đến Mao), trong đó ông lập luận rằng Kinh Koran đóng một vai trò trong việc duy trì các quy tắc xã hội có từ đầu thế kỷ 7 bất chấp những thay đổi trong xã hội thế tục.[121]

    Tuy nhiên, những nhà vô thần như Sam Harris đã lập luận rằng sự phụ thuộc của các tôn giáo phương Tây vào thần quyền đã dẫn nó tới sự chủ nghĩa chuyên chếgiáo điều.[122]Chủ nghĩa cơ yếu tôn giáo (religious fundamentalism) và khuynh hướng tôn giáo ngoại tại (extrinsic religious orientation) (khi tôn giáo được gìn giữ vì nó phục vụ các lợi ích kín đáo)[123] đã được xem là có tương quan với chủ nghĩa chuyên chế, giáo điều, và thành kiến.[124] Luận cứ này—kết hợp với các sự kiện lịch sử được cho là thể hiện sự nguy hiểm của tôn giáo như Thập tự chinh, tòa án dị giáo, truy lùng phù thủy, tấn công khủng bố—thường được những nhà vô thần bài tôn giáo sử dụng để biện minh cho các quan điểm của mình.[125] Các tín đồ phản biện rằng một số chế độ cổ xúy vô thần như Liên XôTrung Quốc đã gây ra cái chết của rất nhiều người.[126][127] Để phản bác, các nhà vô thần như Sam Harris và Richard Dawkins cho rằng những sự tàn ác đó bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa Marx giáo điều chứ không phải chủ nghĩa vô thần, và rằng trong khi StalinMao Trạch Đông là những người vô thần, họ không thực hiện những điều đó nhân danh chủ nghĩa vô thần.[128][129]
     
  7. HuyBerserker

    HuyBerserker Liệt Dương Tử Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    30/9/09
    Bài viết:
    8,115
    Nơi ở:
    10th Dimension

    đây là người ta tin vào chúa, niềm tin chính đáng. Còn bọn nhật mới là chỗ để làm mấy cái giáo phái mà mình làm giáo chủ
     
  8. giangqaz

    giangqaz Space Marine Doomguy

    Tham gia ngày:
    9/5/08
    Bài viết:
    5,891
    xem manga thì nhật cũng có lắm giáo phái quái dị lắm
    sợ bóng tối là bản năng trong gen con người, chỉ những người hay đi đêm, thức đêm nghĩa trang lắm thì mới khắc phục được thôi
    mà dân thành phố về quê chơi dễ bị dọa ma lắm. Chuyên bị mấy đứa bạn đểu kể chuyện ma cho sợ
    ngược lại bọn dơi coi ban đêm là địa bàn
     
  9. Kentiny

    Kentiny Mayor of SimCity Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/9/10
    Bài viết:
    4,249
    Nơi ở:
    Pussies Destroyer
    Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin/Mở đầu
    < Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin
    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    Chương: Mở đầu

    NHẬP MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN

    Bất kỳ ngành khoa học nào, thực sự là khoa học khi nó trả lời được ba câu hỏi, đó là: môn học nghiên cứu cái gì? (tức là xác định đối tượng của môn học); cần phải nghiên cứu, học tập như thế nào (tức là phương pháp của môn học) và hệ thống các kết quả từ việc áp dụng phương pháp vào nghiên cứu đối tượng (hệ thống các quy luật, phạm trù). Chương Mở đầu của môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin nhằm giải quyết ba vấn đề đó.

    [​IMG]
    Chương này trình bày khái lược các nội dung trọng tâm và quá trình hình thành, phát triển của chủ nghĩa Mác-Lênin nhằm tạo ra cái nhìn tổng quát về đối tượng và phạm vi của môn học.

    I. KHÁI LƯỢC VỀ CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN

    1. Chủ nghĩa Mác-Lênin và ba bộ phận lý luận cấu thành

    a. Chủ nghĩa Mác-Lênin

    Chủ nghĩa Mác-Lênin “là hệ thống quan điểm và học thuyết” khoa học của C.Mác, Ph.Ăngghen và sự phát triển của V.I.Lênin; là sự kế thừa và phát triển những giá trị của lịch sử tư tưởng nhân loại, trên cơ sở thực tiễn của thời đại; là khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động và giải phóng con người; là thế giới quan và phương pháp luận phổ biến của nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng.

    b. Ba bộ phận lý luận cơ bản cấu thành chủ nghĩa Mác-Lênin

    Chủ nghĩa Mác-Lênin là hệ thống tri thức phong phú về nhiều lĩnh vực, nhưng trong đó có ba bộ phận lý luận quan trọng nhất là: triết học, kinh tế chính trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học:

    - Triết học Mác-Lênin là bộ phận nghiên cứu những quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy nhằm hình thành thế giới quan và phương pháp luận chung nhất cho nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng.

