[Zing]Topic Covid-19 ở nước ngoài. US THIÊN HẠ ĐỆ NHẤT

Thảo luận trong 'Tin tức COVID trong nước và quốc tế' bắt đầu bởi vuongquang007, 17/3/20.

  1. BillGatesBoss

    BillGatesBoss Dante, the strongest Demon Slayer ⚔️ Dragon Knight ⚔️ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    26/3/05
    Bài viết:
    14,408
    vl giun xanh, code kinh đấy =))
     
  2. Storm_Dance

    Storm_Dance Leon S. Kennedy

    Tham gia ngày:
    21/10/16
    Bài viết:
    13,703
    Lại nữa hả, ko có mấy thằng loz đó thì lấy đâu ra chủng Delta để phá ;)), hết chuyện đi ngồi than vụ ko chịu sống chung với dịch mới ghê

    Hay thích như này, có vaccine luôn đấy
     
  3. PhantomLady

    PhantomLady Sonic the Hedgehog ➹ Marksman ➹ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    17/7/10
    Bài viết:
    4,756
    Nơi ở:
    Hunter Village
    Năm ngoái mình làm tốt thì cứ việc khen, năm nay tệ thì chửi cũng đúng. Mắc gì phải so với thằng Mỹ năm trước rồi tự nhục.

    IMG_1613884410088.jpg
     
  4. Dr.Strange

    Dr.Strange Phế nhân thiên cổ ‍ ⚚ Mystic Mage ⚚ CHAMPION

    Tham gia ngày:
    2/11/16
    Bài viết:
    17,498
    Nơi ở:
    Trường vuông tròn méo
    Iceland đình chỉ sử dụng vaccine Moderna

    Iceland hôm 8/10 đã đình chỉ sử dụng vaccine ngừa Covid-19 Moderna, với lý do nguy cơ viêm cơ tim gia tăng sau khi sử dụng.

    Động thái của Iceland đã đi xa hơn so với các nước láng giềng Bắc Âu vốn chỉ đơn giản là hạn chế sử dụng vaccine này, theo AFP.

    "Vì nguồn cung cấp vaccine Pfizer đã đủ... nên lãnh đạo cơ quan dịch tễ đã quyết định không sử dụng vaccine Moderna ở Iceland", một thông báo đăng trên trang web của Tổng cục Y tế Iceland cho biết.

    Người đứng đầu cơ quan dịch tễ Iceland cho biết quyết định trên xuất phát từ việc tỷ lệ mắc bệnh viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim tăng lên sau khi tiêm vaccine Moderna.
    [​IMG]

    Iceland đình chỉ sử dụng vaccine Moderna trong khi một số nước châu Âu đưa khuyến nghị dừng tiêm vaccine này cho người dưới 30 tuổi. Ảnh: Reuters.

    Trong hai tháng qua, Iceland đã phê duyệt sử dụng một liều bổ sung "gần như độc quyền" của vaccine Moderna cho những người dân được tiêm vaccine Janssen, loại vaccine một mũi do Johnson & Johnson của Mỹ sản xuất và phân phối. Những người cao tuổi và suy giảm miễn dịch đã tiêm hai mũi của một loại vaccine khác trước đó cũng nhận được chỉ định tương tự.

    Điều này sẽ không ảnh hưởng đến chiến dịch tiêm chủng ở quốc gia có 370.000 dân, nơi 88% dân số trên 12 tuổi đã được tiêm chủng đầy đủ.

    Kể từ hôm 8/10, Thụy Điển và Phần Lan cũng đã đình chỉ việc sử dụng vaccine Moderna nhưng chỉ cho những người dưới 30 tuổi, vì có nguy cơ gây viêm cơ tim và màng ngoài tim.

    Đan Mạch và Na Uy cũng đã chính thức khuyến cáo những người dưới 18 tuổi không nên tiêm vaccine này.

