[Zing]Topic Covid-19 ở nước ngoài. US THIÊN HẠ ĐỆ NHẤT

Thảo luận trong 'Tin tức COVID trong nước và quốc tế' bắt đầu bởi vuongquang007, 17/3/20.

  1. lastsamurai

    lastsamurai Chuyên viên tâm lý Nhân Viên Y Tế

    Tham gia ngày:
    22/8/05
    Bài viết:
    4,531
    Nó là như nhau mà bác, cách nói ngược nhau thôi : một cái là khả năng bị nhiễm +triệu chứng nặng thấp hơn, một cái là khả năng tự bảo vệ của hệ miễn dịch cao hơn khi đã tiêm và nhiễm bệnh.
    Hai góc độ tiếp cận đều chỉ về 1 hướng là bác cũng phải đi tiêm chủng đủ dù có hết bệnh rồi hay không.
     
    Chỉnh sửa cuối: 26/9/21
    Mr. Christ thích bài này.
  2. creativealtair

    creativealtair snake, snake, snaaaake

    Tham gia ngày:
    6/5/08
    Bài viết:
    8,219
    Nơi ở:
    Siwa
    https://vnexpress.net/suc-ep-chuyen-giao-cong-nghe-vaccine-mrna-4360591.html
    Sức ép chuyển giao công nghệ vaccine mRNA
    Giới chức Mỹ và nhiều quốc gia đang nỗ lực thúc đẩy các nhà sản xuất, đặc biệt là Moderna, chia sẻ công nghệ vaccine mRNA để giải quyết bài toán bất bình đẳng vaccine.

    Cuộc đua phát triển vaccine thành công vào năm ngoái cộng với bối cảnh khan hiếm nguồn cung đã tạo thế thuận lợi trên thị trường cho các công ty như Moderna và Pfizer. Song hiện tại, ở những quốc gia thu nhập thấp, chưa đến 10% dân số được tiêm chủng. Tình trạng thiếu hụt vaccine dẫn đến hàng triệu ca tử vong. Giới chức y tế Mỹ và nước ngoài vì thế liên tục hối thúc các hãng dược nỗ lực hơn nữa, giải quyết nhu cầu tiêm chủng toàn thế giới.

    Chính quyền Tổng thống Joe Biden kêu gọi cả Pfizer và Moderna tham gia vào mô hình liên doanh, chuyển giao công nghệ cho các nhà sản xuất hợp đồng. Mục tiêu là tăng lượng vaccine đến các nước thu nhập thấp và trung bình.

    Sau nhiều lần đàm phán, Pfizer bán thêm cho Mỹ 500 triệu liều vaccine với giá phi lợi nhuận, song vẫn chưa thực hiện chuyển giao công nghệ. Các cuộc thảo luận với Moderna đi vào ngõ cụt, theo một quan chức. Người này bày tỏ sự thất vọng sâu sắc với công ty.

    Một liên minh sản xuất thuốc và vaccine lớn ở các nước đang phát triển đã yêu cầu ông Biden có động thái mạnh mẽ hơn nhằm thuyết phục các hãng chia sẻ công thức và quy trình sản xuất vaccine.

    Tổ chức Y tế Thế giới cũng gặp khó khăn trong việc đưa Moderna vào bàn đàm phán, theo tiến sĩ Martin Friede, quan chức của WHO và Charles Gore, người đứng đầu Medicines Patent Pool thuộc Liên Hợp Quốc. Cả hai đang làm việc với một trung tâm chuyển giao công nghệ do WHO hậu thuẫn ở Nam Phi, được thành lập để hỗ trợ phát triển vaccine mRNA.

    "Chúng tôi rất muốn được thảo luận với Moderna đề vấn đề sở hữu trí tuệ. Nếu thành công, điều này sẽ khiến mọi thứ trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Nhưng hiện tại, mọi nỗ lực đều không được hồi đáp", tiến sĩ Friede nói.