    - Kinh tế chính trị nghiên cứu những quy luật kinh tế của xã hội, đặc biệt là nghiên cứu quy luật kinh tế của sự phát sinh, phát triển của chủ nghĩa tư bản và sự ra đời của phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa.

    - Chủ nghĩa xã hội khoa học nghiên cứu quy luật khách quan của quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, sự chuyển biến lịch sử từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.

    Ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác-Lênin có đối tượng nghiên cứu cụ thể khác nhau nhưng đều nằm trong hệ thống lý luận khoa học thống nhất – Đó là khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động khỏi chế độ áp bức, bóc lột, tiến tới giải phóng con người.

    2. Khái lược quá trình hình thành và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin

    a. Những điều kiện, tiền đề của sự ra đời chủ nghĩa Mác

    Điều kiện kinh tế - xã hội

    Chủ nghĩa Mác ra đời vào những năm 40 thế kỷ XIX. Đây là thời kỳ phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở các nước Tây Âu đã phát triển mạnh mẽ trên cơ sở những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp. Cách mạng công nghiệp không những đánh dấu sự chuyển biến từ nền sản xuất thủ công sang đại công nghiệp mà còn làm thay đổi sâu sắc cục diện xã hội, nhất là sự hình thành và phát triển của giai cấp vô sản. Cách mạng công nghiệp làm cho mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất mang tính xã hội hoá với quan hệ sản xuất mang tính tư nhân tư bản chủ nghĩa ngày càng gay gắt. Biểu hiện của mâu thuẫn trên là sự xuất hiện của khủng hoảng kinh tế (xảy ra lần đầu tiên ở Anh vào năm 1825)

    Phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của công nhân ngành dệt thành phố Liôn (Pháp) năm 1831, 1834; Phong trào Hiến chương Anh (1835-1848), khởi nghĩa của công nhân dệt ở Silêdi (Đức) năm 1844...Điều đó chứng tỏ giai cấp công nhân đã trở thành lực lượng chính trị độc lập. Thực tiễn cuộc đấu tranh giai cấp đặt ra đòi hỏi khách quan là giai cấp công nhân cần phải được trang bị vũ khí về lý luận làm cơ sở cho đấu tranh giai cấp.

    Vì vậy, thực tiễn cách mạng là tiền đề thực tiễn cho sự phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác.

    Tiền đề lý luận:

    Chủ nghĩa Mác ra đời dựa trên sự kế thừa tinh hoa di sản lý luận của nhân loại trong đó trực tiếp là Triết học cổ điển Đức, Kinh tế chính trị học cổđiển Anh và Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp.

    Triết học cổ điển Đức với các đại biểu xuất sắc là L.Phơbách (Ludwig Andreas Feuerbach, 1804 – 1872) và G.W.Ph.Hêghen (Georg Wilhelm Friedrich Hegel, 1770 1831) đã có ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành thế giới quan và phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác.

    Với triết học của G.W.Ph.Hêghen, lần đầu tiên trong lịch sử tư duy của nhân loại đã diễn đạt nội dung của phép biện chứng dưới dạng lý luận chặt chẽ thông qua một hệ thống các quy luật, phạm trù. Trên cơ sở phê phán quan điểm duy tâm thần bí trong triết học của G.W.Ph.Hêghen, C.Mác và Ph.Ăngghen đã kế thừa phép biện chứng của ông để xây dựng phép biện chứng duy vật.

