[vne] xả súng nhằm vào người châu á ?

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi troll, 17/3/21.

  1. DkMuShiClone

    DkMuShiClone Fire in the hole!

    Tham gia ngày:
    18/4/19
    Bài viết:
    2,515
    NGày đó thì nuke nhau chết chùm chứ trốn lìn gì nữa =))
     
    Ờ mày giỏi thích bài này.
  2. troll

    troll Sith Lord Revan GVN CHAMPION ✡ Shine Wizard ✡ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/11/02
    Bài viết:
    10,680
    Nơi ở:
    Onikage clone :">
    Thứ ba, 23/3/2021, 12:04 (GMT+7)
    Người gốc Á ở Mỹ liên tiếp bị hành hung vô cớ
    Hai phụ nữ gốc Á bị hành hung và xúc phạm ở New York trong một ngày, dù tình trạng kỳ thị vấp phải phản ứng từ quan chức và người dân Mỹ.

    Một phụ nữ 37 tuổi gốc Á, chưa được xác định danh tính, bất ngờ bị một gã đàn ông tấn công khi đang tham gia biểu tình chống bạo lực nhằm vào người gốc Á ở thành phố New York hôm 21/3.

    Sở cảnh sát New York cho biết kẻ tấn công ban đầu giật tấm biểu ngữ phản đối kỳ thị của người phụ nữ và ném xuống đất. "Khi bị nạn nhân chất vấn sao lại làm như vậy, gã đàn ông đã đấm liên tiếp vào mặt người phụ nữ", các sĩ quan nói.

    Nghi phạm sau khi hành hung cô gái gốc Á đã nhanh chóng bỏ trốn vào ga tàu điện ngầm Astor Place gần đó. Sở cảnh sát New York cho biết Lực lượng Đặc nhiệm Chống tội ác thù ghét đang điều tra sự việc.

    Đơn vị này đã đăng lên Twitter hình ảnh nghi phạm sau khi hành hung nạn nhân và đề nghị người dân cung cấp mọi thông tin về người này để phục vụ điều tra.




    Video Player is loading.
    Hiện tại 0:09
    /
    Thời lượng 0:26
    Đã tải: 0%


    Tiến trình: 0%

    Nghi phạm tấn công người phụ nữ gốc Á trong cuộc biểu tình ở thành phố New York hôm 21/3. Video: Sở Cảnh sát New York.

    Cùng ngày 21/3, một phụ nữ gốc Á khoảng 20 tuổi cũng bị một gã đàn ông có hành vi miệt thị, xúc phạm khi đang ngồi trên chuyến tàu điện ngầm tới quận Queens, thành phố New York.

    "Hắn đột nhiên đứng gần tôi và tôi cảm thấy không thoải mái. Sau đó hắn tiểu tiện ngay cạnh tôi, khiến áo khoác và túi xách của tôi dính chất bẩn", người phụ nữ sợ hãi kể lại.

    Nạn nhân đã kịp chụp lại ảnh của kẻ tấn công biến thái, cho thấy đây là một người đàn ông cao to, mặc đồ đen và che kín mặt. Cảnh sát đang tiếp tục điều tra danh tính kẻ này.

    [​IMG]
    Nghi phạm tiểu tiện lên người một phụ nữ gốc Á trên tàu điện ngầm ở New York hôm 21/3. Ảnh: NY Post.

    "Đây là hành vi đáng kinh tởm và chúng tôi sẽ hợp tác chặt chẽ với cơ quan thực thi pháp luật để tìm ra thủ phạm, bắt anh ta chịu tội. Các cuộc tấn công nhằm vào người gốc Á không thể chấp nhận được", phát ngôn viên Cơ quan Giao thông Đô thị (MTA) New York Andrei Berman cho biết.

    Hạ nghị sĩ Mỹ Steve Cohen hôm 18/3 nhận định các vụ tấn công nhắm vào cộng đồng người gốc Á ở Mỹ đã tăng đột biến trong năm qua, gồm các hành vi tấn công bằng hung khí, châm lửa hay chửi bới xúc phạm. Ông cho rằng Covid-19 xảy ra đã làm trầm trọng thêm những định kiến xấu xa chống người châu Á, vốn tồn tại lâu đời ở Mỹ.