    Những người ủng hộ cho rằng Moderna có nghĩa vụ chia sẻ công nghệ vaccine, bởi trong quá trình phát triển, hãng nhận sự hỗ trợ của Viện Y tế Quốc gia (NIH) và khoản tiền 2,5 tỷ USD từ chính phủ liên bang, một phần của Chiến dịch Thần tốc.

    Trong email hồi đáp tối 21/9, Colleen Hussey, phát ngôn viên của Moderna, cho biết hãng đã đồng ý từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ và sẵn sàng chia sẻ nó với các bên khác "trong thời kỳ hậu đại dịch". Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng hãng đáng nhẽ phải làm điều này từ bây giờ, không phải sau khi Covid-19 kết thúc.

    Bên cạnh đó, dù việc chia sẻ công thức điều chế vaccine rất quan trọng, nó chưa đủ để các nước thiết lập địa điểm sản xuất nhanh chóng và hiệu quả, Alain Alsalhani, chuyên gia vaccine thuộc Tổ chức Bác sĩ Không biên giới, nhận định.

    "Bạn cần có trong tay cả quá trình (từ điều chế đến thành phẩm) vì đây là công nghệ mới. Một trong những vấn đề chúng tôi gặp phải là tài liệu khoa học về sản xuất vaccine mRNA ở quy mô công nghiệp quá mỏng. Đó là lý do vì sao cần chuyển giao công nghệ đầy đủ, chứ không phải chỉ đưa ra một công thức vaccine đơn thuần", ông nói.

    [​IMG]
    Người dân ở Manila xếp hàng chờ tiêm vaccine Moderna. Ảnh: Reuters

    Trong khi đó, Pfizer-BioNTech tuyên bố đã ký dự định thư với công ty sinh phẩm Nam Phi Biovac để sản xuất vaccine cho người châu Phi. Tuy nhiên, Biovac chỉ có vai trò đóng chai mà không sản xuất theo quy trình công nghệ. Vaccine thực tế sẽ được làm tại châu Âu.

    Nhiều người cho rằng Biovac chưa đủ điều kiện để sản xuất vaccine, song chuyến thăm gần đây của WHO cho thấy cả công ty và cơ sở giảng dạy trực thuộc là Afrigen đều phù hợp với các tiêu chí đề ra. Theo bản báo cáo chuyến thăm, đội ngũ ở Afrigen "có năng lực, kinh nghiệm" và "đã đưa ra kế hoạch nghiêm túc với vaccine mRNA".

    Trong trường hợp các hãng dược không tự nguyện, chính quyền Mỹ có thể sử dụng quyền hạn của Đạo luật Sản xuất Quốc phòng để thúc đẩy "chia sẻ tài sản trí tuệ". Theo đó, ông Biden sẽ tuyên bố đại dịch là mối đe dọa an ninh quốc gia. Điều này cho phép ông "yêu cầu công ty ký hợp đồng chuyển giao công nghệ và đổi lấy khoản bồi thường hợp lý" từ liên bang hoặc đối tác sản xuất, Lawrence O. Gostin, chuyên gia luật y tế công cộng tại Đại học Georgetown, giải thích.

    "Moderna đã nhận nguồn tài trợ đáng kể của liên bang trong Chiến dịch Thần tốc. Cả hãng và Pfizer đều được hưởng lợi từ quỹ NIH trong các nghiên cứu cơ bản về công nghệ mRNA đã kéo dài suốt hơn một thập kỷ", theo ông Gostin. Ông cho rằng các công ty có trách nhiệm xã hội và đạo đức trong việc chia sẻ công nghệ đó vì lợi ích toàn cầu.

    Song nhiều quan chức Mỹ nhận định việc buộc các công ty làm điều này không hề đơn giản. Nó sẽ luôn dẫn đến một cuộc chiến pháp lý kéo dài và cuối cùng phản tác dụng.