    C.Mác và Ph.Ăngghen đánh giá cao quan điểm triết học của L.Phơbách trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo nhưng đồng thời cũng phê phán quan điểm quan điểm siêu hình của ông. Chủ nghĩa duy vật, vô thần của ông đã tạo tiền đề cho sự chuyển biến của C.Mác, Ph.Ăngghen từ thếgiới quan duy tâm sang duy vật, từ lập trường dân chủ cách mạng sang lập trường chủ nghĩa cộng sản. Kinh tế chính trị cổ điển Anh với các đại biểu tiêu biểu như A.Smít, D.Ricácđô đã góp phần tích cực vào sự hình thành quan niệm duy vật về lịch sử của chủ nghĩa Mác. Công lao của A.Smít (Adam Smith, 1723 – 1790) và D.Ricácđô (David Ricardo, 1772 -1823) là đã xây dựng lý luận giá trị lao động, đưa ra kết luận quan trọng về nguồn gốc của giá trị và lợi nhuận và các quy luật kinh tế quan, nhưng lý luận của các ông có hạn chế là không thấy được tính lịch sửcủa giá trị và mâu thuẫn của sản xuất hàng hóa, không phân biệt được sản xuất hàng hóa giản đơn với sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa, chưa phân tích được những biểu hiện của giá trị trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. C.Mác đã kế thừa những yếu tố hợp lý trong học thuyết giá trị vànhững tư tưởng tiến bộ của các nhà cổ điển, giải quyết được những bế tắc mà các nhà cổ điển không thể vượt qua để xây dựng lý luận giá trị thặng dư, luận chứng khoa học về bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản và nguồn gốc kinh tế của sự diệt vong tất yếu của chủ nghĩa tư bản và sự ra đời khách quan của

    chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội không tưởng không tưởng đã có quá trình phát triển lâu dài và đạt đến đỉnh cao vào cuối thế kỷ XIX. Các đại biểu xuất sắc như: H.Xanh Ximông (Henri Saint Simon, 1976 - 1725), S.Phuriê (Charles Fourier,1772 - 1837), R.Ôoen (Robert Owen, 1771 – 1858) thể hiện đậm nét tư tưởng nhân đạo, phê phán mạnh mẽ chủ nghĩa tư bản và đưa ra nhưng dự báo thiên tài về xã hội tương lai. Hạn chế của họ là không phân tích được một cách khoa học bản chất của chủ nghĩa tư bản, chưa thấy được sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, song tinh thần nhân đạo và những dự báo của các ông đã trở thành tiền đề lý luận quan trọng cho sự ra đời của lý luận khoa học về chủnghĩa xã hội trong chủ nghĩa Mác.

    Tiền đề khoa học tự nhiên

    Chủ nghĩa duy vật biện chứng của C.Mác là kết quả của sự tổng kết những thành tựu khoa học của nhân loại, nhất là ba phát minh trong khoa học tự nhiên: Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. Đây là cơ sở khoa học để khẳng định rằng vật chất và vận động của vật chất không do ai sáng tạo ra và không thể bị tiêu diệt. Chúng chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác, từ hình thức này sang hình thức khác.

    Thuyết tiến hóa của Đácuyn (Charles Robert Darwin, 1809 – 1882) đã đem lại cơ sở khoa học về sự phát sinh, phát triển của các giống loài, mối liên hệ hữu cơ giữa các loài thực vật, động vật trong quá trình chọn lọc tự nhiên.

    - Thuyết tế bào Học thuyết tế bào do GS. M.Slaiđen (trường Đại học Gana,ở Đức) xây dựng năm 1838. Ông cho rằng, tế bào là đơn vị sống cơ bản nhất trong kết cấu của mọi thực vật. Quá trình phát dục của thực vật là quá trình hình thành và phát triển của tế bào. Sau đó, vào năm 1839 GS. T.Svannơ(GS phẫu thuật người của trường Đại học Ruăng ở Đức) đã mở rộng học thuyết tế bào từ giới thực vật sang giới động vật, khiến loài người nhận thức được rằng, tế bào là đơn nguyên kết cấu chung của mọi cơ thể sinh vật. Những phát hiện nêu trên đã vạch ra quá trình biện chứng của sự vận động,phát triển, chuyển hoá không ngừng của bản thân giới sinh vật. Như vậy, sự ra đời của chủ nghĩa Mác là hiện tượng hợp quy luật, nó vừa là sản phẩm của tình hình kinh tế xã hội đương thời, của tri thức nhân loại trong các lĩnh vực khoa học, vừa là sản phẩm năng lực tư duy và tinh thần nhân văn của những người sáng lập ra nó.

    b. Các giai đoạn hình thành và phát triển chủ nghĩa Mác

    Giai đoạn hình thành chủ nghĩa Mác (1842-1848)