    Theo các nhà chức trách Thụy Điển, hầu hết chứng viêm nói trên đều lành tính và tự khỏi, nhưng họ khuyến cáo những người gặp vấn đề này nên tìm lời khuyên y tế nếu các triệu chứng xuất hiện
     
    QHu91_IT thích bài này.
  5. aramir

    aramir The Lone Traveler from Vault 101 Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/7/05
    Bài viết:
    17,734
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Đợt này cod mấy cái code ngồi luận mãi mới ra =))
     
  6. cnak08

    cnak08 snake, snake, snaaaake Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    10/10/08
    Bài viết:
    8,060
    Nơi ở:
    Buôn Ma Thuột
    Bữa ông @metalkid274 code nhậu ra cái gì cũng vãi nhái lắm :))
     
  7. thanhlongvn

    thanhlongvn The Warrior of Light

    Tham gia ngày:
    10/9/05
    Bài viết:
    2,119
    Nơi ở:
    Cosmo Entelecheia
    Pfizer cũng có viêm cơ tim khác gì, lại 1 trò lobby bẩn thỉu với đối thủ của thằng khứa này
     
    jumper and otaku_gangsta like this.
  8. cnak08

    cnak08 snake, snake, snaaaake Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    10/10/08
    Bài viết:
    8,060
    Nơi ở:
    Buôn Ma Thuột
    Không thấy nói là vaccine gì, nhưng mà WHO thông qua là đi hết.

    Untitled.png
     
  9. apotosis

    apotosis Dragon Quest Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    17/4/10
    Bài viết:
    1,306
    Tháng 5 HCM có nổ đầu tiên đâu, đầu tiên là anh Ấn Độ ở Vĩnh Phúc rồi đến Bắc Giang, Bắc Ninh. Trong khi Bắc Giang Bắc Ninh lock hết các huyện rồi thì HCM vẫn chưa đếm hết tín đồ Phục Hưng. TPHCM nếu đổ tại lí do khách quan thì chỉ đổ tại dân đông và di chuyển nhiều nhất nước thôi, ngày đi làm 30-40km là bình thường. Sau đợt đếm này thì anh giám đốc HCDC qua làm xét nghiệm đó.

    Trong đợt dịch này ta thấy y tế dự phòng Gò Vấp làm tốt nhất, nổ đầu tiên, dân đông không kém gì Bình Tân hay Bình Thạnh mà ghìm được dịch sớm, hình như giám đốc trung tâm y tế dự phòng là giáo sư.
     
    jumper and Storm_Dance like this.
  10. sushiman_to_PC

    sushiman_to_PC Mayor of SimCity

    Tham gia ngày:
    25/3/21
    Bài viết:
    4,355
    Nơi ở:
    Tsushima
  11. cnak08

    cnak08 snake, snake, snaaaake Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    10/10/08
    Bài viết:
    8,060
    Nơi ở:
    Buôn Ma Thuột
    Khi thế giới không còn chỗ để cho virus train nâng cấp level thì nó sẽ mai một khả năng, tất nhiên nó vẫn rất nguy hiểm. Mẹ đẻ AZ có nói đại ý như vậy.

    Điều này khiến mình nhớ đến chuyện, một người đi làm qua năm tháng được mài giũa thăng cấp dần dần, nhưng nếu nó vẫn ở cty đó dù là chức vụ cao nhất thì anh ta không còn gì học hỏi, tất nhiên là vẫn giàu và giỏi vcd; trừ khi nhảy sang cty khác để train tiếp.
     
    jumper, apotosis and sushiman_to_PC like this.
  12. aramir

    aramir The Lone Traveler from Vault 101 Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/7/05
    Bài viết:
    17,734
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Cái này đáng tin ko nhỉ?
     
  13. cnak08

    cnak08 snake, snake, snaaaake Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    10/10/08
    Bài viết:
    8,060
    Nơi ở:
    Buôn Ma Thuột
    Báo Thanh Niên à :v , chuyên gia có mấy bài liên quan đến TQ là rất nhiệt cmn tình luôn.

    Không trích dẫn báo cáo nào, công ty 2.0 nào rồi nói vống vống, kiểu như cụ thể hóa : Theo một báo cáo nào đó = auto khoa học, kiểu như sự kiện này trùng hợp => suy ra vấn đề.

    Nói chung không đáng tin. Lập luận mơ hồ bm.
     
    jumper thích bài này.
  14. z3r0_hien_lanh

    z3r0_hien_lanh Agent 47 ⛨ Empire Gladiator ⛨ GVN Dalit

    Tham gia ngày:
    27/8/06
    Bài viết:
    16,428
    Nơi ở:
    nhà Karina
    Thanhnien thì bài tàu pro Chumb mà , đợt chumb thua sml đọc thanhnien cứ tưởng chumb lật kèo tới nơi :))
     
    jumper thích bài này.
  15. cnak08

    cnak08 snake, snake, snaaaake Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    10/10/08
    Bài viết:
    8,060
    Nơi ở:
    Buôn Ma Thuột
    + tuoitre nữa thì phải.
     