    NBC cho biết các nhà hoạt động đã thống kê được khoảng 4.000 tội ác hận thù nhằm vào cộng đồng người Mỹ gốc Á trong năm qua, trong đó chủ yếu nhắm vào phụ nữ.
     
  3. Huy ma giật phắc cơ

    Huy ma giật phắc cơ Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    27/11/20
    Bài viết:
    349
    bao giờ được mua dâm celeb mĩ giá rẻ ?
     
  4. troll

    troll Sith Lord Revan GVN CHAMPION ✡ Shine Wizard ✡ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/11/02
    Bài viết:
    10,680
    Nơi ở:
    Onikage clone :">
    Bạo loạn phố Hàn 1992 ở Mỹ và cuộc chiến bảo vệ chính mình của người gốc Á
    THỜI SỰ QUỐC TẾ Thứ Ba, 23/03/2021 08:31:00 +07:00
    (VTC News) -
    Những người gốc Á sinh ra và lớn lên trên đất Mỹ chưa bao giờ nghĩ mình là “công dân cấp hai” cho đến sự kiện thay đổi cuộc đời họ - Bạo loạn phố Hàn năm 1992.


    Chang Lee siết chặt súng và cố hét lên trước những kẻ hôi của khi đang đứng trên mái cửa hàng của gia đình ở phu khố Hàn (Koreatown), Los Angeles, tháng 4/1992. Người đàn ông 35 tuổi chưa dùng vũ khí bao giờ, còn những tòa nhà xung quanh anh đang ngập trong các đám cháy.

    “Cảnh sát đâu? Cảnh sát đâu?”, Lee lẩm bẩm. Đã 3 ngày nay anh không thấy bóng dáng lực lượng an ninh, mà chỉ thấy những người Mỹ gốc Hàn khác. Trong những bức ảnh các hãng tin tức chụp lại, họ đều trông giống như quân vũ trang trong một trận chiến chủng tộc trên phố.

    [​IMG]
    Phần còn lại của một tòa nhà thương mại trong cuộc bạo động năm 1992. (Ảnh: AP)

    Ngày 29/4/1992, thành phố của các thiên thần, Los Angeles, bị cướp bóc, tấn công vũ trang và đốt phá sau khi 4 sĩ quan cảnh sát da trắng được tha bổng dù bị cáo buộc sử dụng vũ lực quá mức với Rodney King, một người da đen. Cùng thời điểm đó, một chủ cửa hàng Mỹ gốc Hàn bắn chết một thiếu niên da đen mà người này buộc tội trộm đồ.

    Cuộc bạo loạn kéo dài gần một tuần giết chết hơn 50 người, hơn 1.000 người bị thương và gây thiệt hại khoảng 1 tỷ USD, khoảng một nửa trong số đó là do các doanh nghiệp do người gốc Hàn Quốc làm chủ. Các cuộc đụng độ văn hóa âm ỉ kéo dài giữa các chủ doanh nghiệp gốc Hàn Quốc và khách hàng chủ yếu là người gốc Phi đã lan rộng.

    [​IMG]
    Các chủ cửa hàng người gốc Hàn. (Ảnh: Getty)

    Vụ của Rodney King và các cuộc bạo động sau đó thường được coi là bước ngoặt đối với cơ quan thực thi pháp luật và cộng đồng người Mỹ gốc Phi. Nhưng đây cũng là sự kiện quan trọng đối với người Mỹ gốc Hàn, theo Edward Taehan Chang, giáo sư nghiên cứu dân tộc và giám đốc Trung tâm Young Oak Kim về Nghiên cứu người Mỹ gốc Hàn tại Đại học California, Riverside.