    Theo giám đốc điều hành của Pfizer và Moderna, quy trình sản xuất mRNA trong vaccine rất phức tạp. Đến nay, quá ít người có kinh nghiệm làm điều này. Việc thiết lập cơ sở sản xuất mới ở quốc gia khác không khả thi, không nhanh chóng và thiếu hiệu quả. Các hãng cho rằng họ có đủ năng lực để đáp ứng nhu cầu vaccine toàn thế giới vào giữa năm tới. Cách nhanh nhất để giải quyết tình trạng bất bình đẳng vaccine là phân phối các liều được tặng.

    Tuy nhiên, sau khi theo dõi 18 tháng đại dịch, một số chuyên gia dược phẩm chỉ ra khâu sản xuất ở các nước phát triển là cực kỳ quan trọng để đảm bảo công bằng tiêm chủng. Ví dụ, phần lớn vaccine quyên góp cho châu Phi đến từ Viện Huyết thanh Ấn Độ. Song 5 tháng trước, chính phủ nước này đã chặn xuất khẩu để ưu tiên nguồn cung cho người dân đang trải qua làn sóng lây nhiễm tàn khốc. Quốc gia cho biết sẽ nối lại xuất khẩu vào tháng tới.

    "Chúng tôi nghe suốt là ‘Vaccine sắp đến rồi, vaccine sắp đến rồi’, nhưng ba triệu người đã chết kể từ khi Pfizer được FDA phê duyệt", Zain Rizvi, chuyên gia của tổ chức Public Citizen, cho biết.

    Việc bảo vệ công nghệ mRNA giúp Moderna và Pfizer thu được khoản lợi trực tiếp, giữ vững ưu thế cạnh tranh, không chỉ trong việc bán vaccine. Ngoài khoản thu hơn 53 tỷ USD trong năm nay từ đại dịch, mRNA còn có nhiều tiềm năng sinh lời khác, chẳng hạn trong điều chế thuốc ung thư, HIV và sốt rét.

    "Họ không muốn có đối thủ cạnh tranh trong tương lai", ông Rizvi nói.

    WHO cho biết ngay cả khi không có sự phối hợp của Moderna, trung tâm chuyển giao công nghệ ở Nam Phi vẫn sẽ cố gắng sao chép càng giống càng tốt công thức vaccine của hãng. Đây sẽ là tiêu chuẩn vàng để so sánh ứng viên từ các công ty sinh phẩm khác. Trung tâm có thể dạy lại các nhà sản xuất có mong muốn cho ra vaccine quy mô lớn.

    "Nếu có Moderna hoặc BioNTech làm cộng sự, chúng tôi sẽ cho ra vaccine đã được phê duyệt trong 18 tháng. Không có họ, chúng tôi phải trải qua quá trình phát triển đầy đủ, kéo dài 36 tháng nếu mọi thứ trơn tru, hoặc lâu hơn", tiến sĩ Friede nói.
     
    thitavipho thích bài này.
  3. jumper

    jumper Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/6/03
    Bài viết:
    26,502
    Az nó chuyển giao hết cho thằng nào đủ năng lực sx, đảm bảo chất lượng

    Nhật + Thái + Úc + Ấn đều có nhà máy Az

    Spunik cũng sắp có sp tại Ấn độ
    VN thì đang gia công bán thành phẩm

    chờ 2 thằng big pharma US có mà chết cả nút
     
  4. zerostar90

    zerostar90 C O N T R A Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/3/10
    Bài viết:
    1,935
    Nơi ở:
    Buôn Ma Thuột
    Các anh Mẽo tính chơi bài chính trị hay gì?

    Đến khi vaccine covid phủ toàn cầu thì còn cái nịt.
     
  5. creativealtair

    creativealtair snake, snake, snaaaake

    Tham gia ngày:
    6/5/08
    Bài viết:
    8,219
    Nơi ở:
    Siwa
    2 thằng pfizer và moderna tính kiếm lời càng nhiều càng tốt thôi =))
     
    thitavipho and Storm_Dance like this.
  6. zerostar90

    zerostar90 C O N T R A Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/3/10
    Bài viết:
    1,935
    Nơi ở:
    Buôn Ma Thuột
    Chắc hồi đầu tính làm cú hốt, mà càng tham càng thâm.