  16. amorphous1234

    amorphous1234 mindless, formless, senseless

    Tham gia ngày:
    23/9/15
    Bài viết:
    11,442
    Phọt làm MU tắt nắng luôn !duoi
     
    sushiman_to_PC thích bài này.
  17. BillGatesBoss

    BillGatesBoss Dante, the strongest Demon Slayer ⚔️ Dragon Knight ⚔️ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    26/3/05
    Bài viết:
    14,408
    công nhận thánh phọt phán thì MU chết từ con virus cho tới cả một đội bóng, sợ hãi các kiểu !ngacnhien
     
    QHu91_IT and sushiman_to_PC like this.
  18. empireatwar

    empireatwar Sora, Wielder of Keyblades

    Tham gia ngày:
    20/7/08
    Bài viết:
    12,163
  19. sushiman_to_PC

    sushiman_to_PC Mayor of SimCity

    Tham gia ngày:
    25/3/21
    Bài viết:
    4,355
    Nơi ở:
    Tsushima
    nói mới nhớ tới con phọt, sợ hãi sợ hãi các thứ !tramcam
     
  20. sushiman_to_PC

    sushiman_to_PC Mayor of SimCity

    Tham gia ngày:
    25/3/21
    Bài viết:
    4,355
    Nơi ở:
    Tsushima
    Lý do Trung Quốc kiên trì chiến lược 'không Covid'
    Gần 20% dân số chưa tiêm chủng và tâm lý chưa sẵn sàng sống chung với dịch khiến Trung Quốc thận trọng khi điều chỉnh chiến lược chống Covid-19.

    Nhiều quốc gia từng áp dụng những biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt nhằm chống Covid-19 đang dần nới lỏng hạn chế, trong bối cảnh tỷ lệ tiêm chủng tăng và chính phủ các nước muốn tìm cách phục hồi nền kinh tế.

    Nhưng Trung Quốc, nước đi đầu trong nỗ lực kiềm chế Covid-19 bằng biện pháp phong tỏa và kiểm soát biên giới chặt chẽ, hiện vẫn ở chế độ "chờ và xem", chưa thể hiện dấu hiệu nào cho thấy Bắc Kinh sẽ thay đổi chiến lược "không Covid" của mình.

    [​IMG]
    Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm nCoV cho người dân tại thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, hôm 21/7. Ảnh: AFP.

    "Ở Trung Quốc, chúng tôi cũng đang thảo luận về chiến lược mới đó... mọi thứ đều có thể thay đổi", Cao Phúc, giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh Trung Quốc (CCDC) hôm 6/10 nói tại một hội nghị y tế trực tuyến do Brunei tổ chức.

    Ông cho biết thêm rằng giới chức y tế đã nhiều lần điều chỉnh cách thức chống dịch quốc gia và sẵn sàng "đánh giá lại" tình hình bất cứ lúc nào. Dù vậy, để coi Covid-19 là bệnh đặc hữu vẫn là một bước chuyển lớn đối với Trung Quốc.

    "Chúng tôi chưa sẵn sàng coi Covid-19 là một căn bệnh đặc hữu bởi hiện tại, nó vẫn là dịch bệnh. Nó vẫn có tỷ lệ tử vong rất cao và tâm lý người dân chúng tôi chưa sẵn sàng", Cao cho hay, đề cập đến tình hình dịch bệnh toàn cầu.

    Chuyên gia hàng đầu về bệnh đường hô hấp Chung Nam Sơn hồi đầu tuần cũng khuyến cáo chỉ nên dỡ bỏ tất cả các biện pháp kiểm soát biên giới khi những quốc gia khác ghi nhận ít ca nhiễm và đại đa số người dân Trung Quốc được tiêm vaccine Covid-19 đầy đủ. Đến nay, ít nhất 78% dân số nước này đã hoàn thành phác đồ tiêm chủng.

    Nhiều quốc gia khác, những nơi từng áp dụng chiến lược "không Covid-19" như Trung Quốc, đang đánh giá lại chính sách của mình.

    New Zealand hồi đầu tuần thông báo thay đổi chiến lược xóa sổ Covid-19. "Đây là bước điều chỉnh trong cách tiếp cận mà chúng tôi luôn thực hiện thời gian qua. Biến chủng Delta đã đẩy nhanh quá trình chuyển đổi này. Vaccine sẽ hỗ trợ chúng tôi thay đổi", Thủ tướng Jacinda Ardern hôm 4/10 nói.