    Chang nói: “Bất chấp thực tế là các thương gia người Mỹ gốc Hàn đã trở thành nạn nhân, chẳng mấy ai quan tâm vì chúng tôi thiếu tầm nhìn và quyền lực chính trị.

    Những người nhập cư Hàn Quốc, nhiều người đến vào cuối những năm 1970 và đầu những năm 80, hiểu rằng chỉ riêng thành công kinh tế sẽ không đảm bảo chỗ đứng của họ ở Mỹ”.

    [​IMG]
    Người dân dọn dẹp sau vụ bạo loạn năm 1992. (Ảnh: Getty)

    Họ bỏ mặc chúng tôi trong đám cháy

    Lee là con trai duy nhất trong gia đình, vì vậy khi bạo loạn lan vào Koreatown, nhiệm vụ bảo vệ cửa hàng của cha mẹ đổ lên đầu anh. Lee để lại trạm xăng của mình mà không bảo vệ.

    Giữa ba đêm hỗn loạn, Lee nhớ lại đã xem tin tức địa phương trên TV: "Tôi thấy một trạm xăng bốc cháy, và tôi nghĩ, trời, nhìn nơi đó thật quen. Chẳng bao lâu thì tôi nhận ra. Khi tôi đang bảo vệ cửa hàng của cha mẹ mình, tôi đang xem trạm xăng của chính mình bị cháy".

    Không bao giờ Lee tưởng tượng được mình phải đi mượn súng trốn trên sân thượng. Anh đã bỏ công việc kỹ sư hàng không vũ trụ để theo đuổi con đường doanh nhân độc lập, và mở 3 cơ sở kinh doanh ở Koreatown.

    "Tôi thực sự nghĩ rằng mình là một phần của xã hội chính thống", Lee, người cùng gia đình nhập cư vào Hoa Kỳ khi còn nhỏ cho biết. "Không có gì khiến tôi nghĩ mình là một công dân cấp hai cho đến khi xảy ra bạo loạn ở LA. Cộng đồng Hàn Quốc không có bất kỳ tiếng nói chính trị hoặc quyền lực nào. Họ đã bỏ mặc chúng tôi bị thiêu rụi".

    [​IMG]
    Los Angeles bị cướp bóc, phá hoại năm 1992. (Ảnh: Getty)

    Không chỉ có đen và trắng

    Carol Park 12 tuổi, làm thu ngân với quầy chống đạn tại trạm xăng của mẹ ở Compton khi bạo loạn ở Los Angeles nổ ra.

    Sau khi cha qua đời và mẹ cô quyết định bán một số cơ sở nhượng quyền thương mại của ông, bà giữ lại một trong những cơ sở ở khu phố truyền thống của người da đen, nằm ở phía Nam trung tâm thành phố. Nhưng nơi này không tồn tại được lâu.

    Park, hiện ngoài 40 tuổi, nói: “Sự phân biệt chủng tộc và những sự kiện dẫn đến bạo loạn này có nhiều mặt. Đây là cuộc bạo loạn đa chủng tộc đầu tiên của nước Mỹ. Trước đó, chúng tôi luôn nhìn mọi thứ từ mô hình đen và trắng".

    [​IMG]
    Một chủ cửa hàng gốc Hàn cầm súng trong cuộc bạo động năm 1992. (Ảnh: CNN)

    Theo Park, căng thẳng giữa cộng đồng người Mỹ gốc Hàn và gốc Phi đã trở nên tồi tệ hơn trong nhiều thập kỷ. Việc thông qua Đạo luật Nhập cư và Quốc tịch năm 1965 đã giúp những người từ châu Á đến Mỹ dễ dàng hơn, dẫn đến việc nhiều thành phố có sự thay đổi nhân khẩu học lớn.

    Tại Los Angeles, như Park kể chi tiết trong cuốn sách của cô, những người Mỹ gốc Hàn đã phải đối mặt với sự phân biệt đối xử từ người Mỹ gốc Phi vì họ được coi là “vùng đệm” giữa người da đen và cộng đồng người da trắng.