    Giờ nếu nhiều loại vaccine ra thì chết cụ chúng nó đi.
     
  7. Storm_Dance

    Storm_Dance Leon S. Kennedy

    Tham gia ngày:
    21/10/16
    Bài viết:
    13,887
    Tiềnnnnnnnnn
     
  8. thitavipho

    thitavipho Sonic the Hedgehog Lão Làng GVN Nhân Viên Y Tế

    Tham gia ngày:
    19/2/11
    Bài viết:
    4,765
    Chơi bẩn vãi. Sau đếch dùng Lipitor của Pfizer nữa, dùng Crestor của Az :3cool_angry:
     
    qk123 and quocviet0908 like this.
  9. lastsamurai

    lastsamurai Chuyên viên tâm lý Nhân Viên Y Tế

    Tham gia ngày:
    22/8/05
    Bài viết:
    4,531
    Đám trình dược viên có quấy râỳ bác hơm [​IMG] [​IMG] [​IMG]
     
  10. mrwar

    mrwar Tét vào mông em đi ư ư

    Tham gia ngày:
    16/5/08
    Bài viết:
    4,957
    Nơi ở:
    Thiên đường tung tăng
    Đọc qua google là thuốc tăng máu bơm tới cu.
     
  11. Storm_Dance

    Storm_Dance Leon S. Kennedy

    Tham gia ngày:
    21/10/16
    Bài viết:
    13,887
    Tẩy chay Viagra chứ gì nữa
     
  12. Avenged7

    Avenged7 Mr & Ms Pac-Man Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    16/8/10
    Bài viết:
    118
    "Evidence is emerging that people get better protection by being fully vaccinated compared with having had COVID-19"
    Câu này dịch ra là người full vaccinated được bảo vệ tốt hơn so với người đã nhiễm mà nhỉ?
    Mà nếu chỉ xét chủng delta thì như ở VN đợt rồi dính delta rồi thì có nguy cơ dính lại không hay chỉ nguy cơ với chủng khác?
     
  13. lastsamurai

    lastsamurai Chuyên viên tâm lý Nhân Viên Y Tế

    Tham gia ngày:
    22/8/05
    Bài viết:
    4,531
    Đọc hết nguyên 1 đoạn nha bác ơi :
    Đã dính Delta rồi thì vẫn có thể dính lại như bình thường nhé, trong điều kiện môi trường có nhiều virus trong không khí thì sẽ vẫn bị lại. Hiện sẽ là bị chủng Delta do nó có nhiều nhất. Nhưng nếu đã bị rồi hoặc đã tiêm ngừa rồi thì kháng thể sẽ có để chống virus tốt hơn là chưa tiêm hoặc chưa có kháng thể.
    Về vấn đề này bác có thể hỏi kỹ hơn trong topic này nhé :
    http://gamevn.com/threads/tu-van-ca...o-giup-boi-doi-ngu-y-te-gamevn.1517527/unread
     
    Avenged7 thích bài này.
  14. Shay Patrick Cormac

    Shay Patrick Cormac Sonic the Hedgehog

    Tham gia ngày:
    15/8/17
    Bài viết:
    4,700
    có hàng nonavx ngon hơn 2 thằng này nhiều mà nó éo cho kiểm duyệt đó
     
  15. empireatwar

    empireatwar Sora, Wielder of Keyblades

    Tham gia ngày:
    20/7/08
    Bài viết:
    12,163
    Được novavax thì ngon quá rồi, xui ko được FDA nó chuẩn cho tiêm khẩn cấp như 3 thằng ông cố nội kia. Nếu mà nhanh thì tiêm jj trước, mở cửa phục hồi kinh tế xong sáng năm vaccine dồi dào có thể nhập thêm hãng khác hoặc chờ nanovax thành công.
     