    Australia cũng có kế hoạch nới lỏng các biện pháp kiểm soát biên giới bắt đầu từ tháng tới. Sydney thậm chí còn muốn mở cửa nhiều hơn sau khi các rạp chiếu phim, phòng gym và những cửa hàng bán lẻ phải đóng cửa suốt 4 tháng qua vì phong tỏa.

    Singapore cũng đang từng bước chuyển sang chiến lược "sống chung với Covid-19", nhưng một đợt bùng phát mới đây sau khi nước này nới lỏng các biện pháp hạn chế đã buộc chính phủ phải hoãn kế hoạch mở cửa trở lại.

    Tại Trung Quốc, lệnh phong tỏa ngắn hạn vẫn được ban hành tại các điểm nóng khi những ca nhiễm mới được phát hiện, song việc đi lại trong nước và các hoạt động thường ngày khác hầu như không bị ảnh hưởng.

    Theo Kwok Kin-on, phó giáo sư tại Trường Y tế Công cộng và Chăm sóc Ban đầu JC thuộc Đại học Trung Quốc ở Hong Kong, việc vẫn còn gần 20% dân số chưa tiêm chủng cũng có thể là một phần nguyên nhân khiến Bắc Kinh lưỡng lự từ bỏ chiến lược "không Covid-19".

    Lo ngại dịch bệnh bùng phát càng tăng lên khi Thế vận hội mùa Đông sắp diễn ra ở Bắc Kinh vào tháng hai năm sau, với nguy cơ các vận động viên từ khắp nơi trên thế giới sẽ mang mầm bệnh tới Trung Quốc, Kwok cho hay.

    Alfred Wu, phó giáo sư tại Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu thuộc Đại học Quốc gia Singapore, cũng cho rằng Olympic sắp tới là một nguyên nhân khiến Bắc Kinh cân nhắc. Mặt khác, năm sau còn diễn ra đại hội toàn quốc lần thứ 20 của đảng Cộng sản Trung Quốc, một sự kiện quan trọng khiến Bắc Kinh không thể lơ là cảnh giác trước đại dịch.

    "Tình hình của Trung Quốc hiện nay không chỉ đơn thuần là về vấn đề y tế", Wu bình luận, thêm rằng Bắc Kinh cũng đã nhận được ủng hộ mạnh mẽ từ công chúng đối với chính sách cứng rắn nhằm kiềm chế đại dịch mà họ theo đuổi.

    Tuy nhiên, một số chuyên gia nhận định Trung Quốc cuối cùng vẫn sẽ phải chuyển sang cách tiếp cận mới, bởi Covid-19 dường như sẽ không thể sớm biến mất. Những biện pháp hạn chế có thể được Trung Quốc điều chỉnh tùy thuộc vào những tác động mà biến chủng Delta hay các chủng khác trong tương lai gây ra.

    "Sau khi Delta trở thành chủng trội, về mặt lý thuyết, chúng ta không thể áp dụng chính sách 'không Covid-19' nữa, vì vậy, sống chung với virus dường như là cách tiếp cận thực tế nhất", phó giáo sư Kwok đánh giá.

    "Trung Quốc có thể cho phép virus lây nhiễm ở một mức độ nhất định, nhưng họ sẽ theo dõi sát số ca và tỷ lệ nhập viện", ông nói, lưu ý thêm rằng ngay khi hệ thống y tế có nguy cơ quá tải, giới chức nước này sẽ phải "lập tức phong tỏa, truy vết tiếp xúc và đóng biên".

    Nhưng theo Nicholas Thomas, chuyên gia về an ninh y tế, phó giáo sư tại Đại học City của Hong Kong, nếu tiếp tục chính sách đóng biên nghiêm ngặt mà không có những động lực mới về tiêm chủng, Trung Quốc sẽ đối mặt không ít rủi ro.

    "Họ sẽ tự cô lập mình khỏi thương mại và du lịch toàn cầu", ông nói. "Mặc dù quy mô thị trường nội địa Trung Quốc lớn và đang phát triển nhanh chóng, Trung Quốc vẫn có nguy cơ cạn kiệt nguồn vốn cần thiết và theo thời gian, họ sẽ phải chứng kiến chuỗi cung ứng toàn cầu chuyển hướng đến các nền kinh tế khác".
     

Chia sẻ trang này