    Cô nói rằng sự phân biệt chủng tộc ngăn cản người Mỹ gốc Phi phát triển trong lĩnh vực doanh nghiệp cũng đã ngăn cản người Mỹ gốc Hàn. Bị áp lực phải theo đuổi “giấc mơ Mỹ”, nhiều người làm kinh doanh như một giải pháp thay thế, bao gồm cả ở một số khu dân cư truyền thống của người da đen. Cô nói: “Họ đến mở cửa hàng và khi đó sự khác biệt về văn hóa và giao tiếp xảy ra".

    Park, nhà nghiên cứu tại Đại học California, cho biết một trong những ký ức sâu đậm nhất của cô về thời điểm đó là cuộc gọi cho một người bạn sống gần trạm xăng để xem nó có còn đứng yên hay không.

    “Cô ấy nói: 'Để tôi nhìn ra ngoài cửa sổ' và tôi có thể thấy cô ấy đang rất thận trọng vì bạn không muốn bị trúng đạn hay thu hút sự chú ý".

    Không có nhiều thay đổi

    [​IMG]
    Vụ xả súng ở Atlanta hôm 16/3 một lần nữa gióng lên hồi chuông về làn sóng phân biệt đối xử, nặng nề hơn là bạo lực, thù ghét đối với người gốc Á ở Mỹ. Dù thù ghét chủng tộc không được xem là động cơ chính thức của vụ án, xong nhìn vào các nạn nhân, 6 trên 8 người là phụ nữ gốc Á, cộng đồng gốc Á không khỏi rùng mình.

    Nghi phạm xả súng khai rằng “chứng nghiện tình dục” mới là một trong những nguyên nhân khiến hắn tấn công các địa điểm mà hắn cho là để “loại trừ cám dỗ”. Tuy nhiên, theo Hạ nghị sĩ Georgia Bee Nguyen, điều này càng cho thấy vụ tấn công dường như nằm ở giao điểm của “bạo lực về giới, sự thù ghét phụ nữ và bài ngoại”.

    Theo Independent, Quốc hội Mỹ ban hành Đạo luật năm 1875 để ngăn cản những người hành nghề mại dâm Trung Quốc nhập cư vào Mỹ, làm trầm trọng thêm định kiến về phụ nữ châu Á.

    Trong làn sóng hoang mang, đi kèm với tình trạng đại dịch, một số ý kiến cho rằng những phát ngôn của cựu Tổng thống Donald Trump khi gọi COVID-19 là “virus Trung Quốc” đã góp phần đẩy những mâu thuẫn tích tụ lên cao.

    Song, theo Robin Zheng, phó giáo sư triết học tại Yale-NUS: "Vấn đề không phải là mới. Nhưng nó thường được giảm nhẹ đi bởi vì người châu Á thường được coi là nhóm “thiểu số kiểu mẫu”.

    [​IMG]
    Tình nguyện viên hướng dẫn một cụ ông ở Chinatown, New York sử dụng thiết bị báo động. (Ảnh: CNN)

    Theo Ellen Wu, tác giả cuốn sách “Màu thành công”, thiểu số kiểu mẫu là kết quả ngoài ý muốn của khi người gốc Á nỗ lực chống lại bạo lực và hệ thống chính sách phân biệt đối xử đầu thế kỷ 20.

    Họ thường được xây dựng với hình ảnh dễ hòa đồng, trầm lặng, có thành tích cao, để đối phó với hình ảnh người gốc Á gây đe dọa, và điều này đã dẫn đến bạo lực gia tăng đối với những người nhập cư gốc Á. Đến những năm 1960, ý tưởng này đã ăn sâu vào cộng đồng và tồn tại đến ngày nay.

    "Đó không phải là một ý tưởng hay: khuôn mẫu ngoan ngoãn này vừa có hại cho cộng đồng người Mỹ gốc Á, vừa được vũ khí hóa để chống lại các cộng đồng da màu khác", Wu nói.

    Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 19/3 kêu gọi Quốc hội nhanh chóng thông qua Đạo luật về tội ác thù hận đại dịch COVID-19. Đạo luật được kỳ vọng giúp thúc đẩy phản ứng của chính phủ liên bang đối với sự gia tăng của tội phạm thù ghét trong đại dịch, hỗ trợ chính quyền tiểu bang và địa phương cải thiện việc báo cáo các loại tội phạm này, đồng thời thông tin về các tội phạm này sẽ dễ tiếp cận hơn đối với cộng đồng người Mỹ gốc Á.

    Song đây mới là những hành động mang tính biểu tượng bước đầu.

    Cộng đồng gốc Á thực tế đang tích cực tự bảo vệ bản thân. Một nhóm chống thù ghét ở Thành phố New York đang phát các báo động về an toàn cá nhân cho người Mỹ gốc Á và người nhập cư để bảo vệ họ khỏi đợt bạo lực có động cơ chủng tộc gia tăng gần đây. Các nhóm khác phát hành tài liệu hướng dẫn về an toàn, cùng chăm sóc hàng xóm gốc Á của mình, mở rộng ra cả các nhóm cộng đồng thiểu số khác, “để tất cả đều cảm thấy an toàn”.

    Một số người kinh doanh vũ khí cho biết đang có nhiều người gốc Á mua súng hơn, dù văn hóa súng trước đây chưa phổ biến ở cộng đồng này. Mọi người cũng mua cả bình xịt hơi cay.

    Sau vụ xả súng ở Atlanta, nhu cầu thiết bị báo động tăng cao, theo Barbara Yau, người đồng sáng lập một nhóm cộng đồng chống thù ghét ở New York. “Cộng đồng châu Á chúng tôi cần được bảo vệ, và nếu chính phủ không bảo vệ chúng tôi, chúng tôi sẽ tìm cách bảo vệ chính mình”.
    https://vtc.vn/bao-loan-pho-han-199...o-ve-chinh-minh-cua-nguoi-goc-a-ar602346.html
     
  5. Lelouch

    Lelouch Liu Kang, Champion of Earthrealm Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    7/2/07
    Bài viết:
    5,199
    Bôn Mọi đen lúc nào cũng đầu têu đi gây chuyện nhể
     
  6. Vouu3

    Vouu3 Liu Kang, Champion of Earthrealm

    Tham gia ngày:
    6/12/16
    Bài viết:
    5,367
    Hóng LA version 2
     
  7. Huy ma giật phắc cơ

    Huy ma giật phắc cơ Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    27/11/20
    Bài viết:
    349
    Bọn ấn đụ không được xem là nhân loại.
     
  8. Dr.Strange

    Dr.Strange Phế nhân thiên cổ ‍ ⚚ Mystic Mage ⚚ CHAMPION

    Tham gia ngày:
    2/11/16
    Bài viết:
    17,739
    Nơi ở:
    Trường vuông tròn méo
    Vì sao Mỹ có tư tưởng coi người gốc Á mãi là người nước ngoài
    Các vụ tấn công nhằm vào người gốc Á gia tăng trong bối cảnh Mỹ tiếp tục chật vật với đại dịch COVID-19. Định kiến nhằm vào người gốc Á đã có nguồn gốc từ lâu ở nước Mỹ, chứ không chỉ xuất hiện trong đại dịch COVID-19. Định kiến tồn tại từ khi những người nhập cư đầu tiên vào nước Mỹ cách đây vài thế hệ.

    Theo trang history.com, đầu những năm 1850, 25.000 người nhập cư Trung Quốc đã tới Mỹ, gia nhập làn sóng người định cư Ireland và Đức cũng như người châu Âu tới đây để tìm cuộc sống mới. Cả người nhập cư châu Á và châu Âu đều tới Mỹ để cải thiện cuộc sống nhưng chỉ có người châu Á bị coi là mối đe dọa lớn. Trong số họ, phụ nữ gốc Hoa bị coi là mối đe dọa đặc biệt vì họ bị coi là gái điếm chung chạ, lây lan dịch bệnh qua đường tình dục. Trong khi đó, những phụ nữ da trắng làm nghề này không chịu sự phân biệt nào.