  16. Gilles

    Gilles C O N T R A

    Tham gia ngày:
    2/5/10
    Bài viết:
    1,688
  17. Tia Sáng

    Tia Sáng Zack Snyder =thất bại của Holyweed Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    25/11/10
    Bài viết:
    10,973
    Nơi ở:
    Viện Tâm Thần
  18. creativealtair

    creativealtair snake, snake, snaaaake

    Tham gia ngày:
    6/5/08
    Bài viết:
    8,219
    Nơi ở:
    Siwa
    Tiêm không xếp hàng
    https://vnexpress.net/tiem-khong-xep-hang-4362985.html
    Rất nhiều cuộc gọi tôi nhận được gần đây bắt đầu bằng câu “đã tiêm chưa?”.

    Tiêm vaccine đã trở thành đầu câu chuyện của nhiều người. Bố mẹ bạn tôi đi tiêm mũi một ở quận Nam Từ Liêm, Hà Nội đầu tháng 9 mất khoảng ba tiếng, nhưng các cụ vẫn vui vì "cứ tiêm là an tâm".

    Ngày đi tiêm, hai ông bà dậy sớm, ăn mặc chỉnh tề rồi đến điểm tiêm lúc hơn bảy giờ sáng. Xếp hàng để nộp giấy mời tiêm, họ đọc thông tin cá nhân cho cô nhân viên ghi lại một lần nữa bằng bút vào danh sách trên bàn. Ông bà được vào sân ủy ban phường ngồi chờ, khám sàng lọc. Nhân viên đo huyết áp và hỏi vài câu về sức khỏe của cụ, xong ngồi chờ tiếp, khoảng nửa tiếng sau mới tới lượt tiêm.

    Tiêm xong, hai cụ ngồi theo dõi 30 phút, chụp ảnh gửi con, được đo huyết áp lại lần nữa và ra về. "Bên ấy tiêm vui không?", cậu hỏi tôi.

    Việc đi tiêm của tôi ở Đức, ngược lại, rất đơn giản. Nhận được e-mail thông báo tới lượt tiêm và thời gian, tôi có mặt vào sáng sớm ở trung tâm tiêm chủng thị trấn. Tôi cũng xếp hàng, tuy hàng chỉ có ba người. Chưa đến một phút, "hàng người" đã biến mất.

    Như hai người trước mình, tôi đưa giấy tờ cho cô y tá ở bàn tiếp đón. Cô kiểm tra thông tin khá nhanh rồi mời tôi vào phòng chờ. Ngồi hai phút, bác sỹ mời tôi vào bàn tiêm. Anh giải thích cho tôi tác dụng phụ có thể của vaccine và hỏi: "Anh có tự nguyện muốn tiêm không?". Nhận được cái gật đầu, anh nhanh chóng tiêm cho tôi trong khi đánh lạc hướng bằng mấy câu về thời tiết.

    Liếc đồng hồ, mười phút đã trôi qua từ khi tôi đặt chân đến trung tâm tiêm chủng, mất thêm mười lăm phút ngồi tại phòng chờ khác để theo dõi, tôi được đến văn phòng bắt đầu ngày làm việc.

    Người Đức vẫn luôn tự hào về sự hiệu quả và chính xác tuyệt vời về thời gian. Nhưng trong trường hợp này, đằng sau các điểm tiêm chủng không xếp hàng là ý tưởng công nghệ tương đối đơn giản: hệ thống đặt lịch hẹn tích hợp quản lý kết quả trực tuyến.

    Muốn tìm chỗ xét nghiệm hay tiêm vaccine, mọi người đang sống ở Đức có thể truy cập vào trang web của chính quyền bang, thành phố hoặc "Google" tìm đơn vị gần nhất cung cấp dịch vụ tiêm vaccine và xét nghiệm Covid-19 nếu cần. Nhấp chuột vào địa chỉ muốn tiêm, tôi có thể đăng ký luôn trên trang của họ, chọn ngày, giờ còn trống, nhận hướng dẫn và toàn bộ thông tin cần điền trước khi có mặt ở điểm hẹn.