    Trong giai đoạn này với các tác phẩm chủ yếu như: Bản thảo kinh tế-triết học (C.Mác, 1844), Gia đình thần thánh (C.Mác - Ph.Ăngghen, 1845), Luận cương về Phơbách (C.Mác, 1845), Hệ tư tưởng Đức (C.Mác-Ph.Ăngghen, 1845), C.Mác và Ph.Ăngghen đã kế thừa những tinh hoa của chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng để xây dựng nên phép biện chứng duy vật.Trong tác phẩm Sự khốn cùng của triết học (C.Mác, 1847), C.Mác đã đề xuất những nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa xã hội khoa học và bước đầu thể hiện tư tưởng về giá trị thặng dư. Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (C.Mác-Ph.Ăngghen, 1848) đã chỉ ra quy luật vận động của lịch sử, thể hiện tư tưởng cơ bản về lý luận hình thái kinh tế xã hội, về giai cấp và đấu tranh giai cấp. Với các quan điểm này, C.Mác và Ph.Ăngghen đã tạo tiền đề sáng lập ra chủ nghĩa duy vật lịch sử.

    Giai đoạn từ 1849-1895

    Đây là giai đoạn phát triển, hoàn thiện của chủ nghĩa Mác. Trong giai đoạn này cùng với các hoạt động thực tiễn, trên cơ sở vận dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử, C.Mác và Ph.Ăngghen đã nghiên cứu một cách toàn diện phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.

    Dựa trên việc phát hiện ra phạm trù hàng hóa sức lao động, C.Mác đã tìm ra nguồn gốc của giá trị thặng dư, chỉ ra bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản. Lý luận giá trị thặng dư được C.Mác và Ph.Ăngghen trình bày toàn diện, sâu sắc trong bộ Tư bản. Tác phẩm này không chỉ mở đường cho sự hình thành hệ thống lý luận kinh tế chính trị trên lập trường giai cấp vô sản mà còn củng cố, phát triển quan điểm duy vật lịch sử thông qua lý luận hình thái kinh tế - xã hội, làm cho chủ nghĩa duy vật lịch sử không còn là một giả thuyết mà là một nguyên lý đã được chứng minh một cách khoa học, bộ Tư bản còn là tác phẩm chủ yếu trình bày về chủ nghĩa xã hội khoa học thông qua việc làm

    sáng tỏ quy luật hình thành, phát triển và diệt vong tất yếu của chủ nghĩa tư bản, sự thay thế nó bằng chủ nghĩa xã hội và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.

    Tư tưởng về chủ nghĩa duy vật lich sử, về cách mạng vô sản tiếp tục được phát triển trong tác phẩm Phê phán cương lĩnh Gôta (C.Mác, 1875). Tác phẩm này trình bày những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác về nhà nước chuyên chính vô sản, về thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, các giai đoạn xây dựng chủ nghĩa cộng sản.

    c. V.I Lênin bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác trong điều kiện lịch sử mới

    Bối cảnh lịch sử và nhu cầu bảo vệ, phát triển chủ nghĩa Mác

    Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền. Bản chất bóc lột và thống trị của chủ nghĩa tư bản ngày càng được bộc lộ rõ nét, mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản trở nên gay gắt. Các nước tư bản chia nhau thị trường thế giới và gây ra cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918) Tại các nước thuộc địa, cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc tạo nên sự thống nhất giữa cách mạng giải phóng dân tộc với cách mạng vô sản mà trung tâm là Cách mạng Tháng Mười Nga. Sau khi Ph.Ăngghen qua đời, các phần tử cơ hội trong Quốc tế II tìm mọi cách nhằm xuyên tạc chủ nghĩa Mác. Trước tình hình đó đòi hỏi V.I.Lênin phải tiến hành đấu tranh bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác.

    Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trong khoa học tự nhiên, nhất là trong vật lý học, có nhiều phát minh khoa học làm đảo lộn quan niệm siêu hình về vật chất và vận động, gây ra cuộc khủng hoảng về thế giới quan trong triết học. Chủ nghĩa duy tâm đã lợi dụng tình trạng khủng hoảng này để tấn công và bác bỏ chủ nghĩa duy vật. Trong hoàn cảnh đó, V.I.Lênin tiến hành đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm để bảo vệ và phát triển chủ nghĩa duy vật. Vai trò của V.I Lênin đối với việc bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác

    Quá trình bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác chia thành ba thời kỳ:

    • Giai đoạn 1893-1907.
    Là thời kỳ V.I.Lênin tập trung chống lại phái Dân túy. Trong tác phẩm: Những người bạn dân là thế nào và họ đấu tranh chống những người dân chủ - xã hội ra sao (1894), V.I.Lênin đã phê phán tính chất duy tâm và những sai lầm của phái Dân túy về nhận thức những vấn đề lịch sử - xã hội, vạch rõ ý đồ xuyên tạc chủ nghĩa Mác bằng cách xóa nhòa ranh giới giữa phép biện chứng duy vật của C.Mác với phép biện chứng duy tâm của G.Hêghen, nêu lên mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn.Trong tác phẩm Làm gì? (1902) V.I.Lênin phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác về các hình thức đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản trước khi giành chính quyền; đề cập đến nhiều vấn đề đấu tranh kinh tế, chính trị, tư tưởng; đặc biệt ông nhấn mạnh quá trình hình thành hệ tư tưởng của giai cấp vô sản.

    Năm 1905, V.I.Lênin viết tác phẩm Hai sách lược của Đảng dân chủ - xã hội trong cách mạng dân chủ. Trong tác phẩm này, V.I.Lênin đã phát triển lý luận về phương pháp cách mạng, các nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan, vai trò của quần chúng nhân dân, của các đảng chính trị trong cách mạng tư sản giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

    • Giai đoạn 1907-1917
    Trong giai đoạn này diễn ra cuộc khủng hoảng về thế giới quan, dẫn đến sự xuất hiện tư tưởng duy tâm của Makhơ phủ nhận chủ nghĩa Mác. V.I.Lênin đã tổng kết toàn bộ thành tựu khoa học tự nhiên cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX; tổng kết các sự kiện lịch sử của thời kỳ này để viết tác phẩm Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán (1909). Bằng việc đưa ra định nghĩa kinh điển về vật chất; nêu lên mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, những nguyên tắc của nhận thức. Bảo vệ nguồn gốc lịch sử, bản chất và kết cấu của chủ nghĩa Mác (ở tác phẩm Ba nguồn gốc và ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác, 1913), phép biện chứng (tác phẩm Bút ký triết học, 1914-1916), phát triển tư tưởng về nhà nước và chuyên chính vô sản, bạo lực cách mạng, vai trò của Đảng Cộng sản và con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội (tác phẩm Nhà nước và cách mạng, 1917).

    • Giai đoạn sau Cách Mạng Tháng Mười 1917-1924
    Cách mạng Tháng Mười Nga thành công mở ra thời đại quá độ từ chủnghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới, nảy sinh những nhu cầu mới về lý luận mà thời C.Mác, Ph.Ăngghen chưa đặt ra. Trên cơ sở tổng kết thực tiễn cách mạng của quần chúng nhân dân, V.I.Lênin đã viết các tác phẩm: Bệnh ấu trĩ “tả khuynh” trong phong trào cộng sản (1920), Lại bàn về về công đoàn, Về tình hình trước mắt và về những sai lầm của các đồng chí Tơrôtxki và Bukharin (1921), Về chính sách kinh tế mới (1921), Bàn về thuế lương thực (1921) nhằm tiếp tục bảo vệ phép biện chứng mácxít, chống chủ nghĩa chiết trung, và thuyết ngụy biện; phát triển học thuyết Mác về nhân tố quyết định thắng lợi của một chế độ xã hội, về giai cấp, về hai nhiệm vụ cơ bản của giai cấp vô sản, về chiến lược, sách lược của đảng vô sản trong điều kiện lịch sử mới, về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, về kế hoạch xây dựng chủ nghĩa xã hội.

    d. Chủ nghĩa Mác-Lênin và thực tiễn phong trào cách mạng thế giới

    • Chủ nghĩa Mác-Lênin với cách mạng vô sản Nga (1917)
    Chủ nghĩa Mác ra đời đã ảnh hưởng to lớn đến phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Cách mạng tháng Ba năm 1871 ở Pháp với sự ra đời của nhà nước chuyên chính vô sản (công xã Pari) là sự kiểm nghiệm đầu tiên của chủ nghĩa Mác. Tháng 8 năm 1903, chính đảng vô sản đầu tiên được thành lập ở Nga và lãnh đạo cuộc cách mạng 1905. Tháng Mười năm 1917, cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa của giai cấp vô sản thắng lợi, mở ra một kỷ nguyên mới cho nhân loại, chứng minh tính hiện thực của chủ nghĩa Mác-Lênin trong lịch sử.

    Chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi thế giới.

    Sau 1917, học thuyết Mác-Lênin tiếp tục có những ảnh hưởng sâu rộng: năm 1919 Quốc tế Cộng sản được thành lập; năm 1922 Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết ra đời; sau chiến tranh thế giới thứ 2, hàng loạt nước xã hội chủ nghĩa ra đời, hình thành nên hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới bao gồm các nước Mông Cổ, Ba Lan, Rumani, Hunggari, Việt Nam, Tiệp Khắc, Cộng hòa dân chủ Đức, Trung Quốc, Cu Ba, Nam Tư, Anbani, Bungari.

    Những sự kiện trên đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào công nhân và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Vai trò định hướng của chủ nghĩa Mác Lênin đã đem lại những thành quả lớn lao cho sự nghiệp vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

    Do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan mà đặc biệt là do sai lầm trong việc vận dụng chủ nghĩa Mác của những người cộng sản đã dẫn tới hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới lâm vào khủng hoảng, thoái trào, song đó không phải là sự sụp đổ của chủ nghĩa Mác-Lênin; sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu không đồng nhất với sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội nói chung. Một số nước xã hội chủ nghĩa như Trung Quốc, Việt Nam... thực hiện thành công công cuộc đổi mới chủ nghĩa xã hội, chẳng những đã có thể ra khỏi khủng hoảng, mà còn thực hiện tốt hơn những mục tiêu của công cuộc --xây dựng chủ nghĩa xã hội. Quyết tâm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội vẫn được khẳng định ở nhiều quốc gia và chiều hướng đi theo con đường xã hội chủ nghĩa vẫn lan rộng ở các nước khu vực Mỹ Latinh. Sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu trước đây là sự phá sản của mô hình cũ của chủ nghĩa xã hội. Việc đổi mới thành công chủ nghĩa xã hội ở một số nước đã mở ra cho nhân loại nhiều triển vọng mới. Nhân loại chẳng những không từ bỏ chủ nghĩa xã hội, mà trái lại, tìm kiếm một mô hình mới của chủ nghĩa xã hội phù hợp với tình hình mới. Cần phải thấy rằng, dù xã hội hiện nay có biến đổi thế nào thì bản chất của chủ nghĩa tư bản vẫn không thay đổi. Chính vì vậy, việc bảo vệ thành quả của chủ nghĩa xã hội, phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin và đổi mới công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trở thành vấn đề cấp bách trên cả phương diện lý luận và thực tiễn.

    Công cuộc đổi mới ở nước ta do Đảng ta phát động và lãnh đạo không có nghĩa là từ bỏ mà là nắm vững bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; giữ vững sự lãnh đạo của Đảng; kiên trì mục tiêu chủ nghĩa xã hội; nghiên cứu và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh phù hợp với điều kiện cụ thể của nước

    ta và bối cảnh thế giới hiện nay.

    II. ĐỐI TƯỢNG, MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU VỀ PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP, NGHIÊN CỨU NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN

    1. Đối tượng và mục đích của việc học tập, nghiên cứu

    Đối tượng học tập, nghiên cứu môn học“Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin” là: “những quan điểm cơ bản, nền tảng của chủ nghĩa Mác-Lênin trong phạm vi ba bộ phận cấu thành nó.

    Trong phạm vi lý luận triết học của chủ nghĩa Mác-Lênin: nghiên cứu những nguyên lý cơ bản về thế giới quan và phương pháp luận chung nhất,bao gồm: Những nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng với tư cách là hạt nhân lý luận của thế giới quan khoa học.

    Phép biện chứng duy vật với tư cách là khoa học về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển, những quy luật chung nhất của sự vận động, phát triển của tự nhiên, xã hội, tư duy.

    Chủ nghĩa duy vật lịch sử với tư cách là sự vận dụng những nguyên lý của chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng vào việc nghiên cứu đời sống xã hội.

    - Trong phạm vi lý luận kinh tế chính trị của chủ nghĩa Mác-Lênin, đó là nghiên cứu học thuyết giá trị lao động, học thuyết giá trị thặng dư, học thuyết về chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước; khái quát những quy luật kinh tế cơ bản của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từ giai đoạn hình thành đến giai đoạn phát triển cao của nó.