    Theo Janelle Wong, Giáo sư nghiên cứu người Mỹ gốc Á ở Đại học Maryland, nếu không có tâm lý coi người Mỹ gốc Á “mãi là người nước ngoài” bám sâu và mạnh tại Mỹ thì đã không xảy ra tình trạng thù hằn nhằm vào họ như hiện nay. Quan niệm “mãi là người nước ngoài” đã gắn với người Mỹ gốc Á trong hàng chục năm qua tại Mỹ. Quan niệm này cho rằng người châu Á sống ở Mỹ về cơ bản là người nước ngoài và không thể hoàn toàn là người Mỹ, gắn người gốc Á với bệnh tật và những món ăn kỳ lạ.

    Trong thực tế, tư tưởng bài người gốc Á đã xuất hiện trong luật khi những người gốc Á nhập cư Mỹ từ những năm 1800. Đạo luật Page năm 1875 và Đạo luật Loại trừ người Trung Quốc năm 1882 là hai luật nhập cư đầu tiên của Mỹ, được đưa ra để cấm người lao động Mỹ gốc Hoa vào Mỹ vì tâm lý bài ngoại và lo ngại cạnh tranh ở nơi làm việc. Trong đó, đạo luật năm 1875 được sử dụng để ngăn phụ nữ Trung Quốc nhập cư Mỹ.

    [​IMG]
    Tranh vẽ phụ nữ Trung Quốc ở San Francisco giữa thế kỷ 19. Ảnh: Getty Images

    Những luật này và các luật khác đã khiến người nhập cư không thể vào lại nước Mỹ nếu họ về Trung Quốc. Đây là những luật sớm nhất coi người nhập cư Mỹ gốc Á là người nước ngoài không thuộc về Mỹ. Những dòng đầu tiên của Đạo luật Loại trừ người Trung Quốc năm 1882 là: “Theo quan điểm của chính phủ Mỹ, người lao động Trung Quốc tới nước này gây nguy hiểm cho trật tự tốt đẹp của các cộng đồng địa phương trong lãnh thổ Mỹ”.

    Ngoài hạn chế nhập cư, đạo luật trên còn có điều khoản khiến người Mỹ gốc Trung Quốc không thể trở thành công dân Mỹ trong nhiều thập kỷ. Giáo sư xã hội học Grace Kao tại Đại học Yale cho biết: “Từ đầu lịch sử nước Mỹ, người Mỹ gốc Hoa đã bị coi là nhóm người mà chúng ta không muốn cho vào”.

    Chính sách nhập cư không phải là nơi duy nhất thể hiện tình trạng phân biệt đối xử. Khi các dịch bệnh như đậu mùa và dịch hạch lây lan cuối những năm 1800, người Hoa ở San Francisco liên tục chịu trận. Khi San Francisco bùng phát dịch đậu mùa năm 1875-1876, giới chức thành phố đã đổ lỗi cho không khí bẩn thỉu, hôi hám và điều kiện sống không lành mạnh ở khu phố người Hoa Chinatown.

    Ngay cả sau khi khử trùng toàn bộ nhà cửa trong Chinatown theo lệnh của thành phố mà dịch bệnh vẫn tiếp tục, người ta vẫn đổ lỗi cho người Hoa. Lúc bấy giờ, quan chức y tế thành phố San Francisco J.L. Meares viết: “Tôi không ngần ngại mà tuyên bố ngay rằng nguyên nhân là do 30.000 người Hoa xảo tráo, cẩu thả, không tuân thủ luật vệ sinh, che giấu ca bệnh đậu mùa”.

    Tương tự, khi San Francisco xuất hiện các ca bệnh dịch hạch năm 1900, trong đó có một ca ở Chinatown, thành phố này đã nỗ lực cách ly 14.000 người Mỹ gốc Hoa sống ở khu vực đó. Có lúc, giới chức thành phố còn đề xuất đưa cư dân gốc Hoa tới trại giam để cách ly hẳn họ với những người khác. Kế hoạch này bị tòa án bác bỏ.