    Việc đăng ký và chọn lịch hẹn hoàn toàn trực tuyến, chỉ mất vài phút, bạn cũng sẽ hầu như không gặp hàng người chờ đến lượt tiêm hay xét nghiệm. Vậy mà có ngày, Đức tiêm được cho hơn 1,4 triệu người.

    Chúng ta có thể tặc lưỡi, rằng Việt Nam - nước đang phát triển phải khác với nước công nghiệp hàng đầu chứ. Có lẽ việc phát phiếu tại chỗ để điền thông tin bằng bút, xếp hàng và chờ đợi hợp với ta hơn?

    Nếu nghĩ vậy, bạn sẽ ngạc nhiên khi biết, hết năm 2020, Việt Nam có khoảng 70% dân số sử dụng Internet, đang thuộc top 10 các quốc gia có số người dùng điện thoại thông minh lớn nhất với khoảng 61 triệu, ngay sau Đức với 65 triệu người sử dụng loại thiết bị này.

    Việt Nam có đủ nền tảng công nghệ để làm được như người Đức. Trung tâm Công nghệ phòng chống dịch Covid-19 quốc gia đã phát triển đầy đủ ba nền tảng quan trọng phục vụ phòng chống dịch. Đó là hệ thống khai báo y tế điện tử và quản lý thông tin người ra - vào địa điểm công cộng bằng mã vuông QR; hệ thống hỗ trợ lấy mẫu, trả kết quả xét nghiệm trực tuyến và quản lý tiêm chủng Covid-19.

    Về bản chất, đây chính là những nền tảng công nghệ tương tự với những gì đã làm nên tính hiệu quả của người Đức trong việc tổ chức xét nghiệm nhanh và tiêm chủng diện rộng không xếp hàng.

    Nếu tại các địa phương hiện nay, chúng ta chia nhỏ thêm nhiều điểm tiêm thay vì dồn vào một vài điểm và hẹn dân đến sát giờ nhau, triệt để áp dụng phần mềm đăng ký, xếp giờ xuống đến tận cấp phường, xã thì việc tránh dồn hàng đông người không khó. Thời gian cho người đi tiêm cũng như công sức xử lý giấy tờ cho cán bộ phòng chống dịch cũng được giảm thiểu.

    Chính phủ đã yêu cầu Trung tâm Công nghệ thông tin phòng chống dịch Covid-19 quốc gia làm đầu mối kết nối, liên thông các dữ liệu hiện có và thống nhất một ứng dụng dùng chung trên toàn quốc để thuận tiện cho người dân. Đó là bước đi cầu thị.

    Tới đây, khi có ứng dụng thống nhất dành cho ba nhu cầu cơ bản trong chống dịch là truy vết tiếp xúc, quản lý xét nghiệm và quản lý tiêm chủng như kinh nghiệm của các nước đi trước, được thiết kế thân thiện và chạy trơn tru, app cũng có thể kiêm nhiệm tích hợp hộ chiếu vaccine - app xanh - cho người dân ra đường mưu sinh và đi ra thế giới.

    Tôi cũng đề nghị các kiến trúc sư xây app lưu ý tạo ra sự tương thích với các tiêu chuẩn của hệ thống công nghệ chống dịch đã được áp dụng ở nhiều nước, đặc biệt là các nước thuộc Liên minh châu Âu - nơi đã ban hành hướng dẫn kỹ thuật cụ thể cho chứng chỉ xanh - chứng chỉ vaccine kỹ thuật số - hiện đang lưu hành toàn cầu.

    Quản lý dịch bệnh thành công xét cho cùng phụ thuộc hành vi của mỗi cá nhân. Cá nhân hóa chống dịch lại phụ thuộc vào việc nhà nước có cung cấp công cụ đủ tốt để mỗi công dân vui vẻ thực thi nghĩa vụ của mình không.
     