    - Trong phạm vi chủ nghĩa xã hội khoa học, đó là nghiên cứu về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa; những quy luật của sự hình thành, phát triển của hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa và những định hướng cho hoạt động của giai cấp công nhân. Mục đích của việc nghiên cứu, học tập môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin:

    - Nắm vững quan điểm khoa học, cách mạng, nhân văn của chủ nghĩa Mác Lênin.

    - Hiểu rõ cơ sở lý luận quan trọng nhất của Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.

    - Xây dựng thế giới quan, phương pháp luận khoa học và vận dụng sáng tạo những nguyên lý đó trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, hiểu rõ nền tảng tư tưởng của Đảng

    - Học tập, nghiên cứu Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin là để xây dựng niềm tin, lý tưởng cách mạng, rèn luyện tu dưỡng đạo đức, đáp ứng yêu cầu của con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.

    2. Một số yêu cầu cơ bản về phương pháp học tập, nghiên cứu

    Trong quá trình học tập, nghiên cứu những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin cần thực hiện một số yêu cầu cơ bản sau:

    - Học tập, nghiên cứu Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin cần phải hiểu đúng tinh thần, thực chất của nó; tránh bệnh kinh viện, giáo điều trong quá trình học tập, nghiên cứu và vận dụng các nguyên lý cơ bản đó trong thực tiễn.

    - Những luận điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin có quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung và hỗ trợ cho nhau, vì vậy, nghiên cứu mỗi luận điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin phải đặt chúng trong mối liên hệ với các luận điểm khác, mỗi bộ phận cấu thành trong mối quan hệ với các bộ phận cấu thành khác để thấy sự thống nhất trong tính đa dạng và nhất quán của mỗi tư tưởng nói riêng, của chủ nghĩa Mác-Lênin nói chung.

    - Học tập, nghiên cứu Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin cần phải theo nguyên tắc gắn kết những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam và thực tiễn thời đại để thấy được sự vận dụng sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong từng giai đoạn lịch sử.

    - Học tập, nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin phải gắn với quá trình giáo dục, tu dưỡng, rèn luyện bản thân, đáp ứng yêu cầu xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn mới.

    - Hệ thống lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin không phải là hệ thống lý luận khép kín mà trái lại là hệ thống lý luận không ngừng phát triển trên cơ sở phát triển thực tiễn của thời đại, do vậy, cần đặt nó trong lịch sử phát triển tư tưởng của nhân loại.
     
  10. Hero242

    Hero242 Mario & Luigi GameOver

    Tham gia ngày:
    1/8/05
    Bài viết:
    745
    Giờ lập giáo phái kiểu cũ k ăn thua ở Đế quốc Đông Lào đâu, dân giờ khôn rồi

    Giờ chơi kiểu mới, giáo phái võ thuật nhưng lại đậm chất tôn giáo, điển hình là bọn Pháp Luân Công ấy, lại còn lai lai một tí đa cấp nữa, chẳng mấy chốc đông đảo đệ tử, làm trùm võ lâm trong nháy mắt.
     
  11. gin-1994

    gin-1994 Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    10/7/09
    Bài viết:
    41,910
    theo mỗi đạo này
    [​IMG]
     
  12. Deadlpool

    Deadlpool Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    1/4/17
    Bài viết:
    424


    [​IMG]
     
    ducanh6988 thích bài này.
  13. ducanh6988

    ducanh6988 (Bị) Đút Đít trong im lặng Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    22/2/07
    Bài viết:
    5,942
    Nơi ở:
    TP HCM
    Hỏi kiểu này cũng như ko:
    - Số tôn giáo trên thế giới thì rất nhiều, 50% đc hỏi xem kẻ phạm tội có theo 1 tôn giáo bất kỳ nào đó thì dĩ nhiên sẽ ít người cho rằng kẻ đó theo 1 tôn giáo cụ thể nào đó rồi, vì các tôn giáo chả điên mà đi tuyên truyền cho việc "giết hại và làm biến dạng thân thể của 5 người vô gia cư". Vậy nên người theo tôn giáo thì hiếm khi cho rằng theo tôn giáo là xấu (dù khác tôn giáo), và người vô thần cũng chưa chắc có ý định cho rằng kẻ đó theo tôn giáo.
    - Ngược lại, tới 50% đc hỏi cụ thể là tên tội phạm có phải vô thần hay ko, dĩ nhiên tỉ lệ người cho rằng kẻ đó là vô thần rất cao. 1 phần thì người theo tôn giáo dễ có khả năng cho rằng vô thần đại loại là xấu hoặc kém đạo đức hơn so với có theo tôn giáo, trong khi vô thần thì có thể ko ưa theo tôn giáo nhưng họ ko tới nỗi cho rằng theo tôn giáo đồng nghĩa với "có khả năng cao sẽ làm việc xấu". Và 1 phần khác thì do cái cách đưa ra 2 vế cho câu hỏi, 1 vế hỏi 1 tôn giáo bất kỳ trong số rất nhiều tôn giáo nên phải trả lời vào 1 tôn giáo cụ thể hoặc nói là ko => ko biết thì sẽ chọn là ko; còn 1 vế hỏi cụ thể về vô thần nên chỉ cần trả lời kiểu yes/no thôi, dĩ nhiên chọn yes/no dễ trả lời hơn và nhiều người sẽ chọn yes so với việc kể ra 1 tôn giáo cụ thể ở cách hỏi trước.