    Trong cả hai trường hợp, cách hành xử độc ác với người Mỹ gốc Hoa đều bắt nguồn từ tư tưởng phân biệt chủng tộc, thiếu kiến thức y khoa cơ bản và động thái ngăn người lao động Trung Quốc cạnh tranh việc làm với người lao động da trắng. Các chính sách đều dựa trên giả định người dân ở Chinatown đều là nguồn bệnh tật. Người Mỹ thời đó nghĩ rằng người Trung Quốc ăn thịt chuột và sống trong các khu nhà chật chội, bẩn thỉu. Vào thế kỷ 19, San Francisco thường cấm người Trung Quốc vào bệnh viện công.

    Giữa những năm 1800, phần lớn bang bờ tây nước Mỹ có luật cấm người dân kết hôn với người khác chủng tộc. Cùng với đạo luật ngăn phụ nữ Trung Quốc vào Mỹ, chính phủ Mỹ đã hạn chế số lượng gia đình Mỹ gốc Á gia tăng.

    Hậu quả của các đạo luật này là người Trung Quốc không thể xây dựng gia đình và định cư ở Mỹ. Do vợ không được vào Mỹ cùng nên nhiều đàn ông tới Mỹ kiếm tiềm và sau đó quay về Trung Quốc đoàn tụ gia đình.

    Không chỉ người Mỹ gốc Hoa bị gắn với sự bẩn thỉu, bệnh tật, mà cả người Mỹ gốc Mexico và gốc Phi cũng bị gắn với những thứ tiêu cực này. Trong đại dịch COVID-19, do nguồn gốc dịch bệnh bùng phát tại chợ hải sản ở Vũ Hán (Trung Quốc) nên người ta lại đùa cợt, phát ngôn phân biệt chủng tộc về những loại thực phẩm mà người Mỹ gốc Á ăn.

    Mặc dù Đạo luật Loại trừ người Trung Quốc cuối cùng cũng bị bãi bỏ trong những năm 1940, nhưng chủ nghĩa phân biệt chủng tộc vẫn đóng vai trò trung tâm trong định hình cách nhìn của Mỹ với người Mỹ gốc Á.

    Suy nghĩ người gốc Á mãi là người nước ngoài cũng đã khiến người Nhật Bản chịu trận thời Thế chiến II. Công dân Mỹ gốc Nhật đã bị đưa tới trại giam chỉ vì họ là người gốc Á khi có nghi ngờ rằng họ tiếp tay cho chính phủ Nhật Bản ở góc độ nào đó.

    Sau các vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001, tư tưởng bài Hồi giáo nhằm vào người Mỹ Hồi giáo và định kiến với người Mỹ gốc Nam Á cũng bùng lên do suy nghĩ những người này không trung thành với Mỹ vì họ có tôn giáo, sắc tộc và vẻ ngoài khác biệt. Suy nghĩ này luôn thường trực trong nhiều người Mỹ và rất dễ bị khơi dậy. Với người Mỹ gốc Á, dù họ là thế hệ thứ hai, ba hay bốn thì cũng sẽ luôn là người nước ngoài.
     
  9. Gaorangers.DARK

    Gaorangers.DARK Mayor of SimCity

    Tham gia ngày:
    29/7/17
    Bài viết:
    4,135
    Bọn trắng mất dạy lắm, nó vào chợ của mình bảo "Dirty Asian". Mà nhìn nó bẩn thỉu vl, mình kêu bảo vệ đuổi thì nó còn trộm một trái xoài rồi vừa đi vừa chửi. Cái đm.
     