  19. creativealtair

    creativealtair snake, snake, snaaaake

    Tham gia ngày:
    6/5/08
    Bài viết:
    8,219
    Nơi ở:
    Siwa
    https://zingnews.vn/phat-hien-moi-ve-hieu-qua-cua-vaccine-voi-bien-chung-delta-post1266862.html
    Phát hiện mới về hiệu quả của vaccine với biến chủng Delta
    Nghiên cứu tại Mỹ cho thấy biến chủng Delta không làm ảnh hưởng hiệu quả vaccine Covid-19 như nhiều cảnh báo trước đó.

    Biến chủng Delta (B.1.617.2) từng được nhiều chuyên gia cảnh báo về khả năng né tránh vaccine vì các đột biến nguy hiểm. Tuy nhiên, trong bài báo đăng trên medRxiv (chờ phản biện), nhóm chuyên gia của Phòng thí nghiệm Quốc gia Argonne, Mỹ, khẳng định hiệu quả của vaccine không bị ảnh hưởng bởi biến chủng Delta.

    Với khả năng lây lan nhanh, biến chủng Delta đã xuất hiện ở hơn 140 quốc gia và vùng lãnh thổ, và chiếm 98% các ca bệnh ở Mỹ. Nhóm chuyên gia sử dụng nguồn dữ liệu từ các cơ quan y tế công cộng ở 7 tiểu bang, 5 quận và Columbia để thu thập kết quả xét nghiệm. Nhóm cũng đánh giá kết quả tiêm chủng từ ngày 15/5 đến 15/9. Đây là giai đoạn Delta chiếm đa số trong các ca mắc mới tại Mỹ, có thời điểm tỷ lệ lên tới 100%.

    Các tác giả khẳng định hiệu quả của vaccine vẫn rất cao trên toàn nước Mỹ từ giữa tháng 5 đến cuối tháng 8. Duy nhất Washington có sự giảm nhẹ về hiệu quả của vaccine trước Covid-19 trong thời điểm cuối tháng 6.

    Trung bình, chỉ số hiệu quả của vaccine Covid-19 (đo bằng khả năng chống lại nhiễm nCoV, xác định qua xét nghiệm rRT-PCR), luôn ở mức 0,7-0,9, không thay đổi ngay cả trong thời điểm biến chủng Delta lây lan mạnh nhất.

    Yếu tố khác là tải lượng virus. Các F0 không tiêm vaccine có tải lượng virus tăng lên, dễ diễn biến nặng. Trong khi đó, người đã tiêm chủng và mắc Covid-19 có phản ứng miễn dịch mạnh mẽ, tải lượng virus của họ giảm nhanh, hồi phục sớm.

    Độ tuổi tiêm chủng trung bình đã giảm 4,4 tuổi so với mùa hè năm 2021. Do đó, hiệu quả của vaccine có thể tăng lên khi ngày càng nhiều người trẻ được tiêm chủng trong thời điểm Delta lây lan.

    Nhóm chuyên gia nhấn mạnh vaccine là biện pháp tốt nhất hiện nay để bảo vệ chúng ta khỏi biến chủng Delta. Ngoài ra, hiệu quả của vaccine có sự khác nhau giữa những độ tuổi được tiêm chủng.

    “Từ những dữ liệu nghiên cứu, chúng tôi kết luận không có bằng chứng cho thấy biến chủng Delta thoát khỏi khả năng miễn dịch từ vaccine Covid-19 đang sử dụng tại Mỹ”, nhóm nghiên cứu viết.
     
    training thích bài này.
  20. matran241091

    matran241091 Mayor of SimCity Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    13/11/06
    Bài viết:
    4,454
    Nơi ở:
    Bá Thiên Bang
    cái này khá là xàm vì ít người muốn tiêm
    chứ đông như VN chắc nó cho xếp hàng đến mùa quýt
     

Chia sẻ trang này