    Với cả nếu lượng người theo tôn giáo chiếm tỉ trọng lớn trong tổng số người khảo sát thì đương nhiên sẽ mang lại kết quả tệ cho nhóm vô thần rồi.

    Muốn đúng thì chỉ nên khảo sát đều chứ đừng chia nhóm kiểu ko cân đối như vậy. Ví dụ liệt kê ra những tôn giáo lớn có đa số người tham gia (ví dụ 5 tôn giáo), và tính luôn lựa chọn "vô thần" nữa là có 6 phương án lựa chọn, khi đó kết quả sẽ khác đấy.
     
    N00bforever thích bài này.
  14. nhoc ham choi

    nhoc ham choi Dragon Quest Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    8/1/12
    Bài viết:
    1,316
    dễ thế thì đám culi, cave nhất là đám otaku, thất nghiệp bên đó đã lập đạo hết rồi :))
    muốn lập đạo tối thiểu cần phải có tay to đứng sau chống lưng, rồi thì phải có 1 chút vốn khá khá, phải có 1 nhóm luật sư giải quyết thủ tục, giấy tờ với pháp luật, tạo vỏ bọc hợp pháp, sau nữa là phải có kiến thức kha khá để tẩy não dần dần, và nhất là sự kiên nhẫn để từ từ diễn biến từ 1 tôn giáo từ bi vô hại sang công cụ trục lợi :))
    và tất nhiên phải xác định rõ tư tưởng là sẽ có khả năng xộ khám, tệ hơn là mất mạng ( giống lúc xác định khi lập bang hội buôn bán ma túy ấy)
     
  15. HuyBerserker

    HuyBerserker Liệt Dương Tử Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    30/9/09
    Bài viết:
    8,115
    Nơi ở:
    10th Dimension
    tau có hết mấy cái kia nhé, nên mới có ý tưởng :2cool_confident:
     
  16. rekkhan

    rekkhan Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    22/7/05
    Bài viết:
    1,302
    Hỏi @Darth_Vader nhé.
     
  17. Yêu36TêuThanhLịch

    Yêu36TêuThanhLịch Youtube Master Race GameOver

    Tham gia ngày:
    22/3/17
    Bài viết:
    0
    Đấng sáng tạo, thần linh, phật tổ, diêm vương, jesu, zeus, phật tổ, atula, ông đùng bà đùng, dương tiễn, thor... tất tần tật do con người tạo ra cả
    Cãi đấm phát chết luôn
     
  18. giangqaz

    giangqaz Space Marine Doomguy

    Tham gia ngày:
    9/5/08
    Bài viết:
    5,891
    mà dùng tôn giáo kiếm tiền thấy thành công nhất ở VN là Phật giáo và..... Pháp luân công, cái sau tập xong siêu thoát hết mợ rồi nên nhà cửa hiến cho sư phụ để quảng bá PLC thêm nữa
    cái trang đại kỷ nguyên hiện lên fb quảng cáo nhiều vcl
     
  19. ConChymBay

    ConChymBay Tears of the Kingdom

    Tham gia ngày:
    23/3/15
    Bài viết:
    25,497
    nếu coi phật tổ là người đầu tiên tạo ra đạo phật thì chắc phật tổ có thật
     
  20. Deadlpool

    Deadlpool Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    1/4/17
    Bài viết:
    424

    Phật Tổ là có th ật
     

Chia sẻ trang này