    Ờ mày giỏi thích bài này.
  10. troll

    troll Sith Lord Revan GVN CHAMPION ✡ Shine Wizard ✡ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/11/02
    Bài viết:
    10,680
    Nơi ở:
    Onikage clone :">
    [​IMG]
    nghi phạm vụ xả súng có thể là hồi :|
     
  11. Gilles

    Gilles C O N T R A Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    2/5/10
    Bài viết:
    1,695
    [​IMG]

    Thủ phạm xả súng là hồi giá dùng các phương pháp cơ bản như Tor VPN để lên kế hoạch tấn công, nhưng không nằm trong tầm ngắm của FBI vì FBI bận đi tìm right wing terrriost.
    [​IMG]
    [​IMG]
    leftard buồn vì thủ phạm xả súng không phải là da trắng
    [​IMG]
     
  12. Huy ma giật phắc cơ

    Huy ma giật phắc cơ Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    27/11/20
    Bài viết:
    349
    Bọn tư bản đang kích động chiến tranh chủng tộc để làm chúng ta quên đi đấu tranh giai cấp. Chỉ có 2 loại người trên thế giới này thôi: giai cấp bóc lột và giai cấp bị bóc lột.
     
  13. PeepingTom

    PeepingTom nguyện bú liếm thông tắc mũi cho ong nâu...

    Tham gia ngày:
    23/3/20
    Bài viết:
    17,560
    Cũng có thể là trắng cải đạo Hồi. Đứa nào vào đạo Hồi cũng phải bỏ tên, lấy tên mới theo đạo Hồi.
    Mà đm thằng này 21 mà già vãi loz.
    [​IMG]

    Không liên quan mà dạo này đang xem series Mayans M.C., có bài này hay vãi. Hợp với kiểu đạo đức giả của bọn trắng.
     
  14. Red Mosnter

    Red Mosnter Red, Pokémon Champion ‍ ⚚ Mystic Mage ⚚ GVN Dalit

    Tham gia ngày:
    20/8/03
    Bài viết:
    41,299
    Ông tôi mới nhập vào 1 đống hồi, nghi ngờ có bàn tay bác tôi đứng sau các vụ xả súng liên quan đến hồi này :3cool_shame:
     
    PeepingTom thích bài này.
  15. Storm_Dance

    Storm_Dance Dante, the strongest Demon Slayer

    Tham gia ngày:
    21/10/16
    Bài viết:
    14,082

    Nhập cư cũng kha lâu rồi :-?
     
    PeepingTom thích bài này.
  16. Storm_Dance

    Storm_Dance Dante, the strongest Demon Slayer

    Tham gia ngày:
    21/10/16
    Bài viết:
    14,082
    Sao bữa giờ không đăng thằng Long giết người châu á này lênnnnnn

    [​IMG]
     
  17. Gilles

    Gilles C O N T R A Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    2/5/10
    Bài viết:
    1,695
    Chỉnh sửa cuối: 24/3/21
  18. toila13

    toila13 The Lone Traveler from Vault 101 Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    7/10/11
    Bài viết:
    17,959
    ^ tay trên nói vụ thằng bắn tiệm neo lộn qua vụ này thì phải?

    mà hắn nói đúng rồi còn gì éo phải da trắng mà đen hay vàng thì....;))
     
  19. ConChymBay

    ConChymBay Tears of the Kingdom

    Tham gia ngày:
    23/3/15
    Bài viết:
    25,497
    Thanh niên gille post vì thằng kia anti trump. Chứ éo phải do lý do nào khác đâu=))
     
  20. Rosa Cossette D'Elise

    Rosa Cossette D'Elise Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    6/12/18
    Bài viết:
    1,473
    có gì lạ đâu tinh thần chủng tộc của bọn da trắng chỉ có hơn chứ ko kém đám hồi giáo , và dĩ nhiên là tụi nó khôn hơn nhiều bọn hồi giáo về mặt đạo dức giả
    bọn hồi hành xử kiểu vỗ mặt ghét ai là công khai ghét công khai giết , tây lông da trắng khôn hơn nó giấu rất giỏi
    buồn cái là tinh thần chủng tộc của dân đông á kém vãi đặc sản toàn chăm chăm muốn diệt nhau lại còn sẵn sàng theo phe bọn da trắng để thịt đồng loại .:-<
     

Chia sẻ